Phương pháp nghiên cứu
- Chụp hình vân môi bằng máy chụp hình k ỹ thuật số Casio 7.1MP.
- Sau đó quan sát vân môi chụp được phóng đại trên màn hình máy vi tính.
- Người chụp hình : bác sĩ Võ Huỳnh Trang
- Phân vùng môi đỏ :
Phần trung tâm (vùng A) khoảng 2/3 dưới chiều cao môi đỏ trên và 2/3 trên chiều
cao môi đỏ dưới.
Phần ngoại biên (vùng B) gọi là vùng viền môi đỏ, chiếm khoảng 1/3 trên chiều cao
môi đỏ trên và 1/3 dưới chiều cao môi đỏ dưới.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái vân môi của người Việt Nam dân tộc Chăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH THÁI VÂN MÔI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DÂN TỘC CHĂM
TÓM TẮT
Ngày nay có nhiều nghiên cứu tìm ra các phương pháp khác nhau để phân biệt
người này với người khác. Và “vân môi” đã trở thành một dữ liệu sinh trắc học quan
trọng để xác định đó chỉ duy nhất là bạn mà thôi. Do đó vân môi cần được nghiên cứu
rộng và sâu hơn nữa.
Mục tiêu: (1) Phân loại các dạng vân môi ở người dân tộc Chăm. (2) Mô tả sự
khác biệt vân môi ở nam giới và nữ giới..
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu vân môi của 300 người
dân tộc Chăm từ 5 – 82 tuổi ở ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An
Giang bằng máy chụp hình kỹ thuật số.
Kết quả: Qua nghiên cứu hình thái vân môi của 300 người dân tộc Chăm ấp La
Ma, chúng tôi phân được 8 dạng vân môi và 8 dạng viền vân môi. Trong đó, dạng
hình sao va rãnh không qui tắc là những dạng mới mà chúng tôi ghi nhận được. Tỉ lệ
các dạng vân môi xuất hiện ở nam và nữ cũng khác nhau. Và chúng tôi không tìm
được mẫu vân môi nào giống mẫu vân môi nào.
Kết luận: Vân môi khác nhau ở các cá thể khác nhau nên có thể ứng dụng để
nhận dạng cá thể hay xác định tội phạm. Để được công nhận như một bằng chứng
khoa học trong tòa án cần có nhiều cuộc nghiên cứu về lĩnh vực này hơn nữa như
nghiên cứu thêm các dân tộc khác nhau để có thể so sánh các dạng vân môi, hay nhất
là nghiên cứu vân môi thay đổi theo thời gian để chứng minh tính duy nhất có một
không hai của nó.
ABSTRACT
LIP PRINT MORPHOLOGY OF THE VIETNAMESE MINORITY OF THE
CHAM.
Vo Huynh Trang, Le Van Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 308 – 314
Today, much research has been carried out to find out the ways to distinguish this
person from that person and lip prints have been used as a method to determine that
each person is unique. As a result, there should be further research on lip prints.
Objectives: (1) classify types of the Cham minority group’s lip prints. (2)
describe differences in lip prints among the opposite sexes of the Cham group.
Research methods and subjects: 300 Cham people aged from 5 to 82 in La
Ma, Vinh Truong Commune, An Giang Province are taken photograph by a digital
camera.
Results: After the investigation of the formation of lip print of 300 Cham people,
8 types of lip prints and 8 forms of lip print edge area were classified. Our new
finding is the type of lip print with star-shaped and irregular-shaped furrows. The
ratio of lip print types varies between women and men groups. No identical lip prints
were identified.
