Nhờ những thí nghiệm trên bạn có thể rút ra
những kết luận thực hành này:
1. Chúng ta không bao giờ tri giác vật gì ở
ngoại giới. Chúng ta chỉ tri giác những tài liệu đến
trong ý thức của ta thôi. Những tài liệu ấy là những tin
tức cung cấp do óc não. Óc não nhờ các thần kinh của
giác quan. Các cảm quan thụ nhận ngoại giới. Thì ra
chúng không có tri giác vật ở ngoại giới cách trực tiếp.
2. Giữa tri giác và chiêm bao có sự tương tự
đặc biệt. Chiêm bao là vấn đề quan hệ chúng ta sẽ
bàn nọ riêng.
3. Giữa tri giác và não tường cũng có sự
tương tự đặc biệt.
Ảo tưởng là một đối tượng thuần túy nội tâm
mà được nhận là một thực tế ở ngoại giới. Người ảo
tưởng tin mình thấy một con vật hay nghe một tiếng gì
đó. Mà thường tri giác cũng thường xảy ra như ảo
tưởng. Có khác là trong trường hợp tri giác có đốitượng thực tế mà ai cũng nghe thấy được. Còn trong
trường hợp ảo tưởng người ta không tri giác được đề
tượng mà nó chỉ được chủ thể ảo tưởng thôi. Giá trị
của sự tin tương và cách phát sinh đều có sự giống
nhau.
392 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thuật tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói
năng như họ.
c) Những điều thấy trong một đứt khúc, không
nối liền theo thứ tự tự nhiên. Có khi ta thấy mình ở đây
bỗng sang qua chỗ khác. Ta cũng nhiều lần thấy ta
biến ra kẻ nọ người kia. Nhưng đây cũng là một biệt dị
lầm tưởng nữa.
Trước nhất ta nên nhớ có những giác ruộng
đứt khúc mà dính liền tự nhiên như chuyện thực. Song
điều ta không để ý mà thường hay quên là sự vô lý mà
ta nhận có trong mộng chỉ nhận lúc tỉnh thức thôi. Chứ
hồi ta mộng ta không cho là vô lý, là đứt khúc lộn xộn
Ta thấy mình biến ra kẻ khác khi mộng, thế nào có
ngạc nhiên lúc mộng. Giật mình dậy trên giương gác
tay lên trán nhớ lại mới cho là vô lý.
Tóm lại sự vô lý của mộng ta không cảm
nhận khi mộng mà chỉ khi thức tỉnh thôi.
d) Cũng một thứ lầm tưởng khi người ta nói:
Trong thế giới thực tại, đời sống của ta có tính cách
duy nhất. Nó đi liền nhau, ăn chịu nhau. Còn khi mộng
ta thấy cuộc sống đảo lộn ngược xuôi xà ngầu. Chúng
ta có những mộng nối tiếp rồi bị gián đoạn rồi có
những mộng khác mà tất cả tỏ ra đời sống ta xáo trộn
không trật tự gì cả. Nhưng sở dĩ có lầm tưởng này nữa
là vì người ta nhận định những điều nghe thấy trong
mộng không phải lúc mộng mà lúc tỉnh giấc rồi. Trở lại
lầm lẫn trên.
Thay vì nghiệm xét những ấn tượng của
người mộng lúc họ mộng người ta lại nghiệm xét lúc
họ “giật mình” rồi. Thay vì hỏi họ có tin chắc điều mình
mộng lúc mộng không, người ta lại hỏi họ lúc tỉnh dậy
còn tin mộng nữa không? Và như vậy là so sánh sai
lệch. Vấn đề là so sánh đời sống thực tại với đời sống
mộng. Mà chúng ta phán đoán đời sống thực tại lúc ta
ở cảnh thực tại thì sao chúng ta không phán đoán đời
sống mộng khi chúng ta mộng. Đó là ngõ quẹo của
nhiều người lạc đường trong sự so sánh hai thế giới
mộng và thực.
đ) Một lầm tưởng nữa bạn nên để ý. Có người
nói cõi thực với cõi mộng là sự mô phỏng, nhái lại cõi
thực. Song người nói như vậy là tỏ ra không am hiểu
vấn đề của chúng ta. Vấn đề của chúng ta đặt đây
không phải là nguồn gốc của mộng. Mà sự tin tưởng
điều chiêm bao như có thực tế. Không hiểu rõ vấn đề
có thể cãi nhau bất tận.
3. Biệt dị chân thật.
Chúng ta giật mình tỉnh mộng chứ không khi
nào giật mình “tỉnh đời sống thực tại”. Điều này rõ như
ban ngày tường không cần cắt nghĩa?
