Tập đọc
TIẾNG ĐÀN
I.MỤC TIÊU
-Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp bài thơ
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa bài tập đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
22 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 24 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chuẩn bị bài
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
-Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(Trường hợp thương có chữ số 0)
-Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng con, vở,
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD luyện tập
°Mục tiêu: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
*Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS tự làm bài
*Bài 2a, b
-Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu bài
-Yêu cầu HS tự làm bài
*Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hế ta phải tính được gì?
-Yêu cầu HS làm bài
*Bài 4
-GV viết lên bảng phép tính 6000:3=?
-Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả
-GV nêu lại cách nhẩm, yêu cầu HS tự làm bài
-1HS đọc
-HS làm bài
-HS đọc yêu cầu
-HS làm bài
-1HS đọc yêu cầu
-HS nêu
- HS làm bài
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
-HS nhẩm 6 nghìn:3 nghìn=2 nghìn
-HS làm bài. Sau đó đổi vở để kiểm tra
IV)Hoạt động nối tiếp:
-GV tổng kết tiết học
Tự nhiên-xã hội
HOA
I.MỤC TIÊU
-Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.
- Kể tên một số loài hoa co màu sắc, hương thơm khác nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình trong SGK trang 90-91.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Khởi động: hát
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
°Mục tiêu: Tìm ra sự khác nhau về màu sắc,mùi hương của một số loàn hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
+Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90-91 SGK
+Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm?
+Hãy chỉ đâu là cuốn hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát
*Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Kết luận:
@Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương
@Mỗi bông hoa thường có cuốn hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
b)Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
°Mục tiêu: Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
-Sắp xếp bông hoa và trưng bày sản phẩm.
c)Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
°Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
-Hoa có chức năng gì?
-Hoa được dùng đểà làm gì?
+Kết luận:
@Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
@Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
-Quan sát và nhận xét
-HS nêu
-HS chỉ ra
-Các nhóm trình bày
-Nghe
-HS sắp xếp và trưng bày
-HS nêu
- HS thảo luận theo kĩ thuật khăn phủ bàn
IV)Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
-Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, bảng con, vở,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD luyện tập
°Mục tiêu: Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. Củng cố về giải bài toán có hai phép tính.
*Bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài
-GV hỏi: Khi đã biết 824 x4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284:4 được không? Vì sao?
-GV hỏi tương tự với phần còn lại
-GV sửa bài và cho điểm HS
*Bài 2
-Yêu cầu HS làm bài
-Yêu cầu 4HS vừa làm nêu cách thực hiện các phép tính
*Bài 4
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Vậy để tính được chu vi của sân vận động, chúng ta cần đi tìm gì trước đó?
-Yêu cầu HS làm bài
-GV sửa bài và cho điểm HS
-HS làm bài
-HS nêu
-HS làm bài
-HS nêu, cả lớp theo dõi
-1HS đọc
-Chiều rộng: 95m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng
-Chu vi của sân hình chữ nhật
-Lấy dài cộng rộng nhân 2
-Tìm chiều dài của sân
-1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau
.
Đạo đức
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( TT )
I.MỤC TIÊU
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết thông cảm những đau thương, mất mát người thân của người khác.
- Tích hợp KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng trước sự đau buồn của người khác; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II.CHUẨN BỊ: vở bài tập Đạo đức
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Khởi động: hát
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến BT 3/ 37
°Mục tiêu: HS biết trình bày những quan điểm đúng về các ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình
°Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc từng ý kiến
- GV kết luận: Tán thành ý b, c. Không tán thành ý a
+Kết luận: Khi gặp đám tang chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là một nếp sống văn hoá
b)Hoạt động 2: Xử lý tình huống
°Mục tiêu: HS biết hành động đúng
°Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm xử lí các tình huống sau: BT 4/ 38
-Nhận xét – chốt ý.
c)Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên
°Mục tiêu: Củng cố bài:
°Cách tiến hành: HS thảo luận theo khăn phủ bàn.
- GV nhận xét và chốt ý
+Kết luận: Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang , không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
(Tích hợp KNS)
-HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ
-Nhận xét và giải thích
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét , bổ sung
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét
-HS nghe
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài.
Chính tả
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I.MỤC TIÊU
-Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn 3 bài Đối đáp với vua
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x và thanh hỏi/ thanh ngã
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết các bài tập lên bảng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chính tả
°Mục tiêu: Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn 3 bài Đối đáp với vua
*Tìm hiểu về nội dung bài viết
-GV đọc đoạn văn một lần
-Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
-Hãy đọc câu đối của vua và vế đối lại của Cao Bá Quát. ( tích hợp KNS: xác định giá trị đối đáp)
*HD cách trình bày
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
-Hai vế đối trong đoạn văn cần viết như thế nào cho đẹp?
