1. Ổn định tổ chức : ( Đội hình đứng vòng cung)
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ : Bàn tay sạch
- Cô và trẻ cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
2. Phương pháp, hình thức tổ chứ
*Ôn: Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân ( Trẻ ngồi hình chữ u )
- Cô mời một bạn trai và một bạn gái lên và cho cả lớp nói xem bạn nam ở bên tay nào của bạn nữ và ngược lại.
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*Trò chơi 1:Ai nhanh hơn.(đội hình đi xung quan lớp)
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi xung quanh lớp và tìm cho mình đồ dùng đồ chơi và đứng tại đó và nói đồ dùng đồ chơi đó bên tay nào của bạn.
- Luật chơi: bạn nào trả lời chưa đúng phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
59 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 10 năm 2018 lứa tuổi mẫu giáo bé: 3 - 4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu ý:
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC -TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 2 ngày 08 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
KHÁM PHÁ
Trò chuyện về Khuôn mặt bé có gì?
(Mắt, tai, mũi, miệng)
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên các bộ phận trên mặt và tác dụng của các bộ phận trên mặt với cơ thể con người
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cho các bộ phận trên trên khuôn mặt
2. Kỹ năng:
-Trẻ nói được tên và chỉ ra các bộ phận trên khuôn mặt có tác dụng khác nhau và quan trọng đối với con người ntn
-Trẻ tự tin trả lời các câu hỏi của cô to, rõ lời.
- Trẻ nói được tên trò chơi.
-Trẻ phối hợp tốt với bạn khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ :
Trẻ hứng thú học, tham gia vào các hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:
- Một số hình ảnh các bộ phận trên khuôn mặt
-Bài hát “Nào! Chúng ta cùng tập thể dục”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô các bộ phận trên khuôn mặt
1.Ổn định tổ chức:( Ngồi quanh cô)
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đôi mắt của em”
- Cô trò chuyện về nội dung bài thơ.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức: (Đội hình ngồi Chữ U)
* Trò chuyện khuôn mặt bé có gì?
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các bộ phận trên khuôn mặt
- Cô hỏi trẻ trên khuôn mặt của chúng mình có những giác quan gì?
- Cô cho trẻ kể tên những giác quan mà trẻ biết, (cô gợi ý cho trẻ)
- Mắt: Cô nói” Trời tối” Trời tối chúng mình làm gi?
- Khi đi ngủ thì cái gì nhắm lại?
- Mắt có nhình được không? Mắt nhìn thấy vào ban đêm hay ban ngày?
- Vì sao mà ban đêm mắt không nhìn thấy?
- Có mấy cái mắt, mắt để làm gì?
- Tai-cô mở nhạc cho trẻ bịt tai.các con có nghe thấy gì không?
- Cái gì làm cho chúng mình nghe được
- Những người bị điếc có nghe được không (cô gọi 4-5 trẻ trả lời)
- Có mấy cái tai?
- Mũi: cô vảy nước hoa ra lớp
- Chúng mình thấy có mùi gì không?
- Cái gì làm cho chúng mình biết đấy là nước hoa?
- Các con bịt mũi lại có mùi nữa không? Vì sao?
- Vậy mũi để làm gì? Mũi còn dùng để làm gì nữa?
- Nếu không có mũ chúng mình có thở được không?
- Miệng : Khi chúng mình ăn cơm chùng minh dùng gì để nhai ?
- Ngoài ăn ra miệng còn làm gì nữa? (gọi 5-6 trẻ hát,cười,nói,khóc).
* Mở rộng: Ngoài mắt, tai, mũi, miệng ra trên khuôn mặt con có những bộ phận nào?
- Cô cho trẻ kể tên những bộ phận đó. Nếu trẻ không biết cô gợi ý cho trẻ trả lời.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các bộ phận trên khuôn mặt
* Giáo dục:Tai thì dùng để nghe, 2 mắt thì để nhìn, mũi thì để ngửi và thở, miệng thì để ăn, nói, hát, muốn giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ và xinh đẹp thì chúng mình phải làm gì?
