I. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ và tên tác giả
- Trẻ biết được một số luật lệ giao thông khi tham gia giao thông.
b. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, không ngọng
c. Thái độ
- Trẻ nghe lời cô giáo, ông bà, bố mẹ, biết chấp hành luật lệ giao thông khi đi đường
II. Chuẩn bị :
- Hảnh minh họa nội dung bài thơ
- Bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
54 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................... ..................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHÁNH 2
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
-Cô đón trẻ với thái độ ân cần niềm nở,kết hợp trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ
-Nhắc trẻ chào cô,chào bố mẹ,cất đồ dùng cá nhân
-cô hướng trẻ vào chơi với đồ chơi ở các góc.
Thể dục sáng
Tập theo nhạc có lời ca tháng 3
I.Mục đích yêu cầu.
-Trẻ tập đúng động tác theo nhạc
-Rèn kĩ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng
-Giáo dục trẻ có ý thức tập thể dục,tạo tâm thế thoải mái để vào tiết học.
II.Chuẩn bị.
-Đĩa nhạc,sân tập sạch sẽ an toàn,trang phục gọn gàng,sức khỏe tốt
III.Tiến hành
*Khởi động:Cô cho trẻ đi vòng tròn két hợp các kiểu đi khác nhau rồi về 4 hàng ngang
*Trọng động
Cô cùng trẻ tập các động tác theo nhạc(Cô quan sát,sửa sai,khuyến khích trẻ tập tốt)
*Hồi tĩnh
Trẻ thả lỏng chân tay đi lại nhẹ nhàng.
Hoạt động có chủ đích
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục
-Bò thấp chui qua cổng
-TC: Chèo thuyền trên cạn
Toán
Nhận biết và gọi tên hình vuông,hình tròn,hình tam giác,hình chữ nhật
Văn học
Thơ: Xe chữa cháy
MTXQ
PTGT đường thủy, đường hàng không
Tạo Hình
Tô màu khinh khí cầu
Âm nhạc
-Dạy: Em đi chơi thuyền
Nghe: Đi đường em nhớ
Trò chơi: Ai nhanh hơn
Hoạt động ngoài trời.
-HĐ có mục đích:Quan sát: Xe máy
VĐTT: + TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời...
1. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được đặc điểm của xe đạp. Trẻ kể tên được các bộ phận của xe
- Biết chức năng của xe đạp
b. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát.
- Rèn phản xạ nhanh
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ khi ngồi xe đạp phả ngồi im, không đùa nghịch.
- Giáo dục trẻ cách chơi an toàn
2. Chuẩn bị:
- 1 Xe máy. Hai đèn hiệu xanh, đỏ
- Vẽ ngã tư đường. Phấn vẽ, đồ chơi ngoài trời
3.Tổ chức hoạt động:
* Cô kiểm tra trang phục sức khỏe của trẻ sau đó cô giới thiệu buổi tham quan sân trường sau đó cho trẻ xép hàng xuống sân(cô chú ý bao quát trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ)
-Xuống sân cô cho trẻ đứng gần cô và trò chuyện
Nội dung: Quan sát xe máy
- Các con đang đứng ở đâu?
- Trước mặt các con là xe gì?
- Xe máy có đặc điểm gì?
- Chiếc xe máy này có mầu gì?
- Đố các con có biết tại sao lại gọi là xe máy?
+ Đi xe máy rất tốt cho sức khỏe và không xả khói đọc ra ngoài nên góp phần bảo vệ môi trường đấy.
- Khi ngồi trên xe máy các con phải ngồi như thế nào?
Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ các phương tiện giao thông,khi ngồi trên các phương tiện phải ngồi ngay ngắn không quay ngang quay ngửa.
*TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Cô cùng chơi với trẻ để trẻ biết cách chơi sau đó cô cho trẻ tự chơi
Cô cho trẻ chơi cô khuyến khích động viên trẻ
*Chơi tự do:Sân trường của chúng mình có rất là nhiều đồ chơi,các con chơi phải nhẹ nhàng không được tranh giành đồ chơi với bạn các con đã rõ chưa?(Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ)
*Kết thúc cô kiểm tra sĩ số và sức khỏe của trẻ sau đó nhận xét tuyên dương và cho trẻ lên lớp vệ sinh
Hoạt động góc
Góc phân vai:gia đình
Góc xây dựng:Xây dựng ngã tư đường phố
Góc nghệ thuật:hát những bài hát trong chủ đề
Góc học tập:Xem tranh ảnh về chủ đề
Góc thiên nhiên:Quan sát,chăm sóc cây cối
I.Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết nhận vai chơi,phản ánh được một số hành động của vai chơi,biết dùng các vật liệu để xây,biết hát các bài hát trong chủ đề và chăm sóc bảo vệ cây xanh.
-Rèn kỹ năng giao tiếp,phát triển ngôn ngữ cho trẻ,phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
-Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi
II.Chuẩn bị
-Bộ đồ nấu ăn.búp bê,vật liệu xây dựng,cây hoa,các phương tiện giao thông,cột đèn
-Tranh ảnh về chủ đề,sắc xô
III.Tiến hành
1,Thỏa thuận chơi
-Cho trẻ xúm xít lại gần cô và cùng hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
-Các con vừa hát bài hát gì?Khi đi qua ngã tư đường các con nhìn thấy gì?
-Hôm nay cô muốn những bàn tay đẹp của chúng mình sẽ giúp cô xây một khu ngã tư đường phố thật đẹp,có đèn giao thông,có các phương tiện qua lại.Các con có đồng ý giúp cô không?
-Ở lớp mình cô muốn các con sẽ cùng nhau là 1 gia đình thật là vui vẻ đoàn kết cung nhau nấu cơm cùng nhau chăm soc mọi người trong gia đình các con có đồng ý với cô không?
-Ở lớp mình có bạn nào thích làm những nhà nghiên cứu không?Vây các nhà nghiên cứu hôm nay sẽ nghiên cứu giúp cô giáo nghiên cứu xem có những loại phương tiện giao thông nào chạy trên đường bộ,trên đường thuỷ và trên không nhé.
-Những ca sĩ tí hon của lớp mình đâu?Các con hôm nay sẽ hát những bài hát gì nào?(Trẻ tự kể)
-Các bác nông dân chăm chỉ đâu?Hôm nay các bác sẽ giúp cô giáo chăn sóc cây nhé!
Bây giờ các con hãy về góc chơi mà mình đã lựa chọn nào.
2.Quá trình chơi
-Cô đóng một vai chơi ở một góc sau đó vừa chơi cùng trẻ vừa bao quát trẻ chơi.Cô có thể đến các góc chơi trò chuyện với trẻ hướng dẫn những trẻ chưa biết cách chơi và khuyến khích trẻ chơi.
3.Kết thúc chơi
Cô đến từng góc chơi nhận xét tuyên dương trẻ sau đó cho trẻ xúm xít lại góc xây dựng và cùng quan sát nhận xét.Sau đó cô cùng trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Hoạt động chiều
Nêu gương
*Ôn bài buổi sang
I.Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết tự nhận xét về mình về bạn trong một ngày học tâp vui chơi
-Trẻ hiểu và nêu tiêu chuẩn bé ngoan,thưởng cờ
-Trẻ phấn khởi khi được cắm cờ,bé ngoan
II.Chuẩn bị
-Bảng bé ngoan,cờ,bé ngoan,đĩa nhạc.
III.Hướng dẫn
-Cuối ngày cô cho trẻ tự nhận xét về mình và bạn sau một ngày học tập
-Cô nêu tiêu chẩn cắm cờ,bé ngoan:Trẻ ngoan,tích cực học tập,nghe lời cô giáo
-Thưởng cờ cho trẻ xứng đáng được cắm cờ,cô hướng dẫn trẻ cắm đúng kí hiệu của mình
-Nhận xét tuyên dương trẻ cố gắng lần sau.
