Kế hoạch giáo dục tháng 9 lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

*Quan sát trò chuyện vê tranh ảnh tết trung thu

*Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột.

*Chơi với đồ chơi ngoài trời(cầu trượt) *Quan sát trò chuyện về tranh ảnh ngày hội đến trường của bé

*TCVĐ: gieo hạt nảy mầm.

*Chơi với đồ chơi ngoài trời(đu quay) *Quan sát cây bàng ở trong sân trường

*Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ.

*Chơi theo ý thích với vòng

*Quan sát trò chuyện với trẻ về cầu trượt

TCVĐ:rước đèn ông sao

*chơi theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời *Quan sát trò chuyện về trường mầm non

*Trò chơi vận động:dung dăng dung dẻ.

*Chơi với đồ chơi ngoài trời(đu quay) *Quan sát trò chuyện về lớp mẫu giáo của bé

TCVĐ:mèo và chim sẻ

*Chơi theo ý thích với xích đu cầu trượt

*Vẽ phấn trên sân như mặt trăng, trống

*Trò chơi vận động:mèo đuổi chuột.

*Chơi với đồ chơi ngoài trời(cầu trượt) *Quan sát cây trong sân trường

*TCVĐ:bắt chước tạo dáng

*Chơi theo ý thích với bóng *Quan sát cái đu quay

TCVĐ:Rồng rắn lên mây

*Chơi theo ý thích với đồ chơi ngoài trời

 

