Giáo trình Những kiến thức cơ bản của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm

Lời nói đầu

Phần I: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI

Chương 1. Những vấn đề chung

hương 2 . Tâm lý học học sinh

trung học cơ sở

Chương 3. Tâm lý học học sinh

trung học phổ thông Phần 2: TÂM LÝ HỌC SƯ

PHẠM

Chương 4. Tâm lý học dạy học

Chương 5. Tâm lý học giáo dục

Chương 6 . Tâm lý học nhân cách

người giáo viên TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf275 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Những kiến thức cơ bản của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c em suy nghĩ về bản thân một cách nghiêm túc, mong muốn mình cũng có những đặc điểm đó. Các em có yêu cầu cao đối với bạn bè: phải cởi mở, hiểu nhau, tế nhị, vị tha, đồng cảm, biết giữ bí mật, trung thành, - Tình bạn lứa tuổi này là “sống chết có nhau”. Càng lớn lên nhu cầu về sự thâm nhập về tâm hồn giữa các em càng được nẩy nở phát triển: giống nhau về đời sống nội tâm, hiểu biết nhau, trùng hợp về những giá trị của cá nhân, về những hoài bão, về quan điểm trong cuộc sống. Vì vậy ở các em hay xảy ra tranh luận, từ đó hình thành những quan niệm riêng và hình thành niềm tin. Câu hỏi: Mô tả một cách ngắn gọn những biểu hiện xúc cảm giới tính của học sinh Trung học cơ sở. Rút ra những kết luận sư phạm cần thiết. Trả lời: Những biểu hiện xúc cảm giới tính của học sinh Trung học cơ sở (tuổi thiếu niên) diễn ra hết sức độc đáo và phức tạp: Đầu tuổi thiếu niên: - Thể hiện sự quan tâm còn rất ngây thơ, vụng về - Sự quan tâm với bạn khác giới chưa ổn định, hay thay đổi - Những hành động quan tâm thường rất công khia nhưng theo hướng là chọc ghẹo, phá pghách: giật bím tóc, làm té ngã, “cột đuôi”... - Sự quan tâm này thường bị phản kháng mãnh liệt từ bạn khác giới như: rượt đánh, mắng chửi, giận dỗi.... Giữa tuổi thiếu niên: - Sự quan tâm chuyển sang hướng kín đáo hơn, kiềm chế hơn - Xuất hiện biểu hiện giả vờ không quan tâm nhưng thực chất là vẫn quan tâm ngầm, “theo dõi” - Có xu hướng giả vờ chuyển hướng quan tâm để tạo ra hiệu ứng “tiếc nuối” Cuối tuổi thiếu niên: - Sự quan tâm bắt đầu cụ thể và được thể hiện bằng những hành động đặc biệt như: tặng hoa, quà, ... - Sự quan tâm cũng diễn ra có chọn lọc đối tượng hơn dù rằng sự ổn định còn khá thấp - Xuất hiện sự “tính toán” trong cách thức thể hiện sự quan tâm như: mượn vở rồi giả vờ bỏ quên vở để xin địa chỉ nhà, nhắn tin qua điện thoại, nạp tiền điện thọai cho nhau... - Bắt đầu chuyển hướng quan hệ giao lưu riêng và tách dần quan hệ nhóm đã có... Câu hỏi: Học sinh lớp 8, lớp 9 thường nảy sinh sự quan tâm đến bạn khác giới. Thầy cô giáo nên có quan điểm như thế nào là phù hợp. Trả lời: Học sinh lớp 8, lớp 9 thường nảy sinh sự quan tâm đến bạn khác giới đó là hiện tượng hết sức bình thường của lứa tuổi. Hiện tượng này xuất phát do sự dậy thì - phát dục mà đặc bịet là những xúc cảm giới tính của lứa tuổi chi phối hết sức mạnh mẽ. Việc quan tâm đến người bạn khác giới hay “hứng thú về bạn khác giới” như là một quy luật khá phổ biến diễn ra trong sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên Thầy cô giáo nên có quan điểm như thế nào là phù hợp? Quan điểm thích hợp của thầy cô giáo là không nên ngắn chặn hay cấm đoán một cách thái quá. Điều này chỉ dẫn đến sự nhận thức càng sai lệch của học sinh THCS về rung cảm giới tính và tình bạn khác giới. Mặt khác, các em sẽ có nguy cơ chống đối nhiều hơn nữa cũng như làm mọi cách theo ý của mình để thỏa mãn nhu cầu về giới tính cũng như sự tự khẳng định. Đặc điểm này có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển nhân cách nhưng cũng cần giúp các em có những hiểu bếit đúng đắn và ứng xử thích hợp nên quan điểm hợp lý là chấp nhận nó như một biểu hiện thật trong tâm lý lứa tuổi và chia sẻ một cách thân tình, khéo léo để giúp cho các em định hướng hành vi phù hợp nhất. Created by AM Word2CHM NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM à Phần 1: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TỔNG QUAN * Với mục tiêu giúp sinh viên nắm được các đặc điểm cơ bản của tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, từ đó có thể vận dụng những điều đã học vào việc nhận dạng hành vi, tâm lý, của học sinh khi quan sát hoặc tiếp xúc với học sinh THPT; chương 3 sẽ gồm các câu hỏi xoay quanh các nội dung sau: 1. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THPT a. Điều kiện sinh lý b. Hoàn cảnh xã hội c. Hoạt động chủ đạo 2. Sự phát triển tâm lý của học sinh THPT a. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT. b. Sự phát triển nhân cách của học sinh Chương 3 - TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THPT. * Song song với tài liệu này, sinh viên có thể tham khảo thêm các tài liệu sau: - TLH Lứa tuổi và TLH Sư phạm (1995), Vụ Đại học, NXB Hà Nội. - TLH Lứa tuổi và TLH Sư phạm (1998) PGS Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng, NXB Giáo Dục. - 101 điều sai lầm trong tâm lý thanh thiếu niên (2006) Thanh Sơn, NXB Hà Nội. - Tư vấn hướng nghiệp (2003) Quang Dương, NXB Trẻ. - Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh phổ thông (2004) Bùi Thị Mùi, NXB ĐH Sư Phạm. Câu hỏi: Những điều kiện nào thúc đẩy sự phát triển ở tuổi đầu thanh niên? Trả lời: Những điều kiện thúc đẩy sự phát triển ở tuổi đầu thanh niên có thể đề cập đến như: 1. Sự phát triển cơ thể: - Tuổi đầu thanh niên là tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự khác biệt về cơ thể giữa thanh niên mới lớn với người lớn không đáng kể. Nhưng sự phát triển thể lực của các em còn kém so với người lớn. Tuổi đầu thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý: - Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện. Cơ bắp được tiếp tục phát triển. Chiều cao và trọng lượng đã phát triển chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng đầy đủ vào khoảng 16 - 17 tuổi, các em trai vào khoảng 17 - 18 tuổi. Sức mạnh cơ bắp của các em trai tăng nhanh. - Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Số lượng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên - Hệ tuần hoàn đi vào hoạt động bình thường. Sự mất cân đối giữa tim và mạch đã chấm dứt. - Đa số các em đã qua thời kì phát dục; hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thường. Tóm lại, đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất. 2. Điều kiện xã hội của sự phát triển - Hoạt động của thanh niên ngày càng nphong phú và phức tạp, nên vai trò và hứng thú xã hội của thanh niên không những mở rộng về phạm vi, số lượng mà còn biến đổi về chất lượng. Nhiệm vụ chủ yếu ở lứa tuổi này là chọn nghề. - Ở gia đình, thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, các em được cha mẹ tin tưởng và tôn trọng. Các em cũng đã quan tâm đến nhiều hoạt động trong gia đình. Các em cũng đã chăm sóc và giáo dục các em nhỏ của mình. Ở nông thôn, nhiều en đã trở thành lao động chính trong gia đình. - Ở nhà trường, hoạt động học tập của thanh niên phức tạp hơn nhiều so tuổi thiếu niên, đòi hỏi các em phải tích cực và nỗ lực nhiều. Các em đến trường vẫn chịu sự lãnh đạo của người lớn và phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất - Ngoài xã hội, sự giao tiếp của thanh niên rất rộng và tính xã hội cao hơn nhiều so với thiếu niên, các em được tiếo xúc với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều mối quan hệ xã hội hơn. Các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội hơn. Xã hội giao cho các em quyền lợi và trọng trách nặng nề hơn. Các em phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự Vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi là người lớn, mặt khác lại không). Đây là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi người lớn phải khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm của các em và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong lứa tuổi thanh niên. Câu hỏi: Sự phát triển trí tuệ ở học sinh Trung học phổ thông có những đặc điểm gì mới? Trả lời: Sự phát triển trí tuệ ở học sinh Trung học phổ thông có những đặc điểm sau đây: Ở học sinh Trung học phổ thông, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. - Tri giác: Tri giác của thanh niên có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Thanh niên có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu. Tuy nhiên tri giác của học sinh Trung học phổ thông cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát. - Trí nhớ: Ở học sinh Trung học phổ thông, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ lôgíc trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớNhưng có một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp của việc ôn tập. - Chú ý: Chú ý của học sinh Trung học phổ thông có nhiều sự thay đổi. Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trở thành thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống. - Tư duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh Trung học phổ thông có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn ; tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinh Trung học phổ thông thực hiện các thao tác tư duy lôgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, hiện nay số học sinh Trung học phổ thông đạt mức độ tư duy như trên chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản trong tư duy của các em là thiếu tính độc lập. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ trong khi phân tích hoặc tranh luận để học sinh tự rút ra kết luận. Câu hỏi: Cho biết những đặc điểm hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông? Trả lời: Những đặc điểm hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông như sau: - Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không phải chỉ ở chỗ nội dung học tập ngày một nhiều hơn mà ở chỗ hoạt động học tập của thanh niên đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của những bộ môn khoa học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, hoạt động học tập đòi hỏi thanh niên phải có tính năng động, độc lập và sáng tạo ở mức độ cao hơn, đòi hỏi các em phải phát triển tư duy lý luận. - Thái độ và ý thức của thanh niên đối với học tập ngày càng phát triển. Các em hiểu được rằng, vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sống tương lai. Do đó, nhu cầu tri thức của các em tăng lên một cách rõ rệt. - Thái độ của thanh niên đối với môn học có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. - Động cơ học tập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với thanh niên là động cơ có ý nghĩa thực tiễn, sau đó tới động cơ nhận thức - Tuy nhiên, ở không ít thanh niên, các em chỉ tích cực học đối với môn học quan trọng, có ý nghĩa đối với nghề đã chọn và sao lãng đối với môn học khác hoặc chỉ học trung bình. Hoặc cũng một số học sinh cho rằng, mình không thể vào học đại học được nên chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ. Vì vậy, giáo viên cần làm cho học sinh đó hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi giáo dục chuyên ngành, đối với sự phát triển nhân cách toàn diện. Đây cũng chính là điểm hết sức đặc biệt trong hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông. Học tập gắn chặt với xu hướng chọn nghề - định hướng nghề nghiệp. Chính vì vậy, ở tuổi này họat động học tập gắn chặt với họat động định hướng nghề nghiệp nên hoạt động chủ đạo ở tuổi này còn gọi là hoạt động học tập - hướng nghiệp. Câu hỏi: Tình huống: “Minh và Lan cùng học lớp 10, chơi với nhau rất thân. Lan đã rủ Minh hát trong buổi tổng kết nhưng đến hôm ghép nhạc thì trời mưa to Minh không đi được. Lan đã nói với mọi người rằng Minh không hát nữa làm mọi người đều cho rằng