MỤC LỤC
CHƯƠNG 5 .2
VẤN ĐỀ 1 : LAO PHỔI .5
1. Xin trân trọn giới thiệu bài giảng lao phổi của ĐHYD HN 5
2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo. . .7
2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo . .8
VẤN ĐỀ 2 : UNG THƯ PHỔI.9
1.Lương y Trần Hoàng Bảo có vài bài thuốc trị bệnh này như sau : .9
2.Trị ung thư bằng lá đu đủ. Nay xin được giới thiệu thêm một bài viết khác như sau: .10
Lá đu đủ chống ung thư .10
VẤN ĐỀ 3 : ÁP XE PHỔI.13
1.Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có đề cập về bệnh này như sau .13
2. ÁP XE PHỔI( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS) .14
3. Cũng theo sách “Thiên gia điệu phương” ta có .19
4. Bài giảng Áp Xe Phổi của Đại Học Y Dược Hà Nội .21
VẤN ĐỀ 4 : GIÃN PHẾ QUẢN.26
1. Giản Phế Quản Khạc Máu .26
2. Giản Phế Quản Khạc Ra Máu Quá Nhiều .27
3. Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có nói về bệnh GIÃN PHẾ QUẢN như sau : .29
VẤN ĐỀ 5 : VIÊM PHỔI-PHẾ QUẢN.34
1. Những bệnh viêm phổi có nhiều .34
2. Theo Đông y .45
3. Trong lúc giao mùa .47
4. Theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống .50
5. Đông y chữa viêm phế quản .52
6. Đông Y Chữa Chứng Viêm Phế Quản 53
VẤN ĐỀ 6 : HEN PHẾ QUẢN .56
1. Hen phế quản (Háo suyễn) . 56
2. Hen phế quản là bệnh khó trị .62
3.Đông y điều trị hen phế quản .63
4. Tài liệu của ĐHYD Hà Nội 65
4.Theo lương y Vũ Quốc Trung 70
VẤN ĐỀ 7 : VIÊM PHẾ QUẢN .72
Xin trân trọng giới thiệu bài giảng “Viêm Phế Quản” của ĐHYD Hà Nội 72
Bài thuốc nam trị viêm phế quản .76
Bài thuốc nam trị viêm phế quản (khác) .77
VẤN ĐỀ 8 : VIÊM PHỔI.83
VẤN ĐỀ 9 : VIÊM PHỔI DO LAO .864
VẤN ĐỀ 10 : KHÍ THŨNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) .89
92 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 5: Các bệnh về phổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do vi khuẩn yếm khí, có khi đờm bị tắc không ra
được, những đợt cấp bệnh nhân thường sốt cao kéo dài.
- Ho ra máu : tuy số lượng máu ra vừa phải, song thường tái phát nhiều
lần, kéo dài nhiều năm. Triệu chứng này do loét niêm mạc hoặc vỡ các
mạch máu nhỏ trên bề mặt niên mạc phế quản.
- Khó thở : Triệu chứng khó thở thường xuất hiện khi bắt đầu có biểu
hiện suy hô hấp.
30
- Khám phổi có thể thấy có ran ẩm, ran phế quản ở những vùng có tổn
thương, có khi thấy tiếng thổi hang hoặc thấy có hội chứng đông đặc (khi
có xẹp phổi).
- Một số trường hợp có thể thấy dấu hiệu bàn tay khum (hội chứng Pierre
Marie).
1.3.2. Cận lâm sàng :
- Chụp X quang phổi, nhiều trường hợp thấy rốn phổi đậm, hình phổi
sáng do giãn phế quản lan rộng hay cục bộ.
- Chụp phế quản cản quang, phế quản giãn thường các phế quản phía
dưới to hơn phế quản phía trên, có khi phế quản hình trụ hoặc hình chùm
nho.
- Soi phế quản quan sát lòng phế quản, có thể sinh thiết để chuẩn đoán mô
bệnh học.
- Thăm dò chức năng hô hấp, các chức năng hô hấp (VEMS, VC) có thể
giảm.
- Xét nghiệm máu, công thức bạch cầu, định lượng IgA trong máu.