Conclusion: Due to the fact that lip prints have the sole characteristics, they are
used for personal recognition or crime investigation. For use of lip prints as scientific
proofs in courts, it is necessary to have further investigations with more minority
groups for comparison of types of lip prints. of more, and especially longitudinal
study to prove that lip prints never change during a lifetime.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa học nghiên cứu về hình thái, kích thước các phần, các cơ quan bộ phận khác
nhau của cơ thể người theo tuổi, giới tính… nhằm phục vụ cho nhiều mục đích với
nhiều lĩnh vực như: y học, nhân chủng học,... được gọi là nhân trắc học(Error! Reference
source not found.). Trong khoa học hình sự, để xác định cá thể người dựa vào các đặc điểm
do nhân trắc học cung cấp như: nhóm máu, giới tính, mô hình răng…, đặc biệt là dấu
vân tay đã mang lại nhiều thành công mỹ mãn. Tuy nhiên trong những trường hợp
không còn đầy đủ các bộ phận như: nạn nhân bị cắt mất tay, chân, hoặc bị bỏng mất
vân tay, hay không có hồ sơ về răng… thì việc xác định cá thể gặp rất nhiều khó
khăn. Thêm vào đó, từ những sai lầm chết người mà chứng cứ là dấu vân tay trong
một số vụ án xảy ra khoảng một thập niên trở lại đây đã làm cho người ta không thể
phủ nhận một tồn tại là chưa có chứng cứ xác thực 100% khẳng định vân tay người
tuyệt đối có tính cá nhân và không hề lặp lại. Vì thế mà gần 20 năm qua, các nhà khoa
học đã không ngừng tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để phân biệt người này với
người khác, “ngũ vân” ra đời từ đây. Với sự hỗ trợ của dụng cụ đo lường sinh học,
chúng trở thành những dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định đó chỉ duy nhất là
bạn mà thôi. Một trong “ngũ vân” đó chính là: Vân môi.
Năm 1902, Fischer đã mô tả vân môi. Năm 1930, ngành nhân chủng học đề cập đến
sự tồn tại của các nếp nhăn này, nhưng không đề ra ứng dụng nào cho thực tiễn(12).
Mãi đến năm 1950 lần đầu tiên vân môi được Snyder(Error! Reference source not found.) sử
dụng để xác định cá thể người. Santos(Error! Reference source not found.) 1967 đề nghị phân
các nếp nhăn ở môi người làm hai loại : đơn và kép.
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ nha - pháp y giữa son môi và môi nữ giới ở
107 phụ nữ Nhật năm 1967, K. Suzuki (Error! Reference source not found.) bất ngờ phát hiện
rãnh chứ không phải là nếp nhăn ở vùng môi đỏ như từ trước tới giờ vẫn nghĩ.. Nên
năm 1970 ông nghiên cứu vân môi của 280 người Nhật từ 6 - 57 tuổi (150 nam, 130
nữ) bằng cách chụp hình môi với máy Medical NIKKOR và lấy vân môi bằng máy
Finger Printer của Mỹ. Ông phân vân môi thành 5 loại và thấy rằng không có vân môi
nào giống nhau. Tsuchihashi(13) từ 1969-1974 nghiên cứu 1364 người (757 nam, 607
nữ) và 49 cặp song sinh cùng trứng, các kết quả nghiên cứu theo chiều dọc cho ông
kết luận không có sự thay đổi của vân môi theo thời gian, các cặp song sinh thì 99%
có mô hình vân môi giống nhau và tương tự cha mẹ chúng. Những năm sau này vân
môi được nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau như : Ludwig Hirth 1975 ở Đức.
Kisin(Error! Reference source not found.) 1983 ở Nga. Jerzy Kasprzak(Error! Reference source not found.)
1990 ở Ba Lan. Segui(Error! Reference source not found.) 2000 ở Tây Ban Nha.
Sivapathasundharam(Error! Reference source not found.) 2001 ở Ấn Độ. Ball J.(Error! Reference source
not found.) 2002 ở Út. Jin Ok Kim(Error! Reference source not found.) 2004 ở Hàn Quốc. Utsuno
2005 ở Nhật.
Các kết quả nghiên cứu đều xác nhận: giống như vân tay, vân môi ở mỗi người mang
tính đặt trưng riêng biệt. Nó củng cố cho việc sử dụng vân môi để xác định tội phạm,
nhưng lại chưa được công nhận như một bằng chứng khoa học trên tòa án. Cần có
nhiều nghiên cứu về vân môi hơn nữa nhằm tập hợp, giải thích, và chứng minh tính
duy nhất của vân môi.
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về môi, nhưng chủ yếu là kích thước môi, chỉ một
vài nghiên cứu về vân môi tập trung ở lứa tuổi sinh viên(Error! Reference source not found.).
