MỤC LỤC
CHƯƠNG 4 .2
VẤN ĐỀ 1 : GIUN CHUI ỐNG MẬT.4
Lương y Trần Hoàng Bảo có giới thiệu về bài thuốc trị bệnh này như sau 4
VẤN ĐỀ 2 : VIÊM ĐƯỜNG MẬT – SỎI MẬT .6
Viêm đường mật .7
Sỏi mật.9
Trị viêm đường mật .12
Theo nhà thuốc thọ xuân đường thì có vài cách trị như sau .13
Trị sỏi mật 15
Phương thức trị liệu tùy thuộc 17
Bạch hoa xà .18
“Y học cổ truyền” .19
“Y học cổ truyền” .20
VẤN ĐỀ 3 : TAN SẠN THẬN SẠN MẬT.21
1. Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật .21
2. Diệp Hạ Châu Chữa sỏi thận .21
VẤN ĐỀ 4 : VIÊM TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN MẬT, SỎI TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN
MẬT .22
VẤN ĐỀ 5 : TRỊ SỎI MẬT THẦN HIỆU VỚI TRÁI SUNG .24
28 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 4: Các bệnh về mật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
), biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng,
do dùng nhiều một số dược phẩm clofibrate, estrogen... Sỏi cholesterol
thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt.
• Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calcium bilirubinate, có màu sậm, thường hình
thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi bilirubine tăng, không liên
7
hợp hoặc nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Nguyên nhân:
tuổi tác, ăn thiếu chất béo và protein, ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng
hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải,
thiếu máu hồng cầu liềm.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường mật: do vi khuẩn đường ruột, thường gặp
là E.coli, Enterobacter, Klebsiela...; do sỏi mật gây biến chứng viêm hay áp-xe; dị
dạng đường mật; giun chui ống mật.
Biểu hiện
* VIÊM ĐƯỜNG MẬT
- Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn với các cơn sốt nóng bất chợt, nhiệt độ từ
39-40oC, rét run, vã mồ hôi, thường sốt đột ngột không theo quy luật nào. Đau hạ
sườn phải chiếm tỷ lệ 91,33% các trường hợp mắc bệnh, đau dữ dội, lan lên ngực,
lên vai phải, có khi đau cả vùng thượng vị; có khi đau bụng vùng gan nhưng
không đau dữ dội, có thể nôn hay buồn nôn. Vàng da và niêm mạc, nước tiểu
vàng. 3 triệu chứng: đau, sốt, vàng da được gọi là tam chứng Charcot. Khám thấy
bệnh nhân mệt mỏi, khó tiêu, ngứa toàn thân, gan to ấn vào đau, ấn đau điểm túi
mật, nhịp tim chậm khoảng 60 lần/phút. Chụp Xquang thấy bóng gan to, có khi
thấy hơi trong đường mật. Xét nghiệm thấy tăng bilirubin kết hợp, bạch cầu tăng;
nước tiểu có muối mật; siêu âm thấy thành túi mật dày...
- Một tài liệu khác miêu tả :
+ Hội chứng đau bụng
Có cơn đau quặn gan (do tăng áp lực túi mật > 12 cm nước, kích thích túi mật co
bóp). Cơn đau có đặc điểm :
- Đau đột ngột vùng hạ sườn phải.
- Lan ra sau lưng và lên vai phải.
- Bệnh nhân lăn lộn, đi lại nhẹ nhành có thể đỡ đau.
- Đau thành cơn, mỗi cơn kéo dài 15 phút cho đến nhiều giờ. Ngoài cơn có thể
không đau hoặc đau tức (chẩn đoán phân biệt với viêm tụy cấp).
- Khám thấy túi mật căng to. Có thể co cứng vùng hạ sườn phải.
- Rung gan (+)
+ Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc
(vi khuẩn gram âm giải phóng nội độc tố vào máu).
- Sốt cao 39 – 400C, rét run, vã mồ hôi lạnh.
- Sốt xuất hiện sau đau khoảng 6 – 12h.
- Bạch cầu tăng, Neutrophil tăng, CTBC chuyển trái, VSS tăng
+ Hội chứng vàng da tắc mật
8
- Da, niêm mạc vàng với đặc điểm
+ Vàng da nhanh chóng (xuất hiện sau sốt 6 – 12h)
+ Vàng da không hết sốt (phân biệt với viêm gan)
- Phân bạc màu.
