Khóa luận Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

A Phần mở đầu 1

1 Lý do chọn đềtài . 1

2 Lịch sửvấn đềnghiên cứu . 1

3 Phạm vi nghiên cứu. 2

4 Phương pháp nghiên cứu. 2

5 Mục đích nghiên cứu. 3

6 Cấu trúc luận văn . 3

7 Đóng góp của khoá luận. 3

B Phần nội dung . 5

Chương I Cơsởlý luận . 5

1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo. 5

1.1 Cảm hứng tưtưởng . 5

1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủnghĩa nhân đạo . 5

2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam hiện đại . 6

2.1 Từvăn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945. 6

2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 . 7

2.3 Sau năm 1975 đến nay . 7

Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một sốsáng tác của Nguyễn Minh

Châu sau 1975 . 8

1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người . 8

1.1 Ca ngợi con người giác ngộlý tưởng biết làm chủvận mệnh mình . 8

1.2 Phê phán những hành động giảtrá, thiếu nhân tính . 8

2 Tinh thần cảm thông vềsốphận và những nỗi đau khổcủa con người

trong mỗi tác phẩm .9

2.1 Niềm trân trọng đối với con người. 9

2.2 Niềm tin vào khảnăng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con người . 10

C Phần kết luận . 10

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khát vọng thật sự của mình là gì. Nên chị đổi cách xưng hô “chị - các chú”. Và khi Đẩu cứ kiên quyết thuyết phục chị hãy nghĩ đến mình và các con mà bỏ chồng, chị lại quyết liệt từ chối bằng việc chuyển vị thế từ “chị - các chú” đến “tôi - các chú”. Chị đã nâng dần vị thế của mình để bảo vệ hạnh phúc thật sự mà mình mong đợi và đã có được, một mái ấm gia đình. Sống cùng với biển, với những tai họa luôn rình rập của sóng nước thì họ rất cần một người che chở, bảo vệ, một người làm trụ cột gia đình nuôi nấng các con, bởi nói gì thì những người đàn bà như chị vẫn là một người phụ nữ yếu đuối, chị cần một người cha cho các con mình. Còn bản thân mình, chị chấp nhận bi kịch “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…Thì tôi đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 31 đánh…”. Một hoàn cảnh mà cả Đẩu và tôi “không thể tin, không thể nào hiểu được!” [12; 334] Vậy mà chị vẫn nghĩ bất hạnh đó là do mình: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chíêc thuyền rộng hơn…” [12; 343]. Chị hoàn toàn không trách cứ lão, chị cứ nghĩ là do khổ quá nên lão mới trút lên chị và “ Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi con khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được” [12; 344, 345]. Vì thế, nụ cười của chị chỉ có được khi “ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” [12; 345]. Đó là điều hạnh phúc lớn lao trong tâm khảm của người đàn bà. Người phụ nữ ấy là một con người rất đáng thương, một con người hết lòng vì con, con người suốt đời nhẫn nhục cam chịu không một lời oán than, đó là bi kịch của một con người khi đứng giữa trách nhiệm của một người vợ, người mẹ và niềm vui của đời sống gia đình. Chị chấp nhận chung sống với người chồng vũ phu vì tình yêu thương con và cao cả hơn là vị sự đồng cảm, tình người giữa người với nhau.. Và dù kết thúc vẫn là hình ảnh “người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch. Tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Nhưng trong cái nhìn đầy tình yêu thương của tác giả lúc này, chị không còn bị đánh đập mà đang “bước những bước chân chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…” [12; 347], đang hoà nhập vào cuộc sống với niềm hi vọng ở ngày mai. Là người phụ nữ, ai cũng ý thức được mình phải giành cả một đời âm thầm đi bên cạnh chăm lo cho chồng cho con mà không có bất kì đòi hỏi nào cho bản thân mình. Liên trong “Bến quê” cũng thế, suốt đời lam lũ, vất vả, nhưng chỉ đến khi Nhĩ, chồng chị, bệnh nặng sắp mất