MỤC LỤC
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT CỦA ĐHQGHN 3
1.1. Danh mục các văn bản luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN về CNTT .3
1.2. Xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam và thế giới .4
1.3. Vai trò to lớn của CNTT-TT với sự phát triển của ĐHQGHN .5
1.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2007 .6
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 . .9
III. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012 11
3.1. Đào tạo CNTT-TT 11
3.2. Nghiên cứu CNTT-TT 12
3.3. Ứng dụng CNTT-TT 13
3.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT 14
IV. CÁC GIẢI PHÁP 15
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 16
PHỤ LỤC 18
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 2002-2007 VỀ CNTT 18
1. Kết quả đạt được 18
2. Những hạn chế và nguyên nhân 22
3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2002 - 2007 24
B. VỀ ĐẠI HỌC SỐ HÓA 26
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của đại học quốc gia Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ thông suốt cho 50.000 người sử dụng.
III. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012
3.1. Đào tạo CNTT-TT
Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở trong ĐHQGHN nhằm cung cấp giảng viên cho các trường đại học và cơ sở đào tạo khác trong nước.
Tăng cường đội ngũ giảng dạy CNTT-TT và triển khai, vận hành các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ CNTT-TT tại các đơn vị thành viên không đào tạo về CNTT-TT.
Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2012 đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT.
Tăng cường đào tạo nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2012:
Các đơn vị đào tạo về CNTT-TT trong ĐHQGHN đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên/1 giảng viên;
Có 35% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ĐHQGHN có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để học tập nghiên cứu tiếp ở nước ngoài hoặc tham gia thị trường lao động quốc tế. Đến năm 2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế; 75% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học thành viên (Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN) có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để học tập nghiên cứu tiếp ở nước ngoài hoặc tham gia thị trường lao động quốc tế.
Đào tạo thêm 1500 người có chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, trong số đó 30% có trình độ Thạc sĩ trở lên.
Đào tạo bổ sung và/hoặc nâng cao trình độ CNTT cho 1.000 cán bộ chuyên trách cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, …
Đào tạo cho 500 lượt cán bộ của ĐHQGHN về CNTT-TT đảm bảo cho công tác giảng dạy, tin học hóa và sử dụng, vận hành tốt các dịch vụ, ứng dụng và triển khai cơ sở hạ tầng của các đơn vị thành viên, làm nòng cốt thúc đẩy CNTT-TT hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu đối với mỗi ngành, chuyên ngành trong ĐHQGHN.
Mở đào tạo theo nhóm ngành CNTT và xây dựng một số chương trình đào tạo liên ngành với CNTT-TT làm trung tâm.
3.2. Nghiên cứu CNTT-TT
Nghiên cứu CNTT-TT theo hướng phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo trình độ quốc tế và khu vực, tiến tới phục vụ nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu một số sản phẩm ra nước ngoài.
Từ nay đến năm 2012, các hướng nghiên cứu về CNTT-TT ở ĐHQGHN cần tiếp tục chuyên sâu về cơ sở toán học trong CNTT-TT, khoa học máy tính, mạng và truyền thông máy tính, các hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, kỹ thuật máy tính, tương tác người - máy.
Các chủ đề nghiên cứu phối hợp giữa các đơn vị ở trong và ngoài ĐHQGHN bao gồm: Các bài toán mô phỏng, dự báo, điều khiển; xử lý tiếng Việt; tính toán qui mô lớn; tính toán lưới, tính toán khắp nơi - di động; phần mềm nhúng, hệ thống nhúng và thời gian thực; an toàn thông tin; xử lý ảnh; hệ thông tin địa lý (GIS); tin sinh học; hệ thông tin quản lý; … Cần chú ý đến các nghiên cứu liên ngành có liên quan đến CNTT-TT trong từng đơn vị và trong ĐHQGHN.
