Cung hàm hình vuông
Đường đỉnh sống hàm là đường cong chuyển từ vùng
răng cửa đến vùng răng cối tương đối gấp khúc, tạo thành
một góc ở vùng răng nanh; từ vùng răng cối nhỏ đến
vùng răng cối lớn thì gần như thẳng và hai đường hai bên
gần song song nhau.
Cung hàm hình parabole
Đường đỉnh sống hàm không tạo thành một góc ở
vùng răng nanh, tương đối rộng ở vùng răng cửa và là
một cung cong liên tục từ răng cối bên này đến răng cối
bên kia.
Cung hàm hình tam giác
Đường đỉnh sống hàm tương đối hẹp ở vùng răng
cửa, đường nối từ vùng răng nanh đến vùng răng cối
tương đối thẳng và theo hướng phân kỳ
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
143
HÌNH THÁI CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN
Lê Hồ Phương Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm kích thước và hình dạng của cung hàm mất răng toàn bộ
hàm trên trên một mẫu dân số người Việt Nam.
Phương pháp: 175 mẫu hàm trên của các bệnh nhân (109 nữ và 66 nam) đến làm phục hình toàn hàm tại khoa RHM,
ĐHYD được vẽ đường đỉnh sống hàm, chụp ảnh và chuyển vào máy tính. Vẽ và đo các đoạn thẳng tiêu biểu cho chiều trước
sau và chiều rộng của cung hàm hàm trên bằng phần mềm AutoCAD.
Kết quả: Kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên theo chiều trước sau là 44,01 ±
3,36 mm; theo chiều ngang tại vị trí 1/4 trước là 34,46 ± 3,34 mm, tại vị trí giữa là 43,38 ± 3,4 mm, vị trí ¼ sau
là 47,22 ± 3,12 mm, vị trí sau cùng là 44,76 ± 2,75 mm. Chiều ngang lớn nhất của cung hàm là 48,23 ± 3,06 mm
với 96,57% trường hợp nằm ở vị trí ¼ sau. Chiều trước-sau của cung hàm nhỏ hơn chiều ngang lớn nhất của
cung hàm trong 86,29% trường hợp. Tỷ số rộng sau (d) / rộng trước (b) có giá trị từ 1,14 đến 1,68. Tiêu chuẩn
phân loại mới về hình dạng cung hàm dựa theo tỉ số d/b như sau: vuông khi d/b 1,3; parabole khi 1,3 < d/b ≤ 1,5
; tam giác khi d/b >1,5. Cung hàm dạng parabole chiếm đa số (68,39%), kế đến là dạng vuông (25,81%), ít nhất
là dạng tam giác (5,81%).
Kết luận: Giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước trước-sau của cung hàm,
nhưng ở kích thước ngang, cung hàm nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Khác biệt về phân bố hình dạng cung
hàm ở hai giới không có ý nghĩa thống kê.
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE UPPER EDENTULOUS ARCH
Le Ho Phuong Trang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 143 - 148
The objective of this study was to determine the average arch width and antero-posterior distance of upper edentulous
arch and suggest a way to classify edentulous arch shape and determining distribution proportion of edentulous arch
shapes.
Method: One hundred and seventy five edentulous casts with the ridge crest line marked were photographed and
images transferred to a computer. AutoCAD software was used for measuring.
The results showed that the antero-posterior distance averaged 44.01 ± 3.36mm. The average arch width measured at
¼ anterior, mid, ¼ posterior and the furthest posterior site was 34.46 ± 3.34mm, 43.38 ± 3.4 mm, 47.22 ± 3.12 mm, and
44.76 ± 2.75 mm, respectively. The maximum arch width was 48.23 ± 3.06 mm with 96.57% of the cases falled in the ¼
posterior area. In 86.29% of the cases, the antero-posterior distance was smaller than the maximum arch width. The
proportion of ¼ posterior width (d) /¼ anterior width (b) ranged from 1.14 to 1.68 and was used as a suggested criterium
for categorization for upper edentulous arch shape: arch shape considered square shaped if d/b 1.3; parabolic if 1.3 < d/b
≤ 1.5 ; V-shaped if d/b >1.5. The majority of edentulous arch (68.39%) showed parabolic shape. The occurence of square
shape and V-shaped arch were respectively 25.81% and 15.81%.
