Luyện từ và câu
Tuần 19- 20
I.Mục tiêu
-Nhận biết được hiện tượng nhân hoá và cách nhân hoá .
-Ôn tập cách đặt và TLCH Khi nào?;tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
-Nắm được ý nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc
- Bước đầu biết kể về một vị anh hng.
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 20 (chiều) - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 01 năm 2014
Tập đọc
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I.Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ)
-Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khón khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
II.Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện.
III.Các hoạt động dạy học
Tập đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Luyện đọc
°Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
*Đọc mẫu
-GV đọc
*HD đọc từng đoạn
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong đoạn 1. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
-Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu nói của trung đoàn trưởng
-Gọi HS khá đọc lại đoạn 1
-Tiến hành đọc đoạn 2, 3, 4 như đoạn 1
+Đoạn 2
-HD đọc câu nói của Lượm và Mừng
+Đoạn 3, 4
*Đọc cả bài
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp cả bài
*Luyện đọc theo nhóm
-Yêu cầu nhóm bất kì đọc bài
b)Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
°Mục tiêu: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khón khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
-Gọi 1HS đọc toàn bài
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và hỏi: Ai bước vào lán của các chiến sĩ nhỏ tuổi? Người đó có thái độ, cử chỉ như thế nào?
-Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
-Theo em, vì sao trung đoàn trưởng lại ngồi yên lặng một lúc lâu rồi mới thông báo điều đó với các chiến sĩ?
-Nghe trung đoàn trưởng thông báo như vậy, Các chiến sĩ nhỏ đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao nghe trung đoàn trưởng nói, các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
-Sau đó các chiến sĩ quyết định thế nào?
-Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
-Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
-Trước sự quyết tâm của các chiến sĩ nhỏ, trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào? Hãy đọc đoạn 3 và trả lời
-Giữa lúc đó, bỗng một chiến sĩ nhỏ cất cao tiếng hát bài Bài ca Vệ quốc quân, cả đội cùng đồng thanh hát theo. Em hãy cho biết tiếng hát của các chiến sĩ nhỏ được so sánh với gì?
-Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý, đáng trân trọng như thế nào?
-Theo dõi
-Đọc nối tiếp theo dãy bàn. Mỗi HS đọc 1câu
-1HS đọc
-HS đọc
-HS đọc lại câu văn
-Em xinchiến khu/ còn hơnở lộn/ với
-HS đọc
-HS thực hiện.
-Mỗi nhóm 4HS luyện đọc
- nhóm đọc
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm
-Đọc và trả lời: Trung đoàn trưởng bước vào lán của các chiến sĩ nhỏ tuổi, ông nhìn cả đội một lượt với cặp mắt trìu mến, dịu dàng
-Thông báo tình hình chiến khu rất khó khăn, gian khổ, các em khó lòng mà chịu nổi nên trung đoàn cho các em về sống với gia đình
-HS nêu: Vì trung đoàn trưởng rất yêu mến các chiến sĩ nhỏ mà không muốn xa các bạn./ Vì trung đoàn trưởng lo lắng cho tình hình của chiến khu
-HS đọc và trả lời: Vì các chiến sĩ nhỏ xúc động khi nghĩ rằng mình phải xa chiến khu, xa trung đoàn trưởng và không được tham gia kháng chiến
-Các chiến sĩ quyết tâm xin ở lại với chiến khu
-Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung với bọn Tây, bọn Việt gian
-Mừng rất chân thật, bạn nghĩ rằng vẫn còn bé, làm được ít việc nên xin được ăn ít đi, miễn là được ở lại chiến khu
-Cả lớp đọc thầm, sau đó trả lời: Trung đoàn trưởng mừng rơi nước mắt, ông ôm Mừng vào lòng rồi nói sẽ báo cáo Ban chỉ huy
-Được so sánh với ngọn lửa rực giữa đêm rừng lạnh tối, làm lòng người chỉ huy ấm hẳn lên
-Các chiến sĩ vệ quốc quân nhỏ tuổi nhưng vô cùng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc
IV)Hoạt động nối tiếp:
-GV tổ chức cho các tổ thi hát một đoạn trong bài Bài ca vệ quốc quân
-Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 07 tháng 01 năm 2014
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Biết khái niệm và xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
II. Đồ dùng dạy-học
-VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD luyện tập
°Mục tiêu: Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước
*Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc
*Bài 2
-GV cho HS thầm yêu cầu và nêu trước lớp
-GV sửa bài và cho điểm HS
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu của bài
- Theo dõi HS thực hành.