- Bilirubin – T tăng , Bilirubin – D tăng
- Bilirubin niệu (+), xuất hiện muối mật trong nước tiểu.
3 hội chứng trên ,với các triệu chứng chính đau – sốt – vàng da tái đi tái lại nhiều
lần được gọi là tam chứng Charcot
+ Các triệu chứng lâm sàng khác
- Rối loạn tiêu hóa : khó tiêu, chướng bụng, sợ mỡ, phân nhiễm mỡ, tiêu chảy.
Biểu hiện của các biến chứng do viêm đường mật
Biến chứng cấp tính:
- Khi bị viêm, túi mật có thể căng to đe dọa vỡ, khi đó bệnh nhân sốt cao, đau dữ
dội vùng hạ sườn phải, khám thấy túi mật căng to rất đau, xử trí cấp cứu trường
hợp này là phải phẫu thuật dẫn lưu túi mật.
- Túi mật hoại tử, bệnh nhân có biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc,
điểm túi mật đau, có thể bị trụy tim mạch.
- Thấm mật phúc mạc, bệnh nhân có sốt cao, vàng da rõ rệt, phản ứng co cứng
thành bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Chảy máu đường mật có đau, sốt, vàng da, nôn ra máu, cục máu có hình dài nâu
như đúc khuôn tròn dài.
- Sốc mật: Sốt cao, vàng da đậm, mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp, thiểu niệu
hoặc vô niệu, toàn thân suy sụp nặng nhanh chóng.
- Nhiễm khuẩn máu thấy sốt cao, rét run nhiều, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp
tụt, trướng bụng, vô niệu, đặc biệt cấy máu thấy vi khuẩn mọc.
Biến chứng mạn tính:
- Áp-xe đường mật: Bệnh nhân sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng trên
mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ.
9
- Viêm gan mật: Da vàng, gan to chắc, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam và chảy
máu chân răng...
- Ung thư đường mật: Bệnh nhân có biểu hiện vàng da ngày càng tăng, cơ thể suy
sụp nhanh chóng, chụp Xquang đường mật thấy tổn thương.
- Viêm thận suy thận: Bệnh nhân có phù mặt, đái ít, nước tiểu có trụ hạt, hồng cầu,
bạch cầu, albumin, ure máu tăng, creatinin tăng...
* SỎI MẬT
10
11
Trong trường hợp điển hình đau đột ngột xuất hiện, thành cơn dữ dội, đau vùng hạ
sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn trên giường,
cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không
điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng
vị và lan lên ngực.
Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt,
có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có
khi sốt kéo dài.
12
Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ,
ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm.
Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Khi khám bệnh: Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ
thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống
mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ
chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu
chứng có liên quan tới sỏi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải
loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.
Để chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào triệu chứng điển hình kinh điển đó là: đau, sốt
và vàng da. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng
khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị
giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rẻ tiền mà có
giá trị cao trong chẩn đoán.
Các phương pháp chữa trị
TRỊ VIÊM ĐƯỜNG MẬT
Cần có một chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân: kiêng mỡ, nhất là mỡ động vật; uống
các nước có tính chất hỗ trợ cho gan như: nhân trần, actisô.
- Điều trị nội khoa: Dùng kháng sinh có phổ rộng tác dụng với nhiều loại vi khuẩn
đường ruột cả yếm khí lẫn ái khí, kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào đường
mật; cần có sự kết hợp giữa các nhóm kháng sinh để phát huy hiệu quả chữa bệnh.
Tốt nhất là diệt mầm bệnh dựa vào kháng sinh đồ. Liều lượng và thời gian dùng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc tan sỏi: Chenodesoxycholic, hoặc urodesoxycholic kéo dài 6-18 tháng,
24 tháng. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng: giãn cơ giảm đau như atropin,
papaverin, spasmaverin; thuốc lợi mật: sorbitol, chophytol, phytol... Có thể dùng
kháng sinh kết hợp với corticoid. Điều chỉnh những rối loạn nước và điện giải,
nhất là những rối loạn chức năng gan, thận.
13
Phẫu thuật: Sử dụng thủ thuật để giải phóng đường mật tạm thời như chọc mật qua
da, qua nội soi mở cơ thắt Oddi. Mổ cấp cứu giải quyết tắc mật như mở đường mật
lấy sỏi, gắp giun, rửa đường mật. Xử lý các ổ áp-xe đã vỡ phải hút sạch để tránh rò
mật về sau; dẫn lưu các ổ áp-xe chưa vỡ hoặc ở sâu; nếu nhiều ổ áp-xe khu trú có
thể phải cắt gan.
