- Cô giáo niềm nở đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
(Luyện kỹ năng: cất dép, cởi cất ba lô, đi cầu thang)
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập, sinh hoạt của trẻ ở nhà, ở lớp, nhắc nhở phụ huynh mặc áo ấm, đi tất cho trẻ khi thời tiết chuyển rét.
-Cho trẻ hoạt động vào các góc mà trẻ thích.
-Tập thể dục: theo bài tập chung toàn trường tháng 12
* Khởi động:
- Cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo nhạc bài hát “Đồng hồ báo thức”.
* Trọng động:
- Tập các động tác theo nhạc bài “Chú bộ đội”
+ ĐT 1: Tay-Vai:
- Hai tay lên cao, trước ngực theo nhạc 2 lần 8 nhịp.
- Hai tay sang ngang, 1 tay gập tay vuông vào vai, hai tay lên cao rồi lại sang ngang 2 lần 8 nhịp.
+ ĐT 2: Bụng-Lườn:
- Hai tay ra trước mặt, quay người sang trái, phải 2 lần 8 nhịp.
+ ĐT 3: Chân:
- Vung tay giậm chân quay sang trái, phải, trước, sau 2 lần 8 nhịp.
+ ĐT 4: Bật:
- Hai tay sang ngang kết hợp nhẩy bật đồng thời gập tay vào vai đổi tay 2 lần 8 nhịp.
* Hồi tĩnh: Làm các động tác điều hòa theo nhạc.
- Tập bài dân vũ: Chekken Đan .
55 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 12 lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1cho trẻ.
-Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.
-Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Thái độ:
Trẻ hào hứng trong giờ học.
1. Đồ dùng của cô :
- Giáo án điện tử có 3 nhóm đồ dùng dụng cụ các nghề: cuốc, liềm, xẻng.
-Một rổ gồm 7 đôi giầy, 7 đôi tất, thẻ số 7.
-3 ngôi nhà có gắn 4, 5, 6 chấm tròn.
- Nhạc bài hát Ba em là công nhân lái xe.
2. Đồ dùng của trẻ:
-Mỗi trẻ 1 thẻ số 5,6,7.
-1 rổ đồ dùng giống của cô kích thước nhỏ hơn.
I.Ổn định tổ chức: (Trẻ xúm xít)
-Cho trẻ hát bàì: ba em là công nhân lái xe
Hỏi trẻ:
-Các con vừa hát bài hát gì? Bố mẹ các con làm nghề gì? Con hãy kể về sản phẩm của nghề đó? Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức:
1.Ôn nhận biết nhóm có số lượng 6.(trẻ ngồi xúm xít)
-Cho trẻ nhìn lên màn hình đếm xem có bao nhiêu đồ dùng và tương ứng với số mấy? (3 nhóm)
2.Dạy trẻ đếm đến 7. Nhận biết nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.(trẻ ngồi 6 hàng ngang)
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng yêu cầu trẻ xếp 7 đôi giày ra thành hàng ngang.
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1 6 đôi tất.
- Sau đó đếm nhóm tất, nhóm giầy hỏi trẻ có NX gì về số lượng của 2 nhóm.(Trẻ phát hiện nhóm giầy nhiều hơn nhóm tất là 1,nhóm tất ít hơn nhóm giầy là 1).
- Muốn cho nhóm tất bằng nhóm giày ta phải làm TN?
- Cho trẻ xếp thêm 1 đôi tất, kiểm tra lại cả 2 nhóm thấy đều có SL bằng nhau,bằng 7.
- Cô nói: để biểu thị nhóm có số lượng bằng nhau là 7 cô có thẻ số 7.
- Hỏi trẻ cấu tạo thẻ số 7.
-Cô giới thiệu cấu tạo số 7 rồi cho cả lớp, tổ nhóm ,cá nhân trẻ đọc: số 7
-Cô cho trẻ vừa đếm vừa cất dần 2 nhóm, cất thẻ số 7.
3.Luyện tập:
-TC1: Chơi theo yêu cầu của cô
+ Cô vỗ tay trẻ nói số tiếng vỗ.
+Cô giơ thẻ số trẻ vỗ số tiếng tương ứng.