1.4. Chẩn đoán :
1.4.1. Chẩn đoán xác định :
- Dựa vào tiền sử ho kéo dài, ho nhiều đờm lẫn mủ, ho ra máu tái phát
kéo dài, hoặc có móng tay khum.
- Chụp phế quản cản quang.
1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm phế quản mủ.
- áp xe phổi.
- Lao phổi, kén hơi ở phổi.
1.5. Điều trị :
- Dẫn lưu đờm phế quản chọn tư thế thích hợp, nằm sấp đầu dốc...
31
- Hút đờm, rửa phế quản.
- Thuốc long đờm : Benzoatnatri, thuốc iode.
- Kháng sinh
- Xử trí ngoại khoa với các trường hợp giãn phế quản do khối u chèn ép.
2. Y HỌC CỔ TRUYỀN
2.1. Bệnh danh : "Phế ung","Khái huyết".
2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Người bị bệnh này thường có cơ thể chính khí không đầy đủ, vệ ngoại
không vững chắc, lại gặp khi cảm nhận phong nhiệt hoặc phong hàn, uất
mà hóa nhiệt, vốn có đờm nhiệt ngăn ở trong, gộp tà ở trong ngoài, uất trệ
ở phổi, Tà nhiệt chưng dịch thành đờm, ngăn tắt phế khiếu, dẫn đến khí
không thông, huyết trệ thành ứ, đờm nhiệt và ứ huyết kết lẫn với nhau.
Giai đoạn cuối, bệnh tái phát lặp đi lặp lại.
2.3. Bệnh chứng luận trị :
2.3.1.Thể phong nhiệt phạm phế :
* Chứng trọng : Sốt, ho, đờm phần nhiều dính đặc, rêu lưỡi mảng vàng
nhớt, mạch hoạt sác.
* Pháp điều trị : Thanh phế hóa đờm.
* Bài thuốc : Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện) gia giảm.
- Ngân hoa 15g - Liên kiều 09g
- Đạm trúc diệp 09g - Ngưu bàng tử 09g
- Cát cánh 09g - Hoàng cầm 12g
- Đậu sị 12g - Kinh giới 12g
- Sinh cam thảo 06g - Sinh thạch cao 30g
* Ý nghĩa bài thuốc : Giai đoạn đầu, phong nhiệt phạm vào phế, đờm
nhiều dính đặc, triệu chứng giống như mới phát của ôn bệnh, do vậy chọn
dùng Ngân hoa, Liên kiều nhập vào kinh phế để thanh nhiệt,phối hợp
Kinh giới, Ngưu bàng để sơ phong. Trúc diệp, Sinh thạch cao, Hoàng
32
cầm thanh thực nhiệt của phế vị. cát cánh, Sinh can thảo ợi yết giải độc,
tuyên phế khu đờm, tà được khu trừ thì chính tự yên.
2.3.2. Thể đờm nhiệt thịnh :
* Chứng trạng : Sốt, ho, đờm nhiều mủ dính, sắc vàng hôi tanh, ho ra
máu tươi, miệng khô thích uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt
sác.
*Pháp điều trị : Thanh nhiệt giải độc, hóa đờm chỉ huyết.
*Bài thuốc : "Thiên kim vĩ hành thanh" (Thiên kim yếu phương) gia
giảm.
- Vĩ hành 30g - Hạt bí đao 30g
- Sinh cam thảo 06g - Hoàng cầm 15g
- Hồng đằng 30g - Bạch cập 09g
- Tri mẫu 09g - Dĩ nhân 30g
- Đào nhân 09g - Cát cánh 09g
- Ngư tinh thảo 30g - Ngân hoa 12g
- Liên kiều 12g - Bạch mao căn 30g
- Sinh thạch cao 30g -
* Ý nghĩa bài thuốc : Bệnh có sốt cao, ho, đờm nhiều dịch dính, sắc vàng
tanh hôi, ho thổ máu tươi. Vĩ hành ngọt hàn nhẹ nổi, chữa ho thổ đờm
máu mủ hôi; Đông qua nhân giúp thanh nhiệt hóa đờm, lợi thấp bài nùng,
thanh thượng tháo hạ. Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, nhằm tiêu nhiệt kết. Dĩ
nhân ngọt nhạt hơi hàn, trên thanh phế nhiệt, hóa đàm bài nùng, dưới lợi
tiểu trường mà thảm thấp. Phối hợp Tri mẫu, Sinh thạch cao, Hoàng cầm
thanh thưc nhiệt của phế vị. Bạch cập, Bạch mao căn mát huyết cầm máu.
