Kế hoạch giáo dục tháng 1 /2018 lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Cô đón trẻ : Trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp. Quan tâm đến sức khỏe của trẻ.Quan sát, nhắc trẻ cất mũ dép, balo đúng nơi quy định.Nhắc trẻ chào cô chào ông bà , bố mẹ.Cho trẻ nghe các bài hát về các loại động vật. Xem tranh ảnh về các loại động vật; chơi đồ chơi theo ý thích.

- Khởi động: Làm VĐ nhẹ nhàng theo bài hát:.Thương con mèo, Cá vang bơi.

- Trọng động:

 - Hô hấp: Thổi bóng bay - Bụng: Nghiêng người sang hai bên

 - Tay: Ra trước- lên cao. - Bật: Bật tại chỗ.

 - Chân: Đứng khuỵ gối

- Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng quanh chỗ tập. Cảm nhận thời tiết buổi sáng.

* Trò chuyện với trẻ về nghề bác sĩ, các loại động vật sống trong gia đình, động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng gần gũi với trẻ và một số loại rau. Cho trẻ xem tranh ảnh các loại con vật và kể các con vật mà trẻ biết, một số loại rau.

 

 

docx60 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 1 /2018 lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on sử dụng màu gì để tô? - Cô gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ. HĐ2: Trẻ thực hiện. ( Trọng tâm) - Hỏi lại trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi,... - Trẻ vẽ, cô bao quát, gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ giúp đỡ trẻ yếu. HĐ3: Trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ lên treo sản phẩm. - Cho trẻ tự giới thiệu tranh của mình.- Trẻ nhận xét bài của bạn. + Con thích bài nào? Vì sao? - Cô NX, động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thúc: ( 1 – 3 phút) - Hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ3/9/1/2017 HĐH- KP: Khám phá một số con vật nuôi trong gia đình 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, sinh sản, thức ăn, lợi ích, hình dáng, môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình. 2.Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh các dấu hiệu của các con vật nuôi trong gia đình. - Biết diến đạt ý của mình cho người khác hiểu, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. - Giữ vệ sinh sau khi tiếp xúc với các con vật. 1.Đồ dùng của cô - Một số tranh ảnh về những con vật nuôi trong gia đình như: Gà, vịt, chó , mèo. - Đàn nhạc. 2. Đồ dùng của trẻ - Mỗi đội một rổ các con vật nuôi trong gia đình và 2 rổ trống để trẻ lên phân loại con vật vào rổ. 1. Ổn định tổ chức: (1-3 phút) - Trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”, trò chuyện về bài hát. - Nhà con nuôi những con vật gì? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) *HĐ1: Cho trẻ quan sát, nhận biết tên gọi, đặc điểm về cấu tạo, môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình. ( Trọng tâm) - Cho trẻ quan sát từng tranh (4 con vật: Chó, mèo, gà, vịt) và đàm thoại về các đặc điểm của chúng: tên gọi, màu lông, tiếng kêu, thức ăn, số chân, cánh, sinh sản,.... * KP con mèo. + Đây là con gì? + Ai có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của con mèo? + Con mèo có mấy chân? + Là động vật đẻ con hay đẻ trứng?.... ( Các con vật khác đàm thoại tương tự) - Cô tóm tắt, bổ sung. - Phân loại các con vật thành 2 nhóm: Gia xúc, gia cầm. - Trẻ kể những con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết. - Con thường làm gì để giúp bố mẹ chăm