LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC HÌNH VẼ. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.viii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG . 4
1.1 Đầu tư.4
1.1.1 Khái niệm đầu tư .4
1.1.2 Các giai đoạn đầu tư .4
1.2 Chi phí đầu tư xây dựng công trình .6
1.2.1 Tổng mức đầu tư.6
1.2.2 Dự toán công trình.8
1.2.3 Định mức và giá xây dựng công trình .10
1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình .11
1.3.1. Quản lý tổng mức đầu tư .16
1.3.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình .18
1.3.3 Quản lý định mức và đơn giá xây dựng .20
1.3.4 Quản lý tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí ĐTXD công trình .23
1.4 Đặc điểm của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.25
1.4.1 Nguyên tắc.25
1.4.2 Đặc điểm.26
1.5 Chỉ tiêu, tiêu chí, đánh giá của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.27
1.5.1 Chỉ tiêu tổng mức đầu tư .28
1.5.2 Chỉ tiêu dự toán, tổng dự toán .29
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính có trách nhiệm phối
hợp với Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước.
Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp đồng chưa
được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và
không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.
c, Thanh toán khối lượng hoàn thành:
Sau khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn giám sát theo trình tự tương
tự đã nêu trong công tác quản lý dự toán xây dựng công trình, phòng Thực hiện dự án
chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thi công tại hiện trường và tổ chức nghiệm thu,
48
thanh toán khối lượng hoàn thành của Nhà thầu
Việc thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng được tiến hành theo nhiều
đợt trong suốt quá trình thi công. Căn cứ theo khối lượng hoàn thành của Nhà thầu đã
được Tư vấn giám sát kiểm tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, xác nhận
làm căn cứ để phòng Tài chính thanh toán lập phiếu thanh toán trình lãnh đạo Ban ký.
- Nội dung phòng Thực hiện dự án kiểm tra gồm:
+ Cán bộ hiện trường kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng của Nhà thầu: hồ sơ lập đúng
theo quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng; khối lượng trong hồ sơ phải phù
hợp với thực tế đã thi công tại hiện trường; các khối lượng hoàn thành phải được
nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu đúng quy định.
- Nội dung phòng Kế hoạch kiểm tra:
+ Giá trị thanh toán lũy kế của Nhà thầu không được vượt giá trị hợp đồng đã ký;
+ Đối chiếu với kế hoạch vốn đã được phê duyệt để trình cấp có th m quyền bổ sung
vốn đảm bảo thanh toán giá trị hoàn thành cho nhà thầu.
- Nội dung phòng Th m định kiểm tra:
+ Kiểm tra hạng mục công việc hoàn thành có phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được phê
duyệt;
+ Kiểm tra đơn giá áp dụng để thanh toán có đúng với đơn giá đã được phê duyệt
trong dự toán xây dựng.
Việc thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện theo trình tự gồm 03 bước sau:
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hình 2.4 Quy trình thanh toán khối lượng hoàn thành
- Bước 1: Lập kế hoạch tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành:
Lập kế hoạch thanh toán khối lượng hoàn thành
Tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành
Thanh toán khối lượng hoàn thành
49
Căn cứ hợp đồng kinh tế được ký kết, Nhà thầu tính toán xác định giá trị khối lượng
xây lắp hoàn thành theo từng giai đoạn quy ước, giai đoạn thi công và lập kế hoạch
thanh toán.
- Bước 2: Nghiệm thu công việc: Phòng Thực hiện dự án tổ chức nghiệm thu công việc
tại hiện trường. Mỗi phần công việc hoàn thành sẽ được nghiệm thu ba bên (chủ đầu
tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công) và làm thành biên bản có đủ chữ ký của các bên.
Biên bản nghiệm thu là căn cứ để thanh toán cho nhà thầu.
- Bước 3: Thanh toán khối lượng hoàn thành:
Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình được thực hiện trên cơ sở, nội dung
phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết và khối lượng thực hiện. Nhà thầu
có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán. Hồ sơ thanh toán gồm:
+ Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
+ Bảng tính khối lượng xây lắp hoàn thành được Tư vấn giám sát xác nhận.