*Cuối tuần cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:3 cờ trở lên được nhận bé ngoan
-Cô phát bé ngoan cho trẻ đạt và động viên khuyến khích trẻ chưa đạt
Cô tổ chức chương trình văn nghệ cho trẻ ca hát đọc thơ kể chuyện.
Thứ 2 Ngày 19 Tháng 2 Năm 2018
THỂ DỤC
Bò thấp chui qua cổng
TC:Chèo thuyền trên cạn
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố kĩ năng bò chui qua cổng không chạm cổng,biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò
- Rèn phát triển cơ tay,cơ chân
- Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú hoạt động.
II.Chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng,chỗ tập an toàn
- 2 Cổng thể dục.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động
-Các con ơi,hôm nay trường mình mở hội thi “bé mầm non vui khỏe”các con có muốn tham gia không?.Trước khi đi cô muốn kiểm tra sức khỏe các con
Tất cả chúng con
.........................
chân tay đều khỏe
Cô sẽ là người lái tàu .Vậy chúng mình cùng lên đường nào? Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nền nhac bài “Mời anh lên tàu” với các kiểu đi khác nhau(đi bằng mũi chân,gót chân,đi thường,chạy nhanh,chạy chậm)
2.Trọng động
Đến với hội thi cô và chúng mình cùng nhau đồng diễn bài thể dục thật đẹp để tặng hôi thi
2.1.BTPTC:Tập trên nền nhạc:Em đi qua ngã tư đường phố.
-ĐT tay:hai tay đưa sang ngang bằng vai-giơ thẳng qua đầu-đưa sang ngang-hạ xuống
-Đt chân:chân chụm và nhún
-ĐT lườn:Hai tay đưa lên cao cúi xuống chạm đất
-ĐT bật:Bật tiến tại chỗ
2.2.VĐCB:Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau
- Cô và các con vừa đi đến công viên bằng tàu hoả rồi và để vào được trong công viên chúng ta phải bò chui qua 1 cái cổng rất là thấp thì mới vào được
*Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
*Cô làm mẫu lần 2 : TTCB hai tay chống đất,hai đầu gối và cẳng chân chạm đất.Khi có hiệu lệnh “bò” thì chân nọ tay kia tiến về phía trước.Khi bò mắt nhìn thẳng đầu không cúi tay chân phối hợp nhịp nhàng bò bằng bàn tay cẳng chân theo hướng thẳng.Khi đến gần cổng thì bò chui qua cổng lưng không được chạm vào cổng.Khi thực hiện xong thì về cuối hàng đứng
- Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện cùng cô
* Trẻ thực hiện
- Cô chia lớp thành 2 tổ và thực hiện
- Lần 2 cô cho 2 đội thi đua nhau
Gọi 1 trẻ lên thực hiện và cho trẻ nhắc lại tên vận động
Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời.
*TC: Chèo thuyền trên cạn
Cô cho tốp 4-5 trẻ lên chơi.Trẻ sẽ làm ô tô vừa đi vừa hát bài “em tập lái ô tô” Khi cô giơ tín hiệu đèn đỏ thì ô tô phải dứng lại,khi giơ đèn xanh thì ô tô tiếp tục đi.Cô cho ô tô đi nhanh đi chậm và giơ tín hiệu đèn cho ô tô thực hiện
Cô cho nhiều tốp lên chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
3.Hồi tĩnh.Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
Trẻ đi theo cô
Trẻ tập theo cô
Trẻ nghe và quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
Trẻ đi lại nhẹ nhàng
CHIỀU
TOÁN
Nhận biết gọi tên hình tròn,hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật.
I.Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết tên và đặc điểm của hình tròn,hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật.