sóc các con vật đó? - Giáo dục trẻ biết giúp bố mẹ chăm sóc các con vật nuôi trong nhà mình,..... HĐ2: So sánh - Cho trẻ so sánh 2 cặp: Con chó và con mèo; Con gà và con chó. * So sánh con chó và con mèo. + Con có nhận xét gì điểm giống nhau giữa con chó và con mèo? Giống: Đều là con vật nuôi trong gia đình, có 4 chân và đẻ con, thuộc nhóm gia súc. + Thế còn điểm khác nhau giữa 2 con vật thì sao? Khác: Khác nhau ở tên gọi, tiếng kêu, thức ăn, tai, miệng chó to hơn,... ( Cặp con chó và con gà so sánh tương tự) - Cô tóm tắt, bổ sung. HĐ3: Tìm hiểu ích lợi của các con vật. - Cho trẻ kể ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình: Mèo bắt chuột, chó canh nhà,. - Trẻ kể những món ăn từ các con vật nuôi trong gia đình. HĐ4: Củng cố, ôn luyện. * TC1: Bắt trước tiếng kêu con vật. - Cô giới thiệu cách chơi. Cô nói tên con vật nào trẻ bắt trước tiếng kêu con vật đó. * TC2: Phân loại con vật. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cho 2 tổ thi đua phân loại con vật nuôi theo 2 nhóm gia xúc và gia cầm. Mỗi trẻ cầm 1 con vật lên để vào rổ sao cho đúng, chơi theo luật tiếp sức. - Cô nhận xét. 3. Kết thúc ( 1 – 3 phút) - Cô nhận xét giờ học. - Hát bài: Một con vịt. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 4/10 \1/2017 HĐH- LQVH Truyện: Cáo thỏ và gà trống 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, tác giả và hiểu nội dung câu truyện và các hành động của các nhân vật. 2.Kỹ năng: - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. - Trẻ biết nắng nghe cô kể chuyện. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện. 1.Đồ dùng của cô và trẻ: - Tranh minh họa nội dung câu truyện. 1. Ổn định tổ chức: (1-3 phút) - Cho trẻ hát bài Gà trống mèo con và cún con. - Hỏi trẻ về ND bài hát. - Cô giới thiệu câu truyện “ Cáo thỏ và gà trống” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) *HĐ1 : Kể chuyện cho trẻ nghe. ( Trọng tâm) - L1 :Cô kể, hỏi trẻ tên tp, tên các nhân vật trong truyện . - L2 : Cô kể kết hợp với tranh minh họa - Cô tóm tắt nội dung truyện: Câu truyện kể về cáo sang ở nhờ nhà thỏ rồi chiếm luôn nhà của thỏ, thỏ được bầy chó và bác gấu đòi nhà giúp nhưng không được. Cuối cùng gà trống rất là dũng cảm đã đòi lại nhà cho bạn thỏ....... - L3 : Cô kể trích dẫn làm rõ ý - Đàm thoại về nội dung truyện. - Trong câu truyện có những ai? - Ai đã cướp nhà của thỏ? - Có những ai đã giúp thỏ đòi nhà?có đòi đc ko? - Cuối cùng ai đã đòi đc nhà cho thỏ?....... - Con yêu nhân vật nào ?vì sao? - Cô tóm tắt lại nội dung câu truyện. - GD: Trẻ biết yêu quý , giúp đỡ người khác.ko tham lam,ích kỷ...... *Tích hợp:Cho trẻ vận động theo bài: con gà trống HĐ2: Luyện tập:- Cho trẻ nghe kể chuyện trong băng. 3.Kết thúc: 1-3 phút -NX tiết học. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ5,ngày 11/1/2017 HĐH - PTTC HĐ-PPTC: - Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn -Trò chơi:Chuyền bóng qua đầu. 1. Kiến thức: -Trẻ biết Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn. - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản. 2.Kỹ năng: -Rèn sự khéo léo,khỏe mạnh - Phối hợp chân, tay và các giác quan chính xác để chạy. - Chạy từ đích đến các vật chuẩn theo thứ tự 1-2-3-4. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật. - Có tinh thần thi đua. - Trẻ hứng thú trong hoạt động 1.