-TC2: Tìm nhà:
+Cô phổ biến cách chơi: cô có 3 ngôi nhà có gắn 5,6,7 chấm tròn, mỗi trẻ có 1 thẻ số (5,6,7). cô và các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì các con phải tìm về ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với thẻ số của mình.
+Luật chơi : bạn nào tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình.
+Cô tổ chức cho trẻ chơi , cô quan sát trẻ sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
-TC3: Thực hiện sách: tô màu nhóm đồ dùng có số lượng 7, tô mầu số 7 in rỗng.
III.Kết thúc: Củng cố tuyên dương trẻ
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 Ngày 07 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình:
Nặn các loại đồ dùng dụng cụ các nghề: liềm, cuốc, dao, xẻng, kéo, phấn, kim tiêm (ĐT)
1.Kiến thức:
-Trẻ biết cấu tạo và hình dáng của 1 số loại đồ dùng dụng cụ các nghề: liềm, cuốc, dao, xẻng, kéo, phấn,
-Biết cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, làm lõm..để nặn được 1 số loại đồ dùng dụng cụ các nghề.
- Biết kết hợp các nguyên vật liệu khác để tạo thành các loại đồ dùng dụng cụ đó.
2.Kỹ năng:
Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, các kỹ năng đã học để nặn các loại đồ dùng dụng cụ đó.
3.Thái độ:
-Trẻ hứng thú trong giờ học.
-Biết yêu quý trân trọng sản phẩm của mình.
1.Đồ dùng của cô:
-Một số hình ảnh các loại đồ dùng dụng cụ các nghề: liềm, cuốc, dao, xẻng, kéo, phấn,
-4-5 loại sản phẩm mẫu của cô: liềm, cuốc, dao, xẻng, kéo, phấn,kim tiêm...
- Bàn trưng bày sản phẩm.
2. Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng con, cành cây, tăm, khăn lau, bàn ghế đúng qui cách.
1.Ổn định tổ chức :
Cô cho trẻ hát đứng quanh cô hát “cháu yêu cô chú công nhân” và trò chuyện
+Cô con mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
Dẫn dắt trẻ vào bài
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
*Quan sát đàm thoại:
- Cô và trẻ quan sát hình ảnh các loại đồ dùng dụng cụ các nghề: liềm, cuốc, dao, xẻng, kéo, phấn,
và đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm của các loại đồ dùng đó.
- Cô lần lượt cho trẻ quan sát các loại đồ dùng cô đã nặn mẫu. Đàm thoại với trẻ về cấu tạo, hình dáng, cách nặn từng loại đồ dùng đó.
- Hỏi ý tưởng của trẻ định nặn những loại đồ dùng gì?
*Trẻ thực hiện:
-Cho những trẻ có chung ý tưởng về cùng một nhóm để nặn.
-Cô bao quát đến từng nhóm quan sát động viên, hướng dẫn trẻ thực hiện.
*Trẻ trưng bày sản phẩm:
-Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày.
-Cho trẻ chọn sản phẩm đẹp
-Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình.
-Cô bổ xung ý kiến nhận xét chung.
3. Kết thúc: Củng cố bài, cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động khác.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 Ngày 08 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH: Trò chuyện, tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ.
1.Kiến thức.
-Trẻ biết về nghề nghiệp của bố mẹ mình.
-Biết trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau.
- Biết dụng cụ của các nghề và sản phẩm của các nghề.
2.Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ.
-Trẻ hứng thú tronh giờ học.
-Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của cha mẹ làm ra.
1. Đồ dùng của cô :
-Hình ảnh các nghề: nghề nông, nghề may, nghề thợ xây, nghề giáo viên
- Nhạc bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”..
2. Đồ dùng
của trẻ:
- Lô tô các nghề cho trẻ chơi TC
I.Ôn định tổ chức: (trẻ ngồi xúm xít bên cô) .
-Cô cho trẻ hát bài: cháu yêu cô chú công nhân. Hỏi trẻ:
-Các con vừa hát bài hát gì ?
-Bài hát nói về đến nội dung gì ?
-Hôm nay cô con mình cùng khám phá nghề nghiệp của bố, mẹ mình nhé.