-Rèn kĩ nằng tư duy,phán đoán,quan sát
-Trẻ đoàn kết,có nề nếp học tập và hứng thú với giờ học
II.Chuẩn bị
1 rổ đồ chơi có 2 hình tròn,2 hình vuông,2 hình tam giác,2 hình chữ nhật với màu sắc kích thước khác nhau.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định
-Cô cùng trẻ chơi trò chơi:Chiếc túi kỳ diệu
Cô cho trẻ lên sờ trong túi và lấy ra những món quà mà cô đã chuẩn bị
2.Nội dung
Trẻ lấy ra những món quà nào thì cô sẽ hỏi món quà đó có dạng hình gì?
VD:Quả bóng có dạng hình gì?
Bánh chưng có dạng hình gì?
Bánh đậu xanh có dạng hình gì?
Bánh phong có dạng hình gì?
Cô còn tặng cho các con 1 rổ đồ chơi có rất nhiều các hình bên trong các con cung quan sát và giơ cho cô
Hình tròn?
Hình vuông?
Hình chữ nhật?
Hình tam giác?
Chọn cho cô hình có đường cong bao quanh?
Chọn cho cô hình có 3 cạnh?
Chọn cho cô hình có các cạnh bằng nhau?
Chọn cho cô hình có 2 cạnh bằng nhau?
Cô cho trẻ quan sát bức tranh ô tô và hỏi trẻ xem ô tô được xếp bằng những hình gì?
Cô gọi từng trẻ và cho trẻ chọn hình theo cô
*Luyện tập
-Cho trẻ chơi trò chơi;Tìm đúng nhà
Mỗi trẻ sẽ cầm 1 hình mà trẻ thích cô mở nhạc,nhạc nhanh trẻ chạy,nhạc chậm trẻ đi,nhạc tắt trẻ đứng lại và làm theo yêu cầu của cô chạy vào đúng hình
Cho trẻ chơi 2-3 lần
3.Kết thúc
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Trẻ lên mở hộp quà
Hình tròn
Hình vuông
Hình chữ nhật
Hình tam giác
Hình tròn
Hình vuông
Hình chữ nhật
Hình tam giác
Trẻ chọn hình và giơ
Hình tam giác
Hình vuông
Hình chữ nhật
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ chơi
Rút kinh nghiệm cuối ngày
Về kiến thức của bài............................................................................................................... ..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. Nhật ký của trẻ....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Trạng thái sức khỏe của trẻ................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 20 tháng 2 năm 2018
VĂN HỌC
Thơ:Xe chữa cháy
I. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ và tên tác giả
- Trẻ biết được một số luật lệ giao thông khi tham gia giao thông.
b. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, không ngọng
c. Thái độ
- Trẻ nghe lời cô giáo, ông bà, bố mẹ, biết chấp hành luật lệ giao thông khi đi đường
II. Chuẩn bị :
- Hảnh minh họa nội dung bài thơ
- Bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô hỏi trẻ vè chủ đề trẻ đang học
Cuối tuần các con có được bố mẹ cho đi chơi không?
Đi bằng phươg tiện gì? Khi đi con còn nhìn tháy các phương tiện gì trên đường nữa
Vậy các con có biết những loại xe đó là PTGT đường gì không?
Rất giỏi cô có món quà tặng chúng mình
- Cho trẻ xem tranh xe chữa cháy.
- Đây là xe gì các con?
- Trẻ gọi tên xe chữa cháy
- Có biết có 1 bài thơ nói về xe chữa cháy hôm nay cô sẽ đọc cho lớp mình nghe.
*Hoạt động2: Cô đọc mẫu
* Cô đọc:
- Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm cảm, thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Lần 2 : Cô đọc trên PP
* Giảng giải, trích dẫn, đàm thoại:
- Xe chữa cháy được tác giả miêu tả như thế nào?
" Mình đổ như lửa
Bụng chứa nước đầy”
- Xe chữa cháy chạy như thế nào?