Chỉ có sự biệt dị này là biệt dị chân thật và
nhờ nó ta nhận thức rõ rệt giữa hai thế giới mộng và
thực đối nghịch nhau có một đường biên giới. Mộng
bởi bản chất giả dối, huyễn ảo nên bị ngưng đoạn, tiêu
diệt, “giật mình”. Còn đời sống thực tế có thật, kiểm
soát bằng cảm quan được nếu ai có vậy, cứ trường
tồn.
Chúng tôi nói “chỉ có sự dị biệt này” là chúng
tôi hiểu ngầm bàn luận ở cõi sống hiện tại với những
người thường phàm. Chớ không ngụ ý bàn luôn cùng
kẻ chết rồi qua bên kia thế giới ngó lại “vũng khóc lóc”
này mà cho là cõi mộng và cũng không đề cập vấn đề
với kẻ đang sống cõi trần thực tế song nửa mộng nửa
tỉnh để tiến đến thế giới thứ ba nào khác hẳn thế giới
mộng và cũng khác hẳn thế giới của chúng tôi và bạn
sống
B. Nguồn gốc của giấc mộng.
Bây giờ trở lại vấn đề mà chúng ta loại ra ở
trên, và đây là những câu trả lời đại khái cho nó.
1. Nguyên do của giấc mộng nằm trong
những vật kích thích ở ngoại giới. Có người nằm ngủ
trưa gần chỗ viên thư ký đánh máy chữ, họ chiêm bao
nghe súng liên thanh nổ
2. Nguyên do của giấc mộng nằm trong
những kích thích nội tại của cơ thể. Nguyên cớ này
thường rất đúng. Nhớ kỹ lại đi có nhiều khi bạn có ác
mộng thấy bị ai sắp đâm chém chỉ tại vì bạn sình
ruột thôi Có hiện tượng này là vì ý thức ta không diễn
dịch lại cách tượng trưng. Ta thở không thông hơi, ý
thức không diễn dịch lại rằng ta thở khó mà diễn dịch
rằng ta bị ăn cướp chặn họng!
3. Nguyên do của giác mộng là những sự
kiện, cảnh tượng người vật ở ngoại giới được mô
phỏng nhái lại. Có rất nhiều giác mộng của chúng ta
phát sinh bởi những nguyên cớ này. Song bạn có thể
hỏi tại sao tôi mộng thấy cảnh này mà không thấy cảnh
khác? Thì ra nguyên do này không làm bạn thỏa mãn
dầu vậy nó vẫn có lý do tồn tại.
4. Sau hết một nguyên do bạn nên để ý nhiều
là nguyên nhân do Freud đề xướng. Theo Freud, giác
mộng theo cách riêng của mình thực hiện ước vọng
mà lúc thực tỉnh ta không làm thỏa mãn. Đó là trường
hợp ước vọng bị dồn ép tìm lối thoát (đọc chương V).
Song chúng ta nên dè dặt trước chủ trương này.
a) Có nhiều giác mộng thực hiện một ước
vọng mà ta lúc thức tỉnh không làm thỏa mãn. Một em
bé tối nằm chiêm bao thấy ăn bánh xèo thì hồi chiều
nó ước vọng ăn mà má nó cấm bởi lý do là nó ăn sẽ
đau bụng.
b) Rất thường khát vọng của chúng ta bị ngăn
cản. Nhất là những khát vọng ô uế. Con người thiện
trong ta hăm he ta, ngăn cản không cho thỏa mãn các
thứ khát vọng ấy. Chúng ta chỉ mơ chúng cách bóng
gió, tiềm tàng và thực hiện bằng không thôi. Đó là chủ
trương của Freud, chủ trương không phải trúng hết mà
cũng không chắc trật hết.
c) Sau hết cũng theo Freud, những sự vật hay
ngoại cảnh ở ngoại giới chúng ta trong mộng thấy
bằng những dấu hiệu tượng trưng. Bà mẹ quá lo lắng
cho mấy đứa con nhỏ của mình có khi ngủ chiêm bao
thấy lo cho những con chuột nhỏ, chim cá nhỏ
Những người theo học thuyết Freud trong lò tâm phân
học hay đào xuyên qua những mộng tưởng của một
người để nhận chân ước vọng, đời sống thực tế của
người ấy. Theo bạn, bạn nghĩ sao? Làm vậy tìm được
sự thật không? Theo chúng tôi chắc chắn là Freud
không vô lý. Nhưng tìm luôn sự thật trăm phần trăm thì
chúng tôi hồ nghi. Bởi lẽ mộng tưởng không phải là
việc máy móc và mộng tường có rất nhiều nguyên do
như chúng ta đã thấy trên. Có thể một thanh niên do
ban ngày ước vọng gái đẹp và mơ tưởng việc chăn gối
nên đêm ngủ chiêm bao gặp gái đẹp và bị mộng tinh.