*TC: “Ai nhanh hơn” (Đội hình ngồi 3 hàng ngang)
- Cô nói cái gì dùng để nhìn, cái gì dùng để ngửi, cái gì dùng để thở, cái gì dùng để ăn, thì trẻ phải nói được tên các bộ phận đó và dơ lô tô lên và cô nói ngược lại, cô nói tên bộ phân trẻ nói bộ phận đó dùng để làm gì.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Rửa mặt như mèo”.
Lưu ý:
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC - TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 3 ngày 09 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
PT VẬN ĐỘNG
VĐCB: Đi trong đường hẹp, bò thấp chui qua cổng
( MT 2)
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên VĐCB: Đi trong đường hẹp, bò thấp chui qua cổng.
- Trẻ biết quy trình thực hiện vận động “: Đi trong đường hẹp, bò thấp chui qua cổng”
-Trẻ biết thực hiện. vận động cơ bản: “ Đi trong đường hẹp, bò thấp chui qua cổng”
2. Kỹ năng :
- Trẻ tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, tập được đều, và đúng nhịp, đúng các động tác của BTPTC. theo nhạc.
- Trẻ phối kết hợp tay, chân, mắt trong bài VĐCB: Đi trong đường hẹp, bò thấp chui qua cổng”
- Phối kết hợp tốt với các bạn khi tham gia hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia tập luyện cùng cô và các bạn.
1. Đồ dùng của cô:
Một số các bài hát “Tay thơm, tay ngoan” Vì sao con mèo rửa mặt” Cái mũ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Cổng cho trẻ bò, đường hẹp cho trẻ đi .
1. Ổn định tổ chức :( Đứng quanh cô)
Cô cùng trẻ hát bài “Tay thơm, tay ngoan”.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:( đội hình đi vòng tròn)
* Đi trong đường hẹp - Bò thấp chui qua cổng.
a. Khởi động: Tập theo nhạc bài hát: “ Một đoàn tàu”
-Trẻ đi theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu chân: Đi kiễng chân-> Đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng->đi dậm chân->đi chạy chậm-> chạy nhanh-> chạy nhanh hơn-> chạy chậm về đội hình 3 hàng dọc .
b.Trọng động: Đội hình 6 hàng dọc
* BTPTC:Tập theo nhạc bài hát:” Đôi mắt xinh”
- Hô hấp tay, bụng, chân, bật
- Hô hấp: Gà gáy
- ĐT 1: Tay: Đưa sang ngang (6 lần- 4 nhịp)
- ĐT 2: lườn: Hai tay đưa ra về phía trước, đưa sang hai bên, về phía trước, hạ xuống (4 lần- 4 nhịp)
- ĐT 3: Bụng: Giơ hai tay lên cao, cúi gập hai tay chạm mũi bàn chân (4 lần - 4 nhịp)
- ĐT 4 ( BT): Chân: (6 lần - 4 nhịp)
- ĐT 5: Bật tại chỗ (4 lần - 4 nhịp)
( Đội hình 2 hàng đối diện quay mặt vào nhau, cách nhau 3m)
* VĐCB: Bò thấp chui qua cổng, đi trong đường hẹp
- Trẻ đứng theo đội hình 2 hàng dọc.
- Cô giới thiệu tên bài tập và làm mẫu 2 lần.
+ Lần1: không giải thích .
+ Lần 2: Làm mẫu và giải thích.
- Cô đứng dưới vạch của con đường hẹp, mắt nhìn về phía trước khi có hiệu lệnh cô nhẹ nhàng đi từng bước trong đường hẹp hai bên có rất nhiều hoa cỏ chân không giẫm vào vạch, đi hết đường hẹp sau đó 2 tay cô chống xuống đất quỳ xuống, hai cẳng chân chạm đất, cô bắt đầu bò, trong khi bò lưng không chạm cổng, khi bò hết cô đứng lên đi nhẹ nhàng và cô đi về cuối hàng
* Trẻ thực hiện: ( Đội hinh 2 hàng quay mặt vào nhau khoảng 3 m)
- Gọi 2 trẻ TB lên làm, cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Lần 1: Cô cho trẻ thực hiện lần lượt ( Cả lớp).