Conclusion: There was no significant difference between male and female in antero-posterior distance, but all
dimensions of arch width were larger in male than in female significantly. There was no significant difference between male
and female in distribution proportion of edentulous arch shape.
* Răng-Hàm-Mặt – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
144
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái cung hàm là một trong những yếu tố giải
phẫu sinh lý quan trọng ảnh hưởng đến sự nâng đỡ,
vững ổn và dính của phục hình. Do đó, cần được đánh
giá một cách khách quan và đúng đắn. Nhiều tác giả
trên thế giới đã đề cập đến vấn đề này nhưng tại Việt
Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào.
Vì vậy, chúng tôi cố gắng bước đầu thực hiện
nghiên cứu hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm
trên trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu
sau:
1. Xác định kích thước trung bình theo chiều
rộng (trước, giữa, sau, sau cùng và lớn nhất) và chiều
trước sau của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên ở
một mẫu dân số người Việt.
2. Đưa ra những số liệu để phân loại cung hàm
"nhỏ, trung bình hay lớn".
3. So sánh kích thước, hình dạng cung hàm mất
răng toàn bộ hàm trên giữa giới nam và nữ.
4. Xác định tỉ lệ phân bố các loại hình dạng và đề
nghị cách phân loại cung hàm hàm trên mất răng toàn
bộ về mặt kích thước cũng như hình dạng.
5. Đề nghị các kích thước và hình dạng để góp
phần chế tạo khay lấy dấu toàn hàm hàm trên phù hợp
với người Việt.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu hàm đổ từ dấu sau cùng của 175 bệnh nhân
mất răng toàn bộ hai hàm đến điều trị tại khoa Răng
Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 9-2003
đến tháng 4-2006. Chúng tôi loại khỏi mẫu nghiên cứu
những mẫu hàm của bệnh nhân mới nhổ răng trong
thời gian ít hơn 3 tháng hoặc có điều trị phẫu thuật
điều chỉnh sống hàm, phẫu thuật trên xương hàm làm
thay đổi hình dạng cung hàm trước đó.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuẩn hoá vị trí của mẫu hàm bằng cách:
- xác định một mặt phẳng chuẩn từ 3 điểm
(hình 1 và 2):
" điểm mào xương ổ trên đường giữa: điểm A.
" hai điểm hai bên rãnh chân bướm hàm: là điểm
giới hạn sau cùng của lồi củ, nơi tiếp giáp giữa lồi củ và
dây chằng chân bướm hàm trên đường đỉnh sống hàm
kéo dài: điểm E và E'.
- Mẫu hàm được gắn trên bàn điều chỉnh của song
song kế và được điều chỉnh sao cho mặt phẳng chuẩn
song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Sau khi xác định mặt phẳng chuẩn, vẽ đường đỉnh
sống hàm bằng một dụng cụ nhỏ có một đầu chì được cố
định vuông góc với thanh đứng của song song kế (hình
3).
Hình 1 :Thước chữ T dùng để xác định các điểm
chuẩn.
Hình 2 : 3 điểm chuẩn.
Hình 3 : Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một dụng cụ
cố định vuông góc với thanh đứng của song song kế.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
145
Hình 4 : Hình ảnh mẫu hàm sau khi chụp.
Hình 5 : Các kích thước cần đo đạc
- Chiếu 3 điểm chuẩn và đường đỉnh sống hàm lên
một mặt phẳng nằm ngang bằng phương pháp chụp hình
với máy ảnh kỹ thuật số. Ta có hình chiếu của cung hàm
mất răng toàn bộ trong mặt phẳng chuẩn đã xác định
(hình 4).
- Hình ảnh được chuyển từ máy ảnh vào máy vi
tính để đo đạc.
- Đo các kích thước của cung hàm: dùng phần mềm
AutoCAD 2004 để vẽ và đo các đoạn thẳng sau (hình 5):
Nối hai điểm chuẩn phía sau ta có đường thẳng EE'
" Từ điểm A vẽ 1 đường thẳng ngang qua điểm
giữa EE'(điểm A'). Chia đoạn AA' thành 4 đoạn thẳng
bằng nhau: AB = BC = CD = DA'.