Nhưng nguyên do trên không phải là nguyên do bất di
dịch cho mọi trường hợp chiêm bao và mộng tinh của
các thanh niên.
C. Trạng thái tinh thần trong cơn ác mộng
Trạng thái tinh thần của ta trong lúc mộng là
trạng thái kỳ biệt.
1. Lúc giác mộng tinh thần ta không phản ứng
các hình ảnh, ý tưởng như bạn đã biết ở một chương
trên. Nó đón rước tất cả hình ảnh, ý tưởng lý luận.
Chú ý và ý chí ở không. Đối tượng thực giả
bất chấp, tinh thần cứ hưởng ứng. Hoàn cảnh vô lý thế
nào nó cũng thụ nhận. Những tiếng bắt quàng cũng
chịu hết. Muốn nói tôi uống thì nói ra tôi uống nhoẹt.
Nói không chút hồ nghi, ngần ngại gì cả. Trước sự thụ
động của tinh thần các cảnh tượng giấc mộng diễn ra
bất tuyệt và rất nhanh chóng. Có khi bạn chiêm bao
chừng một giây thôi song bạn thấy rất nhiều điều, tựa
hồ như bạn chiêm bao cả giấc ngủ 1 hay 6, 7 giờ.
Tóm lại tinh thần ta lúc mộng chỉ biết thụ
nhận và phú mình cho hình ảnh giấc mộng tha hồ ảnh
hưởng.
2. Gián đoạn sự giáo thông với thế giới ngoại
tại. Lúc tỉnh thức ý thức ta rước lấy những tin tức đưa
đến bởi ngoại giới, còn có lúc mộng dây giao thông
giữa ngoại giới và nội tâm thường bị gián đoạn. Ý thức
thay vì diễn dịch những tin tức những ai liệu từ thế giới
ngoại tại đưa đến bởi thần kinh cảm quan, lo diễn dịch
những trạng thái nội tại của cơ quan như khó thở, sình
ruột, nhức đầu và sự diễn dịch, luôn sai lạc, bất quàng
xỏ rế.
3. Là một bộ máy giải thích, lúc mộng tinh
thần ta cũng không thôi giải thích. Bao nhiêu tài liệu
cung cấp bởi nội tâm như các hiện trạng bệnh đau
chẳng hạn tinh thần ta tha hồ cắt nghĩa thao thao bất
tuyệt. Sự cắt nghĩa này rất phức tạp và không phải một
cản trở gì cả. Nó phần nhiều rất vô lý và bá láp. Có một
ghẻ trên cổ đau rát, lúc ngủ có thể bạn chiêm bao thấy
bị dâm họng đau rát, thê thảm. Nhức đầu rồi ngủ
quên, bạn có thể giác mộng thấy trăm nghìn cái búa
bu lại nện trên đầu. Đàm nghẹt nghẹt cổ lúc ngủ bạn
có thế mơ thấy quân thù bóp họng. Tinh thần của ta lúc
mộng thiệt là không biết tên sánh với cái gì. Bạn cho
nó là một tính từ đi.
BÀI THỰC TẬP
Nghiên cứu tri giác, bạn biết nó là công việc
giải thích những dấu hiệu, những tin tức. Phương thế
để tri giác ăn khớp với thực tế là “ngũ quan”. Vậy bạn
nên quan tâm đào luyện ngũ quan của mình. Không
để ý rèn tập từng cảm quan thì có cảm quan ít làm
việc. Nó ỷ lại vào hành động của cảm quan khác. Như
cảm quan về sức nặng có nhiều người rất ít điêu
luyện, ít sử dụng. Trừ ra khi cầm vật gì nặng thì họ
nghe nặng thật. Chớ gặp những vật nhẹ nhẹ họ
thường phán đoán nhẹ hay nặng không phải bằng sự
thí nghiệm rờ mó, giở lên mà bằng thị quan. Thấy vậy
rồi họ theo tập quán, theo “kinh nghiệm” họ phỏng
đoán sức nặng. Chúng ta có lẽ cũng không hơn gì họ.
Hẳn chúng không mấy khi tận dụng khả năng của từng
cảm quan. Chúng ta “bất công” bắt cảm quan này làm
việc gấp bội thế cho cảm quan khác. Sức hành động
của ngũ quan ta mất quân bình. Và kết quả tai hại là
công việc của chúng ta không có hiệu quả mỹ mãn.
Vậy ngay từ bây giờ chúng ta gia tâm rèn đúc từng cảm
quan của mình. Chúng ta để ý tập xúc quan bằng cách
nhắm mắt lại sờ mó vật gì để nhận thức đúng nó. Tập
cảm quan sức nặng bạn cũng nhắm mắt lại, nâng vật
này vật kia và ý thức sức nặng của chúng bằng thí
nghiệm của xúc quan chớ không phải phỏng đoán thị
quan. Tập thị quan thì dùng cặp mắt mà thôi. Do mắt
thấy bạn nói cái thùng này đút lọt vào cái thùng kia, rồi
bạn thí nghiệm thử coi thị quan mình có lầm không.