II.Phương pháp hình thức tổ chức:(trẻ ngồi hình chữ U)
1.Trò chuyện về nghề nghiệp của bố, mẹ bé:
-Cô mời 2-3 trẻ kể về nghề nghiệp của bố, mẹ và hỏi trẻ:
- Bố con làm nghề gì? Khi bố con đi làm thì thường mang theo dụng cụ gì để làm việc? Nghề của bố con làm ra sản phẩm gì?
- Mẹ cô đặt câu hỏi tương tự.
- Trong lớp mình có những bạn nào có bố mẹ làm nghề giống bố mẹ bạn
- cô khai thác các trẻ khác để trẻ nói lên một số nghề chủ yếu mà bố mẹ trẻ trong lớp làm.( Thợ may, thợ xây, nghề nông, giáo viên)
-Cô khái quát lại: Bố mẹ các con phải đi làm rất vất vả để nuôi các con khôn lớn vì vậy các con phải biết yêu thương bố, mẹ và biết yêu quý sản phẩm của bố mẹ mình làm ra nhé.
2. Khám phá nghề của bố mẹ
a.Tìm hiểu nghề thợ may:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh nghề thợ may và hỏi trẻ đây là nghề gì?
- Hỏi trẻ: nghề thợ may cần có đồ dùng gì?
- Nghề thợ may làm ra sản phẩm gì?
- Cho trẻ kể tên các công việc của nghề thợ may.
- Cô khái quát lại: Để may ra 1 bộ quần áo cô thợ may phải bỏ ra rất nhiều công sức: đo, cắt vải, vắt sổ, may, là ủi. rồi còn phải chỉnh sửa cho vừa ý khách hàng vậy con thấy công việc của cô thợ may thế nào?
- Cô thợ may rất vất vả đề may ra quần áo cho chúng ta mặc vì vậy các con phải biết giữ gìn quần áo cho sạch sẽ, không bôi bẩn lên quần áo nhé.
b.Tìm hiểu về nghề thợ xây, nghề nông, nghề giáo viên: Cô tiến hành các bước tương tự.
c. So sánh phân biệt:
- Cho trẻ nêu nhận xét trước.
- Cô chốt:
+ Giống nhau: đều là các nghề phổ biến trong xã hội.
+ Khác nhau về tính chất công việc, dụng cụ và sản phẩm tạo ra
*Trò chơi:
- TC1: Thi xem ai nói nhanh
+ Cô nói tên nghề, trẻ nói tên sản phẩm của các nghề và ngược lại
+ Cô nói tên nghề trẻ nói tên dụng cụ của các nghề và ngược lại.
-TC2: Nhanh tay-tinh mắt
+ Cho trẻ chơi lô tô phân loại nghề và sản phẩm, dụng cụ của các nghề
III. Kết thúc : cô củng cố bài.Cô nhận xét giờ học.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
TUẦN II
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 11 tháng 12 năm 2017
Tên HĐhọc
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH: Tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội (Nghề bác sỹ, nghề xây dựng, nghề nông, nghề giáo viên, nghề may)
(ĐGCS 98)
1.Kiến thức.
-Trẻ nhận biết và gọi tên một số nghề phổ biến trong xã hội (Nghề bác sỹ, nghề xây dựng, nghề nông, nghề giáo viên, nghề may)
-Biết trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau
- Biết dụng cụ của các nghề và sản phẩm của các nghề.
-Biết tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi.
2.Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
-Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Thái độ.
-Trẻ hứng thú tronh giờ học.
-Giáo dục trẻ biết yêu quý trân trọng sản phẩm của các nghề.
1. Đồ dùng của cô :
-Hình ảnh các nghề: (Nghề bác sỹ, nghề xây dựng, nghề nông, nghề giáo viên, nghề may)
- Nhạc bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”.
-Bàn ghế đúng quy cách.
2. Đồ dùng
của trẻ:
-Sách có hình ảnh các nghề và dụng cụ các nghề cho trẻ chơi Tc, bút màu cho trẻ thực hiện
I.Ôn định tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô).
-Cô và trẻ hát bài : “Lớn lên cháu lái máy cày” Hỏi trẻ:Các con vừa hát bài hát gì ?
-Bài hát nói về đến nghề gì? Bác nông dân đang làm gì? Bạn nhỏ mơ ước lớn lên sẽ làm nghề gì?