Các thuốc dùng thì nhiệt lui, đờm khu trừ, huyết chỉ.
2.3.3.Thể can hỏa phạm phế:
* Chứng trạng : Thổ máu tươi hoặc tím tối, miệng đắng sườn đau, mắt đỏ
dễ cáu, bứt rứt không yên, chát lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch huyễn
sác.
* Pháp điều trị : Thanh can tả hỏa, lương huyết chỉ huyết.
* Bài thuốc : Đan chi tiêu dao tán (Tiết thị y tán) gia giảm.
- Đan bì 10g - Sài hồ 06g
33
- Long đởm thảo 06g - Mao căn 30g
- Trắc bách diệp 15g - Đại giả thạch 30g
- Sơn chi 10g - Xích thược 09g
- Sinh địa 15g - Ngẫu tiết 15g
- Tây thảo 15g -
* Ý nghĩa bài thuốc : Can hỏa phạm vào phế, can thổ máu tươi, đây có cả
hai chứng thiếu dương và tiểu kết hung, ngực hoang bĩ mãn hỏa hình kim,
do vậy chọn bài thuốc này thanh tả can hỏa. Trong bài thuốc Long đởm
thảo tả nhiệt của Túc quyết âm can kinh; Sài hồ thanh nhiệt của Túc thiếu
dương đởm kinh; Chi tử, Đan bì thanh nhiệt của Tam tiểu và huyết phần.
Phối hợp Sinh địa, Xích thược, mao căn, Tây thảo, Trắc bách diệp mát
huyết cầm máu. Mộc hỏa được bình, huyết tự yên.
2.3.4. Bài thuốc khác :
Đờm mủ nhiều : Vân nam bạch dược 03g, uống với nước nguội, mỗi ngày
3 lần.
2.4. Phòng bệnh :
Phòng cảm cúm, cai rượu, thuốc, kiêng cay và các hải vị.
34
CHƯƠNG 5 : PHỔI
VẤN ĐỀ 5 : VIÊM PHỔI-PHẾ QUẢN
1. Những bệnh viêm phổi có nhiều:
- Viêm phế quản (bronchitis)
- Viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia)
- Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia)
- Viêm phổi kẽ (intertitial pneumonia)
Phạm vi bài học: Viêm phổi thuỳ, viêm phế quản phổi, viêm phổi kẽ.
Sơ đồ các loại viêm phổi
Viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia)
Viêm phổi thuỳ là một viêm cấp tính, tổn thương chủ yếu ở các phế nang.
Tổn thương có 2 đặc điểm:
- Tổn thương có kích thước lớn chiếm toàn bộ hoặc gần toàn bộ thuỳ phổi.
- Hình ảnh tổn thương giống nhau trong khắp khối viêm ở từng giai đoạn
Tổn thương diễn ra theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn xuất tiết
- Giai đoạn gan hoá đỏ
- Giai đoạn gan hoá xám
+ Tổn thương ở giai đoạn xuất tiết
Đại thể:
35
Khối viêm sưng to, màu đỏ tím, ấn tay còn thấy tiếng lạo sạo phế nang, Mặt cắt
phổi màu đỏ tím, có nhiều bọt lẫn dịch màu hồng. Cắt miếng phổi thả vào nước
thấy chìm.
Vi thể:
Các mao mạch thành phế nang xung huyết, giãn rộng, ứ đầy máu. Lòng các phế
nang chứa dịch lẫn hồng cầu, một vài BCĐN, các TB vách phế nang bị long, đôi
khi thấy các đám vi khuẩn.
+ Tổn thương ở giai đoạn gan hoá đỏ
Đại thể:
Khối viêm cứng chắc màu đỏ nâu, nắm không còn tiếng lạo sạo phế nang. Khối
viêm giống như một tổ chức gan màu đỏ. Mắt cắt khối viêm màu đỏ có nhiều nước
đục, hơi đỏ chảy ra.