*HD viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó
*Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết
*Soát lỗi
* Chấm bài
-Chấm và nhận xét bài của HS
b)Hoạt động 2: HD làm bài tập
°Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x và thanh hỏi/ thanh ngã
*Bài 2
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS đọc thầm
-Yêu cầu HS làm miệng theo cặp
-2HS đọc lại
-Vì nghe nói cậu là học trò
-1HS đọc
-5 câu
-HS nêu
-Viết cách lề 2ô
-HS nêu và viết bảng con
-HS viết vào vở
- HS soát lỗi
-1HS đọc
-HS đọc thầm
-Làm miệng cặp đôi
-Lời giải: sáo, xiếc - mõø, vẽ
IV)Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học, chữ viết của HS và chuẩn bị bài sau
Tự nhiên-xã hội
QUẢ
I.MỤC TIÊU
-Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và lợi ích của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của quả.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình trang 92-93 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Khởi động: hát
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận
°Mục tiêu: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
*Bước 1: Quan sát các hình trong SGK
-Quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92-93 và thảo luận:
+Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
+Trong số các loại quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó.
+Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả.
+Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
*Bước 2: Quan sát vật thật
-Giới thiệu quả của mình.
+Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+Quan sát bên trong:
@Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.
@Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.
@Nếm thử để nói về mùi vị của quả
Bước 3: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Mỗi nhóm trình sâu về một loại quả.
+Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
b)Hoạt động 2: Thảo luận
°Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
+Câu hỏi:
@Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
@Quan sát các hình trang 92-93 SGK hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến thức ăn?
@Hạt có chức năng gì?
*Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Tích hợp KNS: có loại quả ăn được, có loại qủa ăn không được.
-Kết luận: ( SGK )
-HS quan sát.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-Quan sát các quả thật.
-HS nêu.
-Các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-Các nhóm trình bày:
+Aên tươi, làm mứt hoặc si rô hay đóng hộp, làm rau dùng trong bữa ăn, ép dầu.
- HS nêu tên các loại quả đó.
IV) Hoạt động nối tiếp:Nhận xét giờ học.
.
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2013
Toán
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I.MỤC TIÊU:
-Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
-Nhận biết được các chữ số La Mã từ I đến XII ( Để xem được đồng hồ); số XX, XXI ( đọc và viết “ thế kỉ XX, thế kỉ XXI”)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: đồng hồ, bảng con, SGK,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Giới thiệu về chữ số La Mã
°Mục tiêu: Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
-GV viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X và giới thiệu cho HS.
-GV: ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai.
-GV: ghép ba chữ số I với nhau ta được III đọc là ba.
-GV: đây là chữ số V(năm) ghép vào bên trái chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là bốn, đọc là bốn, viết là IV.
-GV: cùng chữ số V viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là số VI đọc là là sáu.
-GV: giới thiệu các chữ số VII, VIII, XI, IX, XII tương tự như trên.
-Viết số X liền nhau ta được chữ số XX.
-Viết vào bên phải chữ số XX một chữ số I ta được số lớn hơn một đơn vị đó là XXI
b)Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành
°Mục tiêu: Nhận biết được các chữ số La Mã từ I đến XII, số XX, XXI
*Bài 1
-GV gọi HS lên bảng đọc các số La Mã theo đúng thứ tự xuôi ngược bất kì.
*Bài 2
*Bài 3a
*Bài 4
-HS đọc: một, năm, mười
-HS viết II vào nháp và đọc hai
-HS viết III vào nháp và đọc ba
-HS viết IV và đọc bốn
-HS viết VI và đọc sáu
-HS đọc
-HS đọc yêu cầu và làm bài
-HS đọc yêu cầu và làm bài
-HS đọc và làm bài
IV)Hoạt động nối tiếp: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau
Tập đọc
TIẾNG ĐÀN
I.MỤC TIÊU
-Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp bài thơ
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa bài tập đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Luyện đọc
°Mục tiêu:. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp bài thơ.
*Đọc mẫu
-GV đọc
*HD đọc từng dòng
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp
*HD đọc đoạn, giải nghĩa từ
-HS đọc từng đoạn
*Luyện đọc theo nhóm
-Yêu cầu đọc nhóm
b)Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
°Mục tiêu: Hiểu nội dung bài
-Gọi 1HS đoạn 1
Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
Những từ ngữ nào được miêu tả âm thanh của dây đàn?