Trường ĐHCN gắn kết nghiên cứu với đào tạo, đảm bảo các cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu, xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh, tiếp tục xây dựng những sản phẩm phần mềm có uy tín, được ứng dụng rộng rãi. Trường đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực bậc cao (từ đại học đến tiến sĩ), đẳng cấp quốc tế về CNTT-TT, thực hiện mô hình liên kết hàn lâm – công nghiệp và cung cấp nguồn lực trình độ cao cho thị trường CNTT trong nước và quốc tế. Trường ĐHCN tiếp tục đẩy mạnh triển khai đại học số hóa, triển khai tốt hệ thống e-learning cùng với Viện CNTT và các đơn vị liên quan. Trường ĐHCN cũng có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ và toàn diện với Viện CNTT để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNTT, thể hiện tốt mô hình hợp tác trường - viện trong ĐHQGHN.
Viện CNTT tập trung củng cố tổ chức, tăng cường đội ngũ nghiên cứu và phát triển, đồng thời tổ chức lại các phòng/nhóm nghiên cứu chuyên ngành CNTT-TT. Viện CNTT không chỉ thực hiện những nghiên cứu cơ bản về CNTT-TT, mà còn nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng CNTT-TT vào thực tiễn quản lý, đào tạo và nghiên cứu của toàn ĐHQGHN. Viện CNTT cần thực hiện tốt các chức năng: nghiên cứu, đào tạo bậc cao (trình độ cao học trở lên) và nghiên cứu ứng dụng CNTT-TT. Cùng với Trường ĐHCN và các đơn vị khác thực hiện tốt mô hình hợp tác viện - trường trong đào tạo bậc cao, nghiên cứu và ứng dụng CNTT-TT, tổ chức dịch vụ CNTT-TT, trong đó có vận hành, duy trì và khai thác hệ thống VNUnet, e-learning, v.v.
Trường ĐHKHTN tiếp tục tập trung vào các hướng nghiên cứu đã hình thành tại Khoa Toán – Cơ – Tin học và các hướng nghiên cứu về tính toán khoa học tại các Khoa trong trường. Trung tâm tính toán hiệu năng cao đóng vai trò đầu mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng Tin học trong tất cả các ngành KHTN như Toán học, Cơ học, Vật lý, hóa học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Môi trường, Khí tượng – Thuỷ văn – Hải dương học dựa trên nền tảng tính toán lưới và tính toán hiệu năng cao.
Trung tâm thông tin thư viện đảm bảo tốt việc phục vụ nghiên cứu của các đơn vị, cung cấp kịp thời các thông tin KHCN, KHXH và tìm tòi nhiều nguồn tư liệu khoa học ở trong và ngoài nước để phục vụ đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN. Tham gia tích cực và những công việc liên quan của đại học số hóa như xuất bản số, quản lý và dịch vụ tài liệu số, v.v. Trung tâm cần phối hợp tốt với VNUnet và các đơn vị liên quan để đảm bảo hệ thống học liệu và nghiên cứu kịp thời cho tất cả cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cũng như liên kết với các nguồn học liệu được phép từ các đối tác trong nước và nước ngoài.
Các đơn vị trên cần ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu phục vụ nhu cầu thực tiễn Việt Nam, gắn với kế hoạch chiến lược phát triển ĐHQGHN; tổ chức nghiên cứu khoa học kết hợp với triển khai ứng dụng trên cơ sở liên kết với các doanh nghiệp CNTT-TT trong và ngoài nước.
Từ nay đến năm 2012 có 2 – 3 nhóm nghiên cứu mạnh, tiêu biểu về CNTT-TT.
3.3. Ứng dụng CNTT-TT
Tổ chức đánh giá các hệ thống đã triển khai, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức điều chỉnh, cập nhật, thay thế các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống phần mềm, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng. Từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ.
Xây dựng các giải pháp dịch vụ và chuẩn hóa việc trao đổi dữ liệu và thông tin trong ĐHQGHN. Khuyến khích sử dụng các dịch vụ trên nền mã nguồn mở và sử dụng nguồn mở trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng.
Tiếp tục xây dựng và tổ chức triển khai các hệ thống thông tin quản lý thống nhất trong ĐHQGHN, kết nối liên thông giữa ĐHQGHN với các đơn vị cũng như giữa ĐHQGHN và Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành trung ương và địa phương.
Nâng cấp và bảo trì thường xuyên hệ thống website của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên, như một “cổng điện tử” (portal) thể hiện cơ bản các hoạt động của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên.
