Kế hoạch giáo dục tháng 11 lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi

VĐCB : Đi trong đường ngoằn ngoèo.

Hôm nay cô đưa lớp mình đi thăm nhà bếp của trường mình nhé,nhưng đường đến nhà bếp rất ngoằn ngèo và khó đi , các con nhìn cô đi nhé . cô làm mẫu cho trẻ quan sát :

+ Lần 1 : Cô làm mẫu không phân thích

+ Lần 2 : Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác , cô đứng dưới vạch xuất phát 2 tay cô chống hông khi có hiệu lệnh đi cô đi saocho khéo léo để không chạm vào vạch 2 bên đường , khi đi hết đường ngoằn ngèo cô đi về cuối hàng đứng .

- Cô mời 1-2 trẻ lên tập mẫu cho cả lớp quan sát và sửa sai cho trẻ

- Cô cho trẻ thực hiện lần lượt mỗi trẻ 2-3 lần , khi trẻ tập cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ .

 

doc65 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 11 lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết trẻ lời câu hỏi của cô. * Thái độ : Trẻ biết yêu quý các cô,bác cấp dưỡng,khi ăn xong biết để bát thìa gon gàng. Cái xoong,bát,thìa. * HĐ 1:Ổn định tổ chức Các con ơi!hôm nay chúng mình cùng xuống thăm nhà bếp xem các cô, các bác cấp dưỡng đã nấu cơm cho chúng mình ăn như thế nào nhé,xem đồ dùng của các cô,các bác cấp dưỡng có những gì nhé? * HĐ 2:Phương pháp tổ chức - Cô lấy xoong ra và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? + Cái xoong dùng để làm gì? ( Nếu trẻ không trả lời được cô có thể gợi ý để trẻ trả lời) cho cả lớp đọc nhiều lần từ :Cái xoong cô cho tổ đọc: Cái xoong mời cá nhân trẻ đọc: Cái xoong cô lấy cái bát cho trẻ xem + cô hỏi trẻ cô có gì đây? + cái bát dùng để làm gì? Cho trẻ đọc từ : cái bát Ngoài cái bát ra cô có gì nữa? Cô đưa thìa ra cho trẻ quan sát + cái gì đây các con? + Thìa dùng để làm gì? Cho cả lớp đọc từ : cái thìa Cô cho tổ đọc Mời cá nhân trẻ lên đọc. Cô chú ý lắng nghe trẻ đọc và sửa sai cho trẻ. - giống nhau: xoong,bát,thìa đều là đồ dùng phục vụ trong ăn uống,và đều được làm bằng inox. - khác nhau: xoong dùng để nấu thức ăn,bát dùng để đựng com và thức ăn để phục vụ bữa ăn,thìa dùng để xúc com và thức ăn. * Giáo dục trẻ: các cô, các bác cấp dưỡng đã vất vả nấu cơm,làm những món ăn ngon để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày cho các con đấy vì vậy các con phải ăn hết xuất,ăn nhiều và không làm vãi rơi cơm nhé.cac con phải tôn trọng và yêu quý các cô các bác nhé. * trò chơi: Cái gì biết mất Cô giới thiệu luật chơi,cách chơi và cho trẻ chơi. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Củng cố: Hôm nay các con được học và tìm hiểu về cái gì? * HĐ 3: kết thúc:Cô cho trẻ đọc thơ :Giờ ăn và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học Thơ: Cô dạy * Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ,hiểu nội dung bài thơ. * Kĩ năng : Rèn trẻ kĩ năng trả lời câu hỏi của cô to và rõ ràng. Rèn tính tự tin và xung phong trả lời. * Thái độ : Biết nghe lời ngừơi lớn tuổi và chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ ngồi học ngoan và có nề nếp. Tranh minh họa * HĐ 1:ổn định tổ chức Cô trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà trẻ của bé được làm gì? Khi tới lớp được cô giáo dạy học những gì? Cô cho trẻ chơi trò chơi “ sáng dậy sớm” và hướng trẻ vào bái học. * HĐ 2: Phương pháp tổ chức Cô giới thiệu