- Trong gia đình các con bố mẹ làm nghề gì? Cho trẻ kể tên các nghề phổ biến trong xã hội.
-Hôm nay cô con mình cùng khám phá một số nghề phổ biến trong xã hội nhé.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi hình chữ U).
1.Tìm hiểu về các nghề phổ biến trong xã hội: (ĐGCS 98)
- Cô mời trẻ lên kể về một số nghề phổ biến trong xã hội mà trẻ biết, dụng cụ của nghề và sản phẩm của nghề đó.
a.Tìm hiểu về nghề xây dựng:
- Cô nói sản phẩm của nghề xây dựng và cho trẻ đoán xem đó là nghề gì?
- Cô mở hình ảnh nghề xây dựng cho trẻ quan sát và gọi tên nghề
- Cho trẻ kể tên các sản phẩm nghề xây dựng.
- Hỏi trẻ: Để làm ra các sản phẩm đó nghề xây dựng phải làm những công việc gì? Cần những nguyên liệu gì? Và dụng cụ gì?
- Cô khái quát: Để làm ra những sản phẩm đấy các bác thợ xây dựng phải đào móng, trộn vữa, xây tường, chát, đổ mái và cần những nguyên liệu như: xi măng, gạch, cát, đá, ngói, sắt thép, dụng cụ của nghề thợ xây gồm: máy trộn bê tông, dao xây, bàn xoa, thước, xô, quốc, xẻng các con thấy các bác thợ xây đã rất vất vả để làm ra những công trình xây dựng nên các con phải biết trân trọng giữ gìn sản phẩm của nghề thợ xây nhé!
b.Tìm hiểu nghề thợ may:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh nghề thợ may và hỏi trẻ đây là nghề gì?
- Hỏi trẻ: nghề thợ may cần có đồ dùng gì?
- Nghề thợ may làm ra sản phẩm gì?
- Cho trẻ kể tên các công việc của nghề thợ may.
- Cô khái quát lại: Để may ra 1 bộ quần áo cô thợ may phải bỏ ra rất nhiều công sức: đo, cắt vải, vắt sổ, may, là ủi. rồi còn phải chỉnh sửa cho vừa ý khách hàng vậy con thấy công việc của cô thợ may thế nào?
- Cô thợ may rất vất vả đề may ra quần áo cho chúng ta mặc vì vậy các con phải biết giữ gìn quần áo cho sạch sẽ, không bôi bẩn lên quần áo nhé.
c.Tìm hiểu về nghề nông, nghề bác sỹ, giáo viên: Cô tiến hành các bước tương tự.
d. So sánh, phân biệt:
- Cho trẻ nêu nhận xét trước.
- Cô chốt:
+ Giống nhau: đều là các nghề phổ biến trong xã hội.
+ Khác nhau về tính chất công việc, dụng cụ và sản phẩm tạo ra
2. Trò chơi luyện tập:
*TC1: Thi xem ai nói nhanh
- Cô nói tên nghề, trẻ nói tên sản phẩm của các nghề và ngược lại
- Cô nói tên nghề trẻ nói tên dụng cụ của các nghề và ngược lại.
*TC2: Hãy nối đúng
- Cho trẻ về bàn thực hiện sách: Nối dụng cụ của các nghề với nghề cho phù hợp.
III. Kết thúc : Cô củng cố bài, nhận xét giờ học, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 12 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chữ cái:
Làm quen chữ cái: u,ư
1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư qua tiếng và từ.
-Biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái u,ư.
-Biết tên, cách chơi các trò chơi.
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phát âm chuẩn,kỹ năng so sánh phân biệt.
- Rèn kỹ năng chơi TC
3.Thái độ:
-Trẻ hào hứng trong giờ học.
.
1.Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử.
-2 ngôi nhà có gắn các chữ cái u,ư
2.Của trẻ:
-Một rổ đồ dùng gồm 2 chữ cái u,ư
-Mỗi trẻ 1 lô tô có chứa chữ cái u,ư cho trẻ chơi trò chơi.
-Sách Bé tô bé vẽ.
I.Ổn định tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô).