+ Bảng thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành được lập trên khối lượng thiết kế,
đơn giá dự toán được phê duyệt. Đối với khối lượng phát sinh và đơn giá thay đổi phải
được chủ đầu tư phê duyệt mới đưa vào thanh toán.
+ Nhật ký thi công.
+ Hồ sơ chất lượng: các biên bản nghiệm thu công việc và các chứng chỉ có liên quan.
Phòng Thực hiện dự án trực tiếp nhận và xác nhận hồ sơ, sau đó chuyển phòng Tài
chính kế toán kiểm tra số liệu tài chính làm cơ sở trình Giám đốc ký thanh toán.
d, Thanh toán khối lượng phát sinh
- Đối với khối lượng phát sinh nguyên nhân do dự toán xây dựng công trình tính thiếu
khối lượng so với bản vẽ thiết kế và khối lượng phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng
tương ứng trong hợp đồng thì phòng Thực hiện dự án lập biên bản hiện trường ghi
nhận thực tế, đồng thời tổ chức nghiệm thu để thanh toán cho Nhà thầu.
- Đối với khối lượng phát sinh nguyên nhân do dự toán xây dựng công trình tính thiếu
khối lượng so với bản vẽ thiết kế và khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng
tương ứng trong hợp đồng thì phòng Thực hiện dự án lập biên bản hiện trường ghi
nhận thực tế, đồng thời tổ chức nghiệm thu để thanh toán cho Nhà thầu. Các bên gồm
Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công xác định đơn giá mới theo nguyên tắc
đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán.
50
- Đối với khối lượng phát sinh nguyên nhân do thiết kế chưa phù hợp nên không thể
vận hành sử dụng được công trình thì thực hiện theo 3 bước sau để đủ điều kiện thanh
toán:
+ Bước 1: Phòng Thực hiện dự án yêu cầu Tư vấn thiết kế điều chỉnh lại thiết kế và
điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
+ Bước 2: Phòng Kỹ thuật th m định tổ chức th m tra, trình Sở Xây dựng th m định
thiết kế điều chỉnh và dự toán điều chỉnh;
+ Bước 3: Căn cứ vào thiết kế đã được điều chỉnh và dự toán điều chỉnh, phòng Thực
hiện dự án tổ chức nghiệm thu để thanh toán.
- Hồ sơ thanh toán phát sinh gồm:
+ Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
+ Bảng tính khối lượng phát sinh được Tư vấn giám sát xác nhận.
+ Bảng thanh toán khối lượng phát sinh được lập trên khối lượng thiết kế điều chỉnh,
đơn giá dự toán điều chỉnh được phê duyệt.
+ Nhật ký thi công.
+ Hồ sơ chất lượng: các biên bản nghiệm thu công việc và các chứng chỉ có liên quan.
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
2.3.1 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Công tác quản chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đã đạt được một số kết quả như
sau:
Với chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA, UBND huyện Yên Châu đã giao ban triển
khai đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng nhằm triển khai
các dự án trọng tâm, trọng điểm của Huyện, giải quyết các bức xúc dân sinh của người
dân trong huyện trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi;
Với số lượng nhân sự được giao, Ban QLDA đã triển khai hoàn thành công việc và
nhiệm vụ được UBND huyện giao. Ban QLDA đã tự chủ bằng nguồn chi phí quản lý
dựa án của các dự án do Ban triển khai;
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
51
Hầu như các công trình triển khai thực hiện đều đạt được mục tiêu đề ra trong công tác
quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Hoàn thành kế hoạch giải ngân được UBND tỉnh và UBND huyện phê duyệt.
Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu làm chủ đầu tư dự án hoặc thay mặt chủ đầu tư
(UBND huyện Yên Châu) quản lý các dự án công trình xây dựng trên địa bàn Huyện,
trong thời gian dài hoạt động Ban đã quản lý nhiều dự án với số vốn đầu tư hàng trục
tỷ đồng. Các công trình của các dự án này đã và đang được đem vào khai thác sử dụng
đảm bảo chất lượng, hiệu quả được UBND Tỉnh Sơn La, Sở Xây dựng, Sở Giao thông
vận thải, UBND huyện Yên Châu... khen thưởng. Có thể nhận thấy những năm gần
đây (từ năm 2015 đến 2018) Ban QLDA ĐTXD huyện đều đạt được thành tự nhất
định, vượt kế hoạch, mục tiếu đề ra của năm trước. Do đó, UBND tỉnh Sơn La tin
tưởng và giao cho UBND huyên Yên Châu đầu tư và quản lý những dự án, công trình
lớn tại địa bàn huyện.
Bảng 2.3 Bảng theo dõi tình hình thanh toán và giá trị thực hiện 2015 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
kế
hoạch
Giá trị khối lượng
hoàn thành năm
trước chưa được
thanh toán
Giá trị khối lượng
thực hiện ở năm
kế hoạch
Giá trị khối lượng hoàn
thành chưa được thanh
toán chuyển sang năm
sau
Giải ngân
trong năm
2015 7.086 113.904 13.460 107.530
2016 13.460 132.362 15.964 129.858
2017 15.964 141.256 8.659 148.561
2018 8.659 139.875 7.327 141.207
(Nguồn : Phòng Kế toán - Hành chính Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu)
Giải ngân trong năm = Giá trị khối lượng hoàn thành năm trước chưa được thanh
toán + Giá trị khối lượng thực hiện ở năm kế hoạch - Giá trị khối lượng hoàn thành
chưa được thanh toán chuy n sang năm sau
Qua số liệu báo cáo của Ban QLDA ĐTXD Yên Châu tại bảng 2.3 về theo dõi tình
hình thanh toán và giá trị thực hiện tại Ban ta thấy: Tình hình giải ngân trong các năm
tăng đều, năm 2018 so với 2015 tăng 60,17 %, bên cạnh đó tình hình nợ khối lượng
hoàn thành các công trình còn nhiều và tăng dần, năm 2018 so với 2015 tăng 41,27 %
52
điều này gây khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng công trình và công tác quản
lý dự án.
Bảng 2.4 Bảng số liệu các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
Đơn vị: dự án
STT Năm
Số dự án hoàn thành
đưa vào sử dụng
Số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
đã được phê duyệt quyết toán trong
năm
1 2015 35 25
2 2016 42 29
3 2017 48 36
4 2018 63 58
Cộng 214 169
(Nguồn : Phòng Kế toán - Hành chính Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu)
Nhìn vảo Bảng 2.4. thì hầu hết các các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đều
được Ban kịp thời làm hồ sơ báo cáo quyết toán trình cấp có th m quyền phê duyệt.
Hiện còn một số dự án đã làm hồ sơ báo cáo quyết toán và chưa được phê duyệt như :
+ Xây dựng Hội trường trung tâm huyện Yên Châu.
+ Chỉnh trang khuôn viên Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện.
+ Cầu tràn liên hợp bản Na Xanh, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu.
+ Trạm y tế xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.
+ Đường quốc lộ 9-Trạm y tế-UBND xã Tú Nang, huyện Yên Châu
Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu hoạt động theo mô hình Giám đốc đốn đốc, kiểm
tra và giám sát các Phòng trong Ban. Phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau hoàn thiện
đúng tiến độ. Các thành tích đạt được trong thời gian qua là nhờ sự đoàn kết, thái độ
tác phong làm việc nghiêm túc từ nhân viên cho đến lãnh đạo Ban và nhờ sự tổ chức
các buổi hợp để chỉ ra những sai phạm để nhân viên kịp thời sửa lỗi, không mắc phải
sai lầm tương tự trong tương lai.