tên bài thơ :Cô dạy – T/g: Phạm Hổ - Lần 1: Cô đọc diễn cảm Cô hỏi trẻ tên bài thơ , tên tác giả ? - Lần 2: Cô đọc kêt hợp tranh minh họa * Đàm thoại : - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Trong bài thơ cô giáo dạy con điều gì? - Vì sao cô giáo dạy các con không được cãi nhau với bạn? - Qua bài thơ đã khuyên các con điều gì ? *Đọc thơ : - Cô cho cả lớp đọc thơ 3-4 lần - Cô mời tổ đọc thơ - Nhóm bạn trai , bạn gái lên đọc thơ - Cá nhân trẻ lên đọc thơ Cô cho 2 tổ đọc thi đua , cô nhận xét 2 tổ Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1-2 lần Củng cố cô hỏi lại trẻ tên bài thơ,tên tác giả? GD trẻ : Các con phải ngoan ngoãn , biết vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo ., và biết yêu thương những người thân yêu của mình . HĐ 3: Kết thúc : Cô cho trẻ hát bài hát Cô và mẹ và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTVĐ VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi * Kiến thức: Trẻ nhớ tên vận động. Trẻ biết bò nhanh và theo hướng thẳng để tới đồ chơi. * Kĩ năng : Rèn kĩ năng bò và sự nhanh nhẹn của trẻ. *Thái độ : Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô và tích cực tham gia vận động. Vạch xuất phát,đồ chơi 1: Ổn định lớp : -Cho trẻ ngồi hình chữ U -Cô và trẻ trò chuyện về các cô các bác cấp dưỡng và hoạt động hàng ngày của các bác. 2:Phương pháp, hình thức tổ chức *Khởi động: Trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu , đi vòng tròn theo nền nhạc của bài hát Một đoàn tàu lên dốc , xuống dốc, đi thường , đi nhanh *Trọng động : Trẻ đứng lại theo vòng tròn để tập BTPTC Cô và trẻ cùng tạp 2 lần x 4 nhịp + ĐT1:Tay -2tay đưa tay lên cao hạ tay xuống + ĐT 2:Bụng :-Cúi người xuống ,đứng thẳng người lên + ĐT 3 :Chân :- Đứng lên ngồi xuống + ĐT 4: Bật : 2 tay giang ngang vỗ vào nhau đồng thời 2 chân chụm – tách. * VĐCB : Bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi - cô giới thiệu tên vận động: hôm nay chúng mình sẽ đi mua thật nhiều đồ chơi với cô nhé.nhưng đường đến chợ rất khó đi và chúng ta phải bò qua một đoạn đường ,các con quan sát cô bò trước nhé: - lần 1: cô làm mẫu không giải thích - lần 2: cô vừa làm vừa phân tích động tác. Cô cúi người xuống sàn nhà ,hai bàn tay và hai đầu gối chạm đât ,khi bò cô bò kêt hợp chân nọ tay kia.khi bò hết con đường chúng mình đứng lên lấy môt đồ chơi mang về cho cô và đứng cuối hàng nhé . -cô mời 3-4 trẻ lên làm mẫu -cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện Chia lớp làm 2 tổ thi đua với nhau. (khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ ) Cô cho trẻ bò theo hướng thẳng đến đồ chơi với đoạn đường xa hơn để đến đích. * TCVĐ: đi theo đường đến nhà bác Gấu Cô giớ thiệu cách chơi và luật chơi.Cô cho trẻ chơi 2-3 lần . *Giáo dục: cô giáo dục trẻ đoàn kết với các bạn trong lớp biết giúp đỡ và nhường bạn. Củng cố: hỏi trẻ tên bài tập, VDĐCB? * Hồi tĩnh:Trẻ đi lại nhẹ nhàng và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình Di màu: chiếc áo của cô giáo ( tiết mẫu) * Kiến thức: Trẻ biết di màu chiếc áo của cô giáo. Trẻ biết cầm mầu để di. * Kĩ năng : Rèn kĩ năng cầm màu và cách di màu cho trẻ. *Thái độ : Trẻ chú ý,tích cực thực hiện bài học. Hình ảnh áo trên tivi, Tranh vẽ của cô đã tô màu. Tranh chua tô màu. Bút màu