Khóa luận Bước đầu nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus (Isoptera; Macrotermitinae)”

 

PHẦN I:MỞ ĐẦU 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1.1 . Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài: 2

1.3. Nội dung nghiên cứu đề tài. 3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1. Đối tượng nghiên cứu 7

2.2. Thời gian nghiên cứu 7

2.3. Địa điểm nghiên cứu 7

2.4. Phương pháp nghiên cứu 8

2.4.1. Thu mẫu định tính và định lượng ở thực địa 8

2.4.2.Tách động vật khỏi đất trong phòng thí nghiệm 9

2.4.3. Tách và cố định mẫu, chuẩn bị tiêu bản định loại. 10

2.4.4.Phân tích cấu trúc tổ mối 11

2.4.5. Phương pháp định loại mối: 12

2.4.6. Phân tích cấu trúc hình thái và số đo: 12

2.4.7. Xử lý số liệu. 15

2.5. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 15

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ.17

1.1. Tổng quan sơ đồ cấu trúc tổ mối loài Microtermes pakistanicus. 17

1.1.1.Hình dạng bên ngoài của tổ mối 17

1.1.2. Cấu trúc tổng quan bên trong của tổ mối 18

1.2. Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và vườn nấm: 19

1.2.1. Hoàng cung 19

1.2.2.Vườn nấm 21

1.3. Đặc điểm cấu trúc của khoang chính,khoang phụ và của hang giao thông 22

1.3.1. Đặc điểm về hình thái 22

1.3.3.vị trí các khoang tổ. 24

1.3.4.Về kích thước các khoang tổ 27

1.3.5.Vị trí và kích thước các đường giao thông. 28

1.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận. 31

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI CỦA CÁC LOẠI HÌNH ĐẲNG CẤP TRONG TỔ MỐI 32

2.1. Đặc điểm, cấu trúc số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối lính loài Microtermes pakistanicus 32

2.2. Đặc điểm , số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối thợ 37

2.3. Vị trí phân loại của mối Microtermes pakistanicus trong khoá phân loại giống (đối với các loài đã biết ở Việt Nam) [1,146] 39

2.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận 42

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC TỈ LỆ CÁC LOẠI HÌNH ĐẲNG CẤP Ở TỔ MỐI L OÀI MICROTERMES PAKISTANICUS 43

3.1. Tổng quan về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus 43

3.2. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp trong hoàng cung và vườn nấm của tổ mối 44

3.3. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp của loài ở khoang chính, khoang phụ và hang giao thông. 45

3.4. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở ngoài tổ mối:nơi kiếm ăn và nơi xây đắp tổ 46

3.5. Sơ bộ nhận xét và kết luận về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ của các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus 49