Minh là một cô gái đỏng đảnh. Minh cảm thấy vô cùng buồn chán và thất vọng không còn muốn đến lớp nữa.” Anh, chị hãy liệt kê các đặc điểm tâm lý lứa tuổi thể hiện trong tình huống trên. Từ đó, anh chị hãy dựa trên kiến thức Tâm lý học lứa tuổi để giải thích tại sao Minh lại buồn nhiều đến vậy. Trả lời: Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi thể hiện trong tình huống trên: - Tình huống cho các bạn học sinh này học lớp 10 nên đặc điểm tâm lý thể hiện trong tình huống này là những đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông. - Giao tiếp với bạn cùng tuổi giúp trẻ thích nghi với nhóm, sau đó là các dạng hoạt động tập thể khác giúp học sinh Trung học phổ thông có được những kỹ xảo cần thiết về sự tác động qua lại với nhau về mặt xã hội, rèn luyện kỹ năng tuân theo kỉ luật tập thể và đồng thời bảo vệ những quyền lợi của mình, làm cho quyền lợi cá nhân phù hợp với quyền lợi xã hội. Tính chất ganh đua của các mối quan hệ qua lại trong nhóm mà không có trong những mối quan hệ với cha mẹ là một điều quý giá cho cuộc sống của các em. “Học thầy không tày học bạn”. - Việc có được sự yêu mến, kính trọng của bạn bè có ý nghĩa quan trọng đối với lòng tự trọng của thanh niên. Điều này thể hiện rất rõ khi biết mọi người nghĩ mình là một cô gái đỏng đảnh thì Minh đã vô cùng buồn chán và thất vọng đến nỗi không muốn đến lớp nữa. - Tình bạn trở nên sâu sắc, nhạy cảm hơn, có yêu cầu cao đối với tình bạn, lý tưởng hóa về bạn. Do đặc điểm này mà Minh cảm thấy buồn và thất vọng ở mức độ rất cao trước hành động “nói với mọi người là Minh không hát nữa” của Lan. Điều Minh mong muốn là Lan sẽ nói tốt, bênh vực cho mình. - Minh rất buồn là do Minh rất tin tưởng ở Lan, không chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với việc Lan lại là tổn hại đến uy tín của mình. Minh cảm thấy sau sự việc đó, các bạn không còn yêu mến em như trước, người bạn thân lại không hề có được những phẩm chất như mình nghĩ (có thể Minh đã lý tưởng hóa Lan) nên thấy buồn chán vô cùng. Câu hỏi: Sau đây là lời tâm sự của một bạn gái trên báo Hoa học trò: “Anh Chánh ơi! Em học lớp 10. Không hiểu sao em bị mắc chứng bệnh hoang tưởng anh ạ. Em luôn nghĩ là có rất nhiều người yêu em và sẽ chết vì em. Em luôn nói với mọi người là em rất thích người này, yêu người kia và họ cũng vậy nhưng thực ra đều do em tưởng tượng ra mà thôi. Anh có cách nào điều trị căn bệnh của em không? ( Anh chị hãy dựa trên kiến thức Tâm lý học lứa tuổi để giải thích tại sao lại có lời tâm sự của em học sinh trên. Trả lời: - Em học sinh trên đang ở trong lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. Ở lứa tuổi này, phạm vi quan hệ bạn bè của các em được mở rộng. Ở một số em đã xuất hiện những sự lôi cuốn với bạn khác giới khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc. Do đó, em học sinh này rất quan tâm đến bạn khác phái và mối quan hệ tình cảm của mình. Em cũng có nhu cầu tìm được một tình yêu. Chính nhu cầu và sự quan tâm cao đó của em đã khiến em có những hiểu nhầm hoặc tưởng tượng về chuyện ai cũng thích em. - Dễ quan sát thấy những biểu hiện của sự phải lòng, thậm chí có sự xuất hiện những mối tình đầu lãng mạn. Nhưng biểu hiện của loại tình cảm này rất phức tạp, không đều. Các em gái thường bộc lộ sớm hơn các em trai, thường gặp ít xung đột hơn trong khi ở những em trai sự biểu hiện thường có khó khăn lúng túng. Nhiều em bộc lộ một cách mạnh mẽ. - Do đó, những biểu hiện của em học sinh trên thực ra không đáng lo ngại và không phải là một căn bệnh. Đó chỉ là biểu hiện của sự phát triển trong đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông mà thôi. Câu hỏi: “Muội có một cô bạn gái rất thân. Có chuyện gì muội cũng tâm sự cho cô ấy. Vậy mà chẳng bao giờ muội nhận được một lời khuyên hay một lời đáp lại cả. Cô ấy cứ lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng và cố tình cắt