- Cô và trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hỏi trẻ: bài hát nói về nghề gì? Cô chú công nhân làm ra những sản phẩm gì?
-Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức:(Trẻ ngồi chữ u).
*Làm quen chữ u:
Cô đọc câu đố: “Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy ?”
Đó là ai?
-Cô mở hình ảnh “Chú bộ đội” cho trẻ đọc từ dưới hình ảnh.
- Hỏi trẻ trong từ có mấy chữ cái? Chữ cái ở vị trí thứ 3 là chữ cái gì? Vì sao con biết?
-Cô giới thiệu chữ u và phát âm chữ u 2-3 lần
-Cho trẻ phát âm chữ u, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ u.
-Cô nêu cấu tạo chữ u: gồm 1 nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng.
-Cô giới thiệu chữ u ở 3 dạng chữ in thường, in hoa, viết thường.
*Làm quen chữ cái ư cô tiến hành các bước tương tự với từ “Cái cưa”.
*So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ cái.
-Cô cho trẻ nêu nhận xét trước.
-Cô khái quát lại 2 chữ cái giống nhau đều có 1nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng. Khác nhau: chữ ư có thêm 1 cái móc nhỏ bên phải, u không có gì.
*Luyện tập:
-Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm chữ cái theo hiệu lệnh”:
+Cô nói tên chữ trẻ chọn chữ giơ lên, phát âm tên chữ cái.
+ Cô nói đặc điểm trẻ chọn chữ cái.
-Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm nhà”. Hỏi trẻ cách chơi trò chơi.
-Cô nhắc lại cách chơi: Cô có 2 ngôi nhà gắn các chữ cái u,ư. Cô cho trẻ cầm lô tô có chứa chữ cái u,ư vừa đi và hát khi có hiệu lênh trẻ tìm về nhà có chữ cái giống với lô tô của mình.,bạn tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình .
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ cho nhau
-Cho trẻ về bàn ngồi học sách bé tô bé vẽ trang 10.
III. Kết thúc:Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động khác
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2017
Tên HĐ học
MĐ-YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH: Kể truyện “Hai anh em”
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên truyện:
“Hai anh em” theo truyện cổ Việt Nam, tên các nhân vật trong truyện.
- Hiểu nội dung truyện: khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động không được lười biếng thì sẽ có cuộc sống no đủ .
2.Kỹ năng:
Trẻ biết lắng nghe và bộc lộ cảm xúc, có thể kể lại từng đoạn truyện.
Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
3.Thái độ:
-Trẻ hào hứng trong H/Đ.
1.Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử.
-CD truyện.
2.Đồ dùng của trẻ:
Không có.
1.Ôn định tổ chức: (Trẻ ngồi xúm xít bên cô)
Cô xúm xít trẻ và hát bài “Hạt gạo làng ta”
- Hỏi trẻ: Bài hát nói về điều gì? Nghề nông làm ra những sản phẩm gì?... Dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Phương pháp hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi hình chữ U)
*Cô kể truyện cho trẻ nghe:
-Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe lần 1 bằng lời kèm điệu bộ cử chỉ minh họa, hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả.
-Cô tóm tắt, giảng giải nội dung truyện.
-Kể lần 2 kết hợp theo hình ảnh trên tivi.
*Đàm thoại trích dẫn nội dung truyện:
-Trong truyện có những nhân vật nào?
- Người anh nói với người em thế nào?
- Ra khỏi làng người anh gặp gì? Người anh đã làm gì?
- Người anh đã chăm chỉ lao động và có được những gì?
- còn người em thì sao? Vì lười biếng nên người em suýt bị làm sao?
- Về sau người em có chăm chỉ lao động không? Và nhờ chăm chỉ lao động mà hai an hem có cuộc sống thế nào?
* Giáo dục trẻ: Phải biết yêu lao động và chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ, biết quý trọng sản phẩm của nghề nông.
- Lần 3.Cho trẻ nghe kể lại truyện trên màn ảnh nhỏ.
3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 Ngày 14 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT:
Số 7
(Tiết 2)
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7, tạo nhóm có số lượng 7.
- Biết tên, cách chơi, luật chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, thêm, bớt trong phạm vi 7.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ: .
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở đẹp.
1.Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- 3 ngôi nhà có gắn 1(2,3) chấm tròn.
