Kế hoạch lớp Lá - Tuần III - Chủ đề nhánh 1: Cây xung quanh bé

HOẠT ĐỘNG GÓC

 Góc phân vai: quầy bán hàng, cửa hàng bán cây giống,

 Góc xây dựng: xây công viên cây xanh.

 Góc học tập:làm album ảnh các loại cây xanh.

 Góc nghệ thuật:tô,vẽ,xé dán, nặn về các loại cây xanh.

 Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cối trong thiên nhiên, thí nghiệm gieo hạt.

I. Mục tiêu:

- Trẻ biết tự thoả thuận phân vai với nhau để chơi ở các góc.

- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi như trong xã hội thật: thể hiện đúng nhiệm vụ giữa người bán và người mua

- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với vai chơi, mục đích chơi và phù hợp với yêu cầu cuả góc chơi.

- Trẻ chơi khéo léo và linh hoạt, biết liên kết các góc chơi. Giáo dục trẻ tinh thần tập thể, biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra, yêu quý các nghề.

 

doc29 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch lớp Lá - Tuần III - Chủ đề nhánh 1: Cây xung quanh bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
um ảnh các loại cây xanh. Góc nghệ thuật:tô,vẽ,xé dán, nặn về các loại cây xanh... Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cối trong thiên nhiên, thí nghiệm gieo hạt. I. Mục tiêu: Trẻ biết tự thoả thuận phân vai với nhau để chơi ở các góc. Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi như trong xã hội thật: thể hiện đúng nhiệm vụ giữa người bán và người mua Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với vai chơi, mục đích chơi và phù hợp với yêu cầu cuả góc chơi. Trẻ chơi khéo léo và linh hoạt, biết liên kết các góc chơi. Giáo dục trẻ tinh thần tập thể, biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra, yêu quý các nghề. II. Chuẩn bị: Góc phân vai: Một số đồ chơi bán hàng. Tiền giấy làm bằng vé số. Gỉo sách. Cây hoa, cây ăn quả. Bản tên quầy hàng. Góc xây dựng: - Khối gỗ, cây xanh, thảm cỏ, bảng cổng “công viên cây xanh” . Góc học tập: Giấy có in hình các loại cây xanh. Giấy đóng cuốn cho trẻ dán tranh. Keo dán, đĩa, tâm bông, kéo. Góc nghệ thuật: Bút sáp màu, tranh cho trẻ tô màu cây xanh. Keo dán, đĩa, tâm bông. Giấy A4, giấy màu. - Đất nặn, bản con, khăng lau. 5. Góc thiên nhiên: Cây xanh. Bình tưới nước, dụng cụ chăm sóc cây,... Địa điểm: trong phòng học. Thời gian: 35ph đến 40ph. III. Tiến hành: Hoạt động 1: Trò chuyện Cô đố trẻ: “Cây gì xòe tán lá tròn Mùa hè rợp bóng sân trường em chơi Mùa đông gió bất đầy trời Khẳng khiu cành trụi lá rơi, cây buồn” ( Cây bàng) - Ngoài cây bàng ra con còn biết những cây nào nữa? - Giáo dục trẻ sự quan trọng của cây xanh đối với con người và môi trường. - Chủ đề chúng ta đang học là chủ đề gì ? - Vậy hôm nay chúng ta sẽ vui chơi góc với chủ đề “cây xanh xung quanh bé”. Hoạt động 2: Phân vai chơi - Các con biết những góc chơi nào? - Góc xây dựng: xây công viên cây xanh! + Ai sẽ chơi góc này? + Các con định xây gì? + Các con phải xây như thế nào? - Góc phân vai: các con chơi bán hàng: cửa hàng bán cây giống, cửa hàng nước giải khác. - Người bán có nhiệm vụ gì? - Người mua có nhiệm vụ gì? - Góc nghệ thuật: các con sẽ chơi vẽ, xé dán, nặn về các loại cây xanh. + Ai sẽ chơi góc này? + Con sẽ chơi gì? - Góc học tập: làm album ảnh các loại cây xanh. + Ai sẽ chơi góc này? + Con sẽ chơi gì? - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cối trong thiên nhiên, thí