- Lần 2: Cho trẻ thực hiện theo tổ.
- Lần 3: Nhóm thực hiện(4-5 trẻ).
- Lần 4: tập nối tiếp.
* Nâng cao.
- Nhóm thực hiện nâng cao trong đường hẹp bé hơn.
- Hỏi trẻ tên bài tập. Mời 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
=> Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của hai đội và khen động viên trẻ.
( Lưu ý: Trong quá trình trẻ thực hiện vận động cô chú ý quan sát từng trẻ và sửa sai, hướng dẫn trẻ kịp thời, khích lệ động viên trẻ).
c. Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng (Vì sao con mèo rửa mặt).
3. Kết thúc:
- Cô nhận xết và tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
Lưu ý:
.
Chỉnh sửa năm
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC - TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
TOÁN
Nhận biết hình tròn với hình chữ nhật.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên hình, hình tròn với, hình chữ nhật.
- Trẻ biết nhận dạng và gọi đúng tên hình, hình tròn với hình chữ nhật.
- Trẻ biết một số đồ dùng có dạng hình hình tròn với hình chữ nhật.
- Biết tên TC, iểu TC, và luật chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói được hình tròn với hình chữ nhật.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô to rõ ràng.
- Phối kết hợp với các bạn tốt khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ húng thú tham gia các hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:
-Nhạc bài hát“Quả bóng tròn”
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.
- Hình tròn, hình chữ nhật
- Một số đồ dung, đồ chơi có dạng Hình tròn, hình chữ nhật bày quanh lớp.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Sợi dây, que tính
Hộp ô cửa
1. Ổn định tổ chức: ( Đội hình Đứng quanh cô vận động)
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát: “Quả bóng tròn”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
* Nhận biết hình tròn với hình chữ nhật, (Chữ U)
* Nhận biết hình tròn :
+ Đây là hình gì ?
- Cô cho cả lớp đọc ( 3-4 lần) (Tổ ,cá nhân xen kẽ nhau) ) + Có màu gì?
+ Hình tròn có cạnh không ? +Vi sao chúng mình biết hình tròn không có cạnh ?
Cô cho trẻ sờ hình tròn từ trái sang phải
+ Hình tròn có cạnh không ? + Hình tròn có lăn được ? vì sao?
+ Để biết hình tròn có lăn được không chúng mình thử lăn xem
- Cô cho cả lớp lăn thử.
* Nhận biết hình chữ nhật:
+ Chúng mình hãy quan sát xem cô có hình gì đây ?
- Cô cho cả lớp đọc ( 3-4 lần) hình vuông (Tổ ,cá nhân xen kẽ nhau)
+ Có màu gì? + Hình chữ nhật, có mấy cạnh ?
- Cô cho trẻ đếm cạnh của hình chữ nhật, từ trái sang phải
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh ? +4 cạnh hình chữ nhật ntn ?
+ Có mấy cạnh dài bằng nhau? có mấy cạnh ngắn bằng nhau?
- Cô cho trẻ đếm cạnh dài, ngắn là bao nhiêu
+ Hình chữ nhật có lăn được ? vì sao?
- Cô cho trẻ lăn thử.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau của hình tròn với hình chữ nhật.
+ Giống nhau: Hình tròn với hình chữ nhật, có tên gọi. Đều gọi là hình
+ Khác nhau: Hình Tròn không có cạnh có đường cong tròn bao quanh khép kín nên hình tròn lăn được, còn hình chữ nhật có 4 cạnh nên không lăn được.
* Mở rộng: Ngoài hình tròn và hình chữ nhật ra chúng mình có biết còn hình nào nữa không ? Ngoài hình tròn và hình chữ nhật ra còn có rất nhiều hình khác nhau nữa. Như hình vuông, tam giác.