Theo nhà thuốc thọ xuân đường thì có vài cách trị như sau :
1. Thể can đởm khí trệ:
* Chứng trạng:
Sườn phải đau quặn từng cơn (Hiếp thống), lan sau lưng lên vai, có sốt rét ở
mức độ nhẹ (Hàn, Nhiệt), miệng đắng không muốn ăn, buồn nôn hoặc nôn, rêu
lưỡi vàng nhớt, mạch huyền khẩn (gặp trong viêm đường mật hoặc sỏi mật
không gây tắc).
* Pháp điều trị: Sơ can lợi đởm, lý khí chỉ thống
* Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư) hợp Kim lệnh tử tán (Tố
vấn - Bệnh cơ khí tuyên bảo mệnh tập) gia giảm
- Sài hồ 06g - Chỉ xác 09g
- Bạch thược 09g - Xuyên khung 06g
- Hương phụ 09g - Cam thảo 03g
- Xuyên luyện tử 09g - Diên hồ sách 09g
- Kim tiền thảo 30g
* Ý nghĩa bài thuốc:
Sài hồ sơ can tán hợp Kim lệnh tử tán: Sơ can hành khí, hoạt huyết chỉ thống.
Kim tiền thảo: Lợi đởm thanh nhiệt hóa thấp.
2. Thể can đởm thấp nhiệt:
* Chứng trạng: Sườn phải chướng đau kéo dài hoặc có cơn, lan lên vai, sốt
cao sợ rét, miệng đắng họng khô, buồn nôn, nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch
huyền khẩn (gặp viêm đường mật hoặc sỏi mật bán tắc và viêm).
* Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, lợi đởm bài thạch.
* Bài thuốc:
14
- Kim tiền thảo 06g - Nhân trần 15g
- Uất kim 09g - Chỉ xác 09g
- Mộc hương 09g - Hổ trượng căn 09g
- Bồ công anh 30g - Liên kiều 12g
- Diên hồ sách 09g - Kê nội kim 06g
* Ý nghĩa bài thuốc:
Kim tiền thảo, Nhân trần, Bồ công anh, Liên kiều: Thanh nhiệt hóa thấp.
Chỉ xác, Uất kim, Mộc hương, Diên hồ sách: Lý khí chỉ thống.
Hổ trượng căn: Lợi thấp thoái hoàng, hoạt huyết thông lạc chỉ thống
Kê nội kim: Bài sỏi
Nếu đại tiện táo gia sinh Đại hoàng, Mang tiêu...
3 . Thể huyết ứ nhiệt kết
* Chứng trạng:
Sườn phải nhói đau kéo dài nhiều ngày, sốt, rét, đêm nặng hơn vùng đau có
thể sờ thấy u cục, bụng chướng, đại tiện táo, hoàng đản, kéo dài, môi có ban ứ,
chất lưỡi tím, rêu mỏng, mạch huyền sác.
* Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt công hạ.
* Bài thuốc: Đào hạch thừa khí thang (Thương hàn luận) gia giảm:
- Đào nhân 06g - Sinh Đại
hoàng
15g
- Cam thảo 09g - Mang tiêu 09g
- Diên hồ sách 09g - Nhân trần 09g
- Kim tiền thảo 30g
* Ý nghĩa bài thuốc:
Đào nhân: Phá huyết khu ứ. Đại hoàng: Hạ ứ tiết nhiệt.
Mang tiêu: Nhuyễn kiện nhuận táo. Diên hồ sách: Lý khí hoạt huyết.
Nhân trần, Kim tiền thảo: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng.
15
Nếu có sốt, rét nhiều gia Liên kiều, Hồng đẳng, Tử hoa địa đinh, Hổ trượng
căn.
4. Thể nhiệt độc nội thịnh:
* Chứng trạng:
Bụng sườn quặn đau chướng đầy không cho sờ, sốt cao rét run, hoàng đản,
đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra nhiều mồ hôi, nặng hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ
sẫm, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác ( gặp viêm đường mật hóa mủ, shock
mật).
* Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hóa ứ chỉ thống.