- Nhận xét
-HS đọc bài
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS giải thích
- HS thực hiện
-HS suy nghĩ và tìm, sau đó HS phát biểu về cách tìm của mình.
-HS thực hành
IV)Hoạt động nối tiếp:Nhận xét tiết học
Chính tả
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I.Mục tiêu
-Nghe- viết chính xác đoạn trong bài Ở lại với chiến khu
II.Đồ dùng dạy học:
-Phấn màu, bảng con, vở
III.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chính tả
°Mục tiêu: Nghe- viết chính xác trong bài Ở lại với chiến khu
*Trao đổi về nội dung đoạn văn
-GV đọc đoạn văn một lần
-Đoạn văn nói lên điều gì?
*HD các trình bày
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
*HD viết từ khó
-Yêu cầu HS tìm từ khó
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
-Chỉnh sửa lỗi chính tả
*Viết chính tả
-Gọi HS đọc lại đoạn văn
-GV đọc cho HS viết
*Soát lỗi
-GV đọc cho HS soát lỗi
*Nhận xét
-1HS đọc lại
-Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc
-7 câu
-HS nêu
-thung lũng, đỉnh cao, đỏ bừng,
-1HS đọc
-HS nghe và viết
-Dùng bút chì đổi vở để kiểm tra
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS
Thứ tư ngày 08 tháng 01 năm 2014
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I.Mục tiêu
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000
-Biết so sánh các đại lượng cùng loại .
II.Đồ dùng dạy học
- VBT/ 12
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động
2)Các hoạt động chính
b)Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành
°Mục tiêu: Củng cố về tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số. Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo thời gian đã học
*Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài
- Chốt ý
*Bài 2:
-GV yêu cầu HS tự làm bài
- Chốt ý
*Bài 3:
-GV yêu cầu HS tự làm bài
- Chốt ý
*Bài 4:
-GV yêu cầu HS tự làm bài
- Chốt ý
- Củng cố về tính chu vi hình vuông
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
- Nhận xét
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét
IV)Hoạt động nối tiếp:
-GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau dựa vào so sánh các số của chúng
Luyện từ và câu
Tuần 19- 20
I.Mục tiêu
-Nhận biết được hiện tượng nhân hoá và cách nhân hoá .
-Ôn tập cách đặt và TLCH Khi nào?;tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
-Nắm được ý nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng.
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Làm quen với nhân hoá
°Mục tiêu: Nhận biết được hiện tượng nhân hoá và cách nhân. Ôn tập cách đặt và TLCH Khi nào?;tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
*Bài 1
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ trong bài tập 1
*Bài 2
-Yêu cầu HS đọc lại bài thơ Anh đom đóm
-Nêu tên các con vật có trong bài
-Các con vật này được gọi bằng gì?
-Hoạt động của chị Cò Bợ được miêu tả như thế nào?
-Thím Vạc đang làm gì?
*Bài 3
-Yêu cầu HS gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào”? trong các câu văn
*Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Các câu hỏi được viết theo mẫu câu nào?
-Đó là mẫu câu hỏi về thời gian hay địa điểm?
a)Hoạt động 2: HD mở rộng vốn từ về Tổ quốc
°Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc
*Bài 1
-Yêu cầu HS xếp các từ ngữ vào đúng từ cùng nghĩa theo yêu cầu của bài
*Bài 2:
-Tổ chức cho HS thi kể
-GV nhận xét và cho điểm
*Bài 3
-GV giới thiệu về Lê Lai
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
-HS thực hiện
- HS trình bày và nhận xét
-1HS kể, cả lớp nhận xét
-HS kể, lớp nhận xét
-HS làm bài.