Ban QLDA Yên Châu cố gắng thực hiện theo đúng tiến độ thi công nhằm giảm tối đa
việc gia tăng thêm chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, Ban QLDA cũng giám sát chặt chẽ
quá trình thi công của nhà thầu, nhằm giảm thiểu những thất thoát và đồng thời đảm
bảo chất lượng của hạng mục, tránh việc phải sửa chữa, gây tốn kém. Tuy nhiên trên
53
thực tế, do tác động của những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm gia tăng
thêm chi phí phát sinh trong tất cả các công việc. Cụ thể:
Bảng 2.5 Thống kế số lượng các dự án bị các sai sót trong công tác lập chi phí dự án
từ 2016-2018
Đơn vị tính: dự án
TT
Sai sót trong quá trình thực
hiện dự án
Năm
2016
Tỷ lệ
(%)
Năm
2017
Tỷ lệ
(%)
Năm
2018
Tỷ lệ
(%)
1 Công tác khảo sát- thiết kế 6 14,29 4 7,41 5 7,46
2 Công tác giải phóng mặt bằng 8 19,05 8 14,81 15 22,39
3 Công tác đấu thầu 4 9,52 3 5,56 5 7,46
4 Công tác thi công 6 14,29 5 9,26 10 14,93
(Nguồn : Phòng Kế toán – Hành chính Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu)
Từ năm 2016 đến năm 2018, trong lập chi phí của dự án có 4 sai sót thông thường gặp
phải. Có những dự án có thể gặp đến 4 sai sót, nhưng cũng có những dự án chỉ gặp 1
sai sót. Theo thống kê trong 1 dự án sót về lập dự toán cho công tác giải phóng mặt
bằng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các năm (cụ thể năm 2018 là 22,39 %) do mức giá mà
ban đưa ra thông thường thấp hơn so với mức đền bù mong muốn của người dân, để
đảm bảo cho công tác giải phóng mặt bằng kịp tiến độ, Ban quản lý phải điều chỉnh.
Những sai sót này đã gây ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án và làm tăng chi phí từ
100 đến 200 triệu đồng.
Đặc biệt, có thể tăng chi phí lên đến 300 triệu đồng nếu gặp sai xót trong công tác thi
công. Sai xót lập chi phí trong công tác thi công chiếm tỷ lệ 14,93 % của các dự án
trong năm 2018 vì công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng chưa thực hiện
chính xác giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán
trong hợp đồng đã kí kết.
Ngoài những nội dung quản lý quan trọng ở phần trên, Ban QLDA ĐTXD huyện Yên
Châu còn quản lý các nội dụng khác như: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng, Quản
lý nhân sự dự án đầu tư xây dựng, Quản lý môi trường xây dựng của dự án, Quản lý an
toàn dự án, Quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu Tất cả những nội dung quản lý được chia
54
nhỏ ra để việc quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp đã đem lại những tác dụng tích cực,
góp phần thúc đ y sự vận hành và phát triển của Ban QLDA ĐTXD Yên Châu.
2.3.2 Một số hạn chế, trở ngại trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, có thể thấy công tác quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình của Ban QLDA còn có một số hạn chế yếu điểm cần được khắc phục
để các dự án mà Ban QLDA làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoàn thành đúng
tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Qua thực trạng công tác quản lý chi phí
đầu tư xây dựng của Ban QLDA nêu trên, có thể nêu ra một số những tồn tại, hạn chế
chính như sau:
a, Trong công tác quản lý dự toán xây dựng:
Trên cơ sở bản vẽ thiết kế, dự toán do đơn vị tư vấn lập, Ban quản lý thực hiện vai trò
của Chủ đầu tư trong việc quản lý dự toán xây dựng theo đúng quy định. Tuy nhiên,
vẫn còn một số tồn tại thường xuyên xảy ra trong công tác quản lý dự toán như sau:
- Chưa xác định được được đầy đủ các chi phí cần thiết trong danh mục chi phí khác
nên phải điều chỉnh bổ sung mục chi phí khác sau khi dự toán xây dựng công trình đã
được phê duyệt;
- Trong qúa trình lập dự toán xây dựng, Ban quản lý có trách nhiệm xác định tỷ lệ dự
phòng phí phần khối lượng dựa theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, do việc
xác định tỷ lệ dự phòng ít nên khi có phát sinh khối lượng thi công so với thiết kế được
duyệt làm cho chi phí dự phòng không đủ. Vì vậy, Ban quản lý phải xác định lại dự
phòng phí và điều chỉnh lại dự toán xây dựng gây chậm tiến độ triển khai dự án triển
khai thực hiện dự án;
- Kiểm soát việc bóc khối lượng từ bản vẽ thiết kế không được đầy đủ, vẫn còn thiếu
khối lượng các hạng mục công việc cần thiết trong dự toán xây dựng dẫn đến phải phát
sinh công việc khi triển khai thi công.