Vi thể:
Trong khắp khối viêm hình ảnh tương tự nhau. Lòng phế nang chứa nhiều đám tơ
huyết có lẫn hồng cầu, một số BCĐN, dịch phù và có thấy những đám vi khuẩn.
+ Tổn thương ở giai đoạn gan hoá xám
Đại thể:
Khối viêm vẫn chắc như giai đoạn trước nhưng chuyển thành màu xám, có khi có
những vùng màu nâu.
Vi thể:
Lòng phế nang chứa đầy BCĐN. BCĐN làm tiêu
sợi tơ huyết. Chất tơ huyết tan rã bị tống ra ngoài theo phế quản. Các BCĐN cũng
ít dần theo đờm ra ngoài. Lòng phế nang như được rửa sạch. Đa số viêm phổi khỏi
hoàn toàn.
+ Tiến triển viêm phổi thuỳ
- Khỏi.
- Áp xe phổi.
- Xơ hoá phổi.
Viêm phế quản cấp
36
Viêm phổi thuỳ
Viêm phổi thuỳ
37
HẢ vi thể viêm phổi thuỳ
HẢ vi thể viêm phổi thuỳ
38
Áp xe phổi
Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia)
39
Viêm phế quản phổi còn gọi là viêm phổi đốm, phế quản phế viêm, là loại viêm
cấp tính. Tổn thương chủ yếu ở các phế quản rồi lan ra các phế nang.
Viêm phế quản phổi có các đặc điểm:
- Tổn thương thành ổ có giới hạn rõ, phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành
mạnh.
Tổn thương xuất hiện dần dần kế tiếp nhau, tiến triển độc lập với nhau, nặng nhẹ
khác nhau.
- Ngay trong một ổ tổn thương, hình ảnh tổn thương cũng không đồng nhất mà có
từng vùng khác nhau.
- Tổn thương viêm có cả viêm phế quản lẫn viêm phế nang.
+ Đại thể
- Hai phổi phù, xung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp thuỳ
phổi.
- Ổ viêm nổi cao, có gianh giới rõ,nắm cứng chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc
màu đỏ sẫm.
- Mặt cắt có nước đục hoặc mủ chảy ra.
Cắt miếng phổi thả vào nước chìm dần.
+ Vi thể
Một ổ tổn thương có các hình ảnh sau:
- Phế quản viêm mủ ở trung tâm ổ viêm
- Các phế nang viêm mủ ở xung quanh
- Các phế nang viêm tơ huyết
- Các phế nang viêm xuất tiết
- Các phế nang bình thường
Thực tế, giai đoạn muộn, các hình ảnh thường bị pha trộn, khó thấy các hình ảnh
tách biệt như trên.
+ Tiến triển
- Khỏi
- Áp xe phổi
- Xơ hoá phổi
- Giãn phế quản
- Xơ hoá, giãn phế quản làm giảm chức năng phổi, dễ mắc lao, bệnh bụi phổi
Viêm phế quản phổi
40
Viêm phế quản phổi
HẢ vi thể viêm phế quản phổi
41
HẢ vi thể viêm phế quản phổi
Viêm phổi kẽ (interstitial pneumonia)
42
- Viêm phổi kẽ thường do virus xâm nhập vào trong TB lót lòng phế nang gây
hoại tử TB và gây phản ứng viêm trong vách phế nang.
- Tổn thương thường lan rộng đối xứng 2 bên phổi.
- Tổn thương chỉ ở vách phế nang, không có dịch rỉ viêm và BCĐN trong lòng phế
nang.
- Viêm phổi kẽ hay trở thành viêm mạn tính, vách phế nang xơ hoá. Phổi có hình
ảnh giống như tổ ong trên film X quang.
Phổi hình tổ ong do xơ hoá kẽ phổi
Phổi hình tổ ong do xơ hoá kẽ phổi
43
Viêm phổi kẽ
Viêm phổi kẽ
44
Hình thành nang phổi do giãn PQ, PN sau xơ hoá phổi
45
2. Theo Đông y
Viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3
tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương
phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp
chữa bệnh này, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả theo kinh
nghiệm dân gian.