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

1.Kết luận 50

2. Đề nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 52

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus (Isoptera; Macrotermitinae)”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
otermes, thậm chí chúng có thể có khoang nhỏ ở giữa khoang chính của Macrotermes annandalei, nhưng đặc điểm này không thể coi là điển hình của một tổ mối riêng biệt. A Hình 6: Tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm trên thành tổ của loài mối khác (A, B). Các đặc điểm ngoài của tổ mối mà chúng tôi đưa ra là khác biệt so với nhận xét của Nguyễn Đức Khảm (1976) [1],cho rằng đa số trường hợp M. pakistanicus (synonym M. dimorphus) làm tổ nổi với cấu trúc giống với Macrotermes. Với đặc điểm tổ chìm và khoang tổ quá nhỏ như vậy, việc phát hiện chính xác các khoang tổ M. pakistanicus bằng các biện pháp sinh học, sinh thái là rất khó khăn, gần như không thể thực hiện được. Vì vậy nhóm phương pháp duy nhất để diệt M. pakistanicus là dùng các phương pháp gián tiếp (bả độc, diệt đại trà theo khu vực). Khi xác định chính xác vị trí của tổ mối loài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các lát cắt, thu lượm đo kích cỡ ghi nhận đặc điểm của năm hoàng cung và 5 vườn nấm. 1.1.1. Hoàng cung Tiến hành khảo sát 5 hoàng cung thu được của 3 tổ mối loài nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được kết quả theo bảng sau: Bảng 2: Đặc điểm hoàng cung của tổ mối 1.1.2. Cấu trúc tổng quan bên trong của tổ mối Qua hai đợt thực địa, chúng tôi đã tiến hành giải phẫu ba địa điểm tổ Microtermes pakistanicus với 25 lát cắt, thống kê 226 khoang tổ và các cấu trúc hang thông khí, đường giao thông… Chúng tôi cũng tiến hành thống kê chi tiết vị trí và kích thước 30 đường giao thông trên 2 lát cắt với chiều dài 3m.Cấu trúc tổng quan của tổ mối loài này như sau: Hình 7 : Sơ đồ 2D mô tả cấu trúc tổng quan tổ mối loài Microtermes pakistanicus Nhìn vào sơ đồ mô tả chúng tôi nhận thấy: bên trong tổ mối của loài có hệ thống các khoang và hang dày đặc, phân bố tập trung và có mối liên hệ với nhau. Hệ thống khoang phân hoá thành các khoang tổ, bao gồm các khoang chính và khoang phụ, các khoang chứa vườn nấm hoặc không chứa vườn nấm, giữa các khoang có các hang giao thông phân bố chằng chịt nối với nhau, là đường liên hệ giữa các đẳng cấp mối làm nhiệm vụ kiếm ăn, bảo vệ tổ, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ tổ mối. Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và vườn nấm: Hoàng cung Chúng tôi tiến hành giải phẫu tổ Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus nằm trong khu vực có chứa các khoang nhỏ khác. Hoàng cung của loài này là một khe hẹp trong đất và rỗng bên trong, khoang bên trong có dạng thấu kính. Chiều rộng nhất của đáy thấu kính hoàng cung thay đổi từ 1,5-1,7 cm, chiều dài của khe hẹp hoàng cung dao động từ 3-4 cm.Với kích thước này, Microtermes pakistanicus được đánh giá là một trong những loài có hoàng cung nhỏ trong họ Microtermes. Các hoàng cung này được tạo nên từ những hạt sét, cát nhỏ nên dễ bị vỡ nát trong quá trình phẫu tổ. Trong một hoàng cung chúng tôi thấy có 1 hoặc nhiều chúa.Trong khi khảo sát diện tích 1m2 thấy có thể có 3 hoàng cung , chúng tôi cho rằng đây có thể là 3 tổ khác nhau, nhưng đều không thấy chúa trong các tổ nên còn nhiều nghi vấn. Hoàng cung của loài có mối liên hệ với bên ngoài bằng các đường ra vào, số đường ra vào ở một hoàng cung thay đổi từ 2-5. A B B: Vườn Nấm A: Hoàng Cung Hình 8: Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus 1.2.2.Vườn nấm Tiến hành quan sát và đo 5 vườn