- Cô cho trẻ một số các hình ảnh về hình
c. Luyện tập củng cố:
* Trò chơi 1: Ai tìm đúng (3 hàng dọc)
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội và lần lượt từng người lên thò bàn tay vào ô của và chú ý lắng nghe yêu cầu của cô sau đó dùng tay sờ để chọn đúng hình mà cô yêu cầu sau đó dơ tay cao cho cô và các bạn xem
- Luật chơi: Chỉ được dùng tay sờ không dùng mắt, đội nào có câu trẻ lời đúng nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng.
* Trò chơi 2: Ghép hình (Hình chữ U)
- Cô cho trẻ các sợi dây len và que tính có độ dài, ngắn khác nhau
- Ghép cho cô hình tròn, hình chữ nhật trẻ lấy que tính và ghép các hình mà cô yêu cầu.
- Ghép cho cô hình tròn trẻ lấy sợi dây và tạo thành hình tròn
- Ghép cho cô hình chữ nhật trẻ lấy que tính và tạo thành hình chữ nhật
- Trẻ chơi 1-2 lần. - Cô nhận xét kết quả chơi
3. Kết thúc :
- Hỏi tên bài học.
- Nhận xét tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động .
Lưu ý:
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC -TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
LQVH
TRUYỆN
Kể chuyện cho trẻ nghe
Gấu con bị đau răng.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, “Gấu con bị đau răng.”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ngày sinh nhật, Gấu con đã được các bạn tặng rất nhiều bánh kẹo” sau khi ăn vì lười đánh răng nên đã bị đau răng.
- Trẻ biết các nhân vật trong truyện “Gấu con bị đau răng”.
- Trẻ biết tên TC, hiêu TC
2. Kỹ năng:
- Trẻ mạnh dạn kể lại được câu chuyện một cách sơ lược.
- Trẻ thể hiện được giọng nói, tâm trạng của các nhân vật trong câu chuyện: “Gấu con bị đau răng”
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
- Phối hợp tốt vớ bạn khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ học .
1. Đồ dùng của cô:
1 số hình ảnh về “Sinh nhật”
- Bài giảng
trình chiếu truyện “Gấu con bị đau răng”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh cho
Trẻ ghép nội dung câu chuyện, 2 cái bảng.
1. Ổn định tổ chức:( Đội hình ngồi quanh cô)
Cô cùng trẻ hát bài “Mừng sinh nhật” Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Cô giới thiệu tên truyện “Gấu con bị đau răng”
2. Phương pháp và hình thức tổ chức: :( Đội hình ngồi chứ U)
* Cô kể cho trẻ nghe“ Gấu con bị đau răng”
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ).
+ Cô vừa kể câu truyện gì?
- Cô kể lần 2: (Kết hợp tranh minh họa.).
+ Câu chuyện cô vừa kể nói về ai?
- Cô kể lần 3: Trên màn hình qua các slide
b. Đàm thoại - trích dẫn:
+ Vào ngày sinh nhật của mình, Gấu con đã được các bạn tặng những gì?
+ Gấu con có thích không?
+ Khi buổi tiệc sinh nhật đã tan các bạn đã đi về hết gấu con có đánh răng trước khi đi ngủ không?
+ Những con sâu răng làm sao?
+ Đêm đó gấu con bị làm sao?
+ Gấu con bị đau ở đâu?
+ Mẹ của Gấu con đã phải làm gì?
+ Bác sĩ bảo gì với gấu con?
+ Bác sĩ dặn Gấu con như thế nào?
+ Nghe lời bác sĩ Gấu con đã làm gì?
+ Gấu con đánh răng ntn?
+ Gấu con có ăn bánh kẹo nữa không?
+ Gấu con ăn những thức ăn gì?
- Sau mỗi câu hỏi nếu trẻ trả lời chưa được cô gợi ý cho trẻ trả lời.
* Giáo dục: Bạn Gấu con vì lười đánh răng nên đã bị đau răng. Để không bị đau răng như bạn Gấu con chúng mình phải chăm chỉ đánh răng hàng ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Và các con không nên ăn nhiều bánh kẹo mà hãy ăn nhiều thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi để có một cơ thể khỏe mạnh và hàm răng chắc khỏe, trắng bóng.