nghiệm gieo hạt. + Ai sẽ chơi góc này? + Con sẽ chơi gì? * Ngoài ra các con còn có thể chọn chơi đang giỏ ở góc “văn hóa địa phương” để làm quà tặng cho công trình nhân dịp khánh thành. Chơi một số các trò chơi dân gian mà con thích ở góc “trò chơi dân gian” - Giáo dục trẻ khi vào góc chơi phải nhường nhịn bạn khi chơi, gắn kí hiệu và mang thẻ đeo để vào góc chơi. - Mời trẻ vào góc chơi. Hoạt động 3: Trẻ vào góc chơi - Cho trẻ nhận thẻ đeo, kí hiệu và vào góc chơi. - Trẻ chơi ở các góc. - Cô quan sát,gợi ý cho trẻ chơi.Cô tham gia vào một góc chơi để tạo sự liên kết giữa các góc: xây dựng-phân vai, xây dựng-thiên nhiên,học tập-nghệ thuật, - Cô nhận xét riêng ở từng góc chơi Hoạt động 4: Nhận xét, kết thúc - Cho trẻ hát “cháu yêu cô chú công nhân” tập hợp trẻ về góc xây dựng. - Cho các chú công nhân kể về công trình xây dựng của mình. - Nhận xét công trình xây dựng. - Nhận xét tuyên dương cuối buối buổi chơi. - Cho trẻ đọc thơ “bé làm bao nhiêu nghề” kết thúc tiết học. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Dạy trẻ kỹ năng lao động vệ sinh để đón tết. - Nêu gương, cắm cờ. - Vệ sinh. - Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ hai ngày 29.tháng 01 năm 2018 Sĩ số: 40 Vắng: Cháu gọi tên nhóm cây cối theo đặc điểm chung, thích khám phá sự vật xung quanh. Biết quá trình lớn lên của cây. Một số trẻ chưa chú ý : Tuyên, trung, Đăng, Đào,, Nghi,, Thái, Anh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ 3 (30/01/2018) I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Trò chuyện – xem video về các hoạt động trong ngày tết. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2 lần x 4nhịp) - Động tác 1: Hô hấp - Động tác tay: “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (2 lần x 8 nhịp) - Động tác bụng: “đứng cúi về trước ” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác chân: “nâng cao chân, gập gối” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác bật: “bật về các phía” ( 2 lần x 8 nhịp) ( Mục tiêu, chuẩn bị, tiến hành tương tự đầu tuần) III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh: CÂY XANH XUNG QUANH BÉ. LĨNH VỰC: PTTC: THỂ DỤC Hoạt động: ném xa bằng 2 tay. I. Mục tiêu: - Trẻ biết dùng lực cánh tay để ném xa bằng 2tay - Biết dùng lực của chân và đà của tay để nhảy lò cò. 2. Kỹ năng: - Rèn sự khéo léo và phản xạ nhanh cho trẻ. - Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 3. Giáo dục:  - Trẻ hứng thú và có ý thức tổ chức kỹ luật trong giờ học. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục. II- CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng- đồ chơi: - Túi cát 6 túi. Vạch mức, 2. Địa điểm: - Sân trường rộng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát Thời gian: 30-35 phút. III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1 Ổn định: - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ". Mở nhạc cho trẻ chơi trên nền nhạc, Các con chơi có vui không? Các con ơi! Sắp đến tết rồi đấy, các con có biết đó là ngày gì không? Nhân dịp này, trường MN TTHHN có tổ chức rất nhiều các hoạt động chào mừng ngày xuân đấy. Các con có muốn tham gia các hoạt động chào mừng tết không? Cô thấy các con rất khỏe mạnh và chơi trò chơi rất giỏi. Tất cả các con đều đủ điều kiện để đến chào mừng các cô đấy. Mời các con hãy về vị trí để đến sân vận động nào. 2 Hoạt động 2. Khởi động Trước tiên các con phải diễu hành để đến sân vận động. Khi diễu hành các con nhớ đi theo hiệu lệnh của cô nhé. Cuộc diễu hành bắt đầu. ( Cô bật nhạc bài hát “Đi tàu lửa”) Điều hành trẻ đi vòng tròn rồi đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - chạy nhanh - chạy chậm - đi về thành 3 hàng dọc (vừa đi vừa hát “Đi tàu lửa” và đi theo yêu cầu của cô). 