nấm, chúng tôi thấy rằng:Vườn nấm của loài có màu xám trắng đến xám đen, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, kích thước vườn nấm thay đổi từ 3-5 cm,lỗ của vườn nấm nhỏ có đường kính lớn nhất khoảng 5mm. Vườn nấm của loài có dạng hình tròn, các lỗ vườn nấm có nhiều hình dạng: hình elip, hình tròn, có lỗ hình vuông, xếp chồng lên nhau quan sát xa các lỗ vườn nấm thành dạng lượn sóng, mô tả này giống như cấu trúc vườn nấm của loài M.annandalei [2; 86]. Kích thước lỗ vườn nấm rất nhỏ, lỗ lớn nhất có đường kính khoảng 5mm. Vườn nấm được cấu tạo từ các hạt sét hoặc hạt cát rất nhỏ, dễ nát. Quan sát bằng mắt thường chúng tôi thấy phía trên vườn nấm có các sợi nấm mốc màu trắng đục. Hình dạng vườn nấm giống với mô tả của Nguyễn Đức Khảm,( 1976), [1] khi nghiên cứu loài này ở miền bắc Việt Nam. Trong vườn nấm có chứa rất nhiều mối non. Trong tổ mối, vườn nấm phân bố rải rác và chiếm số lượng lớn, qua khảo sát thấy vườn nấm tập trung nhiều gần các khoang chính, các hang giao thông, điều này khẳng định vai trò của vườn nấm trong mối quan hệ dinh dưỡng với tổ mối.Loại đất cấu tạo nên vườn nấm là đất cát pha, hạt sét nhỏ như đất cấu tạo hoàng cung.Vì kích thước hoàng cung và vườn nấm của loài nhỏ, lại cấu tạo từ loại đất có tính chất tương tự nhau, nên rất dễ nhận diện nhầm và làm nát hoàng cung trong khi thu vườn nấm. C Hình 8: Vườn nấm của tổ mối loài Microtermes pakistanicus (C) 1.3. Đặc điểm cấu trúc của khoang chính,khoang phụ và của hang giao thông Qua các lát giải phẫu tổ chúng tôi nhận thấy các khoang tổ của loài M. Pakistanicus bao gồm các khoang chính, khoang phụ, và hang giao thông . Các khoang tổ này có các đặc điểm về hình thái, phân bố và số đo đã được chúng tôi ghi nhận như sau: 1.3.1. Đặc điểm về hình thái Khoang chính và khoang phụ của tổ mối loài M. Pakistanicus có đặc điểm hình dạng ngoài giống nhau chỉ có sự sai khác về kích thước, và thành phần đẳng cấp trong đó. Các khoang đều có hình dạng gần giống hình tròn, phân bố rải rác trong lòng đất, trong các khoang phụ có chứa nhiều mối non, đây là đặc điểm để phân biệt với các khoang chính, số đo các khoang phụ nhỏ hơn các khoang chính. Khoang chính và khoang phụ của loài đều được cấu tạo từ loại đất đặc trưng cấu tạo chung của tổ, đặc điểm này không giống như các loài thuộc giống Macrotermes: các khoang tổ được cấu tạo từ loại đất khác so với đất cấu tạo lên thành tổ. E D Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus D: Khoang chính E: Khoang phụ Hang giao thông của loài xuất phát từ đáy của các khoang chính và khoang phụ để thực hiện vai trò chính là tạo mối liên lạc thường xuyên giữa các thành viên trong tổ mối. Các hang đi ra từ xung quanh đáy khoang thường là các hang đi song song với mặt đất, các hang đi ra từ giữa đáy của khoang có hướng đi xuống sâu. Kích thước các hang thay đổi, phân ra thành hang lớn, hang nhỏ. Từ các hang lớn sẽ phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khi đi xa và xuống sâu. Trên các hang đi song song với mặt đất có các hang xiên lên trên mặt đất tới các nguồn thức ăn. Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus 1.3.3.vị trí các khoang tổ. Chiều sâu khoang tổ Qua 2 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các lát cắt theo các chiều. khi khảo sát chiều sâu các khoang tổ chúng tôi thực hiện xử lý 224 khoang tổ ở các độ sâu khác nhau, kết quả được chúng tôi ghi nhận và tổng kết ở bảng và biểu đồ Bảng 2: Số lượng và cấu trúc các khoang tổ mối theo độ sâu Đặc điểm Độ sâu các khoang tổ Biểu đồ 1:Phân bố các khoang tổ theo độ sâu Dựa trên các số liệu thống kê ở Bảng 3 và biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy: Các khoang tổ phân bố ở tất cả các độ sâu của các lát cắt, từ các khoang cách mặt đất 0- 5 cm đến các khoang cách mắt đất 60cm. Mỗi khoang chiếm một tỉ lê Sự phân bố các khoang tổ theo chiều sâu trên các địa điểm khảo sát tuân theo quy luật phân bố chuẩn. Các khoang tổ tập trung nhiều nhất tại độ sâu từ trên 10cm đến 35cm (chiếm 51,57% tỷ lệ các khoang), trong đó nhiều nhất là vị trí sâu trên 25- 30cm (14,80%). Biểu đồ 1 cho thấy phân bố của các khoang tổ theo độ sâu là tương đối rải rác. Độ sâu tập trung nhiều khoang tổ nhất chỉ chiếm 14,80% số khoang tổ. Số lượng các khoang tổ ở độ sâu trên 60cm (được coi là nằm ngoài đường cong phân bố chuẩn) chiếm 16,59%, rải đều cho đến độ sâu 95cm. Phân bố khoang tổ theo chiều ngang Khảo sát sự phân bố khoang tổ theo chiều ngang, chúng tôi nhận thấy: Khoang tổ M. pakistanicus tập trung thành các cụm. Một tổ mối bao gồm nhiều cụm khoang tổ phân bố rải rác, trong đó có một cụm khoang lớn nhất có thể là cụm chính. Cụm khoang tổ chính gồm khoảng 30- 40 khoang tổ, phân bố trên khoảng dày 3-4 lát cắt (30-40cm), có nhiều khoang có con non và chứa hoàng cung tổ mối. Cụm khoang phụ chứa ít khoang hơn (10-15 khoang tổ), phân bố trên bề dày khoảng 2-3 lát cắt (20-30cm). Hai cụm khoang tổ có các đường giao thông kết nối với nhau. Một số cơ sở để chúng tôi đưa ra nhận xét này bao gồm: Các đường giao thông hình thành sau khi tạo các lát cắt khoảng 1-2 tiếng cho thấy mối liên hệ giữa hai cụm khoang tổ. Dùng phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) bắt và đặt chung các cá thể của hai cụm khoang tổ, chúng tôi không thấy các cá thể này xung đột với nhau, như vậy có thể kết luận các khoang tổ của hai cụm khoang là thuộc cùng một tổ mối. Trong điều kiện thực nghiệm, việc xác định số lượng chính xác các cụm khoang tổ của một tổ mối và vị trí cụm xa nhất so với khoang trung tâm là không thể thực hiện được do khối lượng và thời gian thí nghiệm quá lớn. Dẫn liệu đầu tiên cho thấy trong một lát cắt (6m) có thể có 2- 3 cụm khoang tổ, khoảng cách xa nhất giữa cụm khoang chính và cụm vệ tinh ghi nhận được là 2m. Nếu mở rộng lát cắt, theo chúng tôi có thể còn phát hiện thêm khá nhiều cụm khoang tổ ở khoảng cách xa hơn. Nếu ước lượng khoảng cách đó là 4m thì đường kính khu vực tổ mối M. pakistanicus đã lên đến 8m. Dẫn liệu này cho thấy mức độ rải rác của các khoang tổ mối. Hình 11: Mặt cắt điển hình thể hiện phân bố khoang tổ theo chiều ngang (tổ số 1, lát cắt 3)- mặt cắt chỉ biểu thị vị trí mà chưa bao gồm thông số kích thước khoang tổ. 1.3.4.Về kích thước các khoang tổ Kết quả thống kê kích thước khoang tổ trên 209 khoang có dẫn liệu chính xác được thể hiện ở Bảng 2 và Hình 3. Thông số chính dùng để phân loại là kích thước khoang theo chiều ngang đo được. Bảng 3. Thống kê kích thước các khoang tổ. Kích thước Từ 0-2cm 2 – 3 cm 3 - 4cm 4 - 5cm 5 - 6 cm trên 6cm Tổng số Số lượng khoang 38 62 49 42 9 9 209 Tỷ lệ % 18.18% 29.67% 23.44% 20.10% 4.31% 4.31% 100% Biểu đồ 2: Tỷ lệ các khoang tổ tương ứng với khoảng kích thước ghi nhận Về sự phân bố kích thước các khoang tổ, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Kích thước của các khoang tổ mối M. pakistanicus là rất nhỏ so với các tổ mối Macrotermes, Odontotermes, phổ biến nhất là từ 2 đến 3cm (chiếm 29,67%). Với kích thước này việc sử dụng các biện pháp bơm thuốc hay dò tìm là không khả thi và không thực tế. Các khoang tổ có kích thước khá đều nhau, có tới 73,21% số khoang tổ có kích thước nằm vào khoảng từ 2 đến 5cm. Số khoang tổ lớn hơn 5cm chỉ chiếm 8,62%. Đây có thể coi là đặc điểm điển hình của tổ mối M. pakistanicus. 