* Bài thuốc: Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) hợp Ngũ vị tiêu độc
ẩm (Y tông kim giám) gia giảm:
- Nhân trần 15g - Sơn chi 09g
- Đại hoàng 06g - Kim ngân 09g
- Liên kiều 12g - Bồ công anh 30g
- Tử hoa địa đinh 30g - Đan bì 09g
- Xích thược 09g
* Ý nghĩa bài thuốc:
Nhân trần: Thanh lợi thấp nhiệt. Hoàng đản, Sơn chi: Thông lợi tam tiêu, dẫn
thấp nhiệt đi xuống.
Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh: Thanh nhiệt giải đôc.
Đan bì, Xích thược: Thanh nhiệt lương huyết.
Đại hoàng: Tả nhiệt trục ứ thông đại tiện
Nếu hôn mê nói sảng có thể dùng: An cung ngưu hoàng hoàn (Ôn bệnh điều
biện)
TRỊ SỎI MẬT
1. Sách “bệnh học và điều trị nội khoa” có trình bày về cách chửa bệnh này nay
xin được trang trọng giới thiệu lại :
16
Sỏi mật có 2 thể :
Thể khí trệ
Thể thấp ứ
Cách điều trị :
17
2. Phương thức trị liệu tùy thuộc vào thể bệnh mà có phương thuốc sao cho
tương thích nhằm đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là những phương cụ thể để có
thể chọn lựa.
* Trị sỏi mật viêm túi mật thể khí uất dùng phương “Bài thạch thang ngũ hiệu”
gồm Kim tiền thảo 30g, Chỉ xác 9g, Hoàng cầm 9g, Mộc hương 9g, Xuyên luyện
tử 9g, Đại hoàng 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Sau khi sử dụng
phương này có thể gây đau dữ dội hơn do sỏi ra. Phương này có thể sử dụng cho
những người sau mổ lấy sỏi còn sót, cũng có tác dụng tống sỏi ra tiếp nên thường
đau là do dấu hiệu bài sỏi của phương.
* Trị sỏi to: Phép trị là “Nhuyễn kiên bài sỏi” kết hợp với phương “Tiêu dao tán”,
cụ thể như sau:
- Phép nhuyễn kiên bài sỏi: gồm Mang tiêu 12g – 16g, Phàn thạch (Lục phàn) 2 –
4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, chiêu với nước cháo Đại mạch.
- Kết hợp Tiêu dao tán gồm Mang tiêu 10g, Hải kim sa 10g, Kim tiền thảo 30g,
Hoạt thạch 12g, Trạch tả 10g, Sa tiền 15g, Ý dĩ 20g, Xuyên luyện 10g, Uất kim
10g, Hồ trượng 10g, Sài hồ 10g, Bạch thược 15g.
18
Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.
* Đối với sỏi nhỏ (hơn 1li) và sỏi ở ống dẫn mật chính (choledoque): Dùng phép
trị là Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống: Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 12g,
Uất kim 12g, Chỉ xác 12g, Mộc hương 12g, sinh địa hoàng 12g, Trạch tả 40g.
Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, thuốc sắc ngày uống 2 – 3 lần. Kết hợp
châm cứu các huyệt Ủy trung, Thừa sơn, Thái xung, Tam âm giao, Huyền chung.
* Trị sỏi mật: Dùng “Hoàng kim linh thang” (Tứ Xuyên trung y 1986) tác dụng
thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch, trị sỏi mật, gồm Đại hoàng 5 – 30g, Hoàng
cầm 15g, Khương hoàng 10 – 20g, Uất kim 20 – 60g, Kim tiền thảo 20 – 40g, Kim
ngân hoa 15 – 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh
tiên 20 – 60g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày.
* Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn: Dùng “Lợi đởm bài thạch thang” (Tứ Xuyên
Trung y 1986) gồm Sài hồ 15g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g, Hổ trương căn
15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phần 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan
sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia
2 – 3 lần vào lúc đói.
* Trị viêm mãn: Triệu chứng đầy bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng trên, đau kéo
dài, hoặc đau lan lên bả vai, cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là khi sau ăn
cơm no hoặc ăn những thứ xào rán, mỡ nhiều.
Phương gồm Bột uất kim 3g, Một dược 3g, Nhân trần 30g, Kim tiền thảo 30g,
Trạch tả 40g. Kim tiền thảo cùng sắc nước uống với bột Uất kim và Một dược.