“Xe chạy như bay
Hét vang đường phố
.....
Nhà nào bốc lửa
Có ngay có ngay”
- Giải thích từ: "Bụng chứa nước đầy"
" Bụng chứa nước đầy " tức là xe chữa cháy chở rất nhiều nước khi có đám cháy xe chạy nhanh dập tắt lửa ngay.
*Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ chúng mình có muốn thể hiện bài thơ thật hay để tặng chương trình không?
- Cho cả lớp đọc 2 lần
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý quan sát động viên và sửa sai cho trẻ
- 3 tổ đọc ( đứng tại chỗ, đứng hàng ngang, đứng vòng cung đọc)
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc
- 2 cá nhân trẻ lên đọc ( cô sửa sai cho trẻ)
- Cả lớp đọc lại 1 lần
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương giáo dục trẻ chương trình kết thúc cô cho trẻ hát và vận động theo nhịp bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý l
ắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Cả lớp đọc
Từng tổ
Nhóm trẻ đọc
1 trẻ đọc
Cả lớp hát
Rút kinh nghiệm cuối ngày
Về kiến thức của bài............................................................................................................... ..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. Nhật ký của trẻ....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Trạng thái sức khỏe của trẻ................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 21 tháng 2 năm 2018
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Trò chuyện về một số phương tiện giao thông
đường hàng không, đường thủy
I. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của một số phương tiện giao thông đường hàng không: Máy bay, khinh khí cầu. Một số PTGT đường thủy như: tàu, thuyền, ca nô, bè.. Biết tác dụng của các PTGT đó.
b. Kĩ năng:
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
c. Thái độ:
- Biết cách chấp hành các luật giao thông
II. chuẩn bị:
- Máy bay, khinh khí cầu, tàu, thuyền, ca nômô hình
- Bài hát “Anh phi công ơi”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cho trẻ hát cùng cô" Anh phi công ơi"
- Hỏi trẻ anh phi công làm công việc gì?Lái máy bay ở đâu?có những loại máy bay nào mà con biết?
+ Cho trẻ về nhóm và cùng nhau q/s tranh về máy bay hoặc máy bay đồ chơi. Trẻ cùng trao đổi và thảo luận về tên gọi và tác dụng của các loại máy bay đó
+ Cô cho các nhóm cùng mang đồ dùng của nhóm mình lên phía trên, về tổ ngồi để cùng học bài
*Hoạt động 2: Trò chuyện về một số PTGT đường hàng không, đường thủy
* Máy bay, khinh khí cầu
- Cô đọc câu đố" Chẳng phải chim, mà có cánh, chở hành khách, đến mọi nơi, giữa bầu trời, mây cao tít"?
+ Đó là loại PTGT gì? Máy bay chở khách là của nhóm nào? Máy bay có tiếng kêu ntn? Máy bay chở khách bay ở đâu?và có tác dụng gì?
+ Con có những nhận xét gì về đặc điểm của máy bay chở khách
* PTGT đường thủy:
- Đây là PTGT đường nào?
- Những PTGT đó có tên là gì?
- Vì sao con biết? Con dựa vào đặc điểm gì để biết?
- Người lái những PTGT đó còn được gọi là gì?
* So sánh:
- PTGT đường thủy và PTGT đường không có những điểm gì giống nhau?
- PTGT đường thủy và PTGT đường không có những điểm gì khác nhau?