* Trò chơi: Ghép tranh theo nội dung câu chuyện:
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, cô cho trẻ lên gắn các mảnh ghép thành bức tranh hoàn chỉnh theo trình tự của nội dung câu chuyện, khi gắn xong cho trẻ nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Luật chơi : Thời gian được tính trong một bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng thì đội đó dành chiến thắng.
3. Kết thúc:
- Nhận xét - tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
Lưu ý:
.
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC -TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
TẠO HÌNH
Làm bưu thiếp tặng cô, mẹ, bạn gái nhân ngày 20/10
( MT 26)
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận ra các họa tiết có màu sắc, hình dạng khác nhau được trang trí xen kẽ trên những tấm thiệp chúc mừng ngày 20/10
- Trẻ biết ý nghĩa bưu thiếp tặng người thân trong dịp lễ .
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết chọn 1 trong các họa tiết: Hoa - lá; hình tròn - hình vuông; chấm tròn xanh - chấm tròn đỏ để trang trí tấm thiệp cho mẹ.
- Trẻ nhận ra quy luật xếp xen kẽ trên mẫu và sao chép được quy luật đó để trang trí tấm thiệp tặng mẹ.
- Trẻ có kỹ năng chấm hồ và dán (chấm hồ phết vào mặt trái, chấm vừa phải và dán ấn nhẹ. Sau đó lau tay vào khăn).
- Phát triển khả năng sáng tạo, phối hợp màu sắc hài hòa.
- Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Trẻ có ý thức tham gia tiết học, có ý thức giữ gìn vệ sinh, sử dụng đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, an toàn.
1. Đồ dùng của cô:
* Mẫu của cô:
+ Mẫu 1: Hình ảnh tấm thiệp trang trí xen kẽ hoa lá
+ Mẫu 2 (mở rộng):
- Tấm thiệp được trang trí xen kẽ hình tròn, hình vuông - Tấm thiệp trang trí xen kẽ chấm tròn xanh, chấm tròn đỏ
- Mẫu thiệp cô làm mẫu; họa tiết hoa, lá; hồ dán, khăn lau tay.
- Nhạc bài hát phù hợp với nội dung bài học:
- Kệ tam cấp trưng bày sản phẩm
- Giấy nhớ, bút để ghi tên vào sản phẩm của trẻ.
2. Đồ dùng của trẻ:
Chỗ ngồi của trẻ: Trẻ ngồi 4 bàn.
Mỗi trẻ 1 có một tấm bìa nền bưu thiếp có sẵn dòng chữ “Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam”
Thẻ tên trẻ gắn vào sản phẩm.
Hồ dán, khăn lau tay.
1. Ổn định tổ chức
- Để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 cô cháu mình cùng hát vang bài ca “là lá là hoa” nhé.
- Cả lớp nhìn xem, cô có gì đây?
- Ngày 20/10 ta chúc cho nhau một năm thêm sung túc, an vui., Chúng ta có thể chúc nhau bằng lời nói cũng có thể chúc nhau qua những tấm bưu thiếp. Hôm nay, cô sẽ cho chúng mình trang trí những tấm bưu thiếp chúc mừng ngày phụ nữ việt nam để làm quà tặng người thân như bà, mẹ, chị của mình nhé.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Quan sát và đàm thoại nhận xét:
+ Bưu thiếp được làm bằng các chất liệu gì?
+ Cô đố các con biết, để trang trí được tấm bưu thiếp này thì cô đã làm như thế nào?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về hình dáng, màu sắc, chất liệu các hình trang trí trên các tấm bưu thiếp
- Cô đọc lời chúc trên mỗi tấm bưu thiếp cho trẻ nghe..
* Cô làm mẫu
* Cho trẻ xem mẫu mở rộng
* Cô hỏi ý định của trẻ:
- Các con muốn làm bưu thiếp tặng cho ai trong gia đình mình ? con định làm tấm bưu thiếp của mình như thế nào?