3 Hoạt động 3: trọng động * Bài tập phát triển chung. Đã đến sân vận động rồi. Để cho cơ thể khỏe mạnh các con hãy vào vị trí và cùng đồng diễn nhịp điệu trên nền nhạc bài "Bé khỏe bé ngoan" Màn đồng diễn nhịp điệu bài "Bé khỏe bé ngoan" bắt đầu.  Các con có thấy cơ thể khoẻ hơn không? Để cho cơ thể khoẻ mạnh thì các con phải ăn uống đầy đủ các chất, chăm tập thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhé. Cô thấy các con đã thực hiện rất thành công màn đồng diễn thể dục nhịp điệu. Xin chúc mừng các con. * Vận động cơ bản: " Ném xa bằng 2 tay” Các con hãy nhìn xem cô có gì đây? Các con có thể chơi gì từ túi cát này?  Từ túi cát này, hôm nay thử thách giành cho các con là “Ném xa bằng 2 tay”. Bạn nào giỏi lên thực hiện nào. Các con thấy bạn ném như thế nào?  Cô nhận xét động viên. Để các con thực hiện tốt vận động này, các con chú ý quan sát xem cô thực hiện nhé: Cô cầm túi cát đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh "Chuẩn bị" chân cô bước rộng bằng vai, 2 tay cầm túi cát đưa lên cao, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh "Ném" thì cô hơi ngả người về phía sau, dùng lực của 2 tay ném mạnh túi cát về phía trước. Khi ném xong lên nhặt túi cát để vào giỏ và đi về cuối hàng. Trẻ thực hiện lần 1: ( lần lượt 2 trẻ ) Cô mời lần lượt từng thành viên của 2 đội lên ném. Khi thành viên trong đội ném đề nghị các con cổ vũ cho 1 tràng pháo tay . (cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ) Trẻ thực hiện lần 2: Thi đua 2 đội. Và bây giờ cô sẽ tổ chức cho 2 đội thi đua với nhau. Nhiệm vụ của 2 đội như sau:Cả 2 đội sẽ thi đua “Ném xa bằng 2 tay” . Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào ném được nhiều túi cát hơnthì đội đó sẽ giành chiến thắng. Lưu ý mỗi 1 lượt ném các con chỉ được ném 1 lần, khi ném phải ném đúng kỹ thuật, khi ném xong lên nhặt túi cát để vào rổ và đi về cuối hàng. Nếu thành viên nào ném không đúng kỹ thuật thì túi cát đó sẽ không được tính. Các con đã sẵn sàng chưa? Trò chơi bắt đầu (Cô quan sát trẻ, xử lý các tình huống. Cô kiểm tra kết quả). Cô thấy có 1 bạn thực hiện rất xuất sắc, mời bạn ... lên thực hiện nào. Con vừa thực hiện vận động gì?  Con thực hiện như thế nào nhỉ?  Động viên, khen ngợi trẻ. Trò chơi vận động: "Đôi chân khéo léo" Cô thấy các con rất giỏi, bây giờ cô có trò chơi để thử tài các con đó là trò chơi "Đôi chân khéo léo" Để chơi được trò chơi này 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, đứng ngay ngắn. * Cách chơi như sau: Khi có hiệu lệnh lần lượt mỗi cặp đôi lên lấy chun luồn vào 2 chân cạnh nhau và phối hợp thật ăn ý, nhịp nhàng đi thật nhanh về phía đích. Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào có số chun nhiều hơn thì đội đó chiến thắng. * Luật chơi: Nếu cặp đôi nào bị ngã thì chun của cặp đôi đó không được tính, cặp đôi đó sẽ phải đi về cuối hàng chờ tới lượt chơi sau. Các con đã rõ luật chơi và cách chơi chưa? Trò chơi bắt đầu. Cô bao quát, động viên trẻ chơi, nhận xét và tuyên dương trẻ. Hoạt động 4: hồi tỉnh. Vừa rồi các con chơi rất giỏi. Bây các con hãy làm những động tác hít thở nhẹ nhàng nào. (Cô bật nhạc bài "Cho con") 3. Kết thúc:  Trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chuyển hoạt động HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động 1: TCVĐ “Trồng nụ trồng hoa”. Hoạt động 2: TCHT “cây xanh mọc trong nhà” Hoạt động 3: chơi tự do. => Hướng dẫn chơi như ngày thứ 2 đầu tuần. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: quầy bán hàng, cửa hàng bán cây giống, Góc xây dựng: xây công viên cây xanh. Góc học tập:làm album ảnh các loại cây xanh. Góc nghệ thuật:tô,vẽ,xé dán, nặn về các loại cây xanh... Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cối trong thiên nhiên, thí nghiệm gieo hạt. => Hướng dẫn chơi như thứ 2 đầu tuần. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH XUNG QUANH BÉ. LĨNH VỰC: PTTM: TẠO HÌNH Hoạt động: vẽ cây xanh. I> Mục tiêu. - Trẻ biết vẽ cây xanh bằng những nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên, để tạo thành cây xanh - Trẻ biết trả lời câu hỏi đàm thoại và biết giới thiệu bức tranh của mình của bạn, rõ ràng mạch lạc. - Trẻ biết cách sắp xếp bố cục bức tranh. Trẻ biết cầm bút đúng và tô màu đều, không chờm ra ngoài và sáng tạo thêm các chi tiết phụ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh cách chăm sóc và bảo vệ, không ngắt lá bẻ cành. Biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra. 2. Chuẩn bị: - Bàn ghế cho trẻ. Nhạc bài hát: Em yêu cây xanh - Bảng đa năng. Nam châm gắn tranh.Tranh cây xanh - Giấy khổ A4, bút màu sáp, giá treo tranh. Bàn ghế đủ cho trẻ. Địa điểm: trong lớp học. Thời gian: 30-35ph. III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1 ổn định - Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt. - Hạt nẩy mầm thành cây? - Trên sân trường các con thấy những cây gì? - Cây xanh được trồng để làm gì? - Cây xanh có ích lợi gì đối với con người? 2 Hoạt động 2: trò chuyện và quan sát Cô cho trẻ xem tranh - Để vẽ được một bức tranh về cây xanh thật đẹp cô có một điều bất ngờ cho các con! - Các bạn nhắm mắt lại nào 1,2,3 các con mở mắt ra nào,cô có gì đây nhỉ! * Tranh 1: - Các con có nhận xét gì về bức tranh này? - Cây có những bộ phận gì? - Hình dáng cây như thế nào? - Cách vẽ cây ở gần và cây ở xa như thế nào? * Tranh 2: - Còn cây ở bức tranh này như thế nào? - Theo con lá ở cây này ntn? - Tán cây như thế nào? - Cô vẽ vào đâu của tờ giấy? - Lá được tô mầu gì? Thân thường có màu gì? - Các con ạ! Hai tranh vẽ trên tuy bố cục khác nhau nhưng đều thể hiện là cây xanh. 3 Hoạt động 3: gợi ý thể hiện Trao đổi về ý tưởng của trẻ - Con sẽ vẽ cây gì? - Khi vẽ cây con sẽ vẽ gì trước? - Con vẽ thân cây bằng những nét gì? - Con vẽ vào đâu của tờ giấy? Để bức tranh đẹp con tô màu ntn? - Muốn bức tranh thêm sinh động con sẽ vẽ thêm những gì? 4 Hoạt động 4: trẻ thực hiện - Cho trẻ về chỗ ngồi và thực hiện, cho trẻ nhắc lại kỹ năng thực hiện, cách ngồi cách cầm viết. - Cô quan sát khuyến khích trẻ thực hiện - Con đang vẽ cây gì? - Con định vẽ thêm gì cho bức tranh, cô gợi ý cho trẻ thể hiện, gần hết giờ cô nhắc trẻ. 5 * Hoạt động 5 Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ treo sản phẩm lên trên giá - Cho trẻ quan sát trong giây lát, hỏi trẻ - Con thích bức tranh nào nhất ? - Vì sao con thích? - Làm thế nào mà