7 bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản
Bài 1: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong một ít. Cho gừng, rễ chè vào nồi,
đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi, đổ mật ong
vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần
20ml
Bài 2: Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát
cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong
khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml, ăn củ tỏi ngâm
Bài 3: gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu
ngày rất tốt.
Bài 4: Chanh 1 quả. Buổi tối cắt quả chanh vắt lấy nước, pha vào 1 ly nước nguội
và 1 thìa đường phèn, đem phơi sương, rồi lúc 4 – 5 giờ sáng thức dậy uống hết.
Uống trong 3 – 4 ngày là có tác dụng.
Bài 5: Tiêu sọ 1 chén con. Mua 1 cái dạ dày lợn để nguyên, lộn ra, cạo rửa sạch rồi
lộn trở lại, cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường,
muối, nấu chín rục. Lấy ra, hạt tiêu bỏ riêng phơi khô, ăn dạ dày lợn. Còn hạt tiêu
để dành, mỗi lần uống trà nhai 3 – 5 hạt rồi nuốt cho ấm tạng phủ, sẽ hết ho luôn
Bài 6: Mơ chín 100 trái (bỏ hạt), chanh 7 trái (vắt lấy nước), cam thảo 40g, mật
ong 1 thìa. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín rục, bỏ xác, lấy nước cô
thành cao. Ngày ngậm 2 lần, mỗi lần 1 thìa con
Bài 7: Gừng tươi 500g, mật ong 200g. Gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, cho vào túi vải
ép lấy nước, đổ vào nồi, thêm mật, đun nhỏ lửa cô thành cao đặc, cho lọ đậy kín.
Khi dùng, hòa nước sôi mà uống, mỗi ngày uống 2 lần.
46
Thảo dược có tác dụng điều trị viêm phế quản
Để điều trị viêm phế quản bạn có thể sử dụng một số thành phần tự nhiên và thảo
dược như hành tây, tỏi, mật ong, gừng và trà.
1. Tỏi
Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho người viêm phế quản. Nó kháng virus,
đờm, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phổi. Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, chứa
nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Người bị viêm phế quản hãy cắt một nhánh
(tép) tỏi và nuốt, thực hiện ba lần mỗi ngày.
2. Mật ong, gừng
Lấy một nửa muỗng cà phê mật trộn với một lượng nhỏ hạt tiêu xay, 1-2 tép tỏi và
gừng tươi (đã được xay nhuyễn), và đưa cho bệnh nhân viêm phế quản ăn. Điều
này giúp làm giảm cảm giác nóng rát trong ngực, mở ống bị chặn giữa cổ họng và
phổi, người bệnh dễ thở hơn.
Để làm giảm ho do viêm phế quản, hãy cắt một củ hành tây vào tô, sau đó phủ mật
lên. Để qua đêm, sau đó loại bỏ hành tây và lấy 1 thìa cà phê mật uống, uống bốn
lần một ngày.
3. Hành tây
Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một
nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông.
Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm, là gia
vị, hoặc bất kỳ cách nào bạn thích chúng.
4. Trà
Trà giúp làm giảm các kích thích phế quản, ho và đau do viêm phế quản cấp, cho
những người cần được long đờm. Uống trà 3-4 lần/ ngày được coi là một cách
khắc phục hậu quả bệnh viêm phế quản.
47
Ngoài ra, còn có cách uống trà thảo dược dễ chịu hơn, bạn có thể thực hiện một
cốc trà chanh bằng cách: lấy 1 muỗng cà phê vỏ chanh cho vào 1 chén nước sôi,
ngâm trong năm phút. Hoặc, bạn có thể đun sôi nước và nêm chanh, lọc vào một
cốc và uống.
Đối với người đau họng mà do ho, cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 chén
nước ấm và súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy.
Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, cần ngừng hút thuốc và thở khói ra nơi
đông người, tránh tiếp xúc với chất kích thích. Cuối cùng, không để cho mình bị
cảm lạnh và cúm.
Viet Bao.vn (Theo 3Tpharma)
3. Trong lúc giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không đáp
ứng kịp thời dễ phát sinh nhiều bệnh tật mà trong số đó thường thấy chứng
viêm phế quản. Đông y cho rằng do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí
táo.