Xây dựng và hoàn thiện các CSDL số hóa của ĐHQGHN và các đơn vị phục vụ công tác quản lý và điều hành.
Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở học liệu số hóa, các tài liệu điện tử, xuất bản số nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
Xây dựng và thử nghiệm các cơ chế liên kết, trao đổi thông tin quản lý với các đại học trong và ngoài nước.
Triển khai các dịch vụ thoại (VoIP), hội thảo trực tuyến (Video Conferencing) trên hạ tầng mạng VNUnet, VinaREN, …
Cung cấp tài khoản truy cập VNUnet cho tất cả cán bộ, học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của ĐHQGHN. Xây dựng các kênh thông tin cựu học viên, sinh viên, góp phần giới thiệu hình ảnh của ĐHQGHN đến đông đảo các tầng lớp trong và ngoài nước.
Đổi mới công tác quản lý, xây dựng cơ chế quản lý dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ CNTT-TT của ĐHQGHN.
Từng bước hoàn thiện các hệ thống thông tin, tích hợp và hướng tới hoàn thiện cổng thông tin ĐHQGHN.
3.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT
Nâng tốc độ đường truy cập Internet quốc tế thương mại hiện nay từ 10Mbps hiện nay lên 20Mbps vào năm 2012, đường Internet quốc tế nghiên cứu – giáo dục từ 45Mbps lên 155Mbps và theo khả năng của VinaREN. Nâng tốc độ đường truy cập Internet trong nước lên 200Mbps thương mại và trên 155Mbps theo đường VinaREN.
Xây dựng mô hình tổng thể cơ sở hạ tầng mạng đa dịch vụ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, an ninh, thông suốt, ổn định; với quy mô và chất lượng tương tự các trường đại học trong nhóm BESETOHA, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khoảng 50.000 người dùng (2008-2009).
Xây dựng lộ trình triển khai nâng cấp, từng bước hoàn thiện VNUnet theo mô hình tổng thể đã xây dựng tại Hà Nội cũng như các phương án di chuyển, bổ sung, xây dựng mới tại Hòa Lạc vào năm 2013.
Một số chỉ tiêu cơ bản về cơ sở hạ tầng mạng qua một số mốc thời gian:
Triển khai kết nối VinaREN/TEIN2 đến tất cả các đơn vị đào tạo và cơ quan ĐHQGHN. Triển khai giải pháp tạm thời cho hệ thống Email, đáp ứng yêu cầu bức thiết phục vụ công tác đào tạo theo mô hình tín chỉ. (2009).
Xây dựng hệ thống ghép nối trung tâm, và các điểm đầu mối tại các đơn vị thành viên lớn, đảm bảo các yêu cầu an toàn, an ninh (không ngưng trệ khi có sự cố của một vài bộ phận thiết bị hay sự cố điện, có giải pháp chống virus, spyware, spam, chống tấn công từ bên trong và bên ngoài) (2009).
Triển khai kết nối VNUnet đến các điểm hiện chưa được kết nối (từ cấp bộ môn trở lên) (2009).
Xây dựng hệ thống Email hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả cán bộ, sinh viên với dung lượng lưu trữ lớn, thân thiện, ngăn chặn hiệu quả vấn nạn thư rác, virus, spyware (2009).
Tổ chức bước đầu Portal, trung tâm dữ liệu, không gian cá nhân cho đào tạo (học tập) và nghiên cứu, e-learning, tính toán khoa học kỹ thuật, bài giảng trưc tuyến và hội thảo trực tuyến ở trong và ngoài nước (qua VinaREN, TEIN2, APAN, AI3-SOI, BESETOHA, …). Hoàn thành trang bị Video conferencing đến cơ quan ĐHQGHN và 5 trường đại học thành viên (2009).
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng tại một số đơn vị trọng điểm và tổ chức lại mô hình quản trị toàn bộ hệ thống (2010)
Triển khai bước đầu phủ sóng mạng không dây (2008-2009).
Đến năm 2015, hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật VNUnet của ĐHQGHN có quy mô và chất lượng tương đương mạng thông tin của các trường Đại học tiên tiến trong khu vực.