1.3.5.Vị trí và kích thước các đường giao thông. Mật độ đường giao thông: Để tính mật độ đường giao thông, chúng tôi ước lượng bằng cách tạo một lát cắt với diện tích 3m, sau đó để khoảng 2 tiếng không can thiệp và đếm số điểm đầu và điểm cuối của các đường giao thông. Kết quả có tính chất ước lượng tuy nhiên có thể tham khảo khi làm các hàng rào ngăn mối trong các thí nghiệm. Bảng 4. Vị trí các đường giao thông Vị trí (sâu) 0 đến 10cm 11 đến 20 21 đến 30 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 Tổng số Số điểm 2 4 11 4 4 5 30 Tỷ lệ 6.67% 13.33% 36.67% 13.33% 13.33% 16.67% 100% Biểu đồ 3: Phân bố độ sâu các đường giao thông Kết quả thể hiện ở Bảng 4 và biểu đồ 3 cho thấy độ sâu phổ biến nhất của các đường giao thông ở M. pakistanicus là từ 21 đến 30cm (36,67%). Độ sâu từ 0 đến 50 cm chiếm 83,33% số điểm đếm được, độ sâu trên 50cm chiếm 16,67%. Kết quả này cũng phù hợp với tỷ lệ thống kê độ sâu khoang tổ mối. Tuy nhiên với số lượng thống kê chưa nhiều (30 điểm),cho nên những dẫn liệu chúng tôi đưa ra ở đây cần được kiểm chứng thêm để có những kết luận chính xác nhất. Về kích thước các đường giao thông, tiến hành đo kích thước các đường giao thông phát hiện được chúng tôi nhận thấy kích thước trung bình chỉ khoảng 1mm. Các đường mui đắp trên lát cắt có kích thước chiều ngang lớn hơn (khoảng 0,7-0,8cm). Với kích thước này việc phát hiện các đường giao thông của mối là rất khó khăn Chúng tôi vẽ sơ đồ 2D dựa trên lát cắt điển hình với các thông số khoang sau: Bảng 5. Thông số chính các khoang vẽ lát cắt 2D (lát cắt 7, tổ số 3) Vị trí Ngang Vị trí sâu Kích thước chiều ngang- x Kích thước dọc –y Độ sâu ước lượng- z Ghi chú Khoang 1 163 65 4.5 4 6 Con non, khoang không vườn nấm Khoang 2 127 28 3 4 3 Khoang 3 143 15 4 1.5 1 khoang 4 167 70 5 5 6 Con non, khoang không vườn nấm Khoang 5 182 40 3 1.5 3 Khoang 6 184 35 3 5 khoang có nấm Khoang 7 188 38 3.5 3 3 Khoang 8 188 70 7 6 5 có con non Khoang 9 212 40 5 3 5 Nhiều quân Khoang 10 227 32 4 4 4 vườn nấm Khoang 11 259 10 4 2.5 0.5 Khoang 12 269 30 2 2 2 Nhiều quân Khoang 13 275 16 2.5 2.5 Nằm chếch, có nấm Các khoang không nằm trong lát cắt được bổ sung từ các lát cắt kế cận và đưa vào hình vẽ 2D. 1.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận Qua kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ, phân tích các số liệu ở các bảng và các hình , chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Tổ mối M. pakistanicus có cấu trúc tổ chìm, khoang tổ khó phát hiện được bằng các phương pháp khu trú dấu hiệu tổ mối, chúng ta chỉ có thể nhận ra tổ loài này dựa vào các dấu hiệu khai thác thức ăn ở khu vực ngoài tổ mối và nhờ mùi hăng đặc trưng của tổ phát ra. - Hoàng cung và vườn nấm của tổ mối loài này có thành phần cấu tạo tương tự nhau, đều được cấu tạo từ các hạt cát, hạt sét nhỏ, nằm xen kẽ nhau, rất dễ nát trong khi phẫu tổ. Hoàng cung là các khe hẹp, chiều rộng khoảng 1,5- 1,7 cm, chiều dài khoảng 3- 5cm, vườn nấm và lỗ vườn nấm có dạng hình tròn, kích thước nhỏ - Tổ mối M. pakistanicus có cấu trúc theo các cụm khoang tổ có thể không liền kề với nhau. Các cụm khoang có đường giao thông nối với nhau, có cụm chính và cụm phụ. - Các khoang tổ mối tập trung nhiều nhất ở độ sâu trên 25 đến 30cm, kích thước từ 2 đến 3cm chiều ngang. Các khoang tổ mối có độ sâu khá phân tán nhưng kích thước khá đồng đều. - Đường giao thông của M. pakistanicus tập trung ở khoảng độ sâu dưới 50cm, kích thước đường giao thông chỉ khoảng 1mm. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI C ỦA LOÀI MỐI NGHIÊN CỨU 2.1. Mối lính Qua những mẫu mối thu được ngoài thực địa, và những mẫu mối lưu giữ trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Mối lính loài này có hai loại hình thái, một loại có kích thước lớn gọi là mối lính lớn, và một loại có kích thước nhỏ hơn gọi là mối lính nhỏ. Tuy chúng khác nhau về kích thước nhưng xét về đặc điểm cấu trúc đều có hình dạng gần giống nhau và được mô tả như sau: Hình 12 : Mối lính lớn loài Microtermes pakistanicus - Đầu mối lính màu vàng đỏ, đầu gần hình tròn, chiều dài gần bằng chiều rộng, cạnh sau tròn, cạnh trước gần thẳng, đầu có nhiều lông cứng rải rác. Hàm màu nâu đỏ, nhạt ở gốc, hàm uốn mạnh vào ở gốc hàm, đoạn giữa thẳng, đỉnh hàm quặt vào, hàm trái có một răng mờ nhạt ở gần 1/3 phía trước, gốc hàm trái có cạnh trong khuyết hình chữ V lớn, dưới chữ V là mấu lồi nhọn; cạnh trong của hàm phải khuyết hình chữ v ở gốc tạo nên mấu tù lồi, trước khuyết chữ V một chút có một khía cạnh nhỏ. Môi có màu vàng đỏ giống màu đầu, môi có nhiều lông cứng dài mọc thành hai hàng ở hai bên. Môi có hình lưỡi rộng nhất ở phía sau. Mảnh gốc môi màu trắng nhạt Râu gồm 15 đến 16 đốt, đốt thứ hai dài bằng rưỡi đốt thứ 3, đốt thứ 4 dài hơn đốt thứ 3. Cằm ngắn, chiều dài hơi lớn hơn chiều rộng, cạnh bên của cằm lồi, gẫy khúc. Cằm có một vài lông cứng dài và ngắn mọc ở cạnh trước, cạnh sau, ở thuỳ bên và trên mu. Các tấm lưng ngực có màu vàng phớt nâu, có cạnh trước nhô lên rất nhiều, các tấm lưng bụng có màu nâu không đều. Bảng 6: Đặc điểm số đo hình thái phân loại của quần thể mối lính lớn ở Hoà Bình và theo mô tả gốc. Số đo Các chỉ tiêu Mối lính lớn(5 cá thể)(1) mối lính lớn(5 cá thể)(2) Khoảng giá trị (mm) Trung bình Khoảng giá trị (mm) Trung bình Chiều dài đầu đến gốc hàm 1,00-1.10 1,06 0,9- 1,1 0,92 Chiều rộng đầu tại gốc hàm 0,75-0,77 0,75 0,8- 1,1 0,89 Chiều rộng đầu sau hốc râu 0,97-1,00 0,99 0,8- 1,2 0,86 Chiều dài cực đại của đầu 1,02-1,08 1,05 0,62- 0,66 0,64 Chiều dài của hàm trái 0,65-0.70 0,68 0,5- 0,8 0,63 Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,55-0,65 0,61 0,54- 0,62 0,55 Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,50-0,55 0,54 0,6- 0,8 0,7 (2) Tài liệu gốc: Nguyễn Đức Khảm & nnk, 2007. Mối- Động vật chí Việt Nam, tr. 147. Chúng tôi đã tiến hành so sánh đặc điểm số đo hình thái của 5 cá thể mối lính lớn ở 7 chỉ tiêu số đo bao gồm chiều dài đầu đến gốc hàm, chiều rộng đầu tại gốc hàm, chiều rộng đầu sau hốc râu, chiều rộng cực đại của đầu, chiều dài của hàm trái, chiều dài của tấm lưng ngực trước, chiều rộng của tấm lưng ngực trước ở Hoà Bình và mô tả của Nguyễn Đức Khảm và nhận thấy: mối lính ở Hoà Bình có số đo khác so với mô tả gốc cụ thể như ở chỉ tiêu chiều dài đầu đến gốc hàm (nhỏ hơn so với mô tả gốc là 0,04mm)-à chiều rộng đầu sau hốc râu (nhỏ hơn 0,13mm).-à chiều dài cực đại của đầu (nhỏ hơn 0,39mm)-à chiều dài hàm trái (nhỏ hơn 0,05mm -àchiều dài của tấm lưng ngực trước( nhỏ hơn 0,06mm). Các chỉ tiêu còn lại mối ở Hoà Bình lớn hơn dao động khoảng 0,14mm- 0,16mm. Như vậy trong 7 chỉ tiêu so sánh thì mối lính ở Hoà Bình có 5 chỉ tiêu nhỏ hơn so với mô tả gốc, chứng tỏ mối ở Hoà Bình có kích thước nhỏ hơn so với mô tả của Nguyễn Đức Khảm. Bảng : Đặc điểm số đo hình thái phân loại của quần thể mối lính ở Tây Nguyên và theo mô tả gốc. Tt Số đo Các chỉ tiêu Mối lính lớn (5 cá thể) (3) Mối lính lớn (5 cá thể) (2) Kích thước (mm) Trung bình Kích thước (mm) Trung bình 1 Chiều dài đầu đến gốc hàm 1,02- 1,2 1,03 1,00- 1,10 1,06 2 Chiều rộng đầu tại gốc hàm 0,78- 0,97 0,81 0,75- 0,77 0,75 3 Chiều rộng đầu sau hốc râu 0,85- 1,1 0,84 0,97- 1,00 0,99 4 Chiều dài cực đại của đầu 0,58- 0,66 0,61 1,02- 1,08 1,05 5 Chiều dài của hàm trái 0,52- 0,81 0,65 0,65- 