Mong muốn bổ sung thêm những đặc điểm cụ thể về vân môi của người Việt Nam và
phần nào hỗ trợ cho ngành khoa học hình sự trong việc nhận dạng cá thể, chúng tôi
tiến hành làm đề tài: “hình thái vân môi của người Việt Nam dân tộc Chăm” tại xã
Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại các dạng vân môi ở người dân tộc Chăm.
- Mô tả sự khác biệt vân môi ở nam giới và nữ giới.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Công trình nghiên cứu trên 300 người dân tộc Chăm từ 6 – 82 tuổi ở ấp La Ma, xã
Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Phương pháp nghiên cứu
- Chụp hình vân môi bằng máy chụp hình kỹ thuật số Casio 7.1MP.
- Sau đó quan sát vân môi chụp được phóng đại trên màn hình máy vi tính.
- Người chụp hình : bác sĩ Võ Huỳnh Trang
- Phân vùng môi đỏ :
Phần trung tâm (vùng A) khoảng 2/3 dưới chiều cao môi đỏ trên và 2/3 trên chiều
cao môi đỏ dưới.
Phần ngoại biên (vùng B) gọi là vùng viền môi đỏ, chiếm khoảng 1/3 trên chiều cao
môi đỏ trên và 1/3 dưới chiều cao môi đỏ dưới.
- Ghi nhận hình dạng các rãnh vân môi ở vùng trung tâm và các dạng rãnh nằm
ở vùng ngoại biên tức vùng viền môi. So sánh sự khác biệt vân môi ở nam và nữ.
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0.
Hình chụp vân môi bằng máy ảnh kỹ thuật số (được phóng to trên màn hình vi tính)
KẾT QUẢ
Qua khảo sát vân môi của 300 người dân tộc Chăm, chúng tôi có kết quả như sau :
Bảng 1 : Giới tính trong mẫu nghiên cứu
Giới Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Nam 139 46,3
Nữ 161 53,7
Tổng cộng 300 100
Sau khi chụp hình và quan sát các rãnh vân môi được phóng to trên màn hình vi tính,
chúng tôi đã phân vân môi thành 8 dạng như bảng 3.2 và 8 dạng viền vân môi như
bảng 3.3 :
Bảng 2 : Các dạng vân môi
Kết quả Loại vân môi
Giới N Tỷ lệ %
Nam 66 47,5
Nữ 63 39,1
Dạng I : Rãnh thẳng
( Đi hết bề dầy môi
hoặc không)
Chung 129 43,0
Nam 26 18,7 Dạng II : Rãnh phân
nhánh (Đi hết bề dầy
Nữ 51 31,7
Kết quả Loại vân môi
Giới N Tỷ lệ %
môi hoặc không) Chung 77 25,7
Nam 08 5,8
Nữ 3 1,9
Dạng III : Giao rãnh
(Có thể kết hợp với ít
rãnh dạng I, II, IV)
Chung 11 3,7
Nam 07 5,0
Nữ 9 5,6
Dạng IV : Lưới rãnh
(Có thể kết hợp với ít
rãnh dạng I, II, III)
Chung 16 5,3
Nam 20 14,4
Nữ 15 9,3
Dạng V : Rãnh hình
sao
Chung 35 11,7
Nam 01 0,7
Nữ 4 2,5
Dạng VI : Có rãnh
ngang
Chung 05 1,7
Dạng VII : Không qui Nam 11 7,9
Kết quả Loại vân môi
Giới N Tỷ lệ %
Nữ 13 8,1 tắc
Chung 24 8,0
Nam 00 0,0
Nữ 03 1,9
Dạng VIII : Không có
rãnh
Chung 03 1,0
Bảng 3: Các dạng viền vân môi
Kết quả Loại viền vân môi
Giới N Tỷ lệ
%
Nam 20 14,4
Nữ 24 14,9
Dạng A : Rãnh thẳng
( Chiếm < 1/3 bề dầy
môi )
Chung 44 14,7
Nam 13 9,4 Dạng B : Rãnh phân
nhánh
Nữ 10 6,2
Kết quả Loại viền vân môi
Giới N Tỷ lệ
%
( Chiếm < 1/3 bề dầy
môi )
Chung 23 7,7
Nam 07 5,0
Nữ 04 2,5
Dạng C : Giao rãnh
( Chiếm < 1/3 bề dầy
môi )
Chung 11 3,7
Nam 62 44,6
Nữ 75 46,6
Dạng D : Lưỡi rãnh
( Chiếm < 1/3 bề dầy
môi )
Chung 137 45,7
Nam 11 7,9
Nữ 25 15,5
Dạng E: Rãnh hình
sao
Chung 36 12,0
Nam 07 5,0 Dạng F: Rãnh ngang
Nữ 05 3,1
Kết quả Loại viền vân môi
Giới N Tỷ lệ
%
Chung 12 4,0
Nam 03 2,2
Nữ 05 3,1
Dạng G : Không có
rãnh hoặc có ít rãnh
ngang hay dọc mờ
Chung 8 2,7
Nam 16 11,5
Nữ 13 8,1
Dạng H : Không có viền
môi
Chung 29 9,7
Các cấu trúc đặc biệt khác đi kèm theo các dạng rãnh trên gồm: củ môi ở giữa môi
trên, nốt vàng và xoắn ốc có thể nằm ở môi trên hoặc dưới.