- 1 rổ gồm: 7 đôi giầy, 7 đôi tất, thẻ số từ 1- 7.
2. Đồ dùng của trẻ:
-1 rổ đồ dùng giống của cô kích thước nhỏ hơn.
- 2 bảng có gắn các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1,2,3.
- Mỗi trẻ 1 thẻ có 6,5,4 chấm tròn
I.Ổn định tổ chức: (Cho trẻ ngồi quanh cô).
- Cô và trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Hỏi trẻ bài hát nói đến nghề gì? Sản phẩm của nghề đó là gì? Dẫn dắt trẻ vào bài.
II. Phương pháp hình thức tổ chức:
1.Ôn tập nhận biết nhóm số lượng 7:(trẻ ngồi hình chữ U).
- Cho nhìn lên màn hình đếm các nhóm đồ dùng dụng cụ của các nghề tương ứng với số mấy.(3 nhóm) . Hỏi trẻ cấu tạo số 7.
2. Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7, tạo nhóm có số lượng 7.(Trẻ ngồi 5 hàng ngang).
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi, yêu cầu trẻ xếp 7 đôi giầy theo hàng ngang từ trái sang phải.
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1 6 đôi tất.
- Cho trẻ đếm số đôi tất và gắn thẻ số tương ứng, đếm số đôi giầy và gắn thẻ số.
- Hỏi trẻ có nhận xét gì về số giầy và số tất. muốn số tất bằng số giầy ta phải làm thế nào? ( Thêm một đôi tất nữa)
- Cho trẻ đếm số đôi tất. hỏi trẻ số giầy và số tất như thế nào? Phải gắn số mấy cho hai nhóm này?
- Cho trẻ đọc kết quả: 6 thêm một bằng 7.
- Cho trẻ cất đi hai đôi tất, hỏi trẻ còn mấy đôi tất đếm và gắn thẻ số tương ứng, đọc kết quả 7 bớt 2 còn 5. muốn số tất bằng số giầy làm thế nào?
- Cho trẻ xếp thêm hai đôi tất nữa, cho trẻ đếm số đôi tất, hỏi trẻ phải gắn thẻ số mấy cho hai nhóm này?. đọc kết quả: 5 thêm hai bằng 7.
- Cứ như thế cho trẻ them bớt tạo nhóm trong phạm vi 7.
3. Luyện tập:
- Trò chơi 1: Tai ai tinh:
+ Cô vỗ tay trẻ nhẩm đếm và vỗ thêm nếu chưa đủ 7 tiếng
- Trò chơi 2: Tìm nhà.
+ Cách chơi: Mỗi trẻ có một thẻ chấm tròn, cô và trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà, trẻ phải tìm về ngôi nhà có số chấm tròn mà khi thêm vào thẻ chấm tròn của trẻ phải có kết quả là 7 chấm tròn.
+ Luật chơi: trẻ nào tìm nhầm thì phải nhẩy lò cò về ngôi nhà của mình.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả và cho trẻ đổi thẻ số cho nhau.
- Trò chơi 3: Nhanh tay- tinh mắt
+ Cô chia lớp làm 2 đội. trên bảng cô đã chuẩn bị 2 cái bảng có các nhóm đồ dùng dụng cụ của các nghề, nhiệm vụ của mỗi đội lên tìm và gắn thêm đúng các đồ dùng đó cho đủ số lượng 7.
III. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 Ngày 15 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TH: Vẽ chân dung bác sỹ (Mẫu)
1.Kiến thức:
-Trẻ biết 1 số bộ phận trên khuôn mặt.
-Biết kết hợp các hình, các nét cơ bản để vẽ chân dung bác sỹ.
2.Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, kỹ năng tô mầu và vẽ.
3.Thái độ
Trẻ hứng thú vào h/đ.
Biết yêu quý kính trọng nghề bác sỹ.
1.Đồ dùng của cô:
-3 bức tranh vẽ chân dung bác sỹ, giá trưng bày sản phẩm
2.Của trẻ:
Giấy vẽ, bút mầu, bàn ghế đúng quy cách
I.Ôn định tổ chức: (Trẻ ngồi xúm xít bên cô).