b, Trong công tác quản lý định mức, giá xây dựng.
Ban quản lý dự án đã thuê các đơn vị tư vấn lập thiết kế và dự toán xây dựng công
trình, công tác th m định dự án cũng được tiến hành chặt chẽ. Đồng thời khi có thay
đổi thiết kế, điều chỉnh quy mô công trình, giá nguyên vật liệu biến động, thay đổi
mức lương tối thiếu làm dự toán công trình thay đổi hoặc vượt tổng mức đầu tư đã phê
duyệt, Ban quản lý đều tổ chức lập tổng mức đầu tư điều chỉnh và th m tra phần tổng
55
mức đầu tư điều chỉnh theo đúng quy định để trình cấp có th m quyền xem xét quyết
định. Tuy nhiên công tác quản lý định mức, giá xây dựng còn một số tồn tại như sau:
Vận dụng sai định mức trong việc xác định giá xây dựng, có một số trường hợp vận
dụng sai cả định mức chi phí làm tăng giá trị gói thầu gây thất thoát vốn Nhà nước.
- Cán bộ quản lý chi phí chưa dự báo được hết những rủi ro như sự biến động của giá
vật liệu, thay đổi mức lương tối thiểu dẫn đến tính chi phí dự phòng không đủ. Trên
thực tế khi tiến hành thi công một số công trình đã phải điều chỉnh lại dự toán, điều
chỉnh giá gói thầu.
- Đối với những dự án có quy mô lớn, cán bộ quản lý vẫn để xảy ra sai sót trong việc
cập nhật đơn giá vật liệu, lương cơ bản vùng, giá ca máy dẫn đến xác định sai đơn giá
xây dựng.
- Việc áp dụng chỉ số giá xây dựng để xác định dự phòng phí vẫn còn nhiều sai sót
trong cách vận dụng, nhất là việc áp dụng chỉ số giá xây dựng để tính đơn giá điều
chỉnh đối với hình thức hợp đồng điều chỉnh giá vẫn còn nhiều sai sót.
c, Trong công tác tạm ứng, thanh toán công trình
- Việc tạm ứng được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng, tuy nhiên vẫn có trường
hợp Ban quản lý phải tổ chức thu hồi tạm ứng do nhà thầu chưa có khối lượng thanh
toán trong vòng 6 tháng kể từ ngày tạm ứng. Tuy nhiên, việc tổ chức thu hồi tạm ứng
không đơn giản, thường rất phức tạp và kéo dài.
- Việc thanh toán khối lượng hoàn thành nhiều khi chưa đủ hồ sơ quản lý chất lượng,
biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào, chứng chỉ thí nghiệm...
- Trong một số trường hợp, sau khi nhà thầu hoàn thành hồ sơ thanh toán nhưng không
được thanh toán ngay gây chậm tiến độ triển khai thi công ngoài hiện trường.
d, Một số tồn tại, hạn chế khác
- Tồn tại trong cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phục vụ công tác
quản lý chi phí đầu tư của Ban: Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ban chưa hợp lý, chưa có
sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng và có nhiều sự
chồng chéo.