Khi phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mật khả năng
tuyên giáng gây ho khan ngứa họng. Về nội thương, do công năng 3 tạng: phế, tỳ,
thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư
dần đưa đến ho, đờm nhiều. Từ đây mà chia ra làm hai thể chính là cấp và mạn
tính.
Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương thuốc chữa trị các
chứng bệnh ấy, tùy nguyên nhân và thể bệnh mà chọn lựa sao cho thích ứng.
48
Đối với thể cấp tính
Tùy theo bệnh chứng do phong hàn hay phong nhiệt hoặc táo khí mà có phép trị
liệu khác nhau.
- Với thể bị phong hàn: biểu hiện ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc. Có thể kèm các
chứng sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, ê mỏi xương
khớp, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, hoặc không đổi.
Phép trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế.
Dùng phương hạnh tô tán: chỉ xác 6g, bạch linh 12g, hạnh nhân 12g, bán hạ 8g,
cát cánh 6g, trần bì 6g, ma hoàng 4g, tiền hồ 10g, sinh khương 4g, kinh giới 10g,
xương xông 12g, cam thảo 6g, tô diệp 10g, tử uyển 12g. Ngày uống 1 thang, chia
3 lần.
Gia giảm: nếu sốt cao, sợ lạnh, gia sài hồ, cát căn, hoàng cầm để giải cơ thanh
nhiệt, xuyên khung để thông lạc trị đau đầu. Nếu kiêm thấp, ngực đầy, rêu cáu,
mạch nhu, gia xương truật, hậu phác.
- Với thể bị phong nhiệt: biểu hiện ho khạc đờm vàng trắng dính họng, khô họng,
đau sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu vàng, có mồ hôi, mạch phù sác.
Phép trị: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế.
Dùng phương tang cúc ẩm gia giảm: gồm tang diệp 12g, cúc hoa 12g, tiền hồ 12g,
hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tang bì 12g, sa sâm 12g, bạc hà 6g, ngưu bang tử 12g,
xạ can 4g, bối mẫu 4g, liên kiều 12g, cam thảm 6g, bạch bộ 12g, mật gấu một ít.
Ngày uống một thang, chia 3 lần.
49
Gia giảm: nếu có đờm khó khạc gia bối mẫu, qua lâu để nhuận phế hóa đờm.
Đối với thể mạn tính
Cũng tùy theo thuộc đàm thấp hay âm hư mà gia phương trị liệu cho thích hợp.
- Viêm phế quản đàm thấp: biểu hiện ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ
khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sang ho nhiều, ngực đầy tức, rêu
lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn.
Phép trị: kiện tỳ táo thấp hóa đàm, chỉ khái.
Dung phương gồm: bán hạ 8g, bạch linh 12g, hạnh nhân 10g, xương truật 10g,
đảng sâm 12g, quế chi 12g, bạch truật 12g, tử uyển 12g, bạch tiền 10g, hậu phác
8g, cát cánh 8g, bạch giới tử 12g, khoản đông hoa 12g, bách bộ 12g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia 3 lần.
Gia giảm: khi đã ít đờm nên bỏ hậu phác, thương truật. Nếu đau xiên ra lưng thêm
chỉ xác, cát cánh để tăng cường lý khí. Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng,
hay nôn là phế vị hư hàn gia can khương. Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho
lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư vi dung bổ trung. Nếu kiêm cả âm hư
dung bài kim thủy lục quân.
- Viêm phế quản âm hư: nguyên nhân do phế âm hư suy, phế mất sự nhu nhuận
nên hư nhiệt từ trong sinh ra, phế khí nghịch gây nên. Biểu hiện ho khan ít đờm,
hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về
chiều , đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế xác thường gặp trong lao,
viêm phế quản mãn, giãn phế quản
Phép trị: dưỡng âm thanh phế.
Dung phương sa sâm mạch đông thang: gồm sa sâm 12-20g, ngọc trúc 8-12g, cam
thảo 4g, tang diệp 8-12g, biển đậu 8-12g, thiên hoa 8-12g. Ngày sắc 1 thang , chia
3 lần uống.
Gia giảm; nếu ho ra máu, gia bạch cập, ngẫu tiết, tam thất.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo suckhoedoisong.vn
50
4. Theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống
Bệnh được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân do
ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm
phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho khan ngứa họng.