0,70 0,68 6 Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,47- 0,55 0,50 0,55- 0,65 0,61 7 Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,54- 0,82 0,69 0,50- 0,55 0,54 (2): xem chú thích trang (3): mẫu mối thu ở Tây Nguyên Để so sánh đặc điểm hình thái mối lính lớn ở Tây Nguyên với mô tả gốc, chúng tôi đã tiến hành đo 5 cá thể cho từng khu vực ở 7 chỉ tiêu hình thái như mối lính lớn ở Hoà Bình và nhận thấy trong 7 chỉ tiêu đặt ra so sánh, có đến 5 chỉ tiêu mẫu mối ở Tây Nguyên nhỏ hơn, hiệu khoảng giá trị cho từng chỉ tiêu so với mô tả gốc như sau: Chiều dài đầu đến gốc hàm và chiều dài của hàm trái (-0,03)-à chiều dài của tấm lưng ngực trước (-0,11)-à chiều rộng đầu sau hốc râu (-0,15)-à chiều dài cực đại của đầu (-0,44). Hai chỉ tiêu hình thái còn lại là chiều rộng đầu tại gốc hàm và chiều rộng của tấm lưng ngực trước có hiệu khoảng giá trị dương lần lượt 0,06mm và 0,15mm. Như vậy nhìn một cách tổng quát toàn bộ các chỉ tiêu so sánh chúng tôi cho rằng mối lính của loài nghiên cứu ở Tây Nguyên nhìn chung có kích thước nhỏ hơn so với mô tả gốc của Nguyễn Đức Khảm. Loài mối M. pakistanicus có đặc điểm bay phân đàn phụ thuộc vào cơn giông nên chúng phát tán rất xa trung tâm phân bố. Khi phát tán xa ổ sinh thái cũ, hình thái của chúng có thể biến đổi nhiều. Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát số đo của các đẳng cấp ở các điạ phương khác nhau. Bảng 7: So sánh số đo mối lính lớn của Microtermes pakistanicus ở Hoà Bình, Tây Nguyên Số đo Mối lính lớn( 5 cá thể) (1) Mối lính lớn(5 cá thể)(3) Khoảng giá trị (mm) Trung bình (mm) Khoảng giá trị (mm) Trung bình (mm) Chiều dài đầu đến gốc hàm 0,9-1,1 0,92 1.02-1,2 1,03 Chiều rộng đầu tại gốc hàm 0,8-1,1 0,89 0,78-0,97 0,81 Chiều rộng đầu sau hốc râu 0,8-1,2 0,86 0,85-1,1 0,84 Chiều dài cực đại của đầu 0,62-o,66 0,64 0,58-0,66 0,61 Chiều dài của hàm trái 0,5-0,8 0,63 0,52-0,81 0,65 Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,54-0,62 0,55 0,47-0,55 0,5 Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,6-0,8 0,7 0,54-0,82 0,69 (1);(3) xem chú thích trang Nghiên cứu và phân tích số liệu bảng 7 chúng tôi nhận thấy: số đo hình thái phân loại về các đặc điểm cấu trúc của mối lính lớn ở Hoà Bình và Tây Nguyên có giá trị khác nhau, hiệu giá trị về số đo các chỉ tiêu so sánh dao động trong khoảng -0,02- 0,11mm. Số đo hình thái mối lính lớn ở Hoà Bình lớn hơn mối lính lớn ở Tây Nguyên về các chỉ tiêu chiều rộng đầu tại gốc hàm (0,08mm); chiều rộng đầu sau hốc râu (0,02mm); chiều dài cực đại của đầu (0,03mm); chiều dài của tấm lưng ngực trước (0,05mm) và chiều rộng của tấm lưng ngực (0,01mm). Như vậy xét toàn diện trên các chỉ tiêu ta thấy mối lính lớn ở Hoà Bình lớn hơn mối lính lớn ở Tây Nguyên. Kết hợp bảng chúng tôi nhận thấy rằng số đo hình thái của mối lính lớn ở Hoà Bình và Tây Nguyên có sự sai khác nhau về các chỉ tiêu so sánh, mối lính lớn ở Hoà Bình nhìn chung có kích thước lớn hơn so với mối lính lớn ở Tây Nguyên, nhưng lại có đến 5 chỉ tiêu số đo nhỏ hơn so với mô tả gốc của Nguyễn Đức Khảm. Từ sự khác biệt về số đo đó chúng tôi có đưa ra những nhận xét chủ quan của mình: có sự khác nhau về kích cỡ mối ở các khu vực địa lý khác nhau trong cùng một quốc gia. Yếu tố địa hình, điều kiện địa lý của từng địa phương có thể là nguyên nhân tạo ra sự khác nhau về số đo hình thái giữa các cá thể mối lính khác nhau. Tuy vậy các kết quả so sánh của chúng tôi được thực hiên trên số lượng cá thể chưa đủ lớn, cần khảo sát số đo trên số lượng cá thể lớn hơn để có những nhận định đúng đắn nhất. Sự sai khác nhau về các chỉ tiêu số đo này giúp cho chúng ta nhận ra