Rổ * HĐ 1: Ổn định tổ chức Cô cho trẻ hát bài “ cô và mẹ” và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát rồi hướng trẻ vào bài học. Cô cho trẻ xem 1 số mẫu áo trên tivi và trò chuyện với trẻ. *HĐ 2: phương pháp tổ chức Các con ơi các con có yêu cô giáo của mình không? Vậy hôm nay chúng mình sẽ tô áo để tặng cô giáo mình nhé. cô cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô và hỏi trẻ: + cô có bức tranh vẽ gì? Áo cô tô màu gì? + các con thấy chiếc áo của cô có đẹp không? + các con có muốn tô màu áo cho cô giáo không? Vậy các con chú ý quan sát cô tô mẫu trước nhé. Cô có bức tranh vẽ áo nhưng chưa tô màu Giờ các con quan sát cô tô màu cho chiếc áo của cô đẹp hơn nhé. cô vừa là mẫu vừa hướng dẫn cách tô: cô cầm đỏ lên,cô cầm màu bằng tay phải và cầm bằng 3 đầu ngón tay sau đó cô di màu cho aó chú ý khi di màu sao cho màu không bị chờn ra ngoài,như vậy chúng mình mới có áo đẹp để tặng cô giáo nhé. - vậy các con cùng làm động tác trên không với cô nhé. Trẻ thực hiện: Cô mời trẻ lên bàn ngồi và hỏi trẻ cô đã chuẩn bị những gì cho các con? Vậy con cầm màu lên và tô màu áo thật đẹp để chúng mình tặng cho cô giáo nhé. Cô chú ý quan sát và hướng dẫn lại trẻ cách cầm bút ,cách di mầu trong khuôn khổ của chiếc áo,không di màu ra ngoài chiếc áo. Cô động viên và hướng dẫn những trẻ chưa thực hiện được. Trưng bày - nhận xét sp Cô nhận xét sản phẩm theo nhóm,khuyến khích trẻ và động viên trẻ thực hiện tốt hơn. *Giáo dục:tranh các con di mầu rất đẹp,các con cùng mang tặng cô giáo nhé.các con phải ngoan và nghe lời cô giáo nhé. Củng cố:hôm nay con được tô cái gì? Và con tô màu gì ? *HĐ 3:Kết thúc: cho trẻ hát bài “đi chơi” và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc DH: em yêu cô giáo NH: Đi học * Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát,tên tác giả. * Kĩ năng : Trẻ hát thuộc lời bài hát và hát theo cô. *Thái độ : Trẻ hứng thú hát và nhún nhảy theo nhạc. Xắc xô,mx chóp ,tranh ảnh về cô giáo. * HĐ 1: ổn định tổ chức Cô cho trẻ xem tranh ảnh về cô giáo,cô đàm thoại và trò chuyện với trẻ về hình ảnh cô giáo. Cô có 1 bài hát rất hay nói về tình cảm của các bạn nhỏ với cô giáo,hôm nay cô muốn giới thiệu với các con bài hát Em yêu cô giáo của nhạc sĩ Bùi Anh Tôn. * HĐ 2: Phương pháp tổ chức Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. DH: Em yêu cô giáo – t/g: Bùi Anh Tôn + Lần 1: cô hát cho trẻ nghe Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? + Lần 2: cô hát kết hợp nhạc đệm Giảng giải nội dung: bài hát nói về bạn nhỏ rất yêu cô giáo,cô giáo như mẹ em,cô dạy em múa,dạy em hát và dọc thơ. + lần 3: cô hát và cho trẻ hát cùng cô 3-4 lần Cô chia lớp làm 3 tổ cô mời từng tổ lên hát. Cô mời nhóm bạn nam, nhóm bạn nữ lên hát. Cô mời các nhân trẻ hát. NH: Đi học – t/g:Bùi Đình Thảo Lớp mình hát rất hay và học giỏi cô tặng cho lớp mình 1 bài hát đó là bài “ Đi học “ + lần 1: cô hát không nhạc Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? + lần 2: cô hát kèm nhạc và cử chỉ ,vận động. + lần 3: cô mở băng nhạc và mời cả lớp đứng hát và vận động theo nhạc cùng cô. - Giáo dục: giáo dục trẻ đến lớp phải goan ngoãn nghe lời cô giáo,không tranh giành đồ chơi của các bạn,khi về nhà biết vâng lời người lớn. Củng cố: hôm nay cô dạy các con hát bài hát gì? Tác giả là ai? * HĐ 3: kết thúc: cô cho trẻ hát lại bài hát: Em yêu cô giáo và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm KẾ HOẠCH TUẦN 3 Giáo viên: Trần thị thanh thủy Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTVĐ VĐCB: đi trong đường ngoằn ngèo * Kiến thức: Trẻ nhớ tên vận động. Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngòe,không dẫm chân vào vạch 2 bên đường. * Kĩ năng : Rèn kĩ năng khéo léo khi đi trong đường ngoằn ngoèo. *Thái độ : Trẻ hứng thú va làm theo hiệu lệch của cô. Con đường dài 6-8m,rộng 35-40cm. Nhạc bài một đoàn tàu. 1: Ổn định lớp : -Cho trẻ ngồi hình chữ U -Cô và trẻ xem tranh ảnh về cô giáo,trò chuyện với trẻ về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 2:Phương pháp, hình thức tổ chức *Khởi động: Trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu , đi vòng tròn theo nền nhạc của bài hát Một đoàn tàu lên dốc , xuống dốc, đi thường , đi nhanh *Trọng động : Trẻ đứng lại theo vòng tròn để tập BTPTC Cô và trẻ cùng tạp 2 lần x 4 nhịp + ĐT1:Tay -2tay đưa tay lên cao hạ tay xuống + ĐT 2:Bụng :-Cúi người xuống ,đứng thẳng người lên + ĐT 3 :Chân :- Đứng lên ngồi xuống + ĐT 4: Bật : 2 tay giang ngang vỗ vào nhau đồng thời 2 chân chụm – tách. * VĐCB : Đi trong đường ngoằn ngoèo. Hôm nay cô đưa lớp mình đi thăm nhà bếp của trường mình nhé,nhưng đường đến nhà bếp rất ngoằn ngèo và khó đi , các con nhìn cô đi nhé . cô làm mẫu cho trẻ quan sát : + Lần 1 : Cô làm mẫu không phân thích + Lần 2 : Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác , cô đứng dưới vạch xuất phát 2 tay cô chống hông khi có hiệu lệnh đi cô đi saocho khéo léo để không chạm vào vạch 2 bên đường , khi đi hết đường ngoằn ngèo cô đi về cuối hàng đứng . - Cô mời 1-2 trẻ lên tập mẫu cho cả lớp quan sát và sửa sai cho trẻ - Cô cho trẻ thực hiện lần lượt mỗi trẻ 2-3 lần , khi trẻ tập cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ . - cô chia lớp thành 2 tổ thi đua với nhau. Cô thấy lớp mình tập rất là giỏi cô khen cả lớp bây giờ cô sẽ nâng độ khó của đường ngoằn ngèo bằng cách cô thu hẹp đường ngoằn ngèo lại các con chú ý quan sát cô giáo đi trong đường ngoằn ngèo này nhé . - Cô cho trẻ thực hiện đi trong đường ngoằn ngèo 2-3 lần - Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn và sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện tốt hơn * TCVĐ : Trò chơi “ Bóng tròn to ” Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần Củng cố: hỏi trẻ tên bài vận động cơ bản. HĐ 4 : Hồi tĩnh : Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng chuyển hoạt động Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình Dán bông hoa to – nhỏ ( tiết mẫu) * Kiến thức: Trẻ biết cách chấm hồ để dán bông hoa * Kĩ năng : Rèn kĩ năng cầm hoa và chấm hồ cho trẻ *Thái độ : Trẻ chú ý,tích cực thực hiện bài học. Hình ảnh các bông hoa to , nhỏ trên ti vi Tranh dán mẫu bông hoa to nhỏ của cô Rổ đựng bông hoa to, nhỏ cho mỗi trẻ Hồ dán,khăn ẩm * HĐ 1: Ổn định tổ chức Cô cho trẻ hát bài “ cô và mẹ” và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát rồi hướng trẻ vào bài học. Cô cho trẻ xem 1số bông hoa to nhỏ trên tivi và trò chuyện với trẻ về 1 số bông hoa đó . *HĐ 2: phương pháp tổ chức - Cô cho trẻ xem tranh mẫu dán hoa to – nhỏ Cô có bức tranh gì đây? Bức tranh của cô dán hoa màu gì? Bông hoa này như thế nào? Còn bông hoa này thì sao? Bông hoa của cô có màu gì? Chất liệu của bông hoa được làm từ gì đây? Để dán được bức tranh hoa to và hoa nhỏ thì cô cần làm gì? cô đưa tranh chưa dán hoa ra và hỏi trẻ các con quan sát xem cô có gì? Bức tranh này cô đã dán gì chưa? Vậy để có được bức tranh dán hoa to và hoa nhỏ thì cô sẽ chuẩn bị gì? Cô đã chuẩn bị rổ đựng hoa,có hoa to và hoa nhỏ,hồ dán và khăn ướt. Lần 1: cô làm mẫu không giải thích:Các con cùng quan sát xem cô trang trí bức tranh như thế nào nhé. Lần 2: cô vừa làm vừa làm vừa giải thích: tay trái cô cầm hoa, tay phải cô dùng ngón trỏ để chấm hồ,khi chấm hồ cô chấm vừa phải không chấm quá nhiều hoặc quá ít sau đấy cô phết hồ lại mặt trái của bông hoa,và cô dán hoa vào bức tranh,khi dán xong cô lau tay vào khăn ướt.tiếp tục như vậy cô dán hết các bông hoa to và nhỏ lên bức tranh.cô dán hoa to trước và dán hoa nhỏ sau. Cô đã được bức tranh dán hoa to- nhỏ rùi, các con có thấy đẹp không? Chúng mình có muốn dán hoa không? Vậy các con cùng làm động tác dán hoa trên không cùng cô nhé. trẻ thực hiện cô cho trẻ lên bàn ngồi và hỏi trẻ cô đã chuẩn bị gì trên bàn? Cho trẻ thực hiện,cô quan sát và hướng dẫn trẻ. Trưng bày - nhận xét sp Cô nhận xét sản phẩm theo nhóm,khuyến khích trẻ và động viên trẻ thực hiện tốt hơn. *Giáo dục:các con ơi, sắp đến ngày 20/11 rồi chúng ta sẽ giữ gìn bức tranh dán hoc của chúng mình cẩn thận để tặng cô giáo nhé.các con không được xé tranh và làm nhầu tranh nhé. *HĐ 3:Kết thúc: cho trẻ hát bài “đi chơi” và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc DH : Cô giáo em NH: Đi học * Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát , tên tác giả * Kĩ năng : - rèn kí năng nghe và hát cho trẻ. - Trẻ biết lắng nghe cô hát , biết thể hiện tình cảm khi nghe hát bằng cách đung đưa người , nhún nhảy theo điệu nhạc * Thái độ : Trẻ ngoan biết nghe lời cô giáo. Trẻ tự tin xung phong lên hát. Nhạc không lời bài “ Cô giáo em”, nhạc bài “Đi học” * HĐ 1 : Ổn định tổ chức -Cô cùng trẻ hát bài “ Cô và mẹ”. - Cô cùng trẻ trò chuyện về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ. * HĐ 2: Phương pháp tổ chức - Dạy hát : Bài hát“Cô giáo em” của tác giả Trần Kiết Tường. - Có một bài hát rất hay của nhạc sỹ Trần kiết tường nói về tình cảm của cô giáo đối với các con đấy đó là Cô giáo em.Các con lắng nghe cô hát nhé. +Lần 1: cô hát bài hát hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả. +Lần 2: cô hát và thể hiện điệu bộ với bài hát, cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả *Giải thích nội dung bài hát: Cô giáo em cười xinh xinh,em yêu cô giáo sớm ngày dạy em.Cô giáo rất yêu quý các con và chăm cho các con hằng ngày tới lớp. +Cho cả lớp hát 2-3 lần + cô chia tổ và cho tổ hát +Nhóm bạn nam hát, nhóm bạn nữ hát. +Cá nhân hát(cho trẻ hát 3-4 lần) (Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ- khuyến khích động viên trẻ). - Cô cho cả lớp hát lại,hỏi trẻ vừa được hát bài hát gì?do ai sáng tác? * NH : “Đi học” của chú Nguyễn Ngọc thiện. +Lần 1 : cô hát cho trẻ nghe và thể hiện điệu bộ với bài hát +Lần 2: Cô hát kèm nhạc đệm và vận động theo nhạc. +Lần 3 : mời trẻ đứng lên thể hiện theo nhạc của bài hát cùng cô. *GD : Mẹ và cô giáo rất yêu thương các con nên các con phải ngoan nghe lời mẹ và cô giáo nhé.