Về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ
sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế thận âm hư dần đưa đến ho, đờm nhiều. Sau đây
xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tuỳ nguyên nhân và thể bệnh.
Viêm phế quản cấp:
Do phong hàn: gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.
- Triệu chứng: ho có đờm loãng, trắng, dễ khạc; sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước
mũi, ngứa cổ, khản tiếng; rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế.
Bài 1: tía tô 12g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g, lá hẹ 10g, kinh giới
10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hạnh tô tán gồm các vị: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ đều 10g; cát cánh 8g;
phục linh, bán hạ, chỉ xác, cam thảo đều 6g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả.
Tất cả tán bột mỗi ngày pha nước, uống 15 – 20g chia 2 lần.
Bài 3: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ đều 12g; cát cánh, cam thảo đều 8g. Sắc uống
ngày 1 thang. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia bán hạ (chế) 12g, trần bì 8g. Nếu
hen suyễn, bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6g.
Do phong nhiệt: gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn.
- Triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng trắng dính, họng khô, đau, có sốt,
nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.
- Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế.
Bài 1: tang diệp 16g; rễ cây chanh, cúc hoa, bạc hà, rễ chỉ thiên đều 8g; rễ cây dâu,
rau má đều 12g; bán hạ (chế) 6g; lá hẹ 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, chi tử, sa sâm, tiền hồ đều 8g; cam
thảo 6g; bối mẫu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
51
Bài 3: tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, tiền hồ đều 12g; cát cánh 8g; bạc
hà 6g; cam thảo 4g; ngưu hoàng 12g; sắc uống ngày 1 thang.
Nếu đờm vàng dính kèm theo sốt cao, bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu hoàng;
gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20 – 40g.
Do khí táo: gặp ở viêm phế quản cấp tính vào mùa thu, trời lạnh.
- Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch
phù sác.
Bài 1: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, lá tre đều 12g; lá hẹ
8g; thạch cao 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Thanh táo phế khí thang gồm tang diệp, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp
đều 12g; đẳng sâm, cam thảo đều 16g; a giao 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm phế quản mạn: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như
viêm phế quản cấp tính.
- Nếu ngoài đợt cấp, có biểu hiện: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc,
sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, kém ăn,
rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt.
- Phép chữa: táo thấp hoá đờm, chỉ khái.
Bài 1: vỏ quýt, vỏ vối (sao), hạt cải trắng đều 10g; bán hạ, cam thảo dây đều 8g,
gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhị trần thang gia giảm gồm trần bì, phục linh đều 10g; bán hạ (chế) 20g;
thương truật 8g; bạch truật, hạnh nhân đều 12g; cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1
thang.
Nếu đờm nhiều gia bạch giới tử 8g, tức ngực gia chỉ xác 12g.
Bài 3: Viên trừ đờm gồm: nam tinh chế, phèn chua phi, bán hạ (chế), bồ kết (chế)
đều 20g; hạnh nhân, ba đậu (chế) đều 4g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày uống
10 viên chia 2 lần.
(theo suckhoedoisong)
52
5. Đông y chữa viêm phế quản
A Thể cấp tính
1. Phong hàn
Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt sợ lạnh.
nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ khản tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưỡi trắn mỏng mạch phù,
hoặc không đổi
Phép trị: Sơ phong tán hàn, tuyên phế
Hạnh tô tán
Chỉ sác 6 Bạch linh 12 Hạnh nhân 12
Bán hạ 8 Cát cánh 6 Trần bì 6 Ma hoàng 4
Tiền hồ 10 Sinh khương 4 Kinh giới 10 Xương xông 12
Cam thảo 6 Tô diệp 10 Tử uyển 12
Nếu sốt cao, sợ lạnh, gia Sài hồ, Cát căn, Hoàng cầm để giải cơ thanh nhiệt, Xuyên
khung thông lạc trị đau đầu
Nếu kiêm thấp ngực đầy, rêu cáu Mạch nhu gia Xương truật, Hậu phác.