- Trong trình tự quản lý chi phi đầu tư xây dựng của Ban
Phê duyệt còn chậm trễ, mất nhiều thời gian: Do tất cả các bước trong trình tự quản lý
chi phí đều phải thông qua UBND tỉnh hoặc UBND huyện Yên Châu;
56
Việc giám sát, kiểm tra thường xuyên gặp nhiều khó khăn và việc phối hợp với chính
quyền địa phương còn hạn chế: Do các dự án nằm rải rác trên địa bàn huyện;
Thiếu sự gắn kết và thông tin trao đổi chưa hiệu quả giữa các bộ phận của Ban và các
bên liên quan, đặc biệt là UBND huyện: Do chưa xây dựng được hệ thống trao đổi
thông tin.
- Tồn tại của công tác quản lý chi phí trong công tác lập, th m định và phê
duyệt chi phí dự án
- Kết quả khống chế chi phí thực hiện trong phạm vi ngân sách được phê duyệt chưa
đạt yêu cầu, chưa sát với thực tế (tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng tăng);
- Tồn tại của công tác quản lý chi phí trong công tác lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu tư vấn chủ yếu là hình thức chỉ định thầu nên không có tính cạnh
tranh cao trong đấu thầu: Do nể nang quen biết nên công tác thương thảo hợp đồng
chưa đạt hiệu quả, hợp đồng còn sơ sài, chưa chặt chẽ.
Nguyên nhân do: Chất lượng nhân sự phụ trách thương thảo và hoàn thiện hợp đồng
chưa cao; chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của việc giảm chi phí khi lựa chọn nhà
thầu; chưa có chỉ tiêu, kế hoạch về giảm giá gói thầu.
Bên cạnh đó quá trình thực hiện đấu thầu hiện nay còn xuất hiện tình trạng đã xác định
được đối tượng trúng thầu và các tiêu chí nêu ra nhằm mục đích phù hợp với đơn vị
đó. Chủ đầu tư lấy một nhà thầu làm mẫu hình chu n để ra bài thi nên chỉ có nhà thầu
đó mới có được lời giải tương ứng. Các chuyên gia cho biết, không ít chủ đầu tư vì lợi
ích riêng đã tìm đủ cách bóp méo các quy định về đấu thầu. Một số chủ đầu tư thậm
chí còn đề ra những yêu sách riêng để hạn chế các nhà thầu “không quen biết” tham
gia. Với phương thức này, lợi ích của chủ đầu tư, chủ thầu đều được bảo đảm, song
hiệu quả và mức độ tác động của công trình, dự án, chương trình lại là câu hỏi phải
chờ khi hoàn thành mới rõ. Chính vì vậy nâng cao đạo đức nghề nghiệp bên cạnh việc
nâng cao trình độ chuyên môn là một công tác rất quan trọng để hạn chế tối đa những
tiêu cực x y ra trong đấu thầu, nhằm mục đích lựa chọn được các nhà thầu đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu một cách nhanh
chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
57
Tình trạng thông thầu, “quân xanh, quân đỏ” trong quá trình đấu thầu các công trình
xây dựng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung đã được dư luận đề cập từ lâu,
nhưng không dễ phát hiện. Việc áp dụng đấu thầu điện tử đang được cho là giải pháp
hữu hiệu nhằm ngăn chặn tiêu cực.
* Nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác trong quản lý chi phí đầu tư của Ban
- Trong cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phục vụ công tác
quản lý chi phí đầu tư của Ban
Nguyên nhân là do chính sách pháp luật thay đổi: Tại thời điểm thành lập Ban theo
đúng các quy định của Luật Xây dựng 16/2003/QH11, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng
hiện tại các văn bản mới là Luật Xây dựng số 50/2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư
16/2016/TT-BXD về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-
CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Trong công tác quản lý chi phí trong công tác lập, th m định và phê
duyệt chi phí dự án
Nguyên nhân khách quan: Các chế độ chính sách thay đổi, thay đổi quy hoạch, điều
chỉnh quy mô đầu tư, trượt giá, lạm phát tăng mạnh kéo theo đó là chi phí giải phóng
mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; các khoản mục chi phí như: Chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công,... biến động. Dẫn đến tình trạng các khoản chi
phí phát sinh này vượt cả chi phí dự phòng và phải điều chỉnh chi phí,...;
Nguyên nhân chủ quan: Phương pháp lập dự toán chi phí chưa phù hợp với yêu cầu
thực tế, yếu tố chủ quan của người lập như năng lực nhà thầu tư vấn chưa đáp ứng yêu
cầu dẫn đến dự toán qua các giai đoạn đầu tư còn chưa đầy đủ các khoản mục chi phí
và tính toán chưa phù hợp với quy định hiện hành tại thời điểm lập dự toán chi phí và
th m định dự toán chi phí, công tác chu n bị chưa tốt;
- Công tác th m định, phê duyệt dự toán chi phí tại Ban còn chậm so với yêu cầu của
công việc.