doc37 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 9 lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô xin chào các con đến với chương trình “bé vui học toán” ngày hôm nay . -Mở đầu chương trình cô con mình cùng hát bài hát “vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc nhé. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi dưới chiếuhình chữ U *Ôn đếm trong số lượng 1 -Phần thứ hai của chương trình bé vui học toán cô con cùng nhau tìm những loại đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng là 1. -Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp xem có loại đồ dùng đồ chơi nào có số lượng là 1 như cửa ra vào, ti vi, đầu đĩa.. *Đếm số lượng trong phạm vi 2: -Phần tiếp theo cô con mình cùng đếm đến 2 số lượng đồ dùng đồ chơi. -Cô gắn số lượng 2 bông hoa lên bảng và cho trẻ đếm. -Hỏi trẻ tất cả có mấy bông hoa? +Có 2 bông hoa tương ứng với mấy chấm tròn. Tương ứng với 2 chấm tròn cô gắn thẻ có 2 chấm tròn. -Cô cho cả lớp đếm 2-3 lần -Sau đó cô mời lần lượt tổ, nhóm, cá nhân trẻ đếm. -Cô cho trẻ tìm các đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng là 2 như quạt trần, quạt treo tường *Củng cố: -Trò chơi: Ai giỏi hơn: -Phần cuối cùng của chương trình “bé vui học toán” cô con mình cùng chơi trò chơi ai giỏi hơn. -Cách chơi như sau: -Cô phát cho chúng mình mỗi bạn một cái rổ trong đó có loại đồ dùng đồ chơi như hoa giầy, quần, áo. Nhiệm vụ của các con là khi cô giáo nói các con hãy tìm cho cô 2 bông hoa thì chúng mình nhanh tay tìm 2 bông hoa trong rổ của mình và xếp ra trước mặt. -Sau đó chúng mình cùng đếm xem có mấy bông hoa nhé. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần lần lượt với từng loại đồ dùng đồ chơi tương ứng có trong rổ của trẻ. -Sau mỗi lần trẻ chơi nhận xét kết quả động viên khen trẻ. -Cô hỏi lại trẻ hôm nay được học đếm mấy bông hoa. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét lại giờ học tuyên dương trẻ. -Chương trình “bé vui học toán” ngày hôm nay xin được khép lại tại đây cô xin chào tạm biệt các bé. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành KPKH: Tìm hiểu về tết trung thu 1.Kiến thức: -Trẻ biết về ngày trung thu có các đồ chơi như đèn ông sao mặt nạ, đèn lồng.. -Trẻ biết ngày trung thu có hoa quả bánh kẹo.. -Trẻ biết ngày trung thu được xem múa hát, sư tử. 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng giao tiếp, sử dụng vốn từ để diễn đạt -Rèn khả năng tư duy trí nhớ của trẻ -Trẻ biết cách chơi trò chơi 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết thể hiện vui vẻ trong ngày trung thu. Đồ dùng của cô: Nhạc các bài hát về tết trung thu -Tranh ảnh về tết trung thu, một số loại bánh kẹo hoa quả Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “rước đèn dưới trăng” -Cô và trẻ cùng đàm thoại nội dung bài hát. +Bài hát nói về cái gì nhỉ? +Các bạn nhỏ đi đâu nhỉ? +Các con có biết các bạn dước đèn dưới ánh trăng thường vào dịp gì không? -Hôm nay cô con mình cùng khám phá về ngày tết trung thu nhé! 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U Quan sát tranh và đàm thại: -Cô đưa ra tranh ảnh về hoạt động của trẻ trong ngày trung thu. -Chúng mình có biết tết trung thu vào ngày bao nhiêu không? -Trong hình ảnh các bạn nhỏ đang làm gì nhỉ? -À các bạn đang rước đèn đấy các con ạ -Trong dịp tết trung thu các bạn nhỏ như chúng ta thường được đi rước đèn ông sao, đèn lồng hay cả rước kiệu nữa đấy! -Còn đây là hình ảnh gì nhỉ? -Bánh trung thu thì có bánh gì? -Chúng mình được ăn bánh nướng, bánh dẻo chưa? -Bánh có ngon không? -Ngoài bánh nướng bánh dẻo chúng mình còn được ăn những loại bánh kẹo gì trong ngày tết trung thu. -Ngoài bánh nướng bánh dẻo chúng mình còn được ăn bưởi, các loại kẹo, một số loại quả nữa và được bày lên mâm cỗ thật chu đáo và để đón chò ánh gì nhỉ? -Khi nào có trăng lên tức là Chú Cuội và Chị Hằng lên thì chúng mình được phá mâm cỗ xuống và ăn bánh kẹo hoa quả. -Ngoài ra trong ngày tết trung thu chúng mình còn được bố mẹ mua cho rất nhiều các loại đồ chơi nũa đấy như mặt nạ, đèn lồng -Đêm trung thu chúng mình thường được làm gì? -Các con có được gia đình đưa đi xem múa hát, rước đèn ông sao, rước kiệu, sau đó rồi được phá cỗ và được phát kẹo không? -Chúng mình có thích trung thu không? -Chúng mình phải chăm ngoan nghe lời người lớn này thì trung thu chúng mình sẽ được rất nhiều quà từ người lớn đấy. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 5 ngày 14 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thể dục: Đi trong đường hẹp 1.Kiến thức: -Trẻ biết đi theo đường hẹp, không chạm vạch, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước, chân bước đều. -Trẻ biết tập BTPTC, biết cách chơi trò chơi tung bóng. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng đi thẳng trong đường hẹp. -Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo của đôi bàn chân. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ có ý thức luyện tập trong giờ hoạt động Đồ dùng của cô: Giấy đề can để làm đường hẹp Nhạc bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu, trường cháu đây là trường mầm non” Đồ dùng của trẻ: 5-6 quả bóng 1.Ổn định tổ chức: -Sắp đến trung thu rồi chúng mình có vui không? -Hôm nay có một bạn nhỏ mời cô giáo và các con cùng đến nhà bạn ấy để tham dự tết trung thu cùng bạn ấy đấy chúng mình có muốn đến nhà bạn ấy không? -Nào cô con mình cùng khởi động 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Khởi động: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp -Cô cho trẻ làm một đoàn tàu đi vòng tròn xung quanh lớp thay đổi các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu: -Cho trẻ dàn hang về thành 4 hàng ngang *Trọng động: BTPTC:Tập với cờ theo nhạc bài hát “trường cháu đây à trường mầm non” nhạc và lời Phạm Tuyên.Kết hợp trẻ Trẻ đứng 4 hàng ngang -Hô hấp: Hít vào thở ra (2lx2N) -Tay: Hai tay đưa lên cao ra phía trước, sang hai bên(2lx2n) -Lưng, bụng, lườn :Đứng cúi về phía trước (2lx2n) -Chân : Đứng khụy gối (4lx2n) *VĐCB: Đi trong đường hẹp. Trẻ đứng 2 hàng ngang -Cô giới thiệu tên bài tập: Để đi đến nhà bạn nhỏ dự tết trung thu chúng ta phải đi qua một con đường rất là hẹp đấy các con chú ý quan sát cô đi mẫu nhé. -Cô làm lần 1không phân tích -Cô làm mẫu lần 2 phân tích: cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh “đi”, cô đi trong đường hẹp, đi thẳng không chạm vạch, đầu thẳng không cúi, khi đi hết vạch cô nhẹ nhàng đi về cuối hàng. -Cô mời 2 trẻ lên thực hiện -Cô mời lần lượt từng trẻ lên thực hiện (Đánh gía CS 03) (Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ) -Cô hỏi lại trẻ tên vận động *Nâng cao: Đi trong đường hẹp tay cầm bóng. -Cô cho trẻ lần lượt đi trong đường hẹp tay cầm bóng. -(Trong quá trình trẻ tập cô chú ý quan sát trẻ động viên trẻ kịp thời, khen trẻ, và chú ý sửa sai cho trẻ) *Trò chơi: Tung bóng .Trẻ đứng 2 hàng ngang -Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng phát bóng cho trẻ -Cách chơi cho lần trẻ cầm bóng và tung lên cao -Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần -Cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ, nhắc nhở trẻ chơi -Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi *Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp -Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình: Tô màu trường mầm non theo mấu) 1.Kiến thức: -Trẻ biết khung cảnh trường mầm non trong tranh -Trẻ cầm bút màu tô màu trường mầm non bằng nhiều loại màu khác nhau 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng biết được các loại màu -Trẻ tô màu mịn đều không chờm ra ngoài -Phát triển kỹ năng khéo léo của các ngón tay, bàn tay -Rèn tư thế ngồi thẳng, ngay ngắn 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết giũ gìn sản phẩm của mình Đồ dùng của cô: Tranh mẫu trường mầm non, tranh vẽ chưa tô về trường mầm non Bút mầu Đồ dùng của trẻ:Bàn ghế ngồi, tranh trừng mầm non đủ với trẻ, sáp màu, giá treo sản phẩm 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “trường chúa đây là trường mầm non” -Cô và trẻ cùn đàm thoại về nội dung bài hát. -Trò chuyện với trẻ về trường mầm non -Dẫn dắt trẻ vào bài’ 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Quan sát tranh mẫu: Trẻ ngồi dưới chiếu hình chữ U *Trẻ thực hiện: Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U *Nhận xét sản phẩm: Trẻ đứng 2 hàng ngang *Cô giới thiệu tranh mẫu cho trẻ quan sát -Cô và trẻ cùng