" Từ các điểm B, C, D vẽ đường song song với
EE'. Đường thẳng qua B gặp đường đỉnh sống hàm tại 2
điểm B1 và B2.
Tương tự ta có C1 và C2, D1 và D2.
Xác định chiều rộng lớn nhất của cung hàm: quan sát
và nhận ra vị trí cung hàm rộng nhất, vẽ đường thẳng
song song với EE' tại vị trí đó.
Các kích thước cần đo đạc là
AA' = a = kích thước cung hàm theo chiều trước sau,
B1B2 = b = chiều rộng cung hàm phía trước (rộng
trước),
C1C2 = c = chiều rộng cung hàm ở giữa,
D1D2 = d = chiều rộng cung hàm phía sau (rộng
sau), EE' = e = chiều rộng cung hàm tại vị trí sau cùng
max = kích thước chiều rộng lớn nhất của cung hàm.
Hình dạng cung hàm được quan sát để đánh giá theo
tiêu chuẩn của Jablonsky qui định như hình 6:
Hình 6: Phân loại cung hàm theo Jablonsky (A) Cung
hàm dạng vuông (B) Cung hàm dạng tam giác (C)
Cung hàm dạng ovale (D) Cung hàm dạng parabole.
Cung hàm hình vuông
Đường đỉnh sống hàm là đường cong chuyển từ vùng
răng cửa đến vùng răng cối tương đối gấp khúc, tạo thành
một góc ở vùng răng nanh; từ vùng răng cối nhỏ đến
vùng răng cối lớn thì gần như thẳng và hai đường hai bên
gần song song nhau.
Cung hàm hình parabole
Đường đỉnh sống hàm không tạo thành một góc ở
vùng răng nanh, tương đối rộng ở vùng răng cửa và là
một cung cong liên tục từ răng cối bên này đến răng cối
bên kia.
Cung hàm hình tam giác
Đường đỉnh sống hàm tương đối hẹp ở vùng răng
cửa, đường nối từ vùng răng nanh đến vùng răng cối
tương đối thẳng và theo hướng phân kỳ.
Cung hàm hình ovale
Đường đỉnh sống hàm là một cung cong liên tục từ
răng cối bên này đến răng cối bên kia với đường kính của
cung nhỏ ở hai đầu và lớn hơn ở vùng giữa như một hình
ovale.
- Khi đánh giá hình dạng, loại bỏ những trường
A B
C D
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
146
hợp không thể xác định hình thể rõ ràng, thường đó là
những trường hợp bất đối xứng qua đường giữa rõ rệt.
- Tính tỷ số rộng trước/rộng sau (d/b) để kết hợp
với các dạng cung hàm quan sát nhằm tìm hiểu xem với
tỷ số nào thì cung hàm có hình dạng nào.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Về kích thƣớc cung hàm
Mẫu nghiên cứu bao gồm 175 mẫu hàm hàm trên
mất răng toàn bộ của 66 nam (37,71%) và 109 nữ
(62,29%).
Bảng 1: Kích thước trung bình cung hàm mất răng
toàn bộ hàm trên(n=175)
Kích
thƣớc
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Khoảng tin
cậy 95%
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lơn nhất
a(mm) 44,01 3,36 43,51-44,51 35,97 52,93
b(mm) 34,46 3,34 33,96-34,96 27,07 42,08
c(mm) 43,38 3,40 42,87- 43,88 35,81 51,71
d(mm) 47,22 3,12 46,76- 47,69 39,9 54,72
e(mm) 44,76 2,75 44,35-45,17 37,36 53,84
max(mm) 48,23 3,06 47,77-48,69 41,18 56,28
Kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn
bộ hàm trên: a = 44,01 ± 3,36 mm, b = 34,46 ± 3,34 mm,
c = 43,38 ± 3,4 mm, d = 47,22 ± 3,12 mm, e = 44,76 ±
2,75 mm và max =48,23 ± 3,06 mm. Ở kích thước trước
sau, giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, nhưng ở các kích thước ngang, cung hàm nam
lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê.
- 82,86% trường hợp càng về phía sau, cung hàm
càng lớn dần (b < c < d < e).
96,57% trường hợp cung hàm có chiều rộng lớn nhất
ở vị trí ¼ sau. 86,29% trường hợp đo đạc có a < max hay
nói cách khác là phần lớn cung hàm mất răng toàn bộ
hàm trên có kích thước theo chiều trước sau ngắn hơn
kích thước chiều rộng.