Đến lớp con được hát được múa và chơi với các bạn. * HĐ 3: Kết thúc: Cô và trẻ đọc bài thơ: mẹ vả cô và chuyển tiếp hoạt động khác Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành HĐNB Nhận biết đồ dùng Màu xanh – màu đỏ * Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên được màu xanh,màu đỏ. Trẻ phân biệt được màu xanh và màu đỏ. * Kĩ năng : Trẻ nhận biết phân biệt được màu xanh,màu đỏ. Trẻ chọn được đồ dung đồ chơi màu xanh màu đỏ trong nhóm đồ chơi. *Thái độ : Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.biết cất gòn gàng vào nơi quy định Búp bê mặc áo màu xanh, búp bê mặc áo màu đỏ. Bóng đôi dép ,cặp sách,ghế.. màu xanh,bóng màu đỏ. * HĐ 1: Ổn định tổ chức Các con ơi hôm nay bạn búp bê đến thăm lớp mình đấy,xem lớp mình ó ngồi ngoan học bài không? Cả lớp nhìn xem bạn búp bê mặc váy mầu gì? * HĐ 2: Phương pháp tổ chức * nhận biết đồ dùng màu đỏ - bạn búp bê mặc váy mầu gì? - Bạn đi dép mầu gì? - bạn búp bê đến lớp đeo cặp sách mầu gì? - bạn búp bê còn tặng lớp mình quả bóng nữa,bóng của bạn có mầu gì? Cô cho trẻ đọc: màu đỏ 3-4 lần. * Nhận biết đồ dùng màu xanh - ngoài bạn búp bê mặc váy mầu đỏ ra,cô có bạn búp bê mặc váy mầu gì đây? - bạn búp bê đi học ngồi ghế mầu gì? - bạn ấy đi dép mầu gì? Cho trẻ nói : Màu xanh 3-4 lần. * Trò chơi - TC 1: Thi ai nhanh cô phát cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng,đồ chơi có mầu xanh –mau đỏ, khi cô nói mầu nào trẻ cầm mầu đấy giơ lên. - TC 2: cho trẻ quan sát xung quan lớp xem có đồ dùng,đồ chơi nào mầu xanh- màu đỏ. * Giáo dục: cô giáo dục trẻ biết yêu quý,giữ gìn đồ chơi, biết cất đúng nơi quy định khi chơi xong, không vứt ném đồ chơi. Củng cố:hôm nay các con được học nhận biết màu gì? * HĐ 3: Kết thúc: cô cho trẻ hát bài “ Đi chơi” và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học Thơ: Dán hoa tặng mẹ * Kiến thức: Trẻ nhơ tên bài thơ * Kĩ năng : Rèn trẻ kĩ năng trả lời câu hỏi của cô to và rõ ràng. Rèn tính tự tin và xung phong trả lời. * Thái độ : Biết nghe lời ngừơi lớn tuổi và chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ ngồi học ngoan và có nề nếp. Tranh minh họa * HĐ 1:ổn định tổ chức Cô trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà trẻ của bé được làm gì? Khi tới lớp được cô giáo dạy học những gì? Cô cho trẻ chơi trò chơi “ sáng dậy sớm” và hướng trẻ vào bái học. * HĐ 2: Phương pháp tổ chức Cô giới thiệu tên bài thơ :dán hoa tặng mẹ – T/g: Phạm Hổ - Lần 1: Cô đọc diễn cảm Cô hỏi trẻ tên bài thơ , tên tác giả ? - Lần 2: Cô đọc kêt hợp tranh minh họa * Đàm thoại : - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Trong bài thơ cô giáo dạy con điều gì? - Vì sao cô giáo dạy các con không được cãi nhau với bạn? - Qua bài thơ đã khuyên các con điều gì ? *Đọc thơ : - Cô cho cả lớp đọc thơ 3-4 lần - Cô mời tổ đọc thơ - Nhóm bạn trai , bạn gái lên đọc thơ - Cá nhân trẻ lên đọc thơ Cô cho 2 tổ đọc thi đua , cô nhận xét 2 tổ Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1-2 lần GD trẻ : Các con phải ngoan ngoãn , biết vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo ., và biết yêu thương những người thân yêu của mình . Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài gì? Do nhà thơ nào? HĐ 3: Kết thúc : Cô cho trẻ hát bài hát Cô và mẹ và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm KẾ HOẠCH TUẦN 4 Giáo viên: Nguyễn ThịThoa Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành HĐNB Bếp ăn và lớp học * Kiến thức: Trẻ biết và gọi tên được đồ dùng của lớp học và đồ dùng của bếp ăn. Biết lớp học có cô giáo và bếp ăn có cô bác cấp dưỡng. * Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói to,rõ cho trẻ. Trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản. * Thái độ : Trẻ chú ý và hứng thú trong giờ học. Bồ đồ của nhà bếp:xoong,bát,thìa.. Đồ dùng dạy học:sách bút * HĐ 1:Ổn định tổ chức Cô trò chuyện cùng trẻ về lớp học của mình xem trong lớp có những gì?cho trẻ kể tên các đồ dùng có trong lớp học. Ngoài lớp học ra còn có khu bếp ăn nữa đấy,các con có biết đồ dùng của bếp ăn có những đồ dùng gì? Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu xem đồ dùng bếp ăn có giống như đồ dùng trong lớp không nhé. * HĐ 2: Phương pháp tổ chức - cô cho trẻ quan sát tranh vẽ lớp học và hỏi trẻ: Cô có bức tranh vẽ gì? Các con nhìn xung quanh lớp mình xem có những gì nào? Cô chỉ vào cái bàn và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? + Bàn dùng để làm gì? Cô đưa trẻ đến các góc chơi thăm quan . Cô cho trẻ về chỗ ngồi, cô hỏi trẻ kể tên 1 số đồ dùng đồ chơi trong lớp Cô khái quát lại ;trong lớp học có rất nhiều đồ dùng đồ chơi và có các góc chơi khác nhau ,có bàn ghế để ngôi học và ăn cơm.đó đêu là đồ dùng phục vụ cho các con vì thế các con phải biêt giữ gìn,yêu quý và bảo vệ các đồ dùng đó nhé * cô cho trẻ quan sát tranh bếp ăn Hỏi trẻ bức tranh vẽ gì ? các con nhìn xem bếp ăn có đồ dùng gì (xoong,bát ,thìa ..) Hỏi trẻ công dụng của từng đồ dùng Cho trẻ phân biệt giữa bếp ăn và lớp học Giống nhau:đều ở trong trường học Khác nhau: bêp ăn dùng để nấu ăn và có các cô bác cấp dưỡng còn lơp học dùng để học và có Cô giáo và các bạn. * củng cố :cô hỏi lại trẻ trong lớp học có những ai ,trong bếp ăn có những ai . *giáo dục:cô giáo dục cho trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi,biết yêu quý các cô các bác cấp dưỡng,các bạn trong lớp và cô giáo. * HĐ 3: Kết thúc: cô cho trẻ hát bài “ cô và mẹ” và chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học Thơ: cô giáo của con * Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ Cô giáo của con. - Trẻ đọc được thơ theo cô * Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc theo cô. -Trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô. * Thái độ : Trẻ hứng thú với hoạt động -Biết kính yêu cô giáo. Tranh minh hoạ bài thơ * HĐ 1 : Ổn định tổ chức -Các con ơi chúng mình đi học có cô giáo và các bạn.các con được múa hát các con có thích không? -Đúng rồi thấy tình cảm của cô yêu quý chúng mình nên chú Xuân Quỳnh tặng cô con mình bài thơ: “Cô giáo của con” * HĐ 2.Phương pháp hình thức tổ chức Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. -Dạy trẻ bài thơ: “Cô giáo của con”của tác giả Xuân Quỳnh. + Lần 1 : Đọc kết hợp cử chỉ, điệu bộ,nhắc tên bài thơ + Lần 2 : cô đọc kết hợp tranh minh hoạ Hỏi trẻ tên bài thơ? tên tác giả ? * Đàm thoại với trẻ: - Cô vừa đọc bài thơ gì? -Trong bài thơ nói về ai? -Đúng rồi nói về cô giáo