đàm thoại: +Đây là bức tranh vẽ về cái gì nhỉ? +Bức tranh có đẹp không, màu sắc như thế nào? -Để có được bức tranh như thế này chúng mình cùng quan sát cô tô mẫu nhé. +Cô cầm bút bằng tay phải cô tô bức tranh từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, cô tô đều mịn, cô tô không chờm ra ngoài . +Cô tô mái trường màu đổ. +Cửa cô tô màu xanh. +Cô tô tường bằng màu vàng. +Cô tô đến sân trường. +Cô tô đến hàng rào. +Để sân trường có thêm bóng mát cô tô thêm cây xanh. Thân cây cô tô màu nâu còn lá cây cô tô màu xanh lá. *Trẻ thực hiện: -Cô cho trẻ thực hiện trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát cho trẻ tô cô động viên hướng dẫn trẻ kịp thời để trẻ có thể thực hiện tốt. *Trưng bày sản phẩm: -Cô mời trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình -Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình hoặc của bạn -Cô nhận xét các sản phẩm khen ngợi những trẻ làm tốt và động viên những trẻ làm chưa đạt. -Cô hỏi lại trẻ xem hôm nay con tô được bức tranh gì? -Hôm nay cô hướng dẫn các con tô được màu bức tranh về trường mầm non đấy . Các con tô rất đẹp nhưng còn một số bạn vẫn chưa tô được đẹp lần sau các con phải cố gắng hơn nữa.Các con phải chú ý giữ gìn bức tranh của mình thật đẹp và sạch sẽ. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Tuần 3 : Các bác, các cô trong trường lớp bé (19-23/9) Đánh giá CS 24 Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc: NDTT: DH: Vui đến trường (Hồ Bắc) NDKH: NH: biết vâng lời mẹ dặn 1.Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài hát, nhớ tên tác giả. -Trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hiểu nội dung bài hát “vui đén trường” -Trẻ biết lắng nghe bài hát “biết vâng lời mẹ dặn” 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng hát đúng lời, hát đúng giai điệu bài hát -Trẻ có kỹ năng lắng nghe hát phát triển khả năng của thích giác. -Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc có nội dung bài hát “vui đến trường, biết vâng lời mẹ dặn”, một số dụng cụ âm nhạc 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng đàm thoại: -Sáng đến lớp ai đua các con đi học? -Khi tới lớp các con chào ai? -Các con được làm những việc gì trên lớp? -Đến trường đến lớp các con còn được học này, được chơi này! -Các con đến trường đến lớp có vui không? -à hôm nay cô có một bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi đến trường đấy. Đó là bài hát “vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U NDTT; DH: Vui đến trường nhạc và lời Hồ Bắc -Con chim nó hót líu lo líu lo , ông mặt trời lên cao sáng rõ, em rửa mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh, mẹ đưa em tới trường gặp lại cô vui vui vui. -Các con cùng lắng nghe cô hát nhe: -Cô hát lần 1: cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. -Cô hát lần 2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. -Cô vừ hát cho các con nghe bài hát gì? -Bài hát do ai sáng tác? -Bài hát nói về điều gì? -Khi ông mặt trời mọc thì bạn nhỏ đã làm những gì trước khi đi học? -Ai đã đưa bạn tứi trường? -Khi được dưa tới trường bạn có vu không? *Dạy trẻ hát: -Cô mời cả lớp hát cùng cô 2-3 lần kết hợp với các dụng cụ âm nhạc. -Cô lần lượt cho tổ nhóm cá nhân hát (Sau mỗi lần trẻ hát cô chú ý sủa sai cho trẻ) -Cô cho cả lớp hát lại 1 lần nữa -Cô hỏi lai trẻ tên bài hát và tên tác giả NDKH: Nghe hát: Biết vâng lời mẹ dặn nhạc và lời Minh Khang -Hôm nay cô thấy lớp mình hát rất là hay nên cô đã thưởng cho chúng mình một bài hát đó là bài hát “biết vâng lời mẹ dặn” nhạc và lời Minh Khang. -Cô hát lần 1 rõ lời -Cô hát lần 2 kết hợp với điệu bộ minh họa -Lần 3 cô mở video cho trẻ nghe giai điệu bài hát. Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. -Cách chơi cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô dấu một vật sau lung, cô mời 1 bạn lên tìm đồ vật đó, cô và cả lớp cùng hát một bài hát và bạn đó đi vòng quanh vòng tròn, khi đi gần đến chỗ cất đồ vật thì cô hát to và nhanh hơn. -Luật chơi: Nếu hát hết bài hát mà bạn đó không tìm được đồ vật thì bạn ấy phải nhảy lò cò vòng quanh lớp. -Cô tổ chức cho trẻ chơi -Cô nhận xét trò chơi tuyên dương trẻ. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành KPKH: Tìm hiểu cô giáo và các bạn 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên cô giáo của mình, biết tên các bạn trong lớp, biết tên trường của mình. -Trẻ biết công việc hang ngày của cô giáo và các bạn trong lớp. 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng giao tiếp, sử dụng vốn từ để diễn đạt -Rèn khả năng tư duy trí nhớ của trẻ -Trẻ biết lắng nghe chia sẻ, trao đổi với cô và bạn. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết thể hiện vui vẻ trong ngày trung thu. Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về trường lớp, các cô giáo Tranh ảnh về công việc của các cô trong lớp Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “vui đến trường” nhạc và lời Hồ Bắc. -Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: +Các con vừa hát bài hát gì? +Đến trường các con được gặp ai? +Ai dạy các con học bài? +Đến trường các con được học những gì, được làm những gì? Thì hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu khám phá xem công việc của cô giáo và các bạn ở lớp nhé! 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U Quan sát tranh và đàm thoại về cô giáo: -Cô đưa ra tranh ảnh về trường lớp mầm non: +Đây là hình ảnh về cá gì nhỉ? +Đến trường chúng mình gặp ai? (Cô cho trẻ xem hình ảnh cô giáo) +Các con có biết lớp mình có mấy cô giáo không? +tên các cô giáo là gì? -Cô cho trẻ quan sát về hình ảnh cô giáo đang dón trẻ, đang dạy học, đang tổ chức cho trẻ chơi, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ.. -Mỗi hình ảnh cô đạt câu hỏi hỏi trẻ xem cô giáo đang làm gì? -Hàng ngày các con đến trường đến lớp được các cô giáo dạy chúng mình học này, cô cho chúng mình ăn uống, vệ sinh, cô còn chăm sóc chúng mình ngủ, các cô làm rất nhiều công việc trong một ngày để chúng mình học giỏi ngoan ngoãn và có sức khỏe tốt nữa đấy. -Vì vậy các con phải luôn nghe lời cô giáo bố mẹ chúng mình nhớ chưa nào? Quan sát đàm thoại về các bạn: -Cô cho trẻ xem ảnh về các trẻ trong lớp: -Các con có biết đây là ảnh của lớp nào không? -Lớp mình là lóp mẫu giáo gì không? -À lớp C1 thế lớp mình có nhiều bạn không? -Năm nay các con bao nhiêu tuổi? -Các con có biết tên các bạn trong lớp mình không? -Bạn này tên là gì? Bạn nam hay nữ? -Thế các con đến trường được làm những gì? -Đến lớp chơi với các bạn các con có được đánh nhau không? Có tranh giành đồ chơi của nhau không? 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thể dục: Lăn bóng với cô và bạn 1.Kiến thức: -Trẻ dùng tay lăn bóng biết đón bóng và lăn lại về phía cô hoặc bạn. -Trẻ biết tập BTPTC, biết cách chơi trò chơi chuyền bóng. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng lăn bóng và đón bóng -Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo của đôi bàn tay. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ có ý thức luyện tập trong giờ hoạt động Đồ dùng của cô: một số loại bóng nhựa Nhạc bài hát “vui đến trường Đồ dùng của trẻ: 5-6 quả bóng 1.Ổn định tổ chức: -Chúng mình có biết đây là quả gì không? (cô đưa quả bóng ra và hỏi trẻ) -Chúng mình cùng làm gì với quả bóng này nhỉ? -Muốn chơi với quả bóng này thật lâu chúng mình phải có cơ thể khỏe mạnh. -Nào cô con mình cùng khởi động 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Khởi động: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp -Cô cho trẻ làm một đoàn tàu đi vòng tròn xung quanh lớp thay đổi các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “vui đến trường”: -Cho trẻ dàn hàng về thành 4 hàng ngang *Trọng động: BTPTC:Tập với hoa .Trẻ đứng 4 hàng ngang -Hô hấp: Hít vào thở ra (2lx2N) -Tay: Hai tay đưa lên cao ra phía trước, sang hai bên(4lx2n) -Lưng, bụng, lườn :Chân sang ngang bằng vai tay sang ngang chống hông quay người sang 2 bên (2lx2n) -Chân : Đứng khụy gối (2lx2n) *VĐCB: Lăn bóng với cô và bạn. Trẻ đứng 2 hàng dọc -Cô giới thiệu tên bài tập: Hôm nay cô con mình cùng chơi lăn bóng nhé! -Cô làm lần 1không phân tích -Cô làm mẫu lần 2 phân tích: cô ngồi xuống xàn nhà 2 chân chụm, 2 tay cô cầm bóng xát sàn , rồi cô lấy taylawn bóng sang cho bạn đối diện. bạn đối diện cầm bóng lăn lại cho cô sau đó đứng dậy và đi về cuối hàng. -Cô làm lần 3 nhấn mạnh lại chỗ khó -Cô mời 2 trẻ lên thực hiện -Cô mời lần lượt 2-4trẻ lên thực hiện 1 lần -Cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần (Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ) -Cô hỏi lại trẻ tên vận động *Trò chơi: chuyền bóng. Trẻ đừng 2 hàng dọc - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay chuyền sang bên phải cho bạn. bạn đứng cạnh cầm bóng và chuyền cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết lượt cô cho trẻ dừng lại và nhận xét. -Luật chơi: Nếu bạn nào không cầm bóng bằng 2 tay mà bóng bị rơi thì đội đó phải chuyền bóng lại từ đầu. Khi kết thúc đội nào chuyền được nhiều bóng hơn độ đó chiến thắng. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ, nhắc nhở trẻ chơi -Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi *Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn -Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 5 ngày 22 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Toán: So sánh nhiều hơn ít hơn trong phạm vi 2 1.Kiến thức: -Trẻ biết đếm số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 2, trẻ biết đếm và so sánh nhiều hơn ít hơn. Trẻ nói được các từ nhiều hơn, í hơn 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng đếm -Trẻ trả lời một số câu hỏi của cô to rõ ràng mạch lạc -Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn Đồ dùng của cô: Một số loại đồ dùng, đồ chơi như hoa, giầy, quần, áocó số lượng là 1 và 2 Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có 2 loại đồ dùng, đồ chơi như hoa, giầy, quần, áo 1.Ổn định tổ chức: -Cô xin chào các con đến với chương trình “bé vui học toán” ngày hôm nay . -Mở đầu chương trình cô con mình cùng hát bài hát “vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc nhé. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi dưới chiếuhình chữ U *Ôn đếm trong số lượng 2 -Phần thứ hai của chương trình bé vui học toán cô con cùng nhau tìm những loại đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng là 2. -Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp xem có loại đồ dùng đồ chơi nào có số lượng là 2 như Quạt trần, quạt treo tường *So sánh nhiều hơn, ít hơn phạm vi 2: -Cô gắn số lượng 2 cái áo lên bảng và cho trẻ đếm. -Hỏi trẻ tất cả có mấy cái áo? +Có 2 cái áo tương ứng với mấy chấm tròn. Tương ứng với 2 chấm tròn cô gắn thẻ có 2 chấm tròn. -Cô gắn số lượng 1 cái quần lên bảng và cho trẻ đếm -Hỏi trẻ tất cả có mấy cái áo? +Có 1 cái quần tương ứng với mấy chấm tròn. Tương ứng với 1chấm tròn cô gắn thẻ có 1 chấm tròn. -Cô hỏi trẻ số cái áo nhiều hơn số cái quần, hay số cái quần nhiều hơn cái áo. –Số cái áo nhiều hơn số cái quần và số cái quần ít hơn số cái -Số 2 nhiều hơn 1 và 1 ít hơn 2 -Cô cho cả lớp đếm 2-3 lần, và so sánh nhiều hơn ít hơn -Sau đó cô mời lần lượt tổ, nhóm, cá nhân trẻ đếm, và so sánh nhiều hơn ít hơn -Cô cho trẻ đếm và so sánh các nhóm đồ vật khác nhau như giầy, xích lô *Củng cố: -Trò chơi: Ai giỏi hơn: -Phần cuối cùng của chương trình “bé vui học toán” cô con mình cùng chơi trò chơi ai giỏi hơn. -Cách chơi như sau: -Cô phát cho chúng mình mỗi bạn một cái rổ trong đó có loại đồ dùng đồ chơi như hoa giầy, quần, áo. Nhiệm vụ của các con là khi cô giáo nói các con hãy tìm cho cô 2 bông hoa thì chúng mình nhanh tay tìm 2 bông hoa trong rổ của mình và xếp ra trước mặt. tìm 1 chiếc giầy thì chúng mình cùng tìm giầy và xếp ra và nói số lượng nào nhiều hơn số lượng nào ít hơn. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần lần lượt với từng loại đồ dùng đồ chơi tương ứng có trong rổ của trẻ. -Sau mỗi lần trẻ chơi nhận xét kết quả động viên khen trẻ. -Cô hỏi lại trẻ hôm nay so sánh cái gì. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét lại giờ học tuyên dương trẻ. -Chương trình “bé vui học toán” ngày hôm nay xin được khép lại tại đây cô xin chào tạm biệt các bé. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình: Nặn viên phấn 1.Kiến thức: -Trẻ biết viên phấn -Trẻ biết nhào đất lăn dọc tạo thành viên phấn 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng nhào đất thành thạo -Phát triển kỹ năng khéo léo của các ngón tay, bàn tay 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết giũ gìn sản phẩm của mình Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về một số đồ dùng trong lớp, đất nặn, bảng Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi, đất nặn, bảng 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về một số đồ dùng trong lớp nhue quyển sách, thước kẻ, cái bút, viên phấn -Cô hỏi trẻ về các đồ dùng trong tranh ảnh. -Hôm nay co và các con cùng nhau nặn viên phấn nhé. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi dưới chiếu hình chữ U *Cô giới thiệu vật mẫu cho trẻ quan sát -Cô và trẻ cùng đàm thoại: +Đây là con gì chúng mình có biết không? +Cô giáo làm viên phấn bằng cái gì? +Cô giáo nặn viên phấn bằng đất nặn đấy, chúng mình thấy viên phấn này có mầu gì nhỉ? +Viên phấn này dài hay tròn? +Viên phấn này rất là dài bây giờ chúng minh quan sát cô nặn mẫu viên phấn nhé! *Cô nặn mẫu và phân tích: Cô lấy 1 ít đất nặn màu trắng sau đó cô nhào đất cho đất thật là dẻo này. Rồi cô cho đất xuống và lăn thật dài ra thế là cô nặn được viên phấn . -Các con nhìn thấy viên phấn cô nặn có đẹp không? -Chúng mình có muốn nặn viên phấn không nào? -Bây giờ cô mời các con cùng nặn viên phấn nào! *Trẻ thực hiện: -Trong khi trẻ nặn cô hướng dẫn trẻ cách nhào đất và cách lăn dọc để tạo thành viên phấn cho đẹp. *Trưng bày sản phẩm: -Cô mời trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình -Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình hoặc của bạn -Cô nhận xét các sản phẩm khen ngợi những trẻ làm tốt và động viên những trẻ làm chưa đạt. -Cô hỏi lại trẻ xem hôm nay được nặn cái gì? -Hôm nay cô hướng dẫn nặn viên phấn đấy. Về nhà chúng mình cũng phải chăm chỉ nặn thật nhiều thứ khác nhau nhé. Khi nặn song chúng mình phải làm gì nhỉ? Khi chơi với đất nặn song chúng mình phải rửa tay thật sạch nhé. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Tuần 4: Đồ dùng đồ chơi của bé : (26-30/9) Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học: Thơ: Bạn mới (Nguyệt Mai) 1.Kiến thức: -Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên tác giả -Trẻ thuộc bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ nói tình bạn của trẻ khi có bạn mới đến lớp học 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng nghe, hiểu đọc to rõ ràng, đọc diễn cảm bài thơ. -Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô về nội dung bài thơ. 3.Thái độ: -Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn -Trẻ biết thể hiện vui vẻ trong ngày trung thu. Đồ dùng của cô: Tranh thơ Tranh ảnh về trường lóp mầm non Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về trường lớp mầm non +Các con thấy đây là hình ảnh gì? +Các bạn đến trường được gặp ai? +Được gặp cô giáo và các bạn các con có vui không? +Có một bạn nhỏ mới đi học nhưng bạn còn mới còn khóc thì chúng mình phải làm gì để bạn hết khóc nhỉ? +Hôm nay cô dạy các con học bài thơ “bạn mới” nhé! 2.Phương pháp hình thức tổ chức: *Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U -Cô giới thiệu bài thơ “bạn mới” tác giả Nguyệt Mai -Cô đọc thơ lần 1 không tranh -Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? -Cô đọc thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa. -Trích dẫn đàm thoại: +Các con vừa được nghe cô cô giáo đọc bài thơ gì? +Bài thơ của nhà thơ nào? +Bài thơ bạn mới nói về điều gì nhỉ? +Trong bài thơ bạn mới bạn nhỏ có nhút nhát không? +Em dạy bạn làm gì? +Rủ bạn đi đâu? +Cô giáo thấy các bạn chơi với nhau có vui không? +Cô khen các bạn thế nào nhỉ? -Giáo dụcÀ các con ạ khi đến lớp các bạn mới đến lớp vẫn còn sợ sệt và nhút nhát nên các con phải chơi với các bạn phải đoàn kết không được đánh nhau và tranh giành đồ chơi của nhau. *Dạy trẻ đọc thơ: -Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần -Cô mời lần lượt tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ. (Sau mỗi lần trẻ đọc cô chú ý sửa sai sửa ngọng cho trẻ) -Cô mời cả lớp đọc thơ lại một lần nữa -Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét chung giờ học -Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Toán: Đếm số lượng trong phạm vi 3 1.Kiến thức: -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 3 tuoi Ke hoach hoat dong hoc thang 92017_12297340.doc
Tài liệu liên quan