Đồ dùng của cô. - Đàn ghi băng bài hát: em yêu cây xanh. - Sân bãi sạch sẽ. - Các vật chuẩn. -Đồ dùng của trẻ. Bóng 2 quả. 1.Ôn định tổ chức: ( 2-3 phút). - Giới thiệu hội thi: Bé khỏe bé khéo. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức:( 22-24 phút). Hoạt động 1: * Khởi động: - Cô cho trẻ hát khởi động theo bài “Em yêu cây xanh” + đi vòng tròn và kết hợp đi các kiểu chân về đội hình 4 hàng dọc, chuyển 4 hàng ngang tập BTPTC. * Hoạt động 2:Trọng động ( Trọng tâm) a, BTPTC: +Tay:(2 lần x 4 nhịp ), +Bụng: (2lần x4 nhịp) + Chân: (4 lần x4 nhịp ), + Bật: (2 lần x 4 nhịp) b,VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn - Cô làm mẫu lần 1:(không phân tích) - Cô làm mẫu lần 2:Phân tích kĩ năng . - Khi cô gõ 1 tiếng sắc xô, vào vị trí chuẩn bị: chân trước , tay sau, chân không dẫm vào vạch chuẩn, người hơi hướng về phía trước , mắt nhìn thẳng. - Khi cô gõ 2 tiếng sắc xô cô chạy qua các vật chuẩn theo thứ tự 1-2-3-4 rồi về hàng đứng. * Trẻ thực hiện: - Cô mời trẻ khá lên làm mẫu và nhận xét. - Trẻ lần lượt thực hiện ( Cô sửa sai cho trẻ.) - Cô cho 2 tổ thi đua và nhận xét , động viên, khen trẻ. - Cô hỏi lại trẻ tên bài tập cơ bản, 1 trẻ khá lên tập lại . * HDD3: *Trò chơi: “Truyền bóng qua đầu” - Cô giới thiệu cách chơi. 2 chân đứng rộng bằng vai, cầm bóng đưa lên đầu,hơi ngả ra sau, trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và cho trẻ tiếp theo sau cho đến trẻ cuối hàng. - luật chơi: Đội nào truyền đúng, xong trước đội đó chiến thắng. -Cho trẻ chơi 2-3 lượt. Cô nhận xét trẻ chơi. *Hoạt động 3- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp theo bài “Em yêu cây xanh”.. 3.Kết thúc: Từ 2-3 phút - Cô nhận xét giờ học,động viên , khen trẻ. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 6 ngày 12/1/2017 HĐH - LQVT - Dạy trẻ đếm đến 4, nhận biết nhóm số lượng 4, nhận biết chữ số 4. ( Số 4 Tiết 1) 1. Kiến thức - Trẻ biết đếm đến 4, tạo nhóm trong phạm vi 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng. -Trẻ nhận biết số 4. 2. Kỹ năng -Xếp tương ứng 1: 1. - So sánh 2 nhóm đối tượng - Trẻ biết xếp, đếm các nhóm đối tượng từ trái sang phải không lặp lại và không bỏ sót. - Trẻ có kĩ năng tạo nhóm 4 đối tượng. - Trẻ biết diễn đạt kết quả sau mỗi lần quan sát và nhận xét đúng, rõ ràng. - Quan sát nhận xét số 4, đặt thẻ số 4 tương ứng. 3. Thái độ: - Hứng thú khi học bài. - Biết hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành trò chơi, bài tập. 1. Đồ dùng của cô - Một số nhóm hoa hồng có số lượng là 1,2, 3, 4, và các thẻ số 2, 3, 4. - Một số nhóm chậu hoa có số lượng là 4. - Rổ đựng lô tô 4 hoa hồng 4 chậu hoa, các thẻ số 2,3 và 2 thẻ số 4. - 3 bức tranh vẽ các nhóm hoa có số lượng 2, 3, 4 và số 4 ở giữa. - Đàn nhạc 2. Đồ dùng của trẻ . - 1 rổ đồ dùng giống của cô nhưng nhỏ hơn. 1. Ổn định tổ chức (2-3 phút). - Cho trẻ hát bài : “Em yêu cây xanh ”, trò về bài hát. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức:( 22 – 24 phút). HĐ1: Luyện tập, nhận biết số lượng 2,3. - Cho trẻ quan sát các nhóm hoa có số lượng 2, 3, cho trẻ đếm và đặt thẻ số. - Có thể cho trẻ nghe tiếng vỗ tay, xắc xô và đếm. HĐ2: Đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng, nhận biết số 4. ( Trọng tâm) - Trẻ lấy rổ về chỗ. - Cô cùng trẻ xếp tất cả số hoa hồng ra theo hàng ngang. - Lấy 3 chậu hoa xếp tương ứng 1: 1, mỗi chậu hoa để dưới 1 cây hoa hồng . - Đếm và so sánh 2 nhóm và nêu nhận xét. - Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4, đếm 2 nhóm, tìm số tương ứng cho mỗi nhóm. - Lập số 4, cô giới thiệu số 4, trẻ tìm số 4, đọc nhiều lần và đặt vào với mỗi nhóm. - Đọc số 4, cất số 4, cất dần nhóm chậu hoa, nêu kết quả mỗi lần cất. - Đếm và cất nhóm hoa hồng. - Cho trẻ tìm quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng là 4. trẻ tìm chỉ nhóm ấy và cho cả lớp đếm,gọi trẻ gắn thẻ số 4 cả lớp đọc số 4.