Cô và trẻ đọc thơ “Bé tập làm bác sỹ:
- Hỏi trẻ: Bài thơ nói về điều gì?
- Nghề bác sỹ làm những công việc gì?.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
II. Phương pháp hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô , ngồi về bàn theo nhóm).
1.Quan sát tranh mẫu :
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ chân dung bác sỹ mẫu cơ bản mà cô đã chuẩn bị và đàm thoại với trẻ về hình dáng, vị trí các bộ phận trên khuôn mặt, cách tô màu.
- Cô làm mẫu và phân tích cách vẽ cho trẻ xem.
- Cô cho trẻ qs 2 bức tranh mẫu mở rộng, cô đàm thoại và hỏi trẻ có gì khác với bức tranh đầu.
2.Trẻ thực hiện :
- Hỏi trẻ khi làm bài phải ngồi như thế nào ? Cách cầm bút ra sao ?
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút để vẽ.
- Trẻ thực hiện cô bao quát đến từng nhóm động viên hướng dẫn khi trẻ còn lúng túng.
3.Trưng bày sản phẩm :
- Cô cho trẻ mang s/p lên trưng bày, cho trẻ NX sản phẩm đẹp của bạn, trẻ tự nói lên sản phẩm của mình.
III.Kết thúc :
- Cô nx tuyên dương, giáo dục trẻ
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
TUẦN III
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 Ngày 18 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục
VĐCB:
Bật chụm tách chân qua 7 vòng
TCVĐ: Kéo co
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài tập: Bật chụm tách chân qua 7 vòng , tên trò chơi: kéo co.
- Biết quy trình thực hiện bài tập.
- Biết cách chơi, luật chơi TCVĐ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng bật chụm tách chân nhanh nhẹn không dẵm vào vòng.
- Có kỹ năng phối hợp với bạn khi chơi trò chơi kéo co.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào h/đ, rèn ý thức tổ chức kỷ luật.
1. Đồ dùng của cô: Phòng tập sạch sẽ, an toàn.
-Vòng thể dục
-Nhạc đoàn tầu nhỏ xíu.
2.Của trẻ:
Mỗi trẻ 1 gậy thể dục.
Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
I.Ôn định tổ chức: (Trẻ đứng quanh cô).
- Cô trao đổi với trẻ: Muốn cho cở thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
- Tập thể dục thể thao có lợi ích gì?
II.Phương pháp hình thức tổ chức:
1.Khởi động: (Trẻ đi vòng tròn).
Cô bật nhạc bài đoàn tầu nhỏ xíu cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân như đi bằng ngón chân, gót chân, đi nhanh , đi chậm 1-2 vòng khi hết nhạc cô cho trẻ về xếp thành 2 hàng dọc,điểm số 1-2 đến hết rồi chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều để tập BTPTC.
2.Trọng động : (Trẻ đứng 4 hàng ngang).
a. BTPTC: Tập với gậy.Cô đứng trước trẻ trước mỗi động tác cô phân tích và cùng tập với trẻ. Các động tác nghiêng sang 2 bên cô làm ngược chiều với trẻ.
+Tay : 2 tay đưa ra trước, lên cao ( 2 lần x 8 nhịp )
+Bụng : 2 tay đưa lên cao, cúi người xuống đầu ngón tay chạm đầu ngón chân ( 2 lần X 8 nhịp ).
+Chân: 2 tay lên cao, khuỵu gối ( 2 lần x 8 nhịp)
+Bật : 2 tay đưa trước , chân bật tách chụm đứng thẳng ( 3 lần x 8 nhịp)
b. VĐCB: (Trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau)
- Cho trẻ dồn thành hai hàng ngang cách nhau 4-5m
- Cho trẻ quan sát dụng cụ phán đoán tên bài tập.Cho trẻ thực hiện bài tập theo cách của mình.
- Cô giới thiệu bài tập VĐCB “Bật chụm tách chân qua 7 vòng”.
- Mời 1-2 trẻ lên tập, hỏi trẻ cách thực hiện.
-Cô làm mẫu 2 lần
+ Lần đầu không giải thích,
+ Lần 2: Phân tích động tác: Cô đứng tự nhiên trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” hai tay cô chống hông. Khi có hiệu lệnh “Bật” thì dùng sức mạnh của chân bật chụm tách chân liên tục vào vòng chú ý không dẵm chân vào vòng.