Xúc tiến khả năng kết nối Internet qua vệ tinh VINASAT-1 và thu/phát với các đối tác hợp tác khoa học kỹ thuật trong khu vực (AI3-SOI).
Tổ chức lại hệ thống điều hành, quản trị toàn VNUnet. Thiết lập cơ chế làm việc, cộng tác về đảm bảo hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT giữa các đơn vị trong ĐHQGHN với sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của ĐHQG HN.
Cải tiến mô hình tổ chức và cơ chế điều hành, quản trị hệ thống thông tin của ĐHQG HN, cơ chế tổ chức và vận hành của Trung tâm VNUnet.
Kiện toàn, đẩy mạnh vai trò và hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu ĐHQGHN.
Chuyển dần từng bước sang sử dụng các phần mềm tự do và nguồn mở trong lĩnh vực đào tạo nghiên cứu và một phần trong lĩnh vực tin học hóa quản lý hành chính, trong các dịch vụ mạng.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng mới, IPv6.
Đối với các đơn vị thành viên:
Kiện toàn hạ tầng mạng: phát triển hệ thống đường cáp mạng để kết nối đến tất cả các bộ phận của đơn vị.
Trang bị thêm máy chủ, đủ để triển khai tin học hóa công tác quản lý điều hành, quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ.
Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu bền vững, xây dựng thêm các CSDL tác nghiệp và triển khai kho dữ liệu của đơn vị.
Tăng thêm số lượng máy tính và các phòng máy dành cho sinh viên sử dụng tự học, tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trong khu vực giảng đường.
Tăng cường công tác tổ chức quản trị mạng và có chế độ thích hợp để tuyển và đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ CNTT-TT; tăng cường lực lượng cán bộ chuyên môn CNTT-TT về cả số lượng và chất lượng.
Phát huy tốt các phòng chuyên dụng CNTT-TT và các giảng đường hiện đại được trang bị thiết bị multimedia cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hợp tác.
Xây dựng thêm các phòng học có trang thiết bị multimedia để đổi mới giảng dạy có ứng dụng CNTT-TT đảm bảo tính hiệu quả và tiện lợi trong sử dụng.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT trong mọi hoạt động của ĐHQGHN.
Các đơn vị kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại đơn vị.
Kiện toàn VNUnet về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế vận hành.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng khuyến khích phát triển CNTT-TT.
Đẩy mạnh việc đổi mới chương trình đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
Tăng cường liên kết hợp tác giữa các đơn vị trong ĐHQGHN, với các tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước.
Thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn AUN, ABET và những chuẩn mực kiểm định của ĐHQGHN và của Bộ GD-ĐT ban hành.
Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy công nghệ thông tin – truyền thông bằng tiếng Anh.
Ưu tiên triển khai các nhóm nghiên cứu mạnh về CNTT-TT theo các tiêu chí của ĐHQGHN.
Củng cố và tăng cường đội ngũ chuyên nghiệp về CNTT-TT, cả cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT ở các đơn vị.
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách về CNTT-TT ở các đơn vị (quản trị mạng, phụ trách tin học hóa, thiết bị CNTT ở đơn vị). Đào tạo kỹ năng sử dụng các ứng dụng và công cụ CNTT-TT cho các cán bộ, giảng viên các ngành khác. Khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay về đội ngũ chuyên trách về các hoạt động và dịch vụ CNTT-TT hiện nay ở các đơn vị.
Ưu tiên kinh phí hằng năm cho nâng cấp, duy trì hạ tầng CNTT-TT (hệ thống mạng máy tính, trang thiết bị, các ứng dụng được triển khai, …) theo những kế hoạch và lộ trình đồng bộ, hiệu quả.