( Chuẩn bị 3 nhóm có số lượng là 4) - Trẻ cất đồ dùng và cầm 1 thẻ số bất kì. HĐ3. Luyện tập * TC1: Mỗi trẻ cầm thẻ số đi vòng tròn cô đọc tên thẻ số nào trẻ cầm thẻ số đó nhảy nhanh vào vòng tròn,và đọc to thẻ số đó. Trẻ nào sai phải nhảy lò cò – Cô hận xét. * * TC2: Cô chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ có 1 bức tranh như đã chuẩn bị, nhiệm vụ các bé khoanh tròn các nhóm có số lượng là 4 và nối đến số 4. – Cô nhận xét. 3. Kết thúc: (2-3 phút). - Cô nhận xét giờ học, hát bài Em yêu cây xanh. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 3 Giáo viên thực hiện.. Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2 ngày 15/01/2017 HĐH-TH Bài : Vẽ con cá. “Mẫu” 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết con cá và biết vẽ con cá - Bố cục bức tranh cân đối . 2.kỹ năng: - Kỹ năng cầm bút, chọn màu, tô màu không chườm ra ngoài. - Cảm nhận thẩm mỹ. - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. 3. Thái độ - Yêu quý, giữ gìn sản phẩm làm ra. - Yêu quý và bảo vệ, các con vật sống dưới nước. 1. Đồ dùng của cô - Đàn nhạc. - 3 tranh mẫu vẽ con cá, tô màu và ,bố cục bức tranh khác nhau - Giấy, bút màu. - Giá treo sản phẩm. 2. Đồ dùng của trẻ - Vở vẽ, bút màu. 1. Ổn định tổ chức: ( 2- 3 phút) - Hát vận động bài “ Cá vàng bơi” - Trò truyện về BH. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu, cô làm mẫu. * Quan sát tranh mẫu. - Cho trẻ quan sát và đàm thoại bức tranh con cá. - Trẻ nhận xét về màu sắc, đặc điểm cấu tạo,...của các con cá trong tranh. + Đây là bức tranh vẽ con gì? + Ai có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của con cá? Được vẽ như thế nào? + Con cá có màu gì?... - Cho trẻ nhận xét 2 bức tranh còn lại về cách tô màu và bố cục bức tranh. - Cô tóm tắt, bổ sung. - Cô giới thiệu 3 bức tranh con cá giống nhau nhưng cách tô màu khác nhau và bố cục các bức tranh khác nhau. - Giáo dục trẻ biết yêu quý con cá và các con vật sống dưới nước khác * Cô làm mẫu và phân tích cách vẽ. *Hoạt động 2 :Trẻ thực hiện bài tập: Cho trẻ về chỗ thực hành. - Giáo dục trẻ nếp ngồi, cầm bút. - Cô quan sát, khuyễn khích để trẻ hoàn thành sản phẩm. HĐ3: Trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ lên treo sản phẩm. - Cho trẻ tự giới thiệu tranh của mình. - Trẻ nhận xét bài của bạn.- Con thích bài nào? Vì sao? - Cô NX, động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thúc: ( 2 – 3 phút) - Hát bài “Cá vàng bơi”. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ3/16/1/2017 HĐH- KP: - Một số con vật sống dưới nước 1.Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, thức ăn, sinh sản, lợi ích, hình dáng, của các con vật sống dưới nước. 2.Kỹ năng - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh các dấu hiệu của các con vật sống dưới nước. - Biết diến đạt ý của mình cho người khác hiểu, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý, bảo vệ, các con vật sống dưới nước. 1. Đồ dùng của cô - Tranh tranh ảnh một số con vật: Cá, tôm, cua, ốc,... - Đàn nhạc. - Một số con vật sống dưới nước. 2. Đồ dùng của trẻ - 4 tờ giấy A3 có hình ao cá, cua, ốc và một số con vật khác chưa tô màu. 