-HS làm bài
-HS làm bài
-HS làm bài
-HS làm bài
IV)Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học
Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I.Mục tiêu
Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS
II.Đồ dùng dạy học
-Mẫu chữ cái của 5 bài
-Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán
III.Nội dung kiểm tra
Đề bài kiểm tra: “Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”
-GV giải thích yêu cầu của đề bài về kiến thức, kĩ năng sản phẩm
-HS làm bài kiểm tra. GV quan sát HS làm bài
-Gợi ý cho HS kém hoặc lúng túng để hoàn thành sản phẩm
IV. Đánh giá
Đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo hai mức độ:
-Hoàn thành(A)
+Thực hiện đúng chương trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước;
+Dán chữ phẳng, đẹp
Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt(A+)
-Chưa hoàn thành(B): Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học
V. Nhận xét-dặn dò
-GV nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 09 tháng 01 năm 2014
Tập làm văn
NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I.Mục tiêu
-Kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng đúng nội dung, kể tự nhiên
-Viết lại câu trả lời về nội dung câu chuyện rõ ràng, dùng đúng từ, đặt câu đúng
II.Đồ dùng dạy học
-Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động
a)Hoạt động 1: Kể chuyện
°Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng đúng nội dung, kể tự nhiên
- HS: kể lần 2, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
-Chia nhóm kể chuyện
-Gọi HS kể
b)Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết
°Mục tiêu: Viết lại câu trả lời về ND câu chuyện rõ ràng, dùng đúng từ, đặt câu đúng
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 2
-Theo dõi bài làm của HS và sửa lỗi dùng từ, viết câu cho HS nếu các em mắc lỗi
- HS kể
-Chàng trai ngồi đang sọt
-Vì chàng trai mải mê đan sọt, không để ý thấy hiệu của Trần Hưng Đạo đã đến, quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi nhường đường cho Hưng Đạo Vương
-Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai là người yêu nước, tài giỏi. Chàng mãi nghĩ việc nước đến nỗi máu đâmm vào đùi chảy máu mà không hay biết. Khi được Trần Hưng Đạo hỏi đến phép dùng binh chàng trai trả lời rất trôi chảy
-Kể theo nhóm
-Có thể 3HS kể nối tiếp, HS khác lắng nghe và nhận xét
-HS đọc
-HS tự làm bài, sau đó một số HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và nhận xét
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 10 tháng 01 năm 2014
Toán
TIẾT 20
I.Mục tiêu
- Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng; giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng con, vở,
IIICác hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Luyện tập
°Mục tiêu: Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng; giải toán có lời văn
*Bài 1: : Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10 000
458 1230; 4567 4576; 7058 7009
* Bài 2: Nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
a) Vẽ đoạn thẳng dài 10cm; tìm trung điểm trên đoạn thẳng vừa vẽ
b)Vẽ đoạn thẳng12cm; tìm trung điểm trên đoạn thẳng
*Bài 3
Một hính chữ nhật có chiều dài là 15cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
- GV nhận xét và chốt ý
-HS thực hiện
-HS nêu
-HS thực hiện
-HS nêu
-HS đọc đề
-HS làm bài
- HS nhận xét
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học
Tập làm văn
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu:
-Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học
-Viết lại một phần nội dung báo cáo trên ( về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu.
II.Đồ dùng dạy học
-Cả lớp chuẩn bị trước nội dung báo cáo về hoạt động lao động và học tập của lớp mình trong tháng qua
-GV chuẩn bị mẫu báo cáo như trang 20 SGK
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD làm bài tập
*Bài 1
°Mục tiêu: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng “Noi gương chú bộ đội”, báo cáo được trước lớp về kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng qua, nói rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS mở lại bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” để đọc lại bài
-GV hỏi:
+Bản báo cáo gồm những nội dung gì?
+Lớp tổ chức báo cáo kết quả thi đua trong táhng để làm gì?
-Bài tập 1 yêu cầu các em báo cáo hoạt động tổ theo những mục nào?
-Trong báo cáo, có nên đưa những gì không phải là hoạt động của tổ mình không? Vì sao?
-Khi đóng vai bạn tổ trưởng để báo cáo, các em cố gắng nói rõ ràng, mạch lạc phần báo cáo của mình
-GV HD: Trước khi thực hành báo cáo, các tổ cần thống nhất lại những gì đã làm được, chưa làm được về hai mặt học tập và lao động trong tháng vừa qua, vì vậy tiếp theo đây các tổ cùng nhau họp tổ để thống nhất các nội dung này trước khi thực hành báo cáo. Mỗi em cần chuẩn bị một tờ giấy, môt chiếc bút và ghi lại những hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua
-Yêu cầu HS trong tổ lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo trước tổ
-GV nhận xét về việc báo cáo theo tổ và báo cáo trước lớp của HS
-1HS đọc
-1HS đọc
-HS nêu
-2 mục: học tập và lao động
-Báo cáo chỉ đưa ra những gì là hoạt đông của tổ, để đảm bảo tính chân thực của báo cáo
-Tiến hành họp tổ 5 phút
-Từng HS báo cáo, tổ nhận xét
-Đại diện các tổ lên trình bày
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS, nhắc nhở HS. Dặn về nhà chuẩn bị bài sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TKBG TUAN 20 chieu.doc