Thành lập tổ công tác chuẩn bị các yêu cầu và tham gia tư vấn, thiết kế hạ tầng cơ sở và dịch vụ CNTT-TT tại Hòa Lạc.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào Kế hoạch phát triển CNTT của ĐHQGHN, thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại đơn vị mình, triển khai các nội dung ứng dụng và phát triển CNTT-TT liên quan tới các lĩnh vực được phân công phụ trách, xây dựng lộ trình và tiêu chí triển khai chi tiết phù hợp với chỉ đạo chung của ĐHQGHN. Đưa nhiệm vụ phát triển CNTT vào kế hoạch nhiệm vụ từng năm học và dự toán kinh phí trong kế hoạch hàng năm trình ĐHQGHN xem xét, cấp kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
Ban Khoa học Công nghệ chủ trì và phối hợp với các ban liên quan chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển CNTT-TT và nghiên cứu ứng dụng CNTT-TT. Là bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo CNTT, tham mưu, tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN chỉ đạo, quản lý cho mọi hoạt động triển khai về lĩnh vực CNTT theo chức năng nhiệm vụ của Ban
Ban Kế hoạch Tài chính là đầu mối phối hợp với Ban Khoa học công nghệ có trách nhiệm xem xét ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động đầu tư, xây dựng chính sách ứng dụng và phát triển CNTT.
Ban Đào tạo phối hợp với các ban liên quan, các đơn vị tiếp tục thực hiện chiến lược đổi mới chương trình đào tạo CNTT, phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ có ứng dụng CNTT-TT; chỉ đạo giám sát, kiểm tra chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô (cả về chất lượng và số lượng), đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT-TT và loại hình đào tạo. Hằng năm tổng hợp báo cáo về tình hình đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT. Là đầu mối xây dựng, triển khai phần mềm quản lý liên quan đến đào tạo, hằng năm tổng hợp báo cáo về tình hình đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT.
Ban Tổ chức cán bộ có kế hoạch dành một phần kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ hằng năm ưu tiên cho việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng về CNTT cho cán bộ, viên chức của ĐHQGHN. Là đầu mối xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT của ĐHQGHN.
Ban Công tác CT HSSV chủ trì và phối hợp với các Ban liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi thành viên của ĐHQGHN về tầm quan trọng và tiềm năng của CNTT-TT. Là đầu mối để củng cố nâng cấp và duy trì trang web của ĐHQGHN, đảm bảo các nội dung được đăng tải trên các websites của các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN theo Portal một cách nhất quán.
Văn phòng ĐHQGHN là đầu mối xây dựng hệ thống thông tin tích hợp, triển khai các phần mềm hỗ trợ điều hành tác nghiệp và ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành.
Ban xây dựng cơ bản chủ trì và phối hợp với các ban liên quan chỉ đạo Trung tâm phát triển và quản lý đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc và các đơn vị liên quan khẩn trương, sâu sát thực hiện nghiêm túc thiết kế hạ tầng kỹ thuật của mạng thông tin tại Hòa Lạc.
Viện CNTT, phối hợp với Văn phòng ĐHQGHN và các Ban chức năng liên quan và phối hợp với Trường ĐHCN đảm bảo tốt hạ tầng CNTT-TT, vận hành và phát triển VNUnet và tổ chức triển khai rộng rãi các dịch vụ CNTT-TT, trong đó có xây dựng và vận hành trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng Portal của ĐHQGHN, v.v..
Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN, Viện CNTT đảm bảo đào tạo nhân lực các trình độ CNTT-TT theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện kết hợp nghiên cứu với đào tạo. Trường ĐHCN tiếp tục triển khai mô hình “đại học số hóa”, thực thi thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, từ năm 2010 nhân rộng mô hình đại học số hóa sang các đơn vị của ĐHQGHN, cùng Viện CNTT đảm bảo hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT, tổ chức đào tạo kỹ năng CNTT-TT cho các cán bộ trong ĐHQGHN.
Viện CNTT, Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN, Trung tâm Thông tin Thư viện và Văn phòng ĐHQGHN phối hợp khai thác hiệu quả và chia sẻ sử dụng thiết bị và tài nguyên thông tin đến mọi thành viên trong ĐHQGHN.
Các dự án của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên đang được triển khai cần điều chỉnh lại cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Kế hoạch này.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc báo cáo Giám đốc ĐHQGHN về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển CNTT hằng năm tại đơn vị.
Văn phòng và các ban chức năng, thủ trưởng các đơn vị thuộc ĐHQGHN có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này.