- Cô giới thiệu đồ dùng cho trẻ trước khi cho trẻ về bàn thực hiện.
*Trẻ về bàn thực hiện.
(Cô bật nhạc nền tạo không khí phấn khởi khi trẻ thực hiện)
- 2 giáo viên phối hợp bao quát trẻ, hướng dẫn thêm nếu trẻ còn lúng túng chưa biết cách thực hiện.
- Với trẻ khá: Cô khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo các họa tiết bằng nhiều cách và chất liệu khác nhau với nhiều màu sắc và đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Cô kết hợp gắn tên trẻ vào bài của trẻ.
* Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm trên bảng.
- Cô cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm tự do.
- Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm: Hôm nay, cô thấy lớp mình bạn nào cũng trang trí được những tấm bưu thiếp rất đẹp. Cô khen cả lớp mình nào?
+ Con thích tấm bưu thiếp nào nhất? Vì sao?
+ Cô có thể nói về ý thích của mình về 1, 2 bài trẻ thực hiện tốt.
(Cô động viên một số trẻ chưa hoàn thành)
3. Kết thúc.
- Cô và trẻ vận động theo bài hát “ cái mũi”.
Lưu ý:
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC - TUẦN 2 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 7 ngày 13 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Hoạt động học
Mục đích - Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách Tiến hành
LQVT
Ôn: Nhận biết hình tròn với hình chữ nhật.
1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên hình, hình tròn với hình chữ nhật.
- Trẻ biết một số đồ dùng có dạng hình hình tròn với hình chữ nhật.
- Biết tên TC, hiểu TC, và luật chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô to rõ ràng.
- Phối kết hợp với các bạn tốt khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ húng thú tham gia các hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc các bài hát “Quả bóng tròn”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đồ dùng đò chơi để xung quanh lớp.
- Lô tô cho trẻ chơi trò chơi.
Các sợi dây, que tính cho trẻ chơi trò chơi.
1. Ổn định tổ chức : ( Đội hình đứng vòng cung)
- Cô và trẻ cùng cùng hát và vận động bài hát : Quả bóng tròn
- Cô và trẻ cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
2. Phương pháp, hình thức tổ chứ
* Ôn: Nhận biết hình tròn với hình chữ nhật (Trẻ ngồi hình chữ u )
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh hình tròn, hình chữ nhật.
- Lần 1: Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Lần 2: Cô cho từng tổ đọc
- Lần 3: Cô cho cá nhân (5-6 trẻ)
* Trò chơi 1:Thi xem ai nhanh.(đội hình đi xung quan lớp)
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi xung quanh lớp và tìm cho mình đồ dùng đồ chơi có dạng hình tròn, hình chữ nhật và phải nói được hình đó
- Luật chơi: bạn nào tìm và trả lời chưa đúng phải nhảy lò cò
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*Trò chơi 2: Nhanh và đúng:( Đội hình 3 hàng ngang)
- Cách chơi và luật chơi
- Cách chơi:- Khi cô nói tên hình nào thì chúng mình phải dơ lô tô hình đó lên và phải nói được hình đó.
- Luật chơi: - Nếu bạn nào mà dơ sai bạn đó là người thua cuộc.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần (sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả)
* Trò chơi 3: Ghép hình (Hình chữ U)
- Cô cho trẻ các sợi dây len và que tính có độ dài, ngắn khác nhau
- Ghép cho cô hình tròn, hình chữ nhật trẻ lấy que tính và ghép các hình mà cô yêu cầu.
- Ghép cho cô hình tròn trẻ lấy sợi dây và tạo thành hình tròn.
- Ghép cho cô hình chữ nhật trẻ lấy que tính và tạo thành hình chữ nhật
- Trẻ chơi 1-2 lần. - Cô nhận xét kết quả chơi.
3. Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động.
Lưu ý:
.