con vẽ được bức tranh như thế này? - Cho trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình - Cô hỏi trẻ một số bức tranh đẹp và không đẹp. - Cô nhận xét chung, cô động viên, khuyến khích trẻ lần sau vẽ đẹp hơn. * Hát: Em yêu cây xanh - Nêu gương, cắm cờ. - Vệ sinh. - Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2018 Sĩ số lớp: 40 Vắng: Cháu thực hiện vận động ném xa bằng 2, 1 số cháu có kỹ năng ném xa bằng túi cát như: Bách, Thuận, Hân, Đa, Vy. Cháu biết kết hợp các kỹ năng, tô vẽ để vẽ cây, và cân đối bố cục cho bức tranh. Một số trẻ chưa cân đối về bố cục khi thực hiện sản phẩm của mình như, Kim, Hân, Linh,Minh, Vy, thy, Khang, Đào. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ 4 (31/01/2018) I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Trò chuyện – xem video về các hoạt động trong ngày tết. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2 lần x 4nhịp) - Động tác 1: Hô hấp - Động tác tay: “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (2 lần x 8 nhịp) - Động tác bụng: “đứng cúi về trước ” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác chân: “nâng cao chân, gập gối” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác bật: “bật về các phía” ( 2 lần x 8 nhịp) ( Mục tiêu, chuẩn bị, tiến hành tương tự đầu tuần) III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh: Cây xanh xung quanh bé. LĨNH VỰC: PTNN Hoạt động: LQCC “t” I.Mục tiêu: - Trẻ nhận dạng chữ cái T trong từ tiếng) biết phát âm chữ cái T, biết cấu tạo của chữ cái T. Nhận biết chữ cái T trong từ, nhóm. - - Rèn kỹ năng nghe, kỹ năng phát âm, khả năng chú ý và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, phát triển sự nhanh nhẹn của trẻ thông qua trò chơi. - Giáo dục cháu chăm học chữ cái, biết bảo vệ cây, có một số hành vi bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Giáo án powerpoin. - Thẻ chữ cái, chữ cái ghép thành từ, 2 bài thơ , bảng đa năng, các hột hạt, tranh chữ cái in rỗng. III Địa điểm, thời gian. Địa điểm: Lớp học. - Thời gian: 30-35 PHÚT. IV. Tiến hành: STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: nào cùng cùng hát. - Cho cháu hát bài vận động với cô bài hát em yêu cây xanh chuyển đội hình vào 3 hàng. 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu chút thôi Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Các bạn vừa động theo bài hát gì nào? Bài hát nói về điều gì? Cây xanh có lợi ích gì cho chúng ta? Điều gì sẽ xảy ra nếu không có cây xanh? Cô tóm ý. Muốn có cây xanh chúng ta phải làm gì? Vậy để có môi trường sạch đẹp ở độ tuổi của các bạn nên làm gì nào? ( trồng cây, chăm sóc cây và tuyên truyền cho các bạn khác không bẻ cành ngắt lá). Và con xem bức tranh nói về điều gì? dưới các bồn cây và hành vi của người này như thế nào? Nếu như con gặp trường hợp này con sẽ làm gì? Trời tối rồi. các bạn nhìn xem các bạn nhỏ đang làm gì? Vậy trong tranh bạn nhỏ sử dụng những đồ dùng gì để làm công việc trồng cây nào? Khi thực hiện các công việc đó thì các bạn cần có gì để thực hiện công việc của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không đeo bao tay và đeo ủng khi trồng cây? Bạn nào còn phát hiện điều gì trong bức tranh này nữa nào? Muốn cây được tươi tốt chúng ta phải làm gì? Vậy khi tưới nước cho cây theo con nghĩ con sẽ tưới như thế nào? Nếu như tưới nước nhiều cây sẽ như thế nào? 3 Hoạt