đi mới thấu hiểu, cảm thương và trân trọng, thầm biết ơn. Và chính trong hoàn cảnh đó, mới bật lên hình ảnh chị là một người vợ giàu sức chịu đựng, với tấm lòng vị tha và sự thách thức số phận. Phẩm chất của họ hoặc là bộc lộ qua lời chính người chồng của họ như Nhĩ “suốt đời ông chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh..” [12; 322]. Nhĩ đâu biết được, điều hạnh phúc nhỏ nhoi của vợ là “miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này…” [12; 322]. Sự tồn tại của anh chính là niềm vui của chị, vì anh chị đâu quản ngại khó khăn. Liên cứ sống lặng lẽ bên Nhĩ, âm thầm gánh vác mọi nỗi vất vả về tinh thần lẫn thể xác mà không một lời trách cứ, thở than, vẫn luôn ở bên cạnh chồng một lòng khuyến khích, động viên, ủng hộ chồng một cách kín đáo, mang lại niềm tin cho chồng cũng như cho chính mình “Anh cứ tập tành uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được” [12; 323]. Ở đây có sự thay đổi vai trò, đáng lý ra Nhĩ phải là chỗ dựa cho vợ thì giờ đây chị lại là trụ cột, gánh vác gia đình bằng sự nhẫn nại của người phụ nữ khát khao mái ấm gia đình. Cái chị cần và mong mỏi là ngày ngày nhìn thấy người chồng của mình, biết rằng anh cần có mình. Điều hạnh phúc thật sự là mình được sống bên cạnh, được tự tay chăm sóc, mình chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống người chồng, thì dẫu vất vả nhưng đó là điều bất cứ người phụ nữ nào cũng chờ đợi và luôn nâng niu, trân trọng. Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 32 Những người phụ nữ ấy dù là xuất hiện trên trang viết nhưng “văn học vốn phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống” vì thế có thể nói đó là những số phận được khái quát từ chính hiện thực cuộc sống. Mỗi Liên, mỗi Thai, mỗi người đàn bà vùng biển… đó là những nét tính cách riêng nằm trong một “tổng thể” là người phụ nữ. Bất kì người phụ nữ nào cũng mang trong mình sự nhẫn nại, sự chịu đựng, tình yêu thương thứ năng lượng thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà “Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người – do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi”. (Theo lời của nhân vật Quỳ trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” [12; 84] ). 1.2. Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính Nguyễn Minh Châu trong “trang giấy trước đèn” từng nói “sự chân thật trong văn học là ở chỗ cái làm ra chứ không phải ở chỗ cái dùng đến, ở chỗ cái toàn thể toát ra trong nội dung tác phẩm” [83 - 84]. Và “cái điều quan trọng nhất vẫn là qua các nhân vật được mô tả, ngòi bút nhà văn đã soi sáng ra được điều gì có tính chất chân lý không riêng cho một cá nhân nhân vật đó mà cho mọi người đọc và sự chân thật sẽ toát ra từ trong hình tượng mang ý nghĩa ấy” [84]. Chính vì thế “những nhân vật chính ở đây trung thực với cuộc đời, nhưng cũng rất chân thật với chính mình. Tiếp xúc với những nhân vật này, có thể bắt gặp những sự thật trần trụi của tâm hồn, một chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt của tâm linh. Tất nhiên, cái cao cả xen lẫn cái bình thường, cái tốt đẹp xen lẫn cái kém cỏi, nhưng không phải được phô bày một cách tự nhiên chủ nghĩa mà luôn tự cọ xát, tự thanh lọc theo chiều hướng chân - thiện - mĩ” [19; 630]. Nếu trước đây, chủ yếu là viết về những con người tiêu biểu cho một tập thể mang tính chất nêu gương thì giờ đây lại là những nhân vật có vận mệnh và tính cách độc đáo, đấu tranh nội tâm mãnh liệt, chủ động, tích cực, dám tự mình chịu trách nhiệm trước cuộc đời. Tiếp thu ánh sáng của Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Minh Châu cũng xây dựng nên những con người trong quá trình phản tỉnh. Theo ông, “nhận thức lại là phải làm những cuộc đối chứng trong tư tưởng, để vượt lên những sai lầm, máy móc hoặc đơn giản hơn về con người và xã hội. Sự