2. Phong nhiệt
Triệu chứng: Ho khạc đờm vàng trắng dính họng khô họng đau sốt nhức đầu, sợ
gió, rêu vàng, có mồ hôi mạch phù sác
Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế
Tang cúc ẩm gia giảm
Tang diệp 12 Cúc hoa 12 Tiền hồ 12
Hạnh nhân 12 Cát cánh 8 Tang bì 12 Sa sâm 12
Bạc hà 6 Ngưu bàng 12 Xạ can 4 Bối mẫu 4
Liên kiều 12 Cam thảo 6 Bách bộ 12 Mật gấu
Đờm nhiều vàng dính thêm sốt cao bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng thêm
Hoàng cầm 12, Ngư tinh thảo 20-40
3. Táo khí
Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, mũi khô, họng khô, nhức đầu
mạch phù sác. bệnh thường gặp vào mùa thu
Phép trị: Thanh phế nhuận táo chỉ khái
Tang diệp 12 Hạnh nhân 8 Thạch cao 12
Đẳng sâm 16 Mạch môn 12 Tỳ bà diêp 12 Sinh khương 4
Cam thảo 12 A giao 8 Thiên môn 12 Hoài sơn 15
Ma nhân 8
Nếu có đờm khó khạc gia Bối mẫu, Qua lâu để nhuận phế hoá đờm
B Thể mạn tính
4. Đàm thấp
Triệu chứng: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc
thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn
Phép trị: Kiện tỳ táo thấp hoá đàm, chỉ khái
Viêm phế quản đàm
thấp
Bán hạ 8 Bạch linh 12 Cam thảo 12
Hạnh nhân 10 X truât 10 Đẳng sâm 12 Quế chi 12
Bạch truật 12 Tử uyển 12 Bạch tiền 10 Hậu phác 8
53
Cát cánh 8 B. giới tử 12 K Đ hoa 12 Bách bộ 12
Khi đã ít đờm nên bỏ Hậu phác, Thương truật
Nếu đau xiên ra lưng thêm Chỉ sác, Cát cánh để tăng cường lý khí
Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng, hay nôn là phế vị hư hàn gia can khương
Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư
vi dùng bổ trung
Nếu kiêm cả âm hư dùng bài kim thuỷ lục quân
5. Âm hư
Nguyên nhân do Phế âm hư suy, Phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra,
Phế khí nghịch gây nên
Triệu chứng: Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô,
ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về chiều, đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế sác..thường gặp
trong lao, viêm phế quản mãn, dãn phế quản ...
Phép trị: dưỡng âm thanh phế
Sa sâm mạch đông
thang
Sa sâm 12-20 Ngọc trúc 8-12 Cam thảo 4
Tang diệp 8-12 Biển đậu 8-12 Thiên hoa 8-12
Ho ra máu gia bạch cập, ngẫu tiết, tam thất
Hiện tại phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn đã có sản phẩm viên hoàn chữa
viêm phế quản.
Viêm phế quản hoàn dùng trong thể phế âm hư với các vị thuốc dưỡng âm thanh phế
có tác dụng bổ âm, bổ huyết, chữa suy phế, viêm phế quản, viêm họng. ..
Viêm phế quản hoàn 250 000 đ/hộp/dùng trong 10 ngày
Viêm phế quản thể đờm thấp dùng sản phẩm đạo đờm hoàn, tác dụng tiêu đờm định
huyễn chữa viêm phế quản rất hiệu quả.
Ngoài ra viêm phế quản kết hợp với thuốc đông y sắc uống hàng ngày sẽ khỏi trong
khoảng thời gian 8-12 tuần điều trị.
6. Đông Y Chữa Chứng Viêm Phế Quản
Chứng tâm phế mạn (TPM), một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế
quản, phổi mạn cao tuổi.
Biểu hiện của bệnh là: Xuất tiết khí - phế quản, khó thở, có các đợt viêm tái phát
liên tiếp trên nền tảng của một bệnh phế quản - phổi mạn tính, hiện tượng khó thở
tăng dần với cảm giác đè nén ở ngực khi có cố gắng thể lực, thường kèm theo đau
ngực, luôn có cảm giác đau tức hạ sườn phải khi cố gắng thể lực. Ngoài các dấu
hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_5_cac_benh_ve_phoi.pdf