Bạn cũng nên tập xem nhiều màu sắc khác nhau.
Nhận định mỗi màu có đặc biệt gì. Luyện thính quan
bạn có thể khi ở chỗ đông náo nhiệt cố gắng nghe cho
được, cho rõ ràng một âm thanh nào đó, như tiếng của
một cái máy chạy. Bạn bỏ hết mọi tiếng ồn ào và tập
trung tinh thần để nghe tiếng máy ấy thôi. Ở nhà thỉnh
thoảng bạn nên tập nghe rõ, nghe xa bằng cách để
một cái đồng hồ ré ở một chỗ nhất định nào đó. Bạn
vặn cho nó ré. Rồi bạn đi xa nó từ từ vừa đi vừa tập
trung tinh thần để cố gắng nghe tiếng ré. Bạn thử coi
mình đi cách nó bao xa mới hết nhận thức được tiếng
đồng hồ reo. Tại vì xa quá hết nghe hay tại vì bạn
không tận dụng thính quan?
Luyện khứu quan bạn nên tập ngửi mũi để từ
xa đưa lại gần. Tránh thói quen thường rất xấu là gặp
chi muốn ngửi cũng áp sát vào mũi. Ngoài ra khi tối
cần, ta hãy tập làm sao ngửi vật gì cũng ngửi cách xa
mũi chừng vài ba tấc mà cũng biết mùi như ai. Chúng
tôi nói trừ khi tối cần là vì có những thứ mùi chỉ thoang
thoảng thôi không có khứu giác tinh nhuệ đủ thì phải dí
sát vật vào mũi mới biết mùi.
Đào luyện vị giác trước nhất bạn tránh những
thứ kích thích có thể làm tê liệt ít nhiều thần kinh của
cảm quan này. Rượu mạnh, thuốc hút bạn dùng
chừng mực. Chúng là thù địch của bộ thần kinh vị giác
trong lưỡi ta. Ngoài ra phương thế tiêu cực ấy, bạn có
thể dừng phương thế tích cực này là súc miệng cho
sạch rồi lấy vật có vị ngọt hay đắng để nhẹ vào lưỡi
rồi “nghe” coi bạn cảm giác thế nào. Một hột đường cát
bạn cảm ngọt thấm thía bằng cả muỗng to đường cát
không? Hay lưỡi bạn đã quá chai lì rồi. Phải ăn cả quả
ớt sừng trâu mới biết cay chớ một hạt ớt chả “nghe”
the là gì
Nếu bạn là nhà giáo dục thì bạn có thể dùng
những phương thế tự thực tập trên để chỉ dạy cho con
trẻ thực tập. Tuổi trẻ là tuổi rất cần cho việc rèn luyện
cảm quan. Nhưng quá đáng tiếc là xưa nay ở Tây cũng
như ở Đông, trong gia đình cũng như nơi học hiệu,
không mấy ai quan tưởng việc tối hệ này cho con trẻ.
Người ta phú mặc thiên nhiên. Nhưng trong cuộc tiến
hóa của loài người có phải cái gì cũng phú mặc thiên
nhiên hết được đâu. Cũng cần có sức cộng tác, cố
gắng của người nữa chứ.
Sau hết, khi nghiên cứu về giấc mộng bạn đã
biết giấc mộng nhiều khi là sự cố gắng thực hành
những khát vọng của lúc tỉnh thức. Bởi thế muốn khỏi
những mơ mộng về xác thịt dâm tà, về những ý tưởng
bất nhân, vô đạo lúc tỉnh thức nên thường kiểm soát
não tưởng tượng và lòng khát vọng của mình. Những ý
tưởng hắc ám, dơ bẩn, đê hèn hãy tàn nhẫn tiêu trừ
hết đi. Thiệt ra bạn chiêm bao thì nghĩa là bạn đâu có
hành động thật. Song chiêm bao về những ý tưởng
không lành gây tai hại không ít ở chỗ nó lặp đi lặp lại
nhiều lần, mạnh mẽ cho trí não ta có những lời nói, ý
tưởng, việc làm bất đáng. Lúc ta ngủ, ý chí ta không
làm việc, không cản ngăn được điều này. Tinh thần ta
tha hồ rước chúng thì làm sao ta khỏi bị thâm nhiễm
chút ít nhiều. Chúng đột nhập quá sâu vào trong tiềm
thức ta, sống âm thần đó chờ cơ hội để bắt ta thực
hiện. Tới chừng đó liệu ta có tự chủ nổi để xa tránh các
lời nói, hành động bất đáng, tàn hại nhân cách ta
không.