Chỉnh sửa năm
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC -TUẦN 3 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Trần T.Thu Chang
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
Khám phá
Trò chuyện và tìm hiểu về ngày 20/10.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ngày 20 -10 là ngày phụ nữ Việt Nam và ý nghĩa của ngày lễ này.
- Trẻ biết các hoạt động diễn ra trong ngày 20/10.
- Trẻ biết tên TC, hiểu TC
2. Kĩ năng:
- Trẻ nói được một số các hoạt động diễn ra trong ngày 20/10
- Trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng.
- Phối hợp tốt với các bạn khi tham gia trò chơi.
3.Thái độ:
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:
- Một số các hình ảnh về ngày 20/10
- Các câu hỏi trong trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ:
- Xúc xắc cho trẻ chơi trò chơi
Ôn định tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô)
- Cô cho xem một số các hình ảnh hoạt động diễn ra trong ngày 20/10.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày 20/10.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức: ( Đội hình chữ U)
* Tìm hiểu về ngày 20.10
+ Chúng mình vừa xem các hình ảnh nói về ngày gì ?
+ Hình ảnh vừa rồi các con thấy những ai xuất hiện nhiều nhất?
+ Ngày 20-10 là ngày dành cho những ai?
+ Mọi người thể hiện sự quan tâm bằng cách nào?
+ Vào ngày đó thì có những hoạt động gì diễn ra?
+ Ở trong gia đình, ai thường vào bếp trong những ngày này?
+ Vào ngày này bố và các con sẽ chuẩn bị quà gì dành tặng bà và mẹ ,em gái, chị gái của con?
+ Lớp mình vào ngày đó các bạn trai sẽ chuẩn bị quà gì để tặng các bạn gái và chúc bạn gái điều gì? (Cô gọi 1-2 trẻ trai trả lời )
+ Các con sẽ có những lời chúc gì với các cô giáo ở lớp,bà và mẹ của con ở nhà ?
=> Ngày 20.10 là ngày Phụ nữ Việt nam. đây là lễ kỷ niệm có rất nhiều hoạt động diễn ra dành tặng và tôn vinh những người phụ nữ.
Những người phụ nữ đó là ai: Là bà , mẹ, cô giáo, các bạn gái. Vào ngày này những người thân thường thể hiện tình cảm của mình qua những món quà, những lời chúc, tổ chức các hoạt động ý nghĩa dành tặng những người phụ nữ mà mình yêu thương như bà và mẹ, để cảm ơn và thể hiện sự chia sẻ những khó khăn vất vả hàng ngày của phụ nữ.
* Trò chơi : Nhanh và đúng ( Đội hình theo nhóm)
- Cô nói cách chơi và luật chơi:
- Cách chơi : - Cô chia lớp mình làm 3 đội và cô đã chuẩn bị 4 câu hỏi trên màn hình với phương án trả lời 1, 2, 3. Nhiệm vụ của các con sẽ chọn đáp án đúng cho câu hỏi đó, sau 4 câu hỏi đội nào nhanh có nhiều câu trả lời chính xác đội đó sẽ chiến thắng).
- Luật chơi: đội nào trả lời đúng đội đó sẽ dành được một phần quà.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 câu hỏi.
3.Kết thúc :
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ hát bài hát . Múa cho mẹ xem.
Lưu ý:
...
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC - TUẦN 3 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018 Giáo viên thực hiện: Trần T.Thu Chang
Hoạt động học
MĐ - YC
Chuẩn bị
Cách tiên hành
PT VẬN ĐỘNG
VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên VĐCB “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Trẻ biết quy trình thực hiện vận động “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Trẻ biết thực hiện. vận động cơ bản Ném trúng đích thẳng đứng
- Trẻ biết trò chơi, hiểu TC và luật chơi.
TCVĐ: Rồng rắn lên mây
2. Kỹ năng:
- Tập đều, và đúng các động tác BTPTC theo nhạc
- Trẻ kết hợp tay, chân, mắt để, Ném trúng đích thẳng đứng bài VĐCB
- Phối kết hợp tốt với các bạn khi tham gia chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia tập luyện.