*Hoạt động 3: Trò chơi "Tìm dán những bộ phận còn thiếu của may bay"
- Luật chơi: Mỗi lần chạy lên dán chỉ được tìm 1 thứ để dán
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội. Mỗi đội có 1 bức tranh đã dán sẵn 1 số bộ phận của máy bay bé hãy tìm và dán những bộ phận còn thiếu của máy bay. Đội nào tìm bộ phận còn thiếu dán đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc
- Cô cho trẻ cùng nhận xét và hát " Anh phi công ơi"
( Thời gian chơi từ 2-3 phút)
*Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cả lớp hát
Trẻ trả lời
Trẻ về nhóm q/s
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Nghe cô nói luật chơi
cách chơi rồi cho trẻ chơi
Kết thúc cả lớp hát" Anh phi công ơi"
Rút kinh nghiệm cuối ngày
Về kiến thức của bài............................................................................................................... ..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. Nhật ký của trẻ....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Trạng thái sức khỏe của trẻ................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 22 tháng 2 năm 2018
TẠO HÌNH
Tô màu khinh khí cầu
I.Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết chọn màu để tô để tạo thành sản phẩm
-Rèn kĩ năng cầm bút và sự khéo léo của đôi bàn tay
-Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II.Chuẩn bị
Vở tạo hình,màu vẽ,Tranh vẽ mẫu
Nhạc bài “Em tập lái ô tô”
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
+ Cô cho trẻ quan sát tranh có quả khinh khí cầu. Hỏi trẻ:
- Đây là gì ?
- Qủa khinh khí cầu bay ở đâu?
* Hoạt động 2: quan sát mẫu, nhận xét mẫu, cô làm mẫu,
- Khinh khí cầu có những mầu gì?
- Đây là bộ phận gì của khinh khí cầu ?
( quả cầu để giữ thăng bằng, dây nối giữa quả cầu và chỗ ngồi có hơi khí giúp khinh khí cầu có thể bay được trên không)
- Qủa cầu có dạng hình gì? ( dạng hình cầu giống hình quả bóng bay)
- Đây là gì? Dây được nối vào đâu? (dây được nối vào quả cầu và thân của quả cầu giúp người ngồi được trên không)
- Khinh khí cầu bay được ở đâu?( trên bầu trời)
- Các con có thích khinh khí cầu này không?chúng mình thấy có đẹp không?
+ Chúng mình xem cô tô khinh khí cầu như thế nào nhé!
+ Cô chọn nhiều mầu để tô quả khinh khí cầu cho đẹp, còn các con thích quả khinh khí càu mầu gì thì các con hãy chọn mầu đó, cô tô mầu thật khít mầu và đều mầu khi tô cô tô lần lượt từ trên xuống cô tô thật khéo để màu hông bị trờm ra ngoài. Cô đã tô xong khinh khí cầu rồi, các con có muốn tô khinh khí cầu đẹp giống cô không?
- Con sẽ tô khinh khí cầu như thế nào?
*Hoạt động 3: trẻ thực hiện
Khi trẻ thực hiện cô mở bài hát" Anh phi công ơi" để tạo không khí trong lớp. Cô bao quát, giúp đỡ trẻ yếu, khuyến khích trẻ thực hiện.
*Hoạt động 4: nhận xét đánh giá sản phẩm
Cô cùng trẻ treo tranh và nhận xét
Trước mặt các con là một bầu trời đầy khinh khí cầu với nhiều màu sắc rực rỡ rất đẹp mắt, cô khen tất cả các con.
- Chúng mình hãy quan sát thật kỹ xem chiếc khinh khí cầu nào tô giống bức tranh của cô nhất?
- Con đã tô khinh khí cầu như thế nào?
- Chúng mình còn thích bức tranh nào nữa? Vì sao con thích?
+ Cô nhận xét một số bức tranh đẹp và chưa đẹp
* Kết thúc: cho trẻ cất dọn đồ dùng vag hát bài “ Anh phi công” ra ngoài
Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô
Quả khinh khí cầu
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát và lắng nghe
Trẻ quan sát cô làm mẫu
Trẻ thực hiện
Trẻ trưng bày và nhận xét
Trẻ hát
Rút kinh nghiệm cuối ngày
Về kiến thức của bài............................................................................................................... ..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. Nhật ký của trẻ....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Trạng thái sức khỏe của trẻ................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 23 tháng 2 năm 2018
ÂM NHẠC
Dạy hát:Em đi chơi thuyền
Nghe hát: Đi đường em nhớ
TC: Ai nhanh hơn
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát đúng giai điệu,rõ lời,nhớ tên bài hát,tên tác giả,hiểu nội dung bài hát
- Rèn trẻ hát đúng nhạc,rõ lời,chú ý nghe cô hát,rèn tai nghe cho trẻ
- Giao dục trẻ biết được một số luật giao thông đơn giản khi tham gia giao thông.