Vậy ước gì bạn tự kỷ ám thị thường bằng cách
tự nói “Tôi luôn luôn có tư tường lành mạnh. Tôi diệt
trừ khỏi tâm não tôi những ý tưởng ô uế, đê hèn. Tôi
luôn cố gắng phát triển vốn kiến thức của tôi bằng
cách rèn luyện tinh nhuệ những cảm quan. Tôi tận
dụng từng cái một. Nhờ ngũ quan tinh nhuệ tôi làm
việc có nhiều hiệu năng. Tôi tránh được nhiều lầm lẫn
thông thường của ngũ quan không rèn luyện”.
Created by AM Word2CHM
THUẬT TÂM LÝ
I. KÝ ỨC LÀ GÌ
Người ta hay hiểu ký ức là thuộc lòng. Chắc
bạn cũng thường nói đứa học trò nay đứa học trò nọ
“cạo” thuộc lòng bài sử học, bài ngụ ngôn rất “bén”.
Thứ ký ức này gọi là ký ức khẩu thuộc.
Có thứ ký ức khác, nhờ nó chúng ta nhớ
những ý tưởng, những lý luận. Đó là ký ức trí tuệ. Như
bạn nhờ hiểu biết những khái niệm, những ý tưởng về
một khoa học nào, nay tìm ra một định luật về khoa
học bằng cách suy luận vốn kiến thức của mình mà
không thuộc lòng nó. Chúng tôi nói bạn có ký ức trí tuệ.
Ngoài ra ký ức trí tuệ bạn còn có thể có ký ức
đồ vật nhất là ký ức về thị quan. Bạn nhớ đồ vật nọ nhờ
các ký ức cảm giác (ký ức thính quan, xúc quan, khứu
quan) và nhất là nhờ bạn thấy. Như bây giờ không ở
trước bàn viết của bạn mà bạn nhớ rõ ràng nó thì
chúng tôi nói rằng bạn đã có ký ức đồ vật. Riêng về ký
ức khứu quan có điều chúng ta nên để ý là bỗng
CHƯƠNG 15. KÝ ỨC
nhiên, khi lớn tuổi rồi, đến một nơi xa lạ nào đó ta ngửi
một mùi gì ta tự nhiên nhớ lại nhiều năm về nước ta có
ngửi mùi ấy và ta nhớ kỹ hoàn cảnh lúc ấy ta sống
động nữa. Bạn nhớ lại coi bạn có thứ ký ức này
không?
Sau hết là ký ức hiện tượng. Nhờ nó chúng ta
hồi hương lại cuộc sống dĩ vãng, lịch sử đời ta. Bà
ngoại chúng a hay thuật bão lụt năm Thìn cho chúng ta
nghe. Đây là có ký ức hiện tượng ít nhiều.
Bốn thứ ký ức chúng tôi vừa kể cho bạn đó,
bạn chắc thiều lần nghe người ta nói. Vậy bây giờ bạn
hãy nghiên cứu chúng kỹ coi chúng có cùng chung một
bản chất không.
A. Chúng ta hãy nghiên cứu trước ký ức thứ
tư cũng công nhận là ký ức thực.
Ký ức này có ba tính cách.
a) Nó hàm súc ý nghĩa dĩ vãng. Bà ngoại
chúng ta thuật chuyện đời xưa, chuyện đã xảy ra trong
dĩ vãng chớ không xảy ra hiện tại.
b) Nó phô bày những sự kiện theo thứ tự thời
gian, không gian. Thuật lịch sử đời bạn, bạn nhớ
không hỗn độn mà tuần tự lúc này có chuyện này, chỗ
kia có chuyện kia
c) Tính cách sau hết là là sự trần thuật. Trần
thuật là bằng chứng những gì xảy ra ở dĩ vãng được
nhớ.
B. Bây giờ bạn coi ký ức khẩu thuộc có
những tính cách nào giống vậy không?
Bạn đã biết cho đặng gọi là ký ức khẩu thuộc
phải có việc đọc thuộc lòng. Mà đọc thuộc lòng là gì?
Chẳng qua là một năng khiếu đắc thủ bởi tập quán,
bởi sự lặp đi lặp lại nhiều lần.
Vậy có sự khác biệt với thứ ký ức trên bạn thấy
không. Đứa học trò đọc một bài thơ của Hàn Mặc Tử
chạy như nước chảy. Học trò ấy cũng khơi lại một việc
đã qua là việc học bài. Song không quan tưởng đến
một ý nào về lúc mình học, về lúc mình thuộc lòng bài
thơ. Học trò ấy chỉ đọc thơ lại như cái máy. Và sở dĩ
đọc vậy được là do nhiều lần lặp đi lặp lại. Bạn thấy
không kết quả của tập quán.