1.Đồ dùng của cô:
- Giáo án, máy tính, loa
- Các bài hát “Chiếc khăn tay” “Múa cho mẹ xem”
2. Đồ dùng của trẻ:
Vòng đủ cho trẻ tập BTPTC.
- Bóng
1. Ổn định tổ chức: (Ngồi quanh cô)
- Cô cho cả lớp đọc bài hát “ Chiếc khăn tay”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức: (Đội hình đi vòng tròn)
* Khởi động:Tập theo nhạc bài hát” Một đoàn tàu”
Cô cho trẻ nối theo nhau thành đoàn tàu đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô: Đi thường (2m), đi bằng mũi chân (2m), đi thường (2m), đi bằng gót chân (2m), đi thường (2m), đi cúi khom lưng (2m) chạy chậm (2m), chạy nhanh (2m), chạy chậm (2m).
- Cho trẻ về đội hình 3 hàng dọc, tách hàng đội hình 6 hàng dọc
* Trọng động:( Đội hình 6 hàng dọc)
a. BTPTC: Tập theo nhạc bài hát” Đôi mắt xinh”
- ĐT 1 ( BT) : Tay: Đưa sang ngang (6 lần - 4 nhịp)
+ ĐT 2: lườn: Hai tay đưa ra về phía trước, đưa sang hai bên, về phía trước, hạ xuống (4 lần - 4 nhịp)
- ĐT 3: Bụng: Giơ hai tay lên cao, cúi gập hai tay chạm mũi bàn chân (4 lần - 4 nhịp)
- ĐT 4: Chân: (4 lần - 4 nhịp)
- ĐT 5: Bật tại chỗ (4 lần - 4 nhịp)
b. VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng: Nhạc bài hát: Đôi mắt xinh
- Cô cho trẻ chuyển về ĐH 2 hàng dọc - Cô làm mẫu lần 1: không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2: phân tích động tác
- TTCB: Khi có hiệu lệnh Một tiếng xắc xô cô đi vào vị trí chuẩn bị: Từ đầu hàng đi đến vạch xuất phát, tay cầm bao cát . Khi có hiệu lệnh 2 tiếng xắc xô, tay cầm bao cát giơ lên cao ngang tầm mắt cùng phía với chân sau, người hơi ngả về phía sau, mắt nhìn thẳng đích. Khi có hiệu lệnh “ Ném” Cô đưa tay từ phía trước ra sau và dùng sức của cánh tay để ném bao cát vào trúng đích.
- Mời 2 trẻ TB lên tập mẫu; Cả lớp nhận xét -> cô nhận xét
* Trẻ thực hiện: 2 hàng đối diện cách nhau 3m
- Lần 1: Trẻ tập nối tiếp
- Lần 2: Trẻ tập theo nhóm
- Lần 3: cho cả lớp tập 1 lần nữa
- Lần 4: Nâng cao: - Cô cho trẻ đứng khoảng cách xa đích trước hơn 1-2 cm (tùy vào khả năng của trẻ) Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của hai đội
( Lưu ý: Trong quá trình trẻ thực hiện vận động cô chú ý quan sát từng trẻ và sửa sai, hướng dẫn trẻ kịp thời, khích lệ động viên trẻ)
c.TCVĐ: Rồng rắn lên mây : Cô nói cách chơi và luật chơi.
* Cách chơi: Một người đứng làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng 1, tay người sau nắm đuôi áo người trước, tất cả đi lượn qua lượn lại như con rắn, trẻ vừa đi vừa hát “ Rồng rắn lên mây, có cậy lúc lắc, có thầy thuốc ở nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời....Sau đó trẻ đối thoại với nhau.
- Luật chơi bạn nào mà bị bắt phải nhảy lò cò.
*Hồi tĩnh: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Tay thơm, tay ngoan”
3. Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động
Lưu ý:
Chỉnh sửa năm
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC - TUẦN 3 THÁNG 10 NĂM 2018
Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018 Giáo viê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 3 tuoi_12438333.doc