GIÁM ĐỐC
GS.TS. Mai Trọng Nhuận
PHỤ LỤC
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 2002-2007 VỀ CNTT
1. Kết quả đạt được
1.1.Đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Đào tạo ngành CNTT ở ĐHQGHN trong thời gian qua đã phát triển mạnh ở tất cả các bậc từ đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ, đến tiến sĩ. Chương trình đào tạo được cải tiến theo hướng đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực. Một số đơn vị trong ĐHQGHN đã có những chương trình đào tạo CNTT theo đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo hợp tác nước ngoài được thiết lập như chương trình Đại học Pháp (PUF) về Thông tin- Hệ thống – Công nghệ (IST) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và môi trường đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên về CNTT-TT của ĐHQGHN.
Cho đến nay đã có 2264 cử nhân, 850 thạc sĩ, và hàng chục tiến sĩ đã tốt nghiệp. Sinh viên ngành CNTT của ĐHQGHN có truyền thống đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, và đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng.
Số giảng viên CNTT biên chế trong giai đoạn 2001-2007 tăng lên theo từng năm, từ số lượng 38 giảng viên năm 2001 tăng lên 78 giảng viên năm 2007.
Ngoài ra, bên cạnh đào tạo chính quy các cơ sở đào tạo tại ĐHQGHN còn thực hiện một số lọai hình khác như đào tạo tại chức CNTT (Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN), đào tạo cao đẳng CNTT (Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN), đào tạo nghiệp vụ CNTT theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp (Viện CNTT). Trường ĐHKHTN mỗi năm đào tạo 90 sinh viên cao đẳng CNTT vào năm 2000 và 2001, Trường ĐHCN đào tạo 185 sinh viên cao đẳng CNTT trong các năm 2001-2003. Từ năm 2002-2007 Trường ĐHCN đào tạo được 617 sinh viên hệ tại chức CNTT, Trường ĐHKHTN đào tạo gần 1000 sinh viên tại chức toán – tin ứng dụng. Viện CNTT đã triển khai các hoạt động đào tạo CNTT đa dạng, chủ yếu là ngắn hạn.
Tại các trường, khoa trực thuộc đã tổ chức các trung tâm truy cập internet phục vụ sinh viên, nhiều phòng kết nối đào tạo từ xa với trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Thông tin thư viện đã được nâng cấp thành thư viện điện tử phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, dịch vụ thông tin được cung cấp tốc độ chưa cao và mới chỉ phục vụ được nhu cầu của một bộ phận, chưa đáp ứng cho toàn thể cán bộ và sinh viên của ĐHQGHN.
Ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh, thực hiện thí điểm từng bước đại học số hóa, các đơn vị đào tạo đã triển khai đào tạo thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, đầu tư cho các phần mềm phục vụ đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đã được tăng cường đáng kể từ nhiều nguồn khác nhau, ĐHQGHN đã hoàn tất một số phần mềm quan trọng phục vụ đào tạo theo tín chỉ và chất lượng cao và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
Nhận thức về ứng dụng CNTT trong toàn ĐHQGHN đã từng bước được nâng cao. Nhiều khóa học, huấn luyện về sử dụng mạng, hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã được tổ chức. Hiện tại 100% cán bộ quản lý đã sử dụng mạng VNUnet trong công tác quản lý văn thư, cán bộ và sinh viên của một số đơn vị đã được thí điểm cung cấp các dịch vụ internet phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế.
1.2. Nghiên cứu về CNTT:
Trong thời gian qua các trường ĐH KHTN, ĐH Công nghệ, và Viện CNTT đã thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước, 1 đề tài cấp thành phố, 4 đề tài Trọng điểm ĐHQGHN, 5 đề tài đặc biệt ĐHQGHN và hàng chục đề tài ĐHQGHN và đề tài NCCB về CNTT. ĐHQGHN đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học CNTT trong và ngoài nước.
Nghiên cứu về CNTT đã góp phần tiếp thu các kiến thức hiện đại, phân tích thiết kế các phần mềm, sản phẩm CNTT phục vụ đào tạo, nghiên cứu tại ĐHQGHN và từng bước phục vụ nhu cầu của Nhà nước, và xã hội. Các hướng nghiên cứu ngày càng được đa dạng hóa.