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Trẻ hát bài “Cá vàng bơi” trò chuyện về nội dung bài hát. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (22-24 phút) HĐ1: Cho trẻ quan sát, nhận biết tên gọi, đặc điểm về cấu tạo của một số con vật sống dưới nước. ( Trọng tâm) - Cho trẻ về 4 tổ thảo luận và quan sát từng tranh các con vật sống dưới nước và đàm thoại về các đặc điểm của chúng: tên gọi, màu sắc, thức ăn,.... - Trẻ kể lại những gì trẻ biết. Cô cho các bạn bổ xung ý kiến! * KP con cá. - Cô đọc câu đố “ Con gì có vẩy có đuôi Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ Mẹ thường đem dán đem kho Ăn vào mau lớn giúp cho khoẻ người” - Đố bé là con gì? - Cô đưa tranh con cá ra cho trẻ nhận xét. + Ai có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của con cá? + Con cá gồm mấy phần? Đầu cá có gì, còn thân cá, đuôi cá có gì? + Vây cá có tác dụng gì? + Cá là động vật đẻ con hay đẻ trứng?.... - Cô giới thiệu có nhiều loại cá khác nhau: Cá quả, cá chim,... với hình dáng khác nhau. ( Các con vật khác đàm thoại tương tự) - Cô tóm tắt, bổ sung. - Trẻ kể những con sống dưới nước mà trẻ biết. - GD trẻ biết yêu quý các con vật sống dưới nước,... HĐ2: So sánh - Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau 2 cặp con vật về: Tên gọi, đặc điểm, thức ăn, sinh sản,.... - Cô tóm tắt, bổ sung. HĐ3: Tìm hiểu ích lợi của các con vật. - Cho trẻ kể ích lợi của các con vật sống dưới nước. - Hàng ngày các con được ăn những món ăn gì từ các con vật sống dưới nước. HĐ4: Củng cố, ôn luyện. * TC1: Con gì biến mất. - Cô giới thiệu cách chơi: Cô đặt các con vật sống dưới nước lên bàn rồi cô cất dần 1, 2 con và trẻ đoán xem con gì biến mất. * Tô tranh: Trẻ chọn, tô màu tranh các con vật sống dưới nước. - Cô nhận xét. 3.Kết thúc: (2-3 phút). - Cô nhận xét giờ học. - Hát bài: Cá vàng bơi. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 4 17/1/2017 HĐH - âm nhạc: .- NH: Cái bống - Vận động: Cá vàng bơi - Trò chơi: Ai nhanh nhất 1. Kiến thức: Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài nghe hát “Cái bống” - Trẻ biết vận động theo nhịp bài hát cá vàng bơi. - Trẻ biết tên và biết cách chơi trò chơi âm nhạc 2.kỹ năng: - Trẻ chú ý lắng nghe trọn vẹn bài nghe hát - Trẻ nói lên cảm xúc của mình khi nghe bài hát, hưởng ứng cảm xúc cùng cô. - Trẻ hát và vận động minh họa thể hiện sắc thái vui nhộn bài cá vàng bơi - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. - Chơi TC đúng luật. 3. Thái độ - Hứng thú học bài - Yêu quý các con vật sống dưới nước. - Chơi TC đoàn kết. Đồ dùng của cô: - Dụng cụ âm nhạc, phách trống, sắc sô. Đồ dùng của trẻ. - 5 vòng thể dục. 1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút) - Trẻ hát bài “Cá vàng bơi” trò chuyện về nội dung bài hát. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (22-24 phút) HĐ1: Vận động vỗ tay theo nhịp bài: cá vàng bơi của TG Ng Hà Hải. (Nội dung kết hợp) - Lần 1: Cô cùng trẻ hát và vận động vỗ tay theo nhạc bài: Cá vàng bơi. - Lần 2: Trẻ hát và vận động theo nhạc đội hình vòng tròn. - Lần 3: Mời nhóm trẻ vận động vỗ cùng với dụng cụ âm nhạc, cả lớp hát hưởng ứng theo bạn. - Lần 4: Cho trẻ tạo thành 3 nhóm vận động minh họa nối tiếp nhau. * Hoạt động 2: Nghe hát: Cái bống “ trọng tâm” - Cô giới thiệu bài hát “Cái bống” tên các giả Phan Trần Bảng - Lần 1: Cô hát kết hợp mịnh họa (Trẻ ngôi hình vòng cung) + Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác? - Lần 2: cho trẻ nghe giai điệu bài hát (Nhạc không lời) - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào? (Giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng) - Lần 3: Cô hát sử dụng biểu diễn trên nền nhạc - Bài hát nói về hình ảnh bạn bống biết giúp mẹ những công việc nhà. - Lần 4: Cô cho trẻ xem video bài hát “Cái bống”. - Lần 5: Cô biểu diễn bài hát và mời trẻ lên tham gia. Cô hát kết hợp với đạo cụ. * Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất” (Nội dung kết hợp). - Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi, luật chơi: Cô cho từng nhóm lên chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi: cô cho trẻ chơi 1 – 2 lần. 3. Kết thúc(1p).- Cô NX khen ngợi trẻ. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 5. 18/1/2017: HĐH_PTVĐ: - Trườn theo hướng thẳng 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài VĐCB và biết trườn thẳng tới đích. 2.Kỹ năng: - kỹ năng phối hợp mắt, tay, chân khéo léo trườn sát người xuống đất và sự định hướng chuẩn. 3. Thái độ: - Trẻ có tính kỷ luật trong giờ học. - Quý trọng và bảo vệ sức khỏe 1. Đồ dùng của cô và trẻ: - Sân tập, vạch chuẩn. - Khoảng cách từ 1,5->2m. - Mô hình góc xây dựng khu công nghiệp. - Đàn đài 1.Ôn định tổ chức: ( 2-3 phút). - Giới thiệu hội thi: Bé khỏe bé ngoan 2.Phương pháp và hình thức tổ chức:( 22-24 phút). *Hoạt động 1- Khởi động - Hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân, phối hợp đi các kiểu chân, về đội hình về 3 hàng dọc, điểm danh 1,2. chuyển 6 hàng ngang. *HĐ2:Trọng động: * BTPTC: Tay:(2 lần x 4 nhịp ), Bụng: (2lần x4 nhịp) Chân: (4 lần x4 nhịp ), Bật: (4 lần x 4 nhịp) *VĐCB: Trườn theo hướng thẳng - Cô giới thiệu và làm mẫu 2 lần phân tích kỹ năng + Trườn sát người xuống đất, trườn lên phía trước, thẳng hướng tới đích. - Gọi 2 trẻ lên làm thử, cả lớp nhận xét Cho cho cả lớp cá nhân thực hiện cô bao quát sửa sai - Cho 2 tổ thi đua cô nhận xét và động viên trẻ. - 2 trẻ lên củng cố bài tập hỏi trẻ tên bài tập. * Trò chơi: Tung bóng và bắt bóng bằng 2 tay. Cho trẻ đứng theo nhóm chơi, các nhóm thi đua, cô nhận xét trẻ chơi. Hoạt động 3:Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng theo bài: cháu yêu cô chú công nhân, về góc nghệ thuật xem công trình của các bác thợ xây. 3.Kết thúc: Từ 2-3 phút - Cô nhận xét giờ học. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm Hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ6. Ngày 19/1/ 2017 HĐH - LQVT Dạy trẻ thêm bớt, phân chia nhóm đồ vật có số lượng 4 làm 2 phần. ( Số 4 tiết 3) 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết cách thêm bớt chia nhóm có số lượng 4 ra làm 2 phần. - Trẻ biết số 4 là số chẵn, có 2 cách chia. 2. Kỹ năng - Trẻ biết cách chia 4 đối tượng ra làm 2 phần bằng cách chia: 1- 3, 2 – 2. - Trẻ có kỹ năng diễn đạt kết quả sau mỗi lần chia. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú học tập. - Hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành bài tập, trò chơi. 1. Đồ dùng của cô - Rổ đựng 4 chậu, 4 bông hoa hồng, ..... thẻ số từ 1 đến 4. - Một số nhóm đối tượng ở góc học tập có số lượng là 4. - Đàn nhạc. - Xắc xụ. 2. Đồ dùng của trẻ - Một rổ giống của cô nhưng nhỏ hơn. - 4 bức tranh vẽ một số nhóm rau, bánh trưng,... mỗi nhóm có số lượng là 4. 1. Ổn định tổ chức. ( 2 – 3 phút) - Hát bài: “Bắp cải xanh” chuyện về bài hát. 2. Phương pháp và hình thức tồ chức. (22 - 24 phút). HĐ1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 4. - Cho trẻ quan sát góc học tập, đếm và nhận xét các nhóm có số lượng 4 và đọc số 4. HĐ2: Dạy trẻ phân chia 4 đối tượng thành 2 phần. ( Trọng tâm) - Trẻ lấy rổ về chỗ ngồi, kiểm tra trong rổ có gì? - Cô chia mẫu 4 bông hoa hồng làm 2 phần ( 1-3 và 2-2) trẻ đoán cách chia của cô. - Trẻ chia - cô đoán và trẻ diễn đạt cách chia của mình. - Trẻ sử dụng đồ dùng của mình để chia tự do. + Con chia thành mấy phần? + Mỗi phần có số lượng là mấy? - Trẻ chia theo yêu cầu của cô. - Cô củng cố cách chia bằng thẻ số. - Trẻ đặt thẻ số vào mỗi phần chia. HĐ3. Luyện tập: * TC1: Ai đoán giỏi. - Cô giới thiệu cách chơi. Các con phải chú ý xem cô lắc sắc xô với số lượng là bao nhiêu, nhiệm vụ của các con là phải đoán xem cô lắc bao nhiêu cái nữa cho đủ số lượng là 4. - Tương tự cô có thể thay đổi hình thức như dậm chân, vỗ tay. * TC2: Cô giới thiệu cách chơi. - Chia làm 3 đội thi đua khoanh tròn chia các nhóm rau có số lượng là 4 thành 2 phần. - Cô nhận xét. - Hôm nay cô con mình cùng chia mấy đối tượng thành 2 phần? - Có mấy cách chia tất cả? - Cô khái quát lại. 3. Kết thúc: (2-3 phút) - Hát bài: Bắp cải xanh. Lưu ý Chỉnh sửa hằng năm KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 4: Giáo viên thực hiện ............................................. Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành thứ 2 ngày 22/01/ 2017 HĐ - TH Vẽ con vật sống trong rừng 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết các con vật sống trong rừng và Trẻ biết dùng bút màu vẽ các đờng nét cơ bản để tạo thành các con vật sống trong rừng. 2.kỹ năng: - Kỹ năng cầm bút, chọn màu, tô màu không chờm ra ngoài. - Cảm nhận thẩm mỹ. - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. 3. Thái độ: - Trẻ Cảm nhận cái đẹp. - Hứng thú học. - Yêu quý và giữ gìn sản phẩm làm ra. 1. Đồ dùng của cô - Tranh ảnh một số con vật sống trong rừng treo ở góc nghệ thuật. - 3 tranh các con vật sống trong rừng. 2. Đồ dùng của trẻ - Vở bé tập vẽ. - Bút sáp màu. - Giá treo sản phẩm. 1. Ổn định tổ chức: ( 2- 3 phút) - Hát vận động bài “ Đố bạn” - Về góc xem 1 số tranh ảnh các con vật sống trong rừng và trò chuyện về chúng. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: ( 22 – 24 phút) HĐ1: Quan sát tranh và đàm thoại. - Cho trẻ quan sát và đàm thoại từng bức tranh. + Cô có tranh vẽ gỡ ?Cô vẽ ntn? Cô tô màu gì ?........ + Đây là bức tranh vẽ con gì? + Ai có nhận xét gì về đặc điểm bức tranh? - Cô tóm tắt, bổ sung. - Cô treo 3 bức tranh lên cho trẻ NX chất liệu màu. * Hỏi ý tởng của trẻ. + Con định vẽ con gì? + Con vẽ nh thế nào? + Con sử dụng màu gì để tô? - Cô gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ. HĐ2: Trẻ thực hiện. ( Trọng tâm) - Hỏi lại trẻ cách cầm bút, t thế ngồi,... - Trẻ vẽ, cô bao quát, gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ giúp đỡ trẻ yếu. HĐ3: Trng bày sản phẩm. - Cho trẻ lên treo sản phẩm. - Cho trẻ tự giới thiệu tranh của mình. - Trẻ nhận xét bài của bạn. + Con thích bài nào? Vì sao? - Cô NX, động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thỳc: ( 2 – 3 phút) - Hát bài “Đố bạn biết”. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 3 ngày 23/01/2017 HĐH - KP Một số con vật sống trong rừng 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, thức ăn, sinh sản, lợi ích, hình dáng, của các con vật sống trong rừng. 2.Kỹ năng - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh các dấu hiệu của các con vật sống trong rừng. - Biết diến đạt ý của mình cho người khác hiểu, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý, bảo vệ, các con vật sống trong rừng. - Giữ an toàn khi tiếp xúc với các con vật nguy hiểm.. -Đồ dùng của cô và trẻ - Tranh ảnh một số con vật sống trong rừng (voi, khỉ, hổ, nai) - Một số con vật sống trong rừng. - Đàn nhạc. - Tranh các con vật sống trong rừng, một số con vật khác chưa tô màu. 1. Ổn định tổ chức ( 2– 3 phút) - Trẻ hát bài hát “Đố bạn” +Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức:( 22 – 24 phút). HĐ1: Cho trẻ quan sát, nhận biết tên gọi, đặc điểm về cấu tạo, của một số con vật sống trong rừng. ( Trọng tâm) - Mỗi nhóm quan sát một bức tranh, cô mời đại diện các nhóm lên NX bức tranh của mình. - Cho cả lớp quan sát từng tranh các con vật và đàm thoại bổ xung về các đặc điểm của chúng: tên gọi, màu lông, tiếng kêu, thức ăn, sinh sản,.... + Đây là con gì? + Ai có NX gì về đặc điểm cấu tạo của con vật? + Thức ăn là gì? + Là động vật đẻ con hay đẻ trứng?.... - Cô tóm tắt, bổ sung. - Trẻ kể những con vật sống trong rừng mà trẻ biết. - GD trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống trong rừng, giữ an toàn khi tiếp xúc với con vật nguy hiểm,... HĐ2: So sánh - Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau 2 cặp con vật về: Tên gọi, đặc điểm, thức ăn, sinh sản,.... - Cô tóm tắt, bổ sung. HĐ3: Tìm hiểu ích lợi của các con vật. - Cho trẻ kể ích lợi của các con vật sống trong rừng mà trẻ biết. - Vận động bài hát “Đố bạn”. HĐ4: Củng cố, ôn luyện. * TC: Con gì biến mất. - Cô giới thiệu cách chơi, cô đặt một số con vật sống trong rừng lên bàn, sau đó cất dần 1, 2 con, trẻ sẽ đoán xem con gì biến mất. * Tô tranh: Trẻ chọn, tô màu tranh các con vật sống trong rừng. - Cô nhận xét. 3. Kết thúc: (2-3phút) Cô nhận xét giờ học ,khen động viên trẻ - Hát bài: Chú voi con ở bản Đôn. Lưu ý Chỉnh sửa năm Hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 4 ngày 24/01/2017 HĐH - LQVH Vì sao hươu có sừng 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên tác phẩm, tác giả và hiểu nội dung câu chuyện “vì sao hươu có sừng” - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nhớ các tình tiết chính của câu chuyện. 2.kỹ năng: - Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ biết lắng nghe cô kể truyện. 3. Thái độ - Yêu quý, có ý thức bảo vệ các con vật quý hiếm. - Trẻ hững thú học bài. 1. Đồ dùng của cô và trẻ: - Tranh minh hoạ truyện - Các bức tranh có hình ảnh nội dung câu chuyện 1. Ổn định tổ chức: (1-3 phút) Hát bài: đố bạn. -Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. - Cô giới thiệu câu chuyện 2. Phương pháp, hình thức tổ chức:( 22 –

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKe hoach thuc hien thang 1lop MGN B2_12295318.docx
Tài liệu liên quan