C. Còn ký ức trí tuệ?
Ký ức này, thưa bạn cũng là một năng khiếu
đắc thủ bởi sự lặp đi lặp lại và đặc biệt là bởi chú ý.
Bạn không nhớ một nguyên tắc triết lý thuộc lòng như
một cậu sinh nhớ cửu chương. Song bóp đầu suy nghĩ
một hồi bạn có thể tư tưởng lại những qui nạp, diễn
dịch, trừu trượng đã biết trước và sau cùng cũng tìm
ra được nguyên tắc bạn muốn tìm.
Vậy thì thứ ký ức này của bạn khác xa với ký
ức hiện tượng. Bạn không thuộc nằm lòng dĩ vãng mà
chỉ căn cứ trên dĩ vãng để nhớ thôi Ký ức trí tuệ cũng
chỉ là kết quả của tập quán. Người ta hay gọi là tập
quán óc não.
D. Ký ức đồ vật.
Cũng không khác ký ức trí tuệ, ký ức đồ vật chỉ
là năng khiếu đắc thủ bởi lặp đi lặp lại và chú ý.
Bạn nhớ lại đồ vật gì mà bạn dựng lại hình
dung nó trong trí nhớ bạn, bạn gom những tri giác dĩ
vãng về để kết thành những hình ảnh của đồ vật ấy. Đồ
vật nào bạn thường thấy, thường quan sát thì bạn dễ
nhớ.
Vậy thì ký ức đồ vật không giống ký ức hiện
tượng. Vì bạn không nhớ dĩ vãng thực sự mà chỉ lo
phô diễn hiện tại thôi. Nó có cũng nhờ tập quán, tập
quán vừa trí tuệ mà vừa cảm giác.
Do sự phân tích và sách đối các thứ ký ức
trên bạn đi đến những kết luận này:
Là có những dấu vết của dĩ vãng và sự thấy dĩ
vãng. Dấu vết của dĩ vãng gọi là những tập quán. Các
tập quán này có tính chất máy móc hay lý luận nhưng
vẫn là những tập quán. Còn sự thấy dĩ vãng là hiểu
biết những hiện tượng đã xảy ra. Nó có thể ăn nhập với
dấu vết dĩ vãng song khác hẳn cái này. Nó mới chính
là ký ức thực. Còn dấu vết dĩ vãng chỉ là những tập
quán thôi. Bạn đã biết rõ chúng khi nghiên cứu kỹ các
tập quán ở một chương trước. Dưới đây bạn chỉ còn
phải tìm biết thứ ký ức chính danh là ký ức hiện tượng.
2. PHÂN TÍCH KỶ NIỆM
Kỷ niệm là một ảnh tượng. Ở chương sau, khi
bàn tưởng tượng chúng tôi sẽ bàn kỹ cùng bạn vấn để
ảnh tượng. Ở đây bạn chỉ cần biết ảnh tượng là tri giác
dĩ vãng sống lại cách yếu đuối trong tâm não (Trừ
trường hợp là mộng giác: ảnh tượng rất linh hoạt) Như
ảnh tượng của bạn ta tức là sự thấy bạn ta được lặp lại
trong trí não ta song cách yếu đuối, mờ lạt hơn sự thấy
hiện diện.
Kỷ niệm còn là ảnh tượng hiện tại. Nó có hiện
đại trong ý thức của ta. Song có điều là nó hiện đến
cho ta cách xa xôi, không phải xa xôi trong không gian
như một cánh chim liệng trên trời xa ta, mà xa xôi trong
thời gian. Ta phải trở về dĩ vãng để thấy nó. Nó bị gián
cách ta bởi một khoảng thời không thể đá phá, vượt
qua được. Nó xa ta năm năm, mười năm, ba mươi
năm; xa vời.
Song ta có ảnh tưởng hiện tại trong óc ta lại
có ảo tưởng về dĩ vãng lạ lùng thế.
Muốn am hiểu về vấn đề này bạn nên nhớ lại
một nguyên tắc bạn đã biết khi nghiên cứu giấc mộng.
Là mọi ảnh tượng đều muốn trở thành một tri giác
hoàn toàn và nó sẽ trở thành tri giác hoàn toàn nếu
không có trở lực nào dồn ép nó. Hành vi này thường
xay ra trong chiêm bao.
Với nguyên tắc ấy bạn cắt nghĩa áo tượng về
ký ức trên như vầy:
1. Ảnh tượng nào đó của bạn như ảnh tượng
vượt qua núi Hoành Sơn chẳng hạn, ước ao thành tri
giác hoàn toàn. Và nó sẽ trở thành tri giác nếu bạn
ngủ, bạn giấc mộng đấy. Song rồi khi giật mình thức
dậy nó bị dồn ép bởi những cảm giác hiện thời như
vào phòng của bạn, nào vách tường, hàng rào cản
ngăn không có ảnh tượng thành sự thực được.