Trường ĐH Công nghệ là một cơ sở mạnh của Việt nam, với những nghiên cứu thuộc các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông máy tính, các hệ thông tin, Công nghệ phần mềm, …; Viện CNTT có những nghiên cứu tập trung về các phương pháp toán học, tính toán khoa học và công nghệ, ứng dụng CNTT: dạy và học điện tử, thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lý,…; Trường Đại học Khoa học tự nhiên với ba hướng nghiên cứu tập trung là tin học lý thuyết, tính toán khoa học, tin học ứng dụng.
Một số trung tâm NCKH, phòng thí nghiệm chuyên đề về CNTT và ứng dụng CNTT đã được xây dựng như: Trung tâm tính toán hiệu năng cao, Phòng thí nghiệm GIS và viễn thám, Trung tâm ứng dụng Tin học trong hóa học, Bộ môn Lý-Tin (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Trung tâm Công nghệ Phần mềm (Trường Đại học Công nghệ); Trung tâm mạng máy tính và dịch vụ trên mạng (Viện CNTT); Phòng thí nghiệm Multimedia (Trường Đại học Ngoại ngữ) … Đó là những cơ sở tạo tiền đề cho các nghiên cứu có khả năng tham gia vào đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường ứng dụng CNTT trong nước và từng bước tham gia vào thị trường xuất khẩu phần mềm của Quốc gia.
1.3. Ứng dụng CNTT ở ĐHQGHN:
ĐHQGHN đã xây dựng và tổ chức triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Trong năm 2006 – 2007, đã triển khai thông suốt tại 10 điểm đại diện cho các mô hình tổ chức của ĐHQGHN. Hệ thống đã giúp cho việc chuyển tải thông tin nhanh hơn, rút ngắn được thời gian giải quyết công việc, mang lại hiệu quả lớn trong công tác quản lý của ĐHQGHN, góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở ĐHQGHN.
Hệ thống phát hành trang thông tin điện tử CMS (Contents Management System) cũng đã được xây dựng và triển khai. Việc tổ chức xây dựng website trang tin tức sự kiện, bản tin, tạp chí khoa học trên VNUnet/Internet đã thu hút hàng triệu lượt truy cập, đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin thời sự, tin tức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,… Tổ chức các sự kiện như giao lưu trực tuyến trên hệ thống, góp phần giới thiệu đến đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên ĐHQGHN cũng như đọc giả trong và ngoài nước tin tức mới nhất về các mặt hoạt động của ĐHQGHN.
Hệ thống Quản lý đào tạo và quản lý người học ở ĐHQGHN theo học chế tín chỉ đã được xây dựng và đang được hoàn thiện. Triển khai cài đặt tại các đơn vị đào tạo ở ĐHQGHN trong năm 2007, và sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thành trong năm 2008 ở tất cả các đơn vị khác (có yêu cầu) trong toàn ĐHQGHN.
ĐHQGHN đang triển khai xây dựng cơ sở học liệu số hóa, từng bước hiện đại hóa hệ thống thư viện điện tử với hệ thống tài liệu, giáo trình, sách tham khảo… phong phú về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN trong thời điểm hiện tại cũng như thời gian tới.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống E-Learning trên hạ tầng công nghệ mạng của ĐHQGHN.
Xây dựng, thử nghiệm các hệ thống thông tin quản lý cán bộ, khoa học công nghệ, tài chính.
Cung cấp các dịch vụ E-mail/Internet đến đông đảo cán bộ, giáo viên và sinh viên với chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện, ổn định.
Triển khai các dịch vụ thông tin phục vụ dạy và học (đưa bài giảng, bài tập, thời khóa biểu, trao đổi, hỏi đáp giữa giáo viên, sinh viên,…) lên VNUnet/Internet.
Tổ chức các khóa tập huấn cho nhiều đối tượng người dùng tại ĐHQGHN về CNTT và sử dụng các hệ thống phần mềm phuc vụ yêu các công việc.
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ban hanh Chien luoc CNTT.doc