- Cử chỉ , nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
-HS đọc đoạn 2
-Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
c)Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
°Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài
-GV đọc mẫu một đoạn
-Chia nhóm luyện đọc
-Gọi HS đọc nối tiếp
-HS thi đọc
-Nhận xét cho điểm HS
-Theo dõi
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc nhóm
-2-3 nhóm đọc
- Nhận đàn, lên dây và kéo thử
Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng
-Thể hiện, Thuỷ rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc
-“ Vàicánh ngọc lan ven hồ “
3HS đọc lại bài
-3HS đọc
IV)Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục HS yêu cảnh vật quê hương ( tích hợp HCM). Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU
-Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật
-Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết bài tập 1.
-Viết đoạn văn Bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
*Giới thiệu bài
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1:
°Mục tiêu: Mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật
*Bài 1
-Gọi 1HS đọc yêu cầu
-Chia nhóm 3, mỗi nhóm thực hiện theo một yêu cầu của GV ( vòng 1), vòng 2 các nhóm hoàn chỉnh bài tập 1.
-Nhận xét kết quả
*Người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, đạo diễn,
* Hoạt động nghệ thuật: ca hát, biểu diễn, ứng tác, đóng phim,
* Môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch, cải lương,
b)Hoạt động 2:
°Mục tiêu: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy. *Bài 2
-Yêu cầu 1HS đọc
-Yêu cầu HS tự làm bài
-GV nhận xét và đưa ra đáp án
-1HS đọc
- Các nhóm làm việc theo các mảnh ghép
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc nội dung bài
-1HS đọc
-HS làm bài vào vở
-Đáp án: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,đều là tác phẩm nghệ thuật. Ngưồi tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ , nhà văn, nghệ sĩ, sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời
IV)Hoạt động nối tiếp:
-GD HS yêu thích và giữ gìn các nghệ thuật truyền thống dân tộc: cải lương ( Tích hợp HCM)
-Nhận xét tiết họcvà chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Chuẩn bị một số que diêm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD luyện tập
°Mục tiêu: Củng về đọc, viết, nhận biết giá trị của các chữ số
La Mã từ I đến XII thực hành xem đồng hồ ghi bằng chữ La Mã.
*Bài 1
-GV cho HS quan sát các mặt đồng hồ trong SGK và đọc giờ.
-GV sử dụng mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã, quay kim đồng hồ đến giờ khác và yêu cầu HS đọc giờ.
*Bài 2
-GV gọi HS lên bảng viết các chữ số La Mã từ I đến XII, sau đó chỉ bảng và yêu cầu HS đọc theo tay chỉ.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 3a
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-GV đi kiểm tra bài của một số HS.
*Bài 4a, b
-GV tổ chức cho HS xếp số nhanh, tuyên dương HS xếp nhanh trước lớp, tuyên tổ có nhiều bạn xếp nhanh.
-Nghe.
-1HS đọc
a)4 giờ
b)8 giờ 15 phút
c)8 giờ, 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút
-HS thực hành.
-Đọc xuôi, đọc ngược, bất kì.
-HS làm bài vào vở, sau đó 2HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra.
-HS lên bảng xếp, cả lớp xếp bằng que diêm.
-Đáp án:
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị bài sau.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA R
I.MỤC TIÊU
-Viết đẹp và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng), Ph, H ( 1 dòng).
-Viết đúng tên riêng Phan Rang ( 1 dòng) và câu ứng dụng ( 1 lần):
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Mẫu chữ viết hoa R, P, H
-Tên riêng và câu ứng dụng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)kiểm tra bài cũ
-Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chữ hoa
°Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa R.
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- GV gọi 1HS nêu qui trình viết chữ
-Yêu cầu HS viết lại các chữ viết hoa.
b)Hoạt động 2: HD viết từ ứng dụng.
°Mục tiêu: Viết đúng tên riêng Phan Rang
*Giới thiệu từ ứng dụng
-Gọi 1HS đọc từ ứng dụng
-GV: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
*Quan sát và nhận xét
-Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
*Viết bảng
-Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Phan Rang
c)Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng.
°Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Giải thích: câu ca dao khuyên ta phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày an nhàn, đầy đủ
-Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
*Viết bảng.
-Yêu cầu HS viết các từ: Rủ, Bây vào bảng con
d)Hoạt động 4: HD viết vào vở.
°Mục tiêu: Viết đúng khoảng cách giữa các chữ
-GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
-Thu và chấm 5-7 bài.