- Cung hàm được phân loại thành 3 dạng "nhỏ, trung
bình, lớn" theo công thức tứ phân.
Bảng 2: Thang phân loại các kích thước của cung hàm
Kích thƣớc Nhỏ Trung bình Lớn
a(mm) 35,97-41,91 41,95-46,46 46,48-52,93
b(mm) 27,07-31,09 32,11-37,11 37,13-42,08
c(mm) 35,81-41.04 41,10-45,6 45,79-51,71
d(mm) 39,9-45,11 45,27-49,55 49,61-54,72
e(mm) 37,36-42,22 42,80-46,77 46,85-53,84
max(mm) 41,18-46,05 46,11-50,44 50,50-56,28
- Chúng tôi đề nghị sáu kích thước có thể được sử
dụng để góp phần sản xuất khay lấy dấu toàn hàm hàm
trên phù hợp với kích thước cung hàm mất răng toàn bộ
người Việt (bảng 3).
Bảng 3: Sáu kích thước cung hàm để góp phần sản
xuất khay lấy dấu toàn hàm hàm trên cho người Việt
Nam
Kích
thƣớc
I II III IV V VI
Chiều Dọc
a(mm) 38,27 40,95 43,12 45,22 47,02 49,38
Chiều Ngang
b(mm) 28,94 31,37 33,32 35,73 37,72 39,79
c(mm) 37,92 40,15 42,38 44,32 46,66 49,14
d(mm) 42,20 44,29 46,20 48,29 50,10 52,46
e(mm) 40,29 42,39 43,80 45,72 47,30 49,26
Max (mm) 43,31 45,53 47,11 49,11 51,12 53,52
Kích thước I và II ứng với cung hàm loại nhỏ, III và
IV ứng với cung hàm loại trung bình, V và VI ứng với
cung hàm loại lớn.
Như vậy, những kích thước trong bảng phân loại trên
khi kết hợp với kích thước của sống hàm và vòm khẩu sẽ
cho ta số liệu cần thiết để sản xuất được những khay lấy
dấu phù hợp với kích thước cung hàm mất răng toàn bộ
hàm trên của người Việt Nam.
Về hình dạng cung hàm
Tỷ số hình dạng cung hàm
Tỷ số rộng sau (d) / rộng trước (b) có giá trị trung
bình là 1,37.
Bảng 4: Tỷ số d/b
Số trung
bình
Độ lệch
chuẩn
min max Khoảng tin cậy
95%
1,37 0,10 1,14 1,68 1,35- 1,38
Phân bố hình dạng cung hàm theo quan sát và tỷ số
d/b tương ứng của các hình dạng này:
Biểu đồ 1: Hình dạng cung hàm hàm trên qua quan sát
và tỷ số rộng sau/rộng trước (d/b) tương ứng
Khi d/b ≤ 1,3 dạng vuông chiếm đa số với tỷ lệ
80%, đồng thời 12,5% dạng parabole có tỷ lệ d/b này,
cho thấy khó phân biệt dạng parabole với dạng vuông
trong một số trường hợp khi dùng tỷ số hình dạng.
Điều này được lý giải là vì quan sát bằng mắt chủ yếu
dựa vào sự tạo góc vuông ở vùng đoạn rộng trước của
cung hàm, còn qui ước bằng tỷ số chủ yếu dựa trên
trên sự gần bằng nhau của hai đoạn rộng trước và rộng
0 0
8 0
12 . 5
7 5 . 2 4
2 0
0 %
2 0 %
4 0 %
6 0 %
8 0 %
10 0 %
d/ b1. 5
O
P
V
TG
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học
147
sau của hình dạng cung hàm tính theo đường đỉnh sống
hàm.
Khi d/b >1.3 và ≤ 1.5, dạng parabole chiếm đa số
(68,81%), kế đó là dạng vuông (18,35%). Nếu dạng
oval được gộp vào dạng parabole (điều này hợp lý về
mặt thực tiễn khi chọn khay lấy dấu) thì tỷ lệ lên đến
90,48%.