*Trẻ thực hiện:
-Lần 1 cô mời lần lượt trẻ thực hiện .
-Lần 2: lần lượt trẻ ở 2 hàng thực hiện lại.
-Lần 3: cô nâng độ khó bằng cách cho trẻ bật nhanh châm theo nhạc.(Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát sửa sai).
c.Trò chơi : Cô giới thiệu t/c “Kéo co”.
- Cho trẻ Qs dụng cụ phán đoán tên trò chơi.Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi.
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi: Cô chia lớp làm hai đội, có số bạn bằng nhau, hai đội đứng đối diện nhau cầm vào hai đầu của sợi dây, ở giữa dây cô buộc 1 cái nơ trùng với vạch kẻ giữa hai đội, khi có hiệu lệnh kéo, trẻ ở hai đội kéo thật mạnh dây về phía của mình, nơ chệch về đội nào thì đội đấy thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút theo bài “ Nhà của tôi”.
III. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển H/Đ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 Ngày 19 tháng 12 năm 2017
Tên HĐ học
MĐ-YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc : Biểu diễn văn nghệ tổng hợp:
-Hát: chú bộ đội
-VĐ múa: Cháu thương chú bộ đội
-Nghe hát “Chú bộ đội và cơn mưa”.
-Hát tốp ca: em thích làm chú bộ đội.
-TC: Ô cửa bí mật.
Kiến thức:
-Trẻ biết biểu diễn các bài hát: Chú bộ đội, Cháu thương chú bộ đội, Em thích làm chú bộ đội.
-Biết tên,cách chơi trò chơi : Ô của bí mật.
2. Kỹ năng:
-Trẻ biết thể hiện các bài hát điệu múa trong chủ đề tự nhiên vui tươi với các hình thức khác nhau: đồng ca, hát múa, tốp ca, vận động minh họa.
-Củng cố rèn luyện các kỹ năng hoạt động biểu diễn văn nghệ tự tin mạnh dạn, cảm thụ âm nhạc cho trẻ
-Rèn KN chơi trò chơi.
- Có kỹ năng cảm thụ âm nhạc khi nghe cô hát bài hát “chú bộ đội và cơn mưa”.
- Có kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Biết yêu quý kính trọng nghề bộ đội.
1.Đồ dùng của cô:
-Phòng học gọn gàng sạch sẽ, nhạc không lời bài hát “Chú bộ đội, Cháu thương chú bộ đội, Em thích làm chú bộ đội.” 2.Của trẻ:
Không có
1.Ổn định tổ chức: (Cô cho trẻ ngồi trên ghế hình chữ u) :
-Cô hỏi trẻ về chủ đề nghề nghiệp có những bài hát nào mà chúng mình đã được học
-Cô giới thiệu các bài hát trong chương trình văn nghệ hôm nay.
2.Phương pháp hình thức tổ chức:
- Cô cho trẻ thảo luận hình thức biểu diễn các bài hát trong chương trình.
-Cô giới thiệu hình thức biểu diễn các bài hát.
2.1: Hát đồng ca: “Chú bộ đội” ( trẻ đứng 3 hàng ngang)
- Cô cho trẻ đứng 3 hàng ngang biểu diễn theo nhạc không lời bài hát “Chú bộ đội” (2 lần).
=>Cô chốt: đó là bài hát “Chú bộ đội” tác giả Hoàng Hà
2.2: Vận động múa : Cháu thương chú bộ đội.(đội hình chữ U)
-Cho cả lớp vận động 1 lần .
-Mời 3 tổ luân phiên hát múa.
2.3. Nghe hát: “Chú bộ đội và cơn mưa” St : Tô Đông Hải (đội hìn chữ U)
- Cô giới thiệu bài hát “Chú bộ đội và cơn mưa sáng tác: Tô Đông Hải
-Cô hát lần 1 theo nền nhạc.
-Cô hát lần 2 kết hợp điệu bộ minh họa ), giảng giải nội dung, tính chất bài hát: Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng – trong sáng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ke hoach hoat dong hoc thang 122017_12297231.docx