Lưu ý cần xoa hai bên sườn vào sáng và tối. Kiêng rượu và các chế phẩm có rượu,
gia vị cay nóng đậm đặc, mỡ động vật
Ngoài các phương thuốc Đông y trị liệu kể trên có thể kết hợp ăn nấm hoặc uống
nước hãm nấm Linh chi thường xuyên hoặc uống từng đợt bột nghệ cũng có công
hiệu hỗ trợ tích cực trị chứng sỏi mật.
3. Bạch hoa xà là môt cây thuốc hay chữa được nhiều loại bệnh ung thư. Nay xin
giới thiệu một tác dụng thành phần của cây thuốc này như sau :
Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao
cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần
trong ngày.Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc
uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên
lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật,
bệnh đường mật
19
4. “Y học cổ truyền” xin trân trong giới thiệu bài viết của TS Lê Lương Đống
Trong cách điều trị sỏi mật và viêm đường mật như sau
Các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp
viêm túi mật và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp
nhiệt). Đông y cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật lấy
sỏi.
Sỏi mật, viêm đường dẫn mật là bệnh mạn tính, hay tái phát với các triệu chứng chủ yếu là: đau
vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Trên lâm sàng, bệnh được chia làm 4 thể:
- Thể khí trệ hay khí uất tương ứng với chứng viêm túi mật và sỏi mật đơn thuần.
- Thể thấp nhiệt tương ứng với chứng viêm và sỏi mật có sốt cao, vàng da nhiều.
- Thể thực hỏa tương ứng với chứng viêm túi mật hóa mủ, nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Thể chính hư tà hãm tương ứng với chứng nhiễm độc do viêm phúc mạc tràn mật.
Phương pháp điều trị viêm đường mật và sỏi mật bằng Đông y khá phong phú; nhưng chúng hầu
như và chỉ thích hợp với thể khí trệ và thấp nhiệt. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật điều trị sỏi đường
mật, có thể dùng thuốc Đông y để phòng bệnh tái phát.
Thể khí trệ
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc không đau, miệng đắng,
họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90
lần/phút.
Bài thuốc: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 40 g, uất kim, chỉ xác mỗi thứ 8 g, sài hồ, xa tiền tử
mỗi thứ 16 g, khổ luyện tử 6 g, chi tử 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc đun thay
nước uống hằng ngày lâu dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị đại hoàng.
Thể thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm giọng, buồn nôn, sốt sợ
lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn,
rêu lưỡi vàng dày.
20
Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử mỗi thứ 12 g; sài hồ 16 g, cam thảo, đại hoàng
mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong giai đoạn bệnh cấp, có sốt 5 đến 10 thang. Giai
đoạn ổn định có thể quay lại dùng bài trên.
Cách gia giảm như sau: Nếu cảm giác bụng đầy, thêm mộc hương, hương phụ; uất kim mỗi thứ
8 g; sốt và vàng da nhiều, thêm hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 12 g; bồ công anh 40 g; nếu đau
nhiều thêm diên hồ sách 12 g và mộc hương 4 g; nếu nôn mửa, lợm giọng, thêm trần bì, bán hạ
mỗi thứ 8 g; táo bón thêm mang tiêu 20 g.
Lưu ý: Không dùng phương pháp y học cổ truyền đơn thuần trong các trường hợp có nhiễm
trùng, nhiễm độc nặng. Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y
học hiện đại như: phẫu thuật, chống nhiễm trùng, nhiễm độc...
TS Lê Lương Đống
5. “Y học cổ truyền” xin trân trong giới thiệu bài thuốc “Đại sài hồ sang” trên
trang www.thuocnamviet.com trong cách điều trị sỏi mật như sau
Đại sài hồ thang- Thuốc chữa sỏi mật
Đại sài hồ thang Sài hồ 32 Hoàng cầm 12 Bạch thược 12
Đại hoàng 8 Bán hạ 20 Sinh khương 20 Táo 12q
Chỉ thực 10
Cách dùng: Sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa hợp bệnh dương minh và thiếu dương , hàn nhiệt vãng lai, ngực
khó chịu buồn nôn, dưới tâm bĩ rắn hạ lợi không dễ chịu, mạch huyền vô lực. Thường dùng
chữa viêm mật, sỏi mật viêm tuỵ cấp , viêm dạ dầy mãn thuộc thực nhiệt chứng. Trường hợp táo
bón có sẵn nhiệt thịnh phiền táo, mồm khát, lưỡi khô mặt đỏ, mạch đỏ , mạch “ mạch hồng” “
thực” gia thêm Mang tiêu, để tả nhiệt thông tiện. Trường hợp đau bụng trên đau đầy gia Qua lâu
bì để thanh nhiệt hành khí. Trường hợp Sốt cao nói sảng gia hoàng liên, Sơn chi để thanh tả tâm
vị nhiệt. Trường hợp
hoàng đản (da vàng) gia nhân trần cao, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt. Trường hợp nôn
mửa gia tả kim hoàn, trúc nhự để thanh nhiệt chỉ ẩu . Bài thuốc không được dùng nếu không có
hội chứng lý thực nhiệt tích trệ.
