Tôi sẽ thực hiện học tập nghiêm túc đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian học tập và tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra đánh giá thực hiện theo nội dung công văn hướng dẫn số 696/SGD&ĐT-GDTH ngày 3/6/2013 của Sở và 377/PGD&ĐT ngày 26/6/2013 của Phòng GD&ĐT Chí Linh về Kế hoạch bồi dưỡng hè 2014 và năm học 2014 – 2015 cho giáo viên, nhân viên cấp tiểu học.
2. Khối kiến thức tự chọn
Nội dung bồi dưỡng 3: Bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp.
• Kế hoạch cụ thể: Tổng số 60 tiết
• Nội dung, mục tiêu, hình thức bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng:
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2014- 2015
Giáo viên: Trần Thị Nhâm - Tổ: 2 + 3
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn bậc Tiểu học ngành giáo dục thị xã Chí Linh năm học 2014 - 2015
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và của cá nhân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng thường xuyên trong năm học 2014 - 2015, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân như sau:
I. MỤC TIÊU
- Nhằm thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học căn cứ theo chương trình chung của Bộ GD&ĐT tại TT32/2011
- Nâng cao kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh. Hiểu, trình bày được yêu cầu trong việc tự làm đồ dùng dạy học.Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá. Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học. Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp. Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng...
- Nâng cao mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Nâng cao nhận thức, tình cảm nghề nghiệp.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc
a) Nội dung bồi dưỡng 1: Nghiên cứu nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 và các văn bản khác do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
b) Nội dung bồi dưỡng 2: Nghiên cứu nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 đối với cấp Tiểu học của tỉnh, thị xã và các văn bản khác của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ban hành; nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ do Sở, Phòng GD&ĐT quy định cụ thể.
* Kế hoạch cụ thể:
Số tiết: 60
- 30 tiết dành cho nội dung bồi dưỡng 1
- 30 tiết dành cho nội dung bồi dưỡng 2
Thời điểm
Nội dung học tập
bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng
Số tiết
Hình thức bồi dưỡng
Tháng 8
1. Công tác kiểm định chất lượng trường tiểu học
- Xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của trường; để giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
16
Tập trung theo trường.
2. Dạy học Toán theo chuẩn kiến thức kĩ năng và phân hóa đối tượng học sinh khối 2
- Củng cố và hệ thống lại chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của các mạch kiến thức trong chương trình toán 2
- Cách khai thác, cách phát triển các bài tập nhằm phân hóa đối tượng học sinh, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh K-G
8
- Tập trung theo cụm lớp 2 của thị xã
3. Dạy học Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức kĩ năng và phân hóa đối tượng học sinh khối 2
- Củng cố và hệ thống lại chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của các phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, trong chương trình Tiếng Việt 2.
- Cách khai thác, cách phát triển các bài tập nhằm phân hóa đối tượng học sinh, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh K-G
8
- Tập trung theo cụm lớp 2 của thị xã
4. Tổ chức và trang trí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh. Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
- Giúp các em phát triển một số kĩ năng; đồng cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
4
Tập trung theo trường.
Tháng
9
1. Học nhiệm vụ năm học 2014-2015, các văn bản HD thực hiện nhiệm vụ năm học. Học tập các quy định, quy chế trong nhà trường,
- Nắm được nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể của năm học 2014-2015 của BGD& ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các quy định, nội quy quy chế chuyên môn, quy chế đơn vị.
8
Tập trung theo trường.
Học tập TT 30 về đánh giá học sinh TH
- Quy định chung, nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá, tổ chức thực hiện.
4
Tập trung theo trường.
Tháng
10
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL
- Nắm được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL
2
Tập trung theo đơn vị tổ chuyên môn.
Tổ chức viết – áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả cao.
4
Tập trung theo trường.
Tháng 2
Tìm hiểu lịch sử địa phương
- Biết và hiểu được lịch sử cơ bản của địa phương.
3
Tự học
Tháng 4
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
- Học tập tấm gương sống, học tập, lao động, rèn luyện của Bác Hồ.
3
Tự học
Tôi sẽ thực hiện học tập nghiêm túc đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian học tập và tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra đánh giá thực hiện theo nội dung công văn hướng dẫn số 696/SGD&ĐT-GDTH ngày 3/6/2013 của Sở và 377/PGD&ĐT ngày 26/6/2013 của Phòng GD&ĐT Chí Linh về Kế hoạch bồi dưỡng hè 2014 và năm học 2014 – 2015 cho giáo viên, nhân viên cấp tiểu học.
2. Khối kiến thức tự chọn
Nội dung bồi dưỡng 3: Bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp.
Kế hoạch cụ thể: Tổng số 60 tiết
Nội dung, mục tiêu, hình thức bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng:
Thời điểm hoàn thành
Mã mô đun
Nội dung học tập
bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng
Số tiết
Hình thức bồi dưỡng
Cuối tháng 10/2014
TH3
Đặc điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu
1. Tâm lí của học sinh cá biệt
2. Tâm lí của học sinh yếu kém
3. Tâm lí của học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu
Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh.
15
Tự học 10 tiết và tập trung 5 tiết
( thực hành)
Cuối tháng 12/2014
TH19
Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học
1. Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học.
2. Tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt
3. Tự làm đồ dùng dạy học môn Toán
4. Tự làm đồ dùng dạy học môn Tự nhiên- xã hội, môn Khoa học
Hiểu, trình bày được yêu cầu và hỗ trợ giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
15
Tự học 13 tiết và tập trung 2 tiết
( lí thuyết)
Cuối tháng 2/2015
TH32
Dạy học phân hoá ở tiểu học
1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.
3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá ở một số môn học ở tiểu học.
4. Các điểu kiện để thực hiện hiệu quả việc dạy học phân hoá ở tiểu học.
Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.
Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá.
Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học.
15
Tự học 14 tiết và tập trung 1 tiết
( lí thuyết)
Cuối tháng 4/2015
TH34
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
- Nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học.
- Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp. Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
15
Tự học 12 tiết và tập trung 3 tiết
( thực hành)
Ngày tháng 9 năm 2014
T/M BAN GIÁM HIỆU (Duyệt)
TỔ TRƯỞNG
Sao Đỏ, ngày 12 / 9 / 2014
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Trần Thị Nhâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHBDTX- Dức 14-15.doc