II.Chuẩn bị
-Băng đàn,nhạc
- Âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định
* Hoạt động 1: Các con ơi!Hôm nay trường mình có mở chương trình “Bé yêu âm nhạc” các con có muốn cùng cô đến tham gia chương trình không?
Đến với chương trình có sự tham gia của các bé lớp 3TB1
Chương trình tặng chúng mình trò chơi
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “4 mùa”
Mùa hè các con thường đi đâu?
Có 1 bài hát rất hay nói về em bé được đi chơi thuyền nên em bé rất là thích các con có muốn đi chơi thuyền như em bé không vậy hôm nay cô và các con cùng nhau đi chơi thuyền qua bài “ em đi chơi thuyền” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường . Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe nhá, các con có đồng ý không nào.
* Hoạt động 2:Bé vui âm nhạc
- Bây giờ các bạn nhỏ ơi, các con hãy ngồi thật ngoan và lăng nghe cô hát nhé!
+ Dạy hát
- Cô hát lần 1: theo nhạc
- Cô hát lần 2: Cô hát theo nhạc kèm theo cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát của nhạc sĩ nào?
- Các con thấy bài hát này có hay không?
Cô thấy bài hat này rất vui tươi, dí dỏm, bài hát nói về một em bé đi chơi thuyền ở thảo cầm viên, con vịt nó bơi rất là nhanh
- Vậy các ca sĩ lớp mình có muốn được hát cùng cô bài hát “ em đi chơi thuyền” không nào?
Trẻ hát
- Mời cả lớp hát
- Mời tổ, nhóm
- Cô chú ý và sữa sai cho trẻ
- Mời các nhân trẻ hát
- Cô thấy các bạn hát rất hay bây giờ cô và cả lớp mình cùng hát với cô nào.
( Trong khi trẻ hát cô chú ý quan sát động viên và sửa sai giúp trẻ) 2.Nghe hát: “Đi đường em nhớ”
Để biết thêm về luật giao thông khi di ra đường các con hãy cùng nghe cô hát “ Đi đường em nhớ” nhé
-Cô hát lần 1:Diễn cảm rõ lời
-Cô hát lần 2:kèm theo điệu bộ minh họa
+Cô giáo vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+Bài hát nói về điều gì?
-Khi đi trên đường chúng ta phải đi như thế nào?
Cô giảng nội dung cho trẻ nghe
-Lần 3 cô mở đĩa cho trẻ nghe
2.3 Trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
- Đó các con biết trên tay cô có cái gì? (vòng)
- Chúng mình sẽ chơi trò chơi gì với chiếc vòng này?
- Ai có thể nói lại cách chơi và luật chơi của trò chơi âm nhạc "ai nhanh nhất".
- Các con đã sẵ sàng chơi chưa? Chúng mình cùng chơi nào. (cô mở nhạc cho trẻ chơi)
3.Kết thúc
Nhận xét tuyên dương và giáo dục trẻ
Cho trẻ hát bài “em đi chơi thuyền” và ra ngoài
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Đường em đi
Đi bên phải đường
Đường em đi
Trẻ hát
Trẻ nghe
Bài học giao thông
Đi đúng phần đường bên phải
Trẻ nghe và đoán
Rút kinh nghiệm cuối ngày
Về kiến thức của bài............................................................................................................... ..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. Nhật ký của trẻ....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................
Trạng thái sức khỏe của trẻ...........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an tao hinh_12499241.doc