Giải thích bài thuốc: Bài này là bài tiểu sài hồ thang bỏ sâm, cam thảo gia Chỉ thực, Bạch
thược trong bài thuốc vị Sài hồ, đại hoàng có tác dụng hoà giải thiếu dương, thanh nhiệt dương
minh đều là chủ dược, Hoàng cầm giúp Sài hồ hoà giải thiếu dương, Chỉ thực cùng đại hoàng
thanh tán kết nhiệt dương minh , bán hạ , Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với đại hoàng,
Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng nghịch khí chỉ ẩu. Bạch thược hợp với đại hoàng Chỉ thực
hoà trung trị phúc thống, đại tiện táo điều hoà các vị thuốc.
21
CHƯƠNG 4 : MẬT
VẤN ĐỀ 3 : TAN SẠN THẬN SẠN MẬT
1. Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt
tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả
trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu
thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-
10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được
tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còntất nhiên sẽ mọc ngọn trở
lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương
pháp trịbệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, Nhưng cách trị bằng
trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết
quả tốt.Ông Lưu V.H. gần 80 tuổi và bà Nguyễn V. Th. ngoài 70 tuổi cùng ở
Cali, cả 2 người sau khi chụp X-quang đều được bác sĩ quyết định sẽ giải phẫu
vào tuần tới, nhưng
sợ chết, nên cả 2 người cùng xin đình hoãn và gọi về Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ,
cin khấn cho gặp thầy, gặp thuốc khỏi phải mổ. Chắc hẳn vì lòng tin tưởng nơi
Đức Mẹ nên
đã gặp được bài thuốc tiên như sau:
CÁCH LÀM:
Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ
nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả
vỏ, nếu là trái
lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1
tuần. Sau khi ăn một trời gian cả 2 người đi chụp hình lại thì thấy sạn đã tiêu mất
rồi. Một số người khác cũng gọi điện thoại hỏi về chứng bệnh sạn, sau khi dùng
như trên cũng đều thấy khỏi cả.
2. Diệp Hạ Châu Chữa sỏi thận
Diệp Hạ Châu có tác dụng Canxi oxalat làm giảm kích thước những viên sỏi hình thành ,
có thể làm bể những tinh thể Canxi oxalat và giảm đau kéo dài, hổ trợ tốt việc chửa sỏi
thận.
22
CHƯƠNG 4 : MẬT
VẤN ĐỀ 4 : VIÊM TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN MẬT,
SỎI TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN MẬT
23
24
CHƯƠNG 4 : MẬT
VẤN ĐỀ 5 : TRỊ SỎI MẬT THẦN HIỆU VỚI TRÁI
SUNG
Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật Rất Công Hiệu
(Lương y Phan Văn Sang)
Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất
phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác
...Đói lòng ăn nửa trái sung. Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng...
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi
hầu, nhuận tràng thông tiện... Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị
nhiều thứ bệnh. Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L. Trái sung giàu
Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột
kết và ung thư vú. Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp
Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu,
vùng xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh
SỎI MẬT
Nghe qua khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam
chết trên cây thuốc” là vậy.
Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối
với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương
tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe
lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20
tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.
Với bài thuốc đơn giản như sau nhưng đã trị thần hiệu bệnh sỏi mật
Trị sỏi mật : Hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập
nước nấu cạn còn nửa nồi rồi uống
25
Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng
xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm
được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ. Nghe xong, bà già tay
cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
- Wééé...étChết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà
hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn
nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
- Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà
con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương
xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ
sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên
giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp
bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung, sau đó cho vào nồi nấu
đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
- Dậy uống thuốc nè con
- Ôi ! Con mệt quá
- Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.
Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
..
-Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hã? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
26
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu,
nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy
là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_4_cac_benh_ve_mat.pdf