lời muội bằng những chuyện khác. Muội phải làm gì đây?” (Hương Giang, 17 tuổi, TQ - Anh chị hãy dựa trên kiến thức Tâm lý học lứa tuổi để giải thích và cho bạn Giang một lời khuyên. Trả lời: - Bạn Giang 17 tuổi nên những thắc mắc của Giang có thể được giải thích dựa trên kiến thức về Tâm lý học lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. - Một trong những xu hướng chính của lứa tuổi này là chuyển định hướng của thanh niên từ cha mẹ sang các bạn cùng tuổi là những người ít nhiều bình đẳng với mình về vị trí. Sự định hướng lại này có thể diễn ra một cách chậm chạp hay nhanh chóng và được biểu hiện khác nhau. - Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các em cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. - Tình bạn của thanh niên có cơ sở, lý trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Nổi bật là tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Nhu cầu chọn bạn thân là đòi hỏi tất yếu ở thanh niên. Việc chọn bạn thường không ở mức cảm tính, bề ngoài như ở tuổi thiếu niên mà được dựa trên hứng thú, sự đồng cảm, lối sống. - Nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em rất coi trọng việc chia sẻ tình cảm tâm tư. - Như vậy, Giang buồn vì là bạn thân mà dường như chỉ có sự chia sẻ một chiều từ phía Giang. Điều này làm cho Giang cảm thấy bị từ chối, cô đơn và không có bạn thân, tâm tình, cảm thấy mình không cần cho ai, không có vị trí gì. - Lời khuyên cho Giang: Em cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn mình lại có cách cư xử như vậy. Em nên thẳng thắn chia sẻ cảm xúc của em với bạn; nói với bạn về quan điểm tình bạn của mình. Câu hỏi: Phân tích sự phát triển tự ý thức của học sinh Trung học phổ thông? Trả lời: Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi thanh niên. Sự phát triển tự ý thức của học sinh Trung học phổ thông có một số đặc điểm sau: a. Nhu cầu tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Ngay từ tuổi thiếu niên các em đã chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình và đến tuổi thanh niên các em vẫn còn chú ý tới hình dáng bên ngoài của cơ thể mình. Hình ảnh về thân thể mình là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều mức độ khác nhau. Nhưng ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ và có những nét đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm và mục đích sống của mình. Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Địa vị mới mẽ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình. Nội dung của tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được ví trí của mình trong tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng, các phẩm chất “bên trong” được nhận thức chậm hơn những đặc điểm “bên ngoài” nhưng các em hay chú ý và coi trọng những phẩm chất “bên trong” của nhân cách. Thanh niên ý thức rõ ràng hơn về cá tính của mình, về sự khác biệt của mình so với những người khác. Các em cũng hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện mối quan hệ nhiều chiều của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng) Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẽ mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc hơn và tốt hơn về những phẩm chất, mặt mạnh, yếu của những người khác và các em cũng có khuynh hướng độc lập hơn trong việc đánh giá bản thân. Nhưng các em hay có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá (có khi các em đánh giá quá thấp hoặc quá cao bản thân). Chúng ta không nên chế giễu ý kiến tự đánh giá của họ, cần phải khéo léo, tế nhị giúp thanh niên hiểu đúng về nhân cách của mình. b. Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh, nhu cầu tự giáo dục của thanh niên cũng được phát triển. Tự giáo dục ở các em không chỉ hướng vào việc khắc phục một số thiếu sót trong hành vi hay phát huy những nét tốt nào đó mà còn hướng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với quan điểm của các em. Giáo viên cần hướng dẫn các em tự giáo dục, cần tổ chức tập thể học sinh giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau. Câu hỏi: Em vốn chỉ là một trong những học sinh học rất bình thường, không có thành tích gì. Nhưng không hiểu sao thầy giáo dạy Toán của bọn em năm nay (lớp 11) lại quý và hay khen em trước lớp. Em tự biết sức học của mình và nhiều khi thấy xấu hổ với những bạn học giỏi thực sự. Em không biết mình có biểu hiện gì hay không mà một số bạn trong lớp nói em kiêu vì được thầy giáo khen nhiều. Em rất buồn và băn khoăn. Giúp em với! (Em gái băn khoăn - Anh chị hãy dựa trên kiến thức Tâm lý học lứa tuổi để giải thích tại sao em gái này lại có cảm xúc như vậy? Trả lời: - Sự hình thành tự ý thức không diễn ra nhanh chóng mà nó là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Ở tuổi thanh niên, quá trình này diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng: Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích sống và hoài bão của mình từ đó các em rất quan tâm đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực. - Thanh niên khao khát muốn biết mình là người như thế nào, có năng lực gì cho nên em gái này ngầm so sánh mình với những người xung quanh, đặc biệt là những bạn em ngưỡng mộ (học giỏi), lắng nghe những người xung quanh. - Biết đánh giá mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách và đôi khi tự đánh giá về bản thân một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc. - Một trong những xu hướng chính của lứa tuổi này là chuyển định hướng của thanh niên từ cha mẹ sang các bạn cùng tuổi là những người ít nhiều bình đẳng với mình về vị trí. Sự định hướng lại này có thể diễn ra một cách chậm chạp hay nhanh chóng và được biểu hiện khác nhau. - Giao tiếp với bạn cùng tuổi giúp trẻ thích nghi với nhóm, sau đó là các dạng hoạt động tập thể khác giúp thanh niên có được những kỹ xảo cần thiết về sự tác động qua lại với nhau về mặt xã hội, rèn luyện kỹ năng tuân theo kỉ luật tập thể và đồng thời bảo vệ những quyền lợi của mình, làm cho quyền lợi cá nhân phù hợp với quyền lợi xã hội. - Tính chất ganh đua của các mối quan hệ qua lại trong nhóm mà không có trong những mối quan hệ với cha mẹ là một điều quý giá cho cuộc sống của các em. “học thầy không tày học bạn”. - Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các em cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. - Tình bạn của thanh niên có cơ sở, lý trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Nổi bật là tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Việc có được sự yêu mến, kính trọng của bạn bè có ý nghĩa quan trọng đối với lòng tự trọng của thanh niên. Như vậy, em gái này buồn vì hai lý do: + Bản thân em nhận thức được khả năng của mình chưa tới mức như những gì thầy giáo khen. + Thầy giáo khen em trước lớp khiến bạn bè ganh đua và đã có một số bạn nói em gái này kiêu gạo. Điều này làm cho em cảm thấy bị từ chối, cô đơn và cảm thấy mình không cần cho ai, không có vị trí gì. Câu hỏi: Em là người ít nói. Lần đầu tiên gặp em ai cũng bảo em là người khó gần! Thậm chí nhiều người còn chế giễu em vì điều này. Nhiều lúc em rất tủi thân. Đúng là em có rất ít bạn. Em luôn mong có được nhiều bạn hơn. Em muốn mình hoà đồng với mọi nguời, nhưng hình như vì ít nói quá nên mọi người không thích chơi với em! Có lúc mọi người còn hiểu lầm em nữa. Các anh chị có cách nào giúp em không? Chia sẻ với em với minh thiêm ( lon/Tam-su/) Anh, chị hãy liệt kê các đặc điểm tâm lý lứa tuổi thể hiện trong tình huống trên. Từ đó, anh chị hãy dựa trên kiến thức Tâm lý học lứa tuổi để đưa ra lời khuyên cho Minh Thiêm. Trả lời: - Sự hình thành tự ý thức không diễn ra nhanh chóng mà nó là một quá trình lâu dài, trải qua nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nhung_kien_thuc_co_ban_cua_tam_ly_hoc_lua_tuoi_va.pdf