động 3: cùng học chữ cái. Dưới tranh cô có từ bé trồng cây. Cô phát âm từ cho trẻ phát âm từ. cho tổ, lên phát âm. Cho trẻ xem cô viết từ lên bảng. cho trẻ phát âm. Cô cũng có từ rời bé trồng cây các bạn xem những từ này có giống với từ trong tranh không nhé.có bao nhiều tiếng? Các bạn xem cô ghép các từ giống các từ trong tranh chưa? Cô phát âm từ cho trẻ phát âm lại vài lần. Trong từ bé trồng cây có những chữ cái các bạn đã học vậy bạn nào giỏi lên lấy chữ cái đã học rồi nào? Cho trẻ lên chọn quay ra sau cho cả lớp phát âm chữ cái đã chọn. Cô nhận xét giơ thẻ chữ cái đã học cho cả lớp phát âm lại 1 lần nữa. Giới thiệu chữ cái mới. chữ cái T. cô phát âm. Trẻ nghe cô phát âm. Cho lớp phát âm, tổ nhóm, cá nhân. Các bạn hãy cùng khám phá xem chữ T có cấu tạo như thế nào? Mời cá nhân. Vài trẻ. Cô nhắc lại. Giới thiệu chữ T in thường thường thấy trong các cuốn sách, báo, chữ T viết thường ở trong vở tập tô của các bạn đó. Cho trẻ phát âm lại 1 lần nữa. Đọc bài thơ ( Ai trồng cây người đó có bóng mát, ai trồng cây người đó có tiếng hát). Bài hát nói về lợi ích của trồng cây, vậy bây giờ các bạn cùng vận động 1 đoạn bài hát này nhé. Bài hát nói về điều gì? Vậy cây xanh giúp cho chúng ta có bóng mát, có những không khí trong lành. 4 Hoạt động 4: mình cùng hợp sức Giới thiệu trò chơi ai nhanh nhất.trong từ thiếu chữ cái nào? Trẻ chọn chữ cái đó gắn vào từ có chữ cái còn thiếu. Cô nói luật chơi và cách chơi. Cho trẻ chơi vài lần. Nhận xét sau mỗi lượt chơi. Trò chơi thứ 2 hợp sức. Cho trẻ vào bàn thực hiện chữ cái in rỗng bằng các hột hạt. Đội nào xong gắn lên bảng. Nhận xét sản phẩm của các đội. Giáo dục trẻ khi thực hiện sản phẩm của mình. Nhận xét lớp cá nhân hát ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động 1: TCVĐ “bỏ lá” Hoạt động 2: TCHT “ngôi nhà xanh nhỏ” Hoạt động 3: chơi tự do. I. Mục tiêu: Trẻ biết chơi các trò chơi đúng luật. Giúp phát triển kĩ năng nhận thức cho trẻ, phát triển sự khéo léo của cơ thể, khả năng quan sát. Giáo dục trẻ phải biết trồng nhiều cây xanh, chăm sóc và bảo vệ chúng, tính đoàn kết, tinh thần tập thể, biết vui chơi cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Vài chậu đất nhỏ, vài chậu thủy tinh (hoặc vài lọ thủy tinh) to có thể úp lên trên chậu đất. Một ít hạt. 1 cành lá, 1 mũ chóp kín. Chông chống, dây thung, phấn vẽ, máy bay, thổi xà phồng, .và một số đồ chơi có sẵn ngoài sân trường. Địa điểm: sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn trẻ. Thời gian: 30-35 ph. III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: ổn định,gây hứng - Cho trẻ đọc thơ “vòng quay luân chuyển”. - Đàm thoại: + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về điều gì? - Giáo dục cháu về quá trình lớn lên của cây, ích lợi của cây trong bảo vệ môi trường phòng chống thảm họa thiên tai -Trong thiên nhiên có rất nhiều cây xanh khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đó là cây gì qua trò chơi “đoán cây qua lá” nhe! 2. Hoạt động 2: TCVĐ “bỏ lá” + Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô chn5 1 trẻ chạy xung quanh vòng tròn, tay cầm cành lá và sẽ đặc sau lưng 1 bạn bất kỳ. Một bạn khác đội mũ chóp kín che mắt sẽ đi tìm lá. Khi cả lớp hát nhỏ cả lớp sẽ đi tìm lá, khi cả lớp hát to nơi đó có giấu lá, bạn đội mũ đứng lại để tìm láNếu bạn chưa tìm được cả lớp tiếp tục hát nhỏ, cho đến khi bạn đến chỗ có giấu lá, cả lớp lại hát to. + Cho trẻ chơi vài lần. + Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. - Giáo dục trẻ biết nhặt lá rơi trong sân bỏ vào thùng rác,... 