đấy.. -Vậy các cô giáo đang làm những công việc gì? -Đúng rồi cô giáo đang dạỵ học cho chúng mình đấy. -Cô giải thích từ khó:say sưa có nghĩa là chăm chú giảng bài. - Cô và cả lớp đọc 3 -4 lần +Cho tổ đọc. +Nhóm đọc, +Cá nhân trẻ đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cô và trẻ đọc lai bài thơ ; “Cô giáo của con”. -Cô hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả. *GD trẻ:Các con phải yêu quý cô giáo,phải ngoan ngoãn nghe lời cô giáo. * Củng cố.Cô cho trẻ đọc lại bài thơ; “Cô giáo của con” 3.Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “Đi chơi” - Khen ngợi, khuyến khích động viê Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTVĐ VĐCB: Lăn bóng về phía trước * Kiến thức: Trẻ nhớ tên vận động, biết làm theo hiệu lệnh của cô, trẻ thực hiện khéo léo, hiểu và biết luật chơi -Trẻ biết lăn bóng về phía trước * Kĩ năng : Rèn kỹ năng cho trẻ khi lăn bóng -Trẻ biết khéo léo khi lăn bóng * Thái độ : - Trẻ hứng thú khi học và tham gia chơi hào hứng Sân tập sạch sẽ, thoáng mát -Vạch chuẩn. * HĐ 1: Ổn đinh lớp; Cô cho trẻ hát bài hát:'Em yêu cô giáo’. Trò chuyện với trẻ về ngày hội của cô giáo. 2: Phương pháp tổ chức * Khởi động : -trẻ nối đuôi nhau hát bài hát " Đoàn tàu tí xíu" đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi :đi nhanh,đi chậm,chạy nhanh,chạy châm ,tàu về ga chạy chậm sau đó về 2 hàng ngang. *Trọng động -ĐT tay:Đưa 2 tay lên cao gập vào vai -ĐTchân:2 tay chống hông,chân bước lên phía trên khụy gối -ĐT bụng:2 tay đưa lên cao cúi gập thân -ĐT bật:bật nhảy tại chỗ - Trẻ tập mỗi động tác 2 lần 4 nhịp - Tập đúng động tác, tập đúng nhịp * VĐCB : " Lăn bóng về phía trươc " X x x x x x x X X x x x x x - Cô giới thiệu tên vận động : “Lăn bóng về phía trước” + Cô làm mẫu: + lần 1 : ko phân tích động tác + Lần 2 : Cô làm mẫu và phân tích động tác. -Cô đứng trước vạch xuất phát,khi có hiệu lệnh cô cúi xuống nhặt bóng trong rổ và lăn về phía trước.sau khi lăn bóng xong cô đi nhặt bóng để vào rổ rồi về cuối hàng đứng. +Lần 3 : cô cho 2-3 trẻ làm thử (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) * Trẻ thực hiên: -Mời từng trẻ lên tập .- Lần lượt cho 2 tổ thi thi đua nhau lên tập. - Cô quan sát , động viên khuyến khích trẻ (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Các con vừa thực hiện bài lăn bóng về phía trước rất giỏi,để xem chúng mình khéo léo không cô sẽ cho cả lớp lăn bóng về phía trước dùng 2 tay và lăn 2 quả bóng nhé. Cô làm mẫu để trẻ quan sát và cho trẻ thực hiện. *TCVĐ : -Bóng tròn to -Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:Cô cùng cả lớp nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và hát bài “bóng tròn to”đến đoạn “bóng tròn to” thì đi rộng vòng tròn to.đến đoạn “xì xì hơi”thì chúng ta đi vào thành vòng tròn nhỏ,bạn nào không thực hiện được sẽ bị nhảy lò cò. -Trẻ quan sát -Cả lớp thực hiện 2-3 lần * GD: trẻ phải thường xuyên tập thể dục cho người khỏe mạnh,và ăn nhiều thì mới có sức khỏe để tập thể dục nhé. Củng cố: hỏi trẻ tên vận động. *Hồi tĩnh : Cô và trẻ hát bài " Đi chơi" đi nhẹ nhành vòng quanh sân * HĐ 3: Kết thúc : Cô hỏi trẻ lại bên bài VĐCB và chuyển hoạt động Lưu ý Chỉnh sửa năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockham pha ban than 2 tuoi_12298226.doc