Khi d/b >1,5, phần lớn cung hàm có dạng tam
giác, còn lại là dạng parabole với hai nhánh của
parabole phân kỳ nhiều, vì vậy tỷ số này phản ánh rất
phù hợp hình dạng cung hàm tam giác.
Vì vậy chúng tôi đề nghị sử dụng công thức d/b để
phân loại hình dạng như sau :
d/b ≤ 1,3 : cung hàm dạng vuông
1,3 < d/b ≤ 1,5 : cung hàm dạng parabole
d/b >1,5 : cung hàm dạng tam giác
Ý nghĩa của việc phân loại hình dạng dựa trên
tỷ số d/b
Đánh giá bằng cách quan sát hay thay đổi theo cái
nhìn chủ quan của người quan sát và có thể khác nhau ở
mỗi người quan sát, chỉ số d/b giúp công thức hóa việc
đánh giá hình dạng, thống nhất cách xếp loại cung hàm
(không tạo tranh cãi giữa các ý kiến chủ quan vể hình thể
cung hàm), đưa ra tỷ lệ các loại hình dạng cung hàm, làm
nền tảng cho việc sản xuất KLD.
Dựa theo tỷ số đề nghị, chúng tôi đánh giá lại hình
dạng cung hàm, và có kết quả như sau: Tỷ lệ các loại
hình dạng cung hàm dựa theo tỷ số d/b như sau (biểu đồ
2):
Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các loại hình dạng cung hàm tính
theo tỷ số d/b
Kết quả đánh giá cho thấy dạng parabole chiếm đa số
(68,39%), kế đến là dạng vuông với tỷ lệ 25,81%, ít nhất
là cung hàm dạng tam giác (5,81%). Khác biệt về phân
bố hình dạng cung hàm ở hai giới không có ý nghĩa
thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Avci M., Iplikcioglu H. (1992): An analysis of edentulous maxillary arch
width and palatal height; Int J Prosthodont, Jan-Feb, 5(1):73-7.
2. Atwood DA (2001): Some clinical factors related to rate of resorption of
residual ridges; J. Prosthet. Dent, 86(2): 119-25.
3. Cameron N (2001): The measurement of human growth; Croom Helm
Australia Pty Ltd, 100-112.
4. Chris CL (1998): The effect of prosthodontic treatment on alveolar bone
loss: A review of the literature; J.Prosthet.Dent, 80(3): 362-6.
5. Farkas LG (1994): Anthropometry of the Head and Face; Second Edition,
Raven Press, 191-199.
6. Hoffmann KD (1994): Anatomic considerations in the partially and fully
edentulous maxilla; Atlas Oral Maxillofac Surg Clin north Am, Sep, 2(2):
31-9.
7. Jablonsky S (1982): Illustrated dictionary of dentistry; W.B.Saunders
Company, 66-68.
8. Johnson DL, Holt RA, Duncanson MG Jr (1986): Contours of the
edentulous palate; J Am Dent Assoc, Jul, 113(1): 35-40.
9. Jorgensen (2002): Complete dentures for the elderly; 42-46.
10. Malejewska D (1966): Average measurements of the length and width of
toothless jaws and of the height of the palate; Czas Stomatol, Feb,
19(2):223-7.
11. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Tử Hùng (2001): Khảo sát đặc điểm đo đạc
vùng mặt của trẻ 7 tuổi trên ảnh chụp thẳng và nghiêng bằng máy ảnh kỹ
thuật số; Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành Răng Hàm Mặt, 2001.
12. Taddéi C, Lê Hồ Phương Trang, Nonclercq J (2003): Phục hình răng tháo
lắp toàn hàm _ Căn bản lâm sàng và kỹ thuật la bô; Nhà xuất bản Y Học.
13. Trần Thiên Lộc, Lê Hồ Phương Trang, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Nguyễn
Hiếu Hạnh (2003): Phục hình răng tháo lắp toàn hàm; Nhà xuất bản Y
Học.
14. Trần Mỹ Thuý, Hoàng Tử Hùng (1991): Nghiên cứu
hình thái cung xương ổ răng người Việt; Tiểu luận tốt nghiệp
bác sĩ RHM, khoa RHM ĐH Y Dược TpHCM.
6%
26%
68%
TG(d/b >1.5)
V(d/b<=1.3)
P(1.3<d/b<=1.5)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a4.PDF