3. Hoạt động 3: TCHT “ngôi nhà xanh nhỏ” - Giới thiệu tên trò chơi “ngôi nhà xanh nhỏ” - Cách chơi: Chuẩn bị hạt giống. Gieo hạt vào chậu đất, tưới cho đất ẩm. Úp chậu thủy tinh (hoặc lọ) lên chậu đất. Đặt chậu ở chỗ có ánh nắng. Hàng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi hạt nảy mầm mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp. - Cô thực hành cho trẻ xem 1 lần. - Cho vài trẻ lên thực hiện. - Cô nhận xét cách thực hiện của trẻ. 4. Hoạt động 4:chơi tự do - Giới thiệu các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẳn: chong chóng,dây thung,phấn vẽ,máy bay,thổi xà phòng,một số đồ chơi có sẳn ngoài sân trường: cầu tuột,xích đu, và cách chơi một số loại đồ chơi đó. - Giáo dục trẻ chơi an toàn,không tranh dành đồ chơi cùng bạn,biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi. - Cho trẻ tự do chọn đồ chơi và chơi tự do theo nhóm. - Cô quan sát,hướng dẫn trẻ chơi. 5. Hoạt động 5:nhận xét,kết thúc - Cho trẻ đọc thơ “nghe lời cô gọi” sau đó tập hợp về hàng ngồi. - Nhận xét kết quả chơi của trẻ. - Nhận xét tuyên dương cuối buổi chơi. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: quầy bán hàng, cửa hàng bán cây giống, Góc xây dựng: xây công viên cây xanh. Góc học tập:làm album ảnh các loại cây xanh. Góc nghệ thuật:tô,vẽ,xé dán, nặn về các loại cây xanh... Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cối trong thiên nhiên, thí nghiệm gieo hạt. => Hướng dẫn chơi như thứ 2 đầu tuần. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Dạy cháu làm thí nghiệm về hạt nãy mầm. - Nêu gương, cắm cờ. - Vệ sinh. - Trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ Tư .ngày 31 tháng01 năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ 5 (01/02/2018) I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Trò chuyện – xem video về các hoạt động trong ngày tết. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2 lần x 4nhịp) - Động tác 1: Hô hấp - Động tác tay: “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (2 lần x 8 nhịp) - Động tác bụng: “đứng cúi về trước ” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác chân: “nâng cao chân, gập gối” ( 2 lần x 8 nhịp) - Động tác bật: “bật về các phía” ( 2 lần x 8 nhịp) ( Mục tiêu, chuẩn bị, tiến hành tương tự đầu tuần) III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH XUNG QUANH BÉ LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Hoạt động: Đếm và tạo nhóm trong phạm vi 10 nhận biết số 10 I. Mục tiêu: - Trẻ biết tạo nhóm có 10 đối tượng, biết đếm đến 10 và nhận biết chữ số 10. - Trẻ nhận biết nhóm có số lượng là 10 - Trẻ hiểu và biết cách chơi trò chơi tạo nhóm có số lượng là 10, trò chơi tìm đúng số lương theo yêu cầu của cô - Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng là 10 theo yêu cầu của cô. - Trẻ đếm thành thạo từ 1 – 10 đếm từ trái sang phải - Trẻ nhận biết được chữ số 10 tìm và đọc được số 10 - Xếp tương ứng 1 -1 giữa 2 nhóm từ trái sang phải - Chơi được trò chơi tạo nhóm có lượng là 10 và trò chơi tìm đúng số lương theo yêu cầu của cô - Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.  