1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?
- GV hỏi: Để tính chu vi của hình tam giác hoặc hình tứ giác ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS :
Tính chu vi của hình tam giác ABC
(Có hình vẽ minh họa).
- Cho 1 HS làm vô bảng lớp, cả lớp làm vô nháp.
3 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán lớp 2 - Tiết 130: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/02/2018
Tiết: 130 TOÁN
LUYỆN TẬP (trang 131)
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết tình độ dài đường gấp khúc.
Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Rèn tính cẩn thận yêu thích học toán cho HS
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK, bảng con,
Học sinh: vở, SGK, dụng cụ học tập.
Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?
- GV hỏi: Để tính chu vi của hình tam giác hoặc hình tứ giác ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS :
Tính chu vi của hình tam giác ABC
(Có hình vẽ minh họa).
- Cho 1 HS làm vô bảng lớp, cả lớp làm vô nháp.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Để các em nắm được cách tính chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác thành thạo hơn thì cô và các em cùng vào bài ngày hôm nay- bài Luyện tập
- Giáo viên ghi tựa.
- GV nếu lên những bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV hỏi làm sao để tính chu vi hình tam giác ABC?
- Cho HS làm vào nháp.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV hỏi: Đề yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hỏi: Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào?
- Cho HS làm nhóm đôi vào phiếu bài tập 2 nhóm làm vào bảng phụ.
- GV cho 2 nhóm HS treo bảng phụ lên bảng kết hợp trình bày bài làm, GV thu phiếu bài tập.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 4:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề.
- GV cho HS nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCDE ở câu a.
- GV cho HS nêu độ dài các đoạn thẳng trong hình tứ giác ABCD ở câu b.
- GV cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Có thể thay tổng ở câu a bằng phép tính gì?
Có thể thay tổng ở câu b bằng phép tính gì?
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Qua 2 kết quả ở câu a và câu b thì độ dài đường gấp khúc ABCDE và chu vi hình tứ giác ABCD như thế nào?
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nêu lại quy tắc tính chi vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.
- GV nhận xét.
- Giáo dục tư tưởng: Để tính chu vi hình tam giác và hình tứ giác tốt hơn các em phải học thuộc quy tắc và thuần thục trong các phép tính tổng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS .
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài số 1 trong phép nhân và phép chia.
- HS trả lời: tiết trước chúng ta học bài chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.
- HS trả lời: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của các hình đó.
- HS làm bài:
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
6 + 8 + 10 = 24 (cm)
Đáp số: 24 cm.
- HS lắng nghe.
- 2,3 HS đọc tựa bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời: Để tính chu vi hình tam giác ABC ta lấy cạnh AB cộng BC cộng AC.
- HS làm: Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11 (cm)
Đáp số: 11 cm.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu 3.
- HS trả lời: Đề yêu cầu tính chu vi hình tứ giác.
- HS trả lời: Muốn tính chu vi hình tứ giác ta tính tổng các cạnh của hình tứ giác.
- HS làm bài: Bài giải
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
3 + 5 + 6 +4 = 18 (cm)
Đáp số: 18 cm.
- HS trình bày.
- HS nhận xét kết quả và cách trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề.
- HS trả lời: AB = 3cm, BC = 3cm, CD = 3cm, DE = 3cm.
- HS trả lời: AB = 3cm, BC = 3cm, CD = 3cm, DA = 3cm.
- HS làm bài: Bài giải
Câu a: Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm.
Câu b: Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm.
- HS trình bày bài làm.
- HS nhận xét bài làm.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Có thể thay tổng ở câu a bằng phép nhân: 3 × 4 =12 (cm).
Có thể thay tổng ở câu b bằng phép tính nhân: 3 × 4 =12 (cm).
- HS trả lời: Độ dài đường gấp khúc ABCDE và chu vi hình tứ giác ABCD bằng nhau.
- HS trả lời.
- HS trả lời: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12322405.docx