rằng phân loại mối lính của loài dựa vào số đo hình thái chỉ mang tính tương đối, vì vậy sự khác nhau về số đo hình thái dễ làm cho các nhà phân loại học dựa vào hình thái nhầm lẫn [1]. Bảng 8: So sánh số đo hình thái phân loại mối lính nhỏ các khu vực địa lý khác nhau Số đo Mối lính nhỏ(15 cá thể)(3) mối lính nhỏ(15 cá thể)(4) Khoảng giá trị Trung bình khoảng giá trị Trung bình Chiều dài đầu đến gốc hàm 0,65-0,9 0,66 0,7-0,85 0,72 Chiều rộng đầu tại gốc hàm 0,4-0,6 0,45 0,4-0,5 0,41 Chiều rộng đầu sau hốc râu 0,35-0,5 0,37 0,4-0,5 0,41 Chiều dài cực đại của đầu 0,7-0,9 0,72 0,65-0,8 0,66 Chiều dài của hàm trái 0,5-0,7 0,59 0,43-0,61 0,45 Chiều dài của tấm lưng ngực trước 0,5-0,8 0,54 0,46-0,9 0.53 Chiều rộng của tấm lưng ngực trước 0,4-0,7 0,46 0,37-0,64 0,42 (3): Hoà Bình (4): Tây Nguyên Phân tích số đo của các cá thể mối lính nhỏ của loài ở Hoà Bình, Tây Nguyên chúng tôi nhận thấy: độ lệch giữa các chỉ tiêu cấu trúc hình thái giữa các cá thể mối lính nhỏ ở hai khu vực nghiên cứu nhỏ cụ thể như sau + Chiều dài đầu đến gốc hàm ( 0,66 - 0,72 ) độ lệch :0.06 + Chiều rộng đầu tại gốc hàm (0.41- 0,45) độ lệch : 0,04 + Chiều rộng đầu sau gốc râu (0,37- 0,41) độ lệch : 0,04 + Chiều dài cực đại của đầu (0,66- 0,72) độ lệch : 0,06 + Chiều dài của hàm trái (0,45- 0,59) độ lệch : 0,14 … Với độ lệch nhỏ như trên, theo ý nghĩ chủ quan của chúng tôi, nếu tiến hành khảo sát và thống kê với số lượng mối lớn chúng ta có thể lập được bảng số đo phân loại hình thái của mối lính nhỏ. So sánh kết quả phân tích ở bảng 7, bảng 8 chúng tôi thấy mối lính lớn có kích thước lớn hơn mối lính nhỏ, kết luận này phù hợp với những nhận xét khi quan sát các loại hình mối lính bằng mắt thường. 2.2. Đặc điểm , số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối thợ Các mẫu mối thu tại thực địa đã được chúng tôi quan sát so sánh và nhận thấy đẳng cấp mối thợ cũng có 2 hình thái giống đẳng cấp mối lính, bao gồm mối thợ lớn, và mối thợ nhỏ, giữa chúng chỉ có sự sai khác về kích thước, còn hình dạng ngoài là tương tự nhau và được mô tả như sau: Đầu mối thợ hình trứng, có màu vàng nhạt hơn màu đầu của mối lính, chiều dài hơn rất nhiều chiều rộng, rộng nhất ở giữa, có vài chiếc lông cứng rải rác. Hàm màu nâu hơi đỏ, gốc hàm hơi vàng, hàm dưới rộng và hơi cong, cả hai hàm đều có răng Môi, râu, tấm lưng ngực trước, chân và than mối hơi vàng nhạt hơn đầu Lỗ tuyến trán hình ô van Râu có từ 12-13 đốt, trong mẫu 12 đốt thì đốt thứ 2 gấp 1,5 lần đốt thứ 3. Cằm ngắn, có vài lông cứng dài và ngắn mọc ở cạnh trước và cạnh sau. Hình 13: Cơ thể mối thợ lớn loài Microtermes pakistanicus Bảng 9: So sánh số đo hình thái của mối thợ Số đo Mối thợ lớn(3) Mối thợ nhỏ(3) Mối thợ lớn(4) Mối thợ nhỏ(4) Mối thợ lớn(5) Mối thợ nhỏ(5) Trung bình (mm) Trung bình (mm) Trung bình (mm) Trung bình (mm) Trung bình (mm) Trung bình (mm) Chiều dài cơ thể 10,2 6,6 9,8 6,0 11,01 8,2 Chiều dài đầu 2,68 1,5 2,2 1,14 2,7 1,7 Chiều dài ngực bụng 1,09 0,72 1,0 O,65 1,1 1.02 Chiều rộng ngực bụng 0,82 0,43 0,78 0,38 0,9 0,5 (3): Hoà Bình (4): Tây Nguyên (5): Nghệ An Nhận xét: nhìn vào bảng trên thấy mối thợ lớn (9,8-11,01) có số đo lớn hơn nhiều so với mối thợ nhỏ(6,0-8,2).trong đó mối thợ ở miền nam có kích thước trung bình, mối miền trung có số đo lớn nhất .Như vậy sự khác biệt về số đo của các đẳng cấp mối thợ cũng chịu sự chi phối của yếu tố địa hình, khí hậu như đối với mối lính Như vậy số đo hình thái của các đẳng cấp mối loài này dao động xung quanh tiêu chuẩn số đo chung, có sự khác nhau ở các quốc gia và khu vực khác nhau trong cùng một quốc gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus.DOC