Thế là ảnh tượng bị khai trừ ra khỏi thực tế.
2. Bấy giờ sống trong tình trạng bị dồn ép,
ảnh tượng trôi về dĩ vãng. Cách xa nó trong thời gian
chúng ta vẫn còn cho nó là cái gì không thực tại nhưng
vẫn có. Và như vậy bạn nhận được di vãng tức là môi
giới giữa cái hữu tại và cái vô hữu. Ảnh tượng bị gián
cách bởi vách tường dĩ vãng nơi ở xa ta. Bạn nên nhớ
khi bàn về sự gián cách xã hội này chúng ta luôn hiểu
ngầm là mỗi người trong ta hoặc do bầm sinh hoặc do
xã hội lưu truyền, đều có sự thấy sự ý thức thời gian
trong thâm tâm mình. Nhờ nó chúng ta mới nhận
được những ý tưởng tuy không có hiện tại mà vẫn có
Có ở dĩ vãng xa vời
3. Sau hết nếu hình ảnh không có phương thế
để trôi vào dĩ vãng thì nó bị dồn ép, loại trừ ra khỏi ký
ức và hoặc lạc vào cõi tương lai, hoặc nằm trong
tưởng tượng.
Bây giờ bạn am hiểu nguyên nhân của ảo
tượng về ký ức của chúng ta chưa. Nó giống như ảo
tượng của tri giác song tri giác thì ở trong không gian
còn nó thì ở trong thời gian. Tri giác là một cảm giác
hiện thời, nội tâm hiện ra trong tâm não như một đối
tượng này cách xa ta trong không gian. Còn ký ức là
một hình ảnh hiện tại hiện ra trong tâm não ta như một
biến cố, biến cố ấy cách xa ta trong thời gian.
3. LỊCH TRÌNH TIẾN HÓA CỦA KỶ NIỆM
A. Đắc thủ kỷ niệm.
Cho đặng đắc thủ kỷ niệm có nhiều nguyên
do. Có nguyên do khởi thủy và những nguyên do củng
cố.
Nguyên do khởi thủy chính là biến cố tức là tri
giác hay tác động. Một sự kiện diễn ra trước mắt bạn:
bạn tri giác nó. Bạn liền có ảnh tượng. Ảnh tượng này
có hoặc do tri giác hoặc đồng thời với tri giác. Nó làm
mầm mống cho kỷ niệm của bạn.
Ngoài nguyên do khởi thủy, kỷ niệm còn có
nhiều nguyên do củng cố:
1. Chú ý: Chú ý là nguyên do cột trụ. Ai giàu
chú ý thì giàu ký ức. Muốn chú ý dễ dàng điều gì hãy
tìm trong ấy trung tâm điểm hứng thú, nó lôi cuốn, hấp
dẫn mình.
2. Ước vọng tường thuật: Trong chúng ta tự
nhiên ai cũng ước vọng tường thuật hiện tượng mà
mình tri giác. Tường thuật cho kẻ khác hay cho mình
bằng cách tưởng tượng lại hiện tượng do ước vọng tự
nhiên này ký ức phát triển.
3. Lặp lại: Lặp lại cũng là nguyên do gia lực
cho ký ức.
Những lặp lại này không hiểu là hiện tượng
lặp lại. Vẻ đặc biệt của hiệp tượng là không bao giờ tái
diễn. Bạn thường nói tôi du lịch 10 lần. Đó là bạn nói
theo thói thường người ta hiểu được. Nhưng xét kỹ bạn
nói như vậy không đặng đúng lắm. Bởi vì mỗi lần du
lịch của bạn có thời giờ nhất định. Hết lần này đến lần
kia. Mỗi lần là một, là riêng biệt. Và nếu bạn có ký ức
dồi dào thì không bao giờ bạn lộn lần du lịch này với
lần kia.
Việc lặp lại nói đây là của sự tường thuật biến
cố. Dễ hiểu quá: Một biến cố bạn càng tưởng đi tưởng
lại (tường thuật cho mình) càng tường thuật cho kẻ
khác thì bạn càng nhớ nó sâu.
B. Bảo thủ kỷ niệm:
1. Từ lúc được đắc thủ đến lúc nhớ lại để
được tường thuật kỷ niệm vẫn giữ hình thức nguyên
thủy. Nó bất biến.
2. Người chủ trương duy vật thì nói kỷ niệm
được đắc thủ rồi nằm trong thần kinh, trong óc não.
Người chủ trương duy linh cho rằng trước khi
được nhớ lại kỷ niệm ở tình trạng tiềm thức trong tâm
hồn.