Nguyên nhân: Thủ tục giải quyết các công việc của nội bộ của Ban QLDA đầu tư xây
dựng huyện Yên Châu còn rất nhiều thủ tục không cần thiết, dẫn đến tình trạng chồng
chéo nhau và làm kéo dài thời gian giải quyết công việc. Ngoài ra còn do quá trình phê
58
duyệt và giải quyết các thủ tục hành chính cho dự án đầu tư xây dựng của cơ quan
chức năng còn chậm khiến cho giai đoạn chu n bị đầu tư kéo dài ảnh hưởng đến công
tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Kết luận chương 2
Tóm lại, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây
dựng, Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu trong những năm qua tuy đạt được những
kết quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng vẫn chưa thật sự đáp ứng tốt các yêu cầu của thời đại,
khó đạt được mục tiêu chiến lược của Ban trong thời gian tới, cần phải hoàn thiện hơn
nữa. Vì vạy trong chương 3, tác giả sẽ trình bày các giải pháp giúp hoàn thiện công tác
quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La, tác giả hy vọng có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA ĐTXD huyện Yên Châu.
59
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD HUYỆN YÊN
CHÂU, TỈNH SƠN LA
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Yên Châu
Xây dựng huyện Yên Châu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội, địa bàn quan trọng của
tỉnh Sơn La; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; giữ vững
ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
Phát huy ưu điểm và khắc phục những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Châu trong thời gian
trước đây;
Cải thiện tiến độ thực hiện các dự án mà trọng tâm hướng đến là rút ngắn thời gian
chu n bị đầu tư.
Phát huy tinh thần sử dụng tiết kiệm ngân sách được giao. Lập kế hoạch hợp lý các
khoản thu chi, quản lý sít sao việc rót vốn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
Hạn chế tối đa chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, tăng cường hiệu quả đầu tư.
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng sẽ triển khai thực
hiện của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Châu trong thời gian sắp tới.
Tiếp tục tăng cường về năng lực hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng của từng
cá nhân và năng lực hoạt động xây dựng của Ban Quản lý lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Yên Châu theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
và Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng; Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
Công trình được thi công đúng chất lượng theo hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng quy
định, tiêu chu n hiện hành.
Trong mọi điều kiện, chất lượng của dự án luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu. Do các
dự án có tầm quan trọng cao, vốn lớn, đầu tư để sử dụng lâu dài nên chất lượng của dự
án phải được đảm bảo.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng được UBND tỉnh và Sở Xây
dựng Sơn La giao trong thời gian tới.
60
3.2 Các căn cứ và quan điểm đề ra giải pháp
3.2.1 Các căn cứ đề ra giải pháp
- Phát huy ưu điểm và khắc phục những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Châu thời gian
trước đây;
- Cải thiện tiến độ thực hiện các dự án mà trọng tâm hướng đến là rút ngắn thời gian
chu n bị đầu tư;
- Phát huy tinh thần sử dụng tiết kiệm ngân sách được giao. Lập kế hoạch hợp lý các
khoản thu chi, quản lý sít sao việc rót vốn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả;
- Hạn chế tối đa chi phí p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_chi_phi_dau_tu_xay_dung_tai_ban.pdf