Bảng 4 : Các cấu trúc đi kèm các dạng rãnh
Kết quả Loại cấu trúc
Giới N Tỷ lệ %
Củ môi Nam 41 29,5
Nữ 46 28,6
Chung 87 29,0
Nam 4 2,8
Nữ 2 1,2
Xoắn môi
Chung 6 2,1
Nam 10 7,2
Nữ 3 1,9
Nốt vàng
Chung 13 4,3
BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu chọn ngẫu nhiên theo danh sách người dân trong ấp nên có tỉ lệ nam
là 46,3% với 139 người và tỉ lệ nữ là 53,7% với 161 người.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 dạng vân môi. Trong đó dạng I rãnh thẳng chiếm
cao nhất 43,0%; các dạng khác có tỉ lệ giảm dần theo thứ tự : dạng II rãnh phân nhánh
25,7%; dạng V có hình sao là 1 dạng mới ghi nhận được trong nghiên cứu này chiếm
11,7%; dạng VII cũng là một dạng mới gồm những rãnh chạy không theo qui luật
chiếm 8%; còn lại các dạng có tỉ lệ thấp là dạng IV lưới rãnh 5,3%; dạng III giao rãnh
3,7%; dạng VI có rãnh ngang 1,7%; dạng VIII thấp nhất 1,0% là trường hợp phần
trung tâm vùng môi đỏ không có rãnh hoặc có 1-2 rãnh thẳng.
Bảng 5: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác
Dạng vân
môi
chúng
tôi
Lê Văn
Cường
Sivapatha-
sundharam
Rãnh thẳng 43,0% 42,2% 27,04%
Phân
nhánh
25,7% 13,2% 12,76%
Giao rãnh 3,7% 9,0% 41,33%
Lưới rãnh 5,3% 3,6% 10,71%
Dạng vân
môi
chúng
tôi
Lê Văn
Cường
Sivapatha-
sundharam
Hình sao 11,7%
Có rãnh
ngang
1,7% 13,6%
(Rãnh
ngang bờ
ngoài)
Không qui
tắc
8,0%
Không có
rãnh
1,0%
Có củ môi 29,0%% 15,9% (Có
củ môi
trên)
Có xoắn
môi
2,1% 1,7% (Có
nốt tròn)
Có nốt
vàng
4,3% 1,3% (Có
hình chuỗi
8,16%
Dạng vân
môi
chúng
tôi
Lê Văn
Cường
Sivapatha-
sundharam
hạt)
Tác giả Lê Văn Cường(1) nghiên cứu trên 220 sinh viên dân tộc Kinh của Đại học Y
Dược TP HCM ghi nhận dạng rãnh thẳng chiếm cao nhất giống với chúng tôi. Còn
Sivapathasundharam(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 200 người Ấn Độ thì
dạng giao rãnh phổ biến nhất, sau đó tới rãnh thẳng, ngược lại với chúng tôi.