3. Về mặt tâm lý chúng ta chỉ nên biết trong
khoảng thời gian trên kỷ niệm có tỏ ra bằng cách này
hay cách khác sự hiện diện tiềm tàng của nó. Theo sự
kỷ niệm của M. Abramowski, thì khi ta quên cái gì ta
hay cãi lại điều người ta nói mà ta cho là trật. Như bạn
thuật lại cho kẻ khác nghe một câu chuyện gì, bỗng có
chỗ bạn quên. Bạn “nhớ mài mại mà cạy không ra”. Kẻ
khác kể tiếp bạn nói ra điều bạn quên. Song điều họ
nói bạn cho là bậy và cãi mãi với họ cho đến khi nào
họ nói đúng điều bạn quên, bạn mới thôi. Phải vậy
không? Bạn “nhớ” nhưng mà nhớ “quên”, vậy thì kỷ
niệm vẫn hiện diện song tiềm tàng và nó phản đối khi
chưa được nhớ lại cho đúng.
Sau nữa bạn nên nhớ rằng những kỷ niệm
dầu vô thức nhưng vẫn âm thầm hoạt động trong tình
trạng tiềm thức. Chính chúng làm cái vốn kiến thức bí
ẩn trong ta. Nhà chúng, ta suy luận phán đoán, nói
năng, hành động. Giá chúng tiêu trầm đi hết thì ta hóa
thành những người ngu nếu không phải là những
người điên dại.
C. Khích niệm:
Có ba sự kiện khích niệm:
Việc khêu gợi – việc tái nhận – và việc định vị.
a. Khêu gợi kỷ niệm.
Cho đặng kỷ niệm tái hiện có những điều kiện
sinh lý: Một mặt là trạng thái chung ảnh hưởng như
mệt mỏi, sốt rét, thiếu máu mặt khác là những vật
kích thích như cà phê, rượu mạnh chúng khêu gợi
những ảnh tượng trong ta. Sau hết chúng ta cũng
không nên quên những vết thương óc não thường hay
sinh chứng kiện vong như bạn sẽ thấy dưới đây.
Việc khêu gợi hoặc hữu ý hoặc vô ý. Khêu gợi
vô ý khi tình cờ nghe một tiếng, thấy một vật, ngửi mũi
nào đó bạn nhớ lại được hoài niệm. Bạn nhớ được là
nhờ liên tưởng (coi chương II về vấn đề liên tưởng).
Còn khêu gợi hữu ý là bạn tự ý bóp trán kiểm
điểm lại dĩ vãng để tìm điều mình muốn nhớ.
b. Tái nhận kỷ niệm.
Nhờ sự khêu gợi hữu ý hay vô ý ảnh tượng
hiện đến cho bạn. Bạn tái nhận nó. Bạn tái nhận nó
không phải đơn sơ như bạn nhận bao nhiêu hình ảnh
xa lạ khác. Mà chính nó buộc bạn, bám vào ý thức bạn.
Bạn cảm thấy quen với nó vì đã tri giác nó rồi.
c. Định vị kỷ niệm.
Thường thường kỷ niệm được định vị trong
một thời gian nào đó. Cách chung chúng ta định vị nó
cách trổng. Chúng ta không có cảm tường về thời gian
trực tiếp mà chỉ kết luận bằng những dấu hiệu thôi.
Bạn nên biết vài dấu hiệu này.
1. Hình ảnh hiện ra trong trí ta sáng rõ hay mờ
lạt tuy không phải là một dấu hiệu chắc chắn nhưng
vẫn là một dấu hiệu có thể giúp ta nhớ kỹ hoài niệm.
2. Những hoàn cảnh hay những chi tiết của kỷ
niệm là những dấu hiệu giúp bạn biết thời gian xa
cách. Biết được điều này nhờ liên tưởng bạn biết điều
kia.
3. Dấu hiệu sáng rõ nhất là có lẽ là nơi chốn
mà hiện tượng ta muốn nhớ xảy ra.
4. Chính hình ảnh của ta trong hoàn cảnh mà
ta nhớ lại cũng là một dấu hiệu quang minh giúp ta
nhớ bao nhiêu điều khác.
5. Sau hết khi ta biết một cách trừu tượng một
niên hiệu nào hiện tượng càng thụt lùi về dĩ vãng. Ta
phải chịu khó tìm tới nữa.
Thường thường người ta nhớ những mục
tiêu, tức là những hiện tượng, biến cố lớn xảy ra trong
đời sống để bắt đầu từ đó tìm các hiện tượng, biến cố
muốn nhớ.
Tóm lại cho đặng khích niệm một kỷ niệm
bạn cần có sự khêu gợi hình ảnh, tái nhận hình ảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuat_tam_ly.pdf