-R, P, B.
-1HS nêu.
-HS viết vào bảng con.
-1HS đọc: Phan Rang.
-HS nêu.
-Bằng 1 con chữ o.
-HS viết bảng con.
-2HS đọc.
-HS nêu.
-HS viết vào bảng con.
-HS viết
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
ÔN TẬP HAI BÀI HÁT
EM YÊU TRƯỜNG EM và CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG.
I.Mục tiêu:
- Ôn tập để HS trình bày hai bài hát Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng thuần thục hơn . HS nhận biết được hình nốt và tên nốt trên khuông nhạc .
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và kết hợp kĩ năng hát hoà giọng , lĩnh xướng. HS tập biểu diễn và vận động theo nhịp 3/8. Nâng cao tình cảm gắn bó với mái trường , yêu thiên nhiênvà muôn thú .
II.Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cu ïđệm, gõ. Chép khuông và một số nốt nhạc để giới thiệu tên nốt và hình nốt
III.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em
GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát . sau đó hỏi HS tên bài hát , tên tác giả ?
GV mở băng cho HS ôn lại bài hát theo nhiều hình thức : hát theo nhóm, tổ cá nhân, GV sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng hướng dẫn các em phát âm rõ lời và biết lấy hơi đúng chỗ
Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cu ïgõ đệm theo pháchvà tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS hát đối đáp từng câu.
Ôn bài Cùng múa hát dưới trăng.
( Tương tự như Em yêu trường em)
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
Hướng dẫn HS vài động tác múa đơn giản.
Mời HS lên biểu diễn trước lớp
GV nhận xét.
Hoạt động 3:Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
GV giới thiệu tên nốt nhạc trên bảng phụ
GV kẻ khuông và viết khoá Son
GV viết nốt Son lên khuông và nói : Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen- thêm dấu móc vào thành nốt Son móc đơn- thêmmóc nữa, thành nốt Son móc kép
GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng mời HS lên viết : Son đen, Pha móc đơn, Mi móc kép, Đồ đen
HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe giai điệu .Trả lời câu hỏi .
HS ôn lại bài hát Em yêu trường em.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, tổ.
+ Hát cá nhân
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
HS hát đối đáp theo dãy, tổ
HS thực hiện các động tác múa đơn giản theo hướng dẫn .
HS lên biểu diễn trước lớp .
HS lắng nghe
HS theo dõi
HS ghi nhớ
IV. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học
Chính tả
TIẾNG ĐÀN
I.MỤC TIÊU
-Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn cuối bài Tiếng đàn.
-Tìm được các từ có hai tiếng bắt đầu bằng x/ s và thanh hỏi/ thanh ngã.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Nội dung các bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài: nêu mục tiêu.
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chính tả
°Mục tiêu: Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn cuối bài Tiếng đàn.
*Trao đổi về nội dung bài viết
-GV đọc đoạn văn một lần
-Em hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn.
*HD cách trình bày
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong câu phải viết hoa?
- *HD viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó
-Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết.
*Soát lỗi
*Chấm bài
b)Hoạt động 2: HD làm bài tập
°Mục tiêu: Tìm được các từ có hai tiếng bắt đầu bằng x/ s và có thanh hỏi/ thanh ngã.
*Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nghe
-1HS đọc lại.
-Vài cánh ngọc lanmái nhà.
-6 câu.
-HS nêu.
-mát rượi, thuyền, vũng nước, nở đỏ.
-HS viết vào bảng con.
-HS viết.
-1HS đọc, các HS khác bổ sung.
a) s: sung sướng, sạch sẽ, song song.
x: xôn xao, xào xạc, xanh xao, xao xuyết, xinh xinh, xinh xắn.
b)Thanh hỏi: đủng đỉnh, thỏ thẻ, hể hả, tủm tỉm, thỉnh thoảng, lủng củng, bẩn thỉu.
Thanh ngã: rỗi rãi, vĩnh viễn, dễ dãi, rãnh rỗi.
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học chữ viết của HS. Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I.MỤC TIÊU
- Nhận biết được về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Mặt đồng hồ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài:
2)Hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD xem đồng hồ
°Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về thời điểm
-GV giới thiệu đồng hồ các vạch chia phút.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai.
-Hỏi: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
-GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là 1 phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị vạch nhỏ thứ ba sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ.
-Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ ba.
-GV hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Khi kim phút chỉ đến vạch số 11 là kim đã đi được 15 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm được 1 vạch nữa là được thêm 1 phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TKBG TUAN 24.doc