Sivapathasundharam có dạng V là dạng các rãnh không rõ ràng, chiếm 8,16%. Nhưng
chúng tôi và tác giả Lê Văn Cường đã chia thêm 4 dạng nữa. Dạng có rãnh ngang của
chúng tôi tỉ lệ thấp nhưng của tác giả thì cao. Do cách lấy mẫu khác nhau, nên chúng
tôi không thể so sánh dạng có xoắn môi, dạng có nốt vàng của chúng tôi với dạng có
nối tròn, dạng có chuỗi hạt của tác giả có phải là một hay không.
Dạng II của tác giả Lê Văn Cường là rãnh thẳng và có củ môi trên, nhưng qua
khảo sát chúng tôi ghi nhận củ môi trên có thể xuất hiện cùng với các dạng rãnh khác
như giao rãnh, rãnh phân nhánh, hình sao..., ngay cả có trường hợp đi kèm với 2 xoắn
ốc ở môi dưới và đi cùng với nốt vàng ở môi trên. Và trên số liệu của dân tộc Chăm
thì củ môi xuất hiên cũng khá cao 29,0%
Tác giả Ludwig Hirth(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 500 người Đức, ông
ghi nhận 31,2% vân môi có hình xoắn ốc, và có 3 dạng : hoặc 1 xoắn ốc ở giữa môi
trên, hoặc 2 xoắn ốc ở môi dưới, hoặc 3 xoắn ốc : 1 ở môi trên, 2 ở môi dưới. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trên dân tộc Chăm thì xoắn môi xuất hiện rất it chỉ 6/300
trường hợp chiếm 2,1%, trong đó 4 trường hợp thấy 2 xoắn ở môi dưới (và có 2/4
trường hợp đó đi kèm với củ môi), 1 trường hợp có 1 xoắn ở môi trên, và đặc biệt có
1 trường hợp có 2 xoắn ở môi trên mà từ trước tới giờ chưa thấy ghi nhận.
Nốt vàng ở dân tộc Chăm thì xuất hiện ít chỉ có 4,3%, hơi mờ và chỉ thấy ở
môi trên
Bảng 6: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác ở nam và nữ
Dạng
vân
môi
Giới chúng
tôi
Lê Văn
Cường
Y.
Tsuchihashi
Nam 47,5% 44,2% 27,3% Rãnh
thẳng
Nữ 39,1% 40,5% 26,2%
Nam 18,7 13,4% 18,2% Phân
nhánh
Nữ 31,7 12,9% 23,8%
Nam 5,8 9,6% 31,3% Giao
rãnh
Nữ 1,9 8,6% 33,3%
Nam 5,0 4,8% 13,6% Lưới
rãnh
Nữ 5,6 2,5% 11,9%
Nam 14,4 Hình
sao
Nữ 9,3
Nam 1,7% 10,5% Có rãnh
ngang
Nữ 1,1% 13,6%
Nam 0,7 Không
qui tắc
Nữ 2,5
Nam 0,0 Không
có rãnh
Nữ 1,9
Nam 29,5 14,4% Có củ
môi
Nữ 28,6 17,2%
Nam 2,8 1,9% 9,1% Có
xoắn
môi
Nữ 1,2 1,7% 4,8%
Nam 7,2 1,9% Có nốt
vàng
Nữ 1,9 0,8%
Khi so sánh riêng từng dạng vân môi ở nam và nữ với các tác giả Lê Văn Cường và
Tsuchihashi(Error! Reference source not found.) đo trên 64 người Nhật (22 nam, 42 nữ ); thì
chúng tôi thấy dạng rãnh thẳng phổ biến nhất ở cả nữ và nam trong kết quả của chúng
tôi giống với của tác giả Lê Văn Cường trên sinh viên dân tộc Kinh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hình dạng vân môi của 300 người dân tộc Chăm chúng tôi ghi nhận :
Có 8 dạng vân môi
- Dang I rãnh thẳng phổ biến nhất chiếm 43,0%, và thấy nhiều nhất ở cả 2 giới.
- Củ môi có thể kết hợp với các dạng rãnh và chiếm tỉ lệ cao 29%.
- Ghi nhận 2 xoắn ốc ở môi trên.
Có 8 dạng viền vân môi
Không có vân môi của người nào giống người nào trong 300 mẫu vân môi khảo sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 164_1142.pdf