II. Chuẩn bị: - Máy tính, giáo án điện tử, đàn nhạc - Mô hình vườn hoa cho trẻ thăm quan, mũ hoa đỏ, hoa vàng, hoa tím - Mỗi trẻ 10 lô tô hoa mai vàng, 10 bông hoa đào, rổ, bảng con III. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM. Thời gian: 30-35 phút Địa điểm: trong lớp. IV. Tiến hành. stt Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ 1 Hoạt động 1 : ổn định - Cô làm người dẫn chương trình “ Toán tuổi thơ” giới thiệu về bản thân mình, ban giám khảo, 3 đội chơi hoa đỏ, hoa vàng, hoa tím - Cô và trẻ hát bài hát “Màu hoa” - Các con vừa hát bài gì? - Trong bài hát đã nhắc tới ai? vây cô giáo đưa các con đi đâu nhỉ? - Các con có muốn cô đưa đi thăm vườn hoa giống như các bạn nhỏ trong bài hát không? 2 Hoạt động 2: Luyện tập số 9 - Cô cũng có trồng một vườn hoa đấy không biết chúng đã nở hoa chưa nhỉ, bây giờ cô mời cả lớp tới thăm quan vườn hoa cùng cô nào? - Cô dẫn trẻ đến thăm quan mô hình cô đã chuẩn bị. - Các con có nhận xét gì nào? Các con nhìn xem vườn hoa của cô có những loại hoa nào? Và các con xem những loại hoa này đã nở được bao nhiêu bông hoa nào? - Cô cho trẻ tìm và đếm các nhóm có  số lượng 9? Giáo dục trẻ: Những cây hoa này rất gần gủi với chúng ta đấy, tạo nên cảnh đẹp cho chúng ta đấy, vì vậy chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ không bứt hoa, dẫm hoa nhớ chưa nào? - Và bây giờ cô muốn giới thiệu với các con một nhóm đối tượng mới đấy, các con có thích không nào? Cô mời cả lớp nhẹ nhàng về chỗ ngồi nào. 3 Hoạt động 3: Tạo nhóm có số lượng 10, đếm đến 10, nhận biết chữ số 10 * Các con ạ mùa tết đã đến gần với chúng ta rồi đấy và hôm trước cô được đi du lịch ở miền bắc và miền nam và mang về một món quà đặc trưng của 2 miền đấy nên hôm nay cô mang tới cho tặng cho lớp mình các con có muốn biết đó là quà gì không? - Cô chiếu slile 10 bông hoa mai lên bảng. - Cô chiếu slile 9 bông hoa đào, cho trẻ đếm số hoa đào - Cho trẻ so sánh số hoa đào và hoa mai, số hoa nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy, số hoa nào ít hơn và ít hơn là mấy. - Cô củng cố lại: Số hoa mai và số hoa đào không bằng nhau vì số hoa mai nhiều hơn số hoa đào và nhiều hơn là 1, còn số hoa đào ít hơn số hoa mai và ít hơn là 1. - Vậy muốn số hoa đào bằng với số hoa mai thì phải làm thế nào? - Cô thêm một hoa đào. - Cho trẻ đếm lại số hoa đào và số hoa mai và nhận xét. -  9 hoa đào thêm 1 hoa đào là mấy hoa đào? - Cô củng cố: 9 hoa đào thêm 1 hoa đào là 10 hoa đào. - Số hoa mai và số hoa đào lúc này như thế nào với nhau? Và cùng bằng mấy? - Cả 2 nhóm hoa đều bằng nhau và đều bằng 10 chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy các con. Cô chiếu slile số 10 giới thiệu và đọc to: Số 10 - Cô cho cả lớp đọc -  tổ đọc - cá nhân trẻ đọc. - Cô cất số hoa đào và cho trẻ đếm từ trái qua phải - Cô cất số hoa mai và cho trẻ đếm ngược từ phải qua trái và cất thẻ số. * Và bây giờ các con có muốn thực hiện giống cô không nào? - Cô cho trẻ giấu tay và lấy rổ lô tô và bảng ra phía trước mặt, các con nhìn trong rổ xem có gì nào? - Các con hãy tìm trong rổ của mình và xếp tất cả số hoa mai trong rổ ra cho cô từ trái qua phải nào. - Trẻ xếp cô đi kiểm tra giúp đỡ trẻ. - Yêu cầu trẻ các con hãy xếp 9 bông hoa đào trong rổ ra xếp từ trái qua phải, và tương ứng với mỗi bông hoa mai là một bông hoa đào. - Cho trẻ xếp 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 3 THUC VAT_12522252.doc
Tài liệu liên quan