nhận thức ấy lại cũng đến tinh thần tự phê phán nghiêm khắc và các nhân vật tự thú dưới ánh sáng của lương tâm” [20; 18] và ông đã dùng ngòi bút đầy lòng nhân đạo của mình đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá ra cái bộ mặt bên trong, cái phần khuất lấp mà phàm là con người ai cũng không muốn nhớ đến, nhắc đến, mà luôn muốn né tránh, cố tình quên đi. Việc thâm nhập vào chiều sâu tâm hồn và những miền khuất lấp của tâm linh con người, để vạch trần tội lỗi của họ không phải để ruồng rẫy, xa lánh họ mà là để khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những con người đã một lần lầm lỡ. Chỉ có đặt người hoạ sĩ trong “Bức tranh” vào hai thử thách lần lượt mới thấy được đằng sau cái vẻ bề ngoài tốt đẹp của một hoạ sĩ tài năng đó là một sự thờ ơ, vô tình đến mức lãnh đạm trước nỗi đau khổ của người khác chỉ vì danh lợi. Lần thứ nhất, người họa sĩ xuất hiện trong hình ảnh một họa sĩ có lòng tự ái nghề nghiệp, đã Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 33 từ chối vẽ bức chân dung cho anh chiến sĩ nọ vì ông cho rằng mình “không phải là thợ vẽ truyền thần”. Đến ngày hôm sau, “thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại đến thồ tranh cho tôi lại chính là anh chứ không phải là một người nào khác” [12; 119] và hơn nữa anh lại cứu giúp ông khi ông gặp nạn giữa suối và tận tình chăm sóc ông. Như vậy lần đó chỉ làm phật ý một người chứ không gây ra tác hại gì và ông đã kịp thời thức tỉnh “xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy!” [12; 121]. Kịch tính là ở đây, đặt một con người có lòng tự trọng trong thế đối mặt với người mình đối xử quá tệ lại đối xử quá tốt với mình. Lúc này đây sự phân biệt đẳng cấp, xuất thân hay địa vị không còn nghĩa lý gì với tấm lòng thương người của người chiến sĩ. Và điều đáng quý là người hoạ sĩ đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách vẽ bức chân dung cho anh chiến sĩ trong thời gian ngắn, còn hứa mang đến tận nhà anh báo tin cho mẹ anh. Nhưng từ lỗi lần nhỏ nhoi ấy, con người ta dễ dàng sinh ra thói quen thờ ơ trước khao khát của người khác dù là chính đáng hay không. Lần thứ hai thì sự thờ ơ đó thành ra vô cảm, vô cảm trước nỗi đau của người khác. Người chiến sĩ đã nói rõ mục đích của việc nhờ vẽ tranh vì mẹ già nhận thông tin không chính xác là anh đã hy sinh nên đang rất đau buồn, anh cần một bằng chứng để đính chính lại thông tin đó và anh đã đặt niềm hy vọng lớn lao đó ở người họa sĩ. Anh tin tưởng tuyệt đối lời hứa của người hoạ sĩ. Vì “lúc chia tay nhau, tôi (họa sĩ) lại còn hứa đi hứa lại để anh trở về thật yên tâm và tôi còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời, rồi…lại còn hôn anh nữa…” [12; 126]. Nhưng khi về thành phố thì người họa sĩ lại cố tình lãng quên niềm tin của một người con và sự chờ đợi của một người mẹ. Vì bức chân dung đó “được các bè bạn sành sỏi trong nghề đánh giá bức ký họa thật cao” và “tôi lờ quên người mẹ ôm ấp nỗi đau khổ vì ngộ nhận con trai mình đã hy sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ký họa chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài” [12; 126]. Đó là tội lỗi lớn nhất mà mãi mười năm sau, người họa sĩ lại day dứt, hối hận mãi và tìm mọi cách chuộc lỗi vì đã gián tiếp làm người mẹ khóc vì thương con mù cả đôi mắt. Người hoạ sĩ được dựng lên trong thế tương phản với người chiến sĩ, tương phản hoàn toàn giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa lòng độ lượng và sự vô tâm, từ đó làm nổi rõ sự phê phán nghiêm khắc của tác giả. Người hoạ sĩ nổi tiếng với bức hoạ “Chân dung chiến sĩ Giải phóng” được gửi đi triển lãm ở nước ngoài., có thể nói ông là người có địa vị trong xã hội nhưng cách xử sự của ông với người khác lại ngược lại: ông là một kẻ thất hứa và gây ra thảm cảnh cho gia đình ân nhân. Trái ngược với sự hy sinh to lớn của người chiến sĩ, hiện thân của những con người đang quên mình vì hạnh phúc của nhân loại, người hoạ sĩ sống quá ích kỉ, chỉ vì “danh lợi” mà bán rẻ nhân cách của mình. Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 34 Khi hoà bình lập lại, trong lúc những người khác đang hồi sinh cuộc sống, đang cố gạt giọt nước mắt đau thương để chôn vùi quá khứ vinh quang nhưng đầy mất mát, hy sinh, thì lại có những con người bước ra từ trại cải tạo với tâm trạng nặng nề vì mặc cảm tội lỗi. Họ đã không dám ngẩng cao đầu nhìn mọi người vì lúc trước đã để vật chất quyết định, chi phối ý thức, hành động của mình, làm “biến chất” con người mình. Đó là Ph. trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Và Quang trong “Cơn giông”. Ph. là hình ảnh một con người thật sống thật giữa cuộc đời, anh đã bị vật chất làm mờ đi bản tính lương thiện của một con người để làm cái việc mà Quỳ rất căm ghét. “Vì cái con vợ đẹp nhưng quá hư hỏng mà anh ta, một trí thức đầy tài năng đã đánh mất mình. Trở thành một kẻ sống giả dối, xoay xở, hám tiền bạc, trở thành một kẻ bản chất vô liêm sĩ, phạm tội biển lận quỹ công một vố lớn và suýt nữa thì phạm tội giết người nữa” [12; 192]. Ph. là bạn đồng khoa với Hòa, cũng là một người tài năng như Hòa nhưng lại không có tinh thần quả cảm, hy sinh vì sự nghiệp lớn như Hòa. Nếu như Hòa chấp nhận nuốt ngược dòng nước mắt nuối tiếc để xếp sách vở lại để dùng hai bàn tay giành lại hoà bình cho đất nước thì Ph. “với chút tài năng và tri thức chuyên môn, anh đã làm nên công trạng gì, đã cống hiến được gì chưa thấy đâu, chỉ thấy anh ta phá hoại xã hội, trong lúc ấy thì ở chiến trường bao nhiêu người đã đổ máu, biết bao người đã hy sinh?... có biết bao người đã chiến đấu và làm việc quên mình?” [12; 192]. Nhưng lỗi lầm của Ph. vẫn không tàn nhẫn, phản nhân tính vả thủ đoạn như Quang, kẻ phản bội đồng đội. Bất kì cuộc chiến tranh vệ quốc nào cũng rất gian nan, khó khăn, nguy hiểm giăng đầy, lúc nào cũng phải đối mặt trực diện với bệnh tật, đói kém, cái chết luôn chập chờn… đòi hỏi người lính phải bền gan vững chí, phải lấy tương lai tươi sáng của đất nước làm giới răn để giữ vững lập trường kiên định của mình. Nhưng Quang không làm được điều đó, Quang đã không chịu được cuộc sống quá khổ cực nơi chiến trường, thêm vào đó “sự phản bội của hắn nằm ngay trong tính cách của hắn. Đấy là tính cách của một con người luôn luôn tìm cách thoả mãn mọi thèm khát.” [12; 233]. “Hắn chẳng yêu một cái gì cả, ngoài nỗi thèm khát được sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh chiều chuộng và tôn kính” vì thế “đứng ở bên nào cũng được, miễn là ở chỗ hắn lúc nào cũng ríu rít, có đầy đủ miếng ăn và tiếng đàn, giọng hát…Hắn cũng có thể là một người tốt, thậm chí là một nhà cách mạng kiên định, nếu cách mạng thoả mãn được những thèm khát của hắn, nếu cách mạng là một ngày hội” [12; 233]. Ở Quang luôn tồn tại hai con người trong một con người “hắn có thể đồng thời tay sờ gái miệng nói đạo đức và cũng biết sống ép mình lại như một con người khắc kỉ, không màng danh lợi, quyền lực, nhưng lúc nào cũng chờ đón bắt lấy tình thế để kịp thay áo, đổi cờ. Một người như hắn bất cứ lúc nào cách mạng sơ hở cũng có thể bất ngờ lộn sòng đóng vai người tài đức vươn tới nắm quyền chức, để sống cái mục đích sống của hắn” [12; 234]. Con người như Quang vì yêu, muốn có được người mình yêu, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn quyến rũ, cướp người đó từ tay người khác kể cả người đó là Thăng, người đồng đội cùng vào sinh ra tử của mình. Chính vì thế Quang chấp nhận làm kẻ phản bội không có gì là lạ. Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 35 Chúng ta so sánh con người Quang ở giây phút hắn bò sang hàng ngũ địch và sau khi đã đứng trong hàng ngũ địch. “Giữa những tia chớp nhằng nhịt rạch nát một dải chân trời thấp, đầy mây đen, hắn chạy đâm bổ về phía mấy đám ruộng mạ đằng xa” [12; 215], lúc đó “Chao trời đất, sao mà cái mặt hắn vàng như trát nghệ và tròng con mắt cũng vàng rực và trở nên lóng lánh như một con mèo hoang” [12; 215], hắn quá sợ hãi và trở nên thật tệ hại vì quá khiếp đảm. Không khiếp đảm sao được khi trước mặt là “bọn địch đóng chung làng tưởng ta lợi dụng cơn giông đánh dốc sang, cho nên chúng cứ nhè thằng Quang mà bắn” [12; 215]. Và phía sau là Thăng cũng “đang giương khẩu súng lên” [12; 215]. Hắn chấp nhận “nằm giữa hai làn đạn” [12; 215] chứ không chịu kiên cường sát cánh cùng đồng đội, hắn đã “tham sống sợ chết”. Sau khi đứng vào hàng ngũ địch, “so với ngày trước khi còn ở bên mình bây giờ trông hắn đẫy đà, từ nước da đến mái tóc đều mỡ màng. Vừa suýt chết từ trên tháp tăng văng ra mà cặp môi vẫn đỏ mọng, hắn lại mới để một hàng ria con kiến trông rất ra dáng một sĩ quan thiết giáp nguỵ, so với ngày xưa bây giờ hắn như một khối hồng huyết cầu, đặc biệt những ngón tay và cổ béo múp míp. Chà, mới già nửa năm mà hắn đã “lột xác” ra khỏi “con người ở phía bên kia sang” nhanh thế” [12; 221, 222]. Con người hắn thay đổi nhanh chóng thế đấy, hắn nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới dù cuộc sống của người tốt hay của kẻ xấu xa. Và không chỉ hình dáng bên ngoài mà cả tâm hồn hắn cũng bán cho quỷ dữ, hắn đã đẩy Thăng vào tình cảnh đớn đau cùng cực. Một lần Thăng tha thứ khi hắn cướp người yêu, lần thứ hai Thăng lại tha chết cho hắn vì nghĩ hắn là đồng đội và thông cảm vì hắn không chịu nổi khổ cực, vậy mà giờ đây, hắn đang tâm đẩy người đồng chí ấy vào tình cảnh chết dở sống dở. Từ đây (chỗ của địch bên kia) “về đến trên căn cứ tất nhiên đường đất cũng không phải là ngắn. Nào hãy bò đi, hãy bò đi, hãy lết đi” [12; 326]. Hắn không bắn chết anh ngay mà cho anh về căn cứ bằng cách: lết, lết với “vết thương ở sườn và bên bắp đùi trái đã ứa cả máu tươi ra ngoài lần bông băng, để lại trên những ngọn cỏ khô nhàu nát một vệt đỏ đang khô rất mau dưới nắng trưa đầy gay gắt” [12; 227]. Nhìn anh cố trở về nơi căn cứ, “người đàn bà bác sĩ vừa băng vết thương cho anh phải quay mặt đi và bật khóc” và “hai nhà báo người Việt đứng lặng đi trước những ngọn cỏ khô xác đã hơi trở mầu, mà người lính giải phóng vừa trườn mình qua” [12; 227] vậy mà “thằng Quang và thằng Thiếu tá lấy làm bằng lòng về cái kế sách của chúng” [12; 228]. Anh đã phải ngất đi ba, bốn lần mới có thể về đến căn cứ vậy mà Quang cùng thằng Thiếu tá còn “gọi điện đi tất cả trận địa pháo” để “nhất loạt gầm lên như một trận đánh lớn…bắn như đổ đạn” [12; 229] vào anh, hòng giết anh cũng như tiêu diệt ý chí quật cường của người lính ấy. Thật khó tin khi giữa người với người mà hắn đối xử như vậy, rõ ràng hắn đã mất nhân tính. Và Nguyễn Minh Châu đã lên án hành vi của hắn bằng cách vẽ lại và đặt cái xấu xa ấy bên cạnh cái tốt đẹp để có sự phân biệt, để tô đậm có nét phẩm chất phi thường, vĩ đại của người lính ngoan cường. Những con người ấy cũng như hắn luôn mang trong lòng những ước muốn nhỏ nhoi, thầm kín nhưng điều đáng trân trọng là họ đã vượt qua được cái bình thường để vươn tới cái phi thường, không đánh mất mình vì vật chất như hắn. Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 36 Lực trong "Cỏ lau" và Toàn trong "Mùa trái cóc ở miền Nam" lại là cặp nhân vật tương phản rõ nét về sự lầm lạc gây ra sự hy sinh không đáng của những người lính dưới quyền, dù cả hai đều phạm tội một cách có ý thức. Nhưng ở Lực, anh lầm lạc vì chính tác động bên ngoài, vì phút giây ngẩn ngơ giữa hai tiếng “sĩ diện”. Bao giờ cũng thế, sự gật đầu của người cấp dưới sẽ tạo thói quen cho người cấp trên xem lời nói của mình là bàn thạch, ý kiến của mình là chân lý, mệnh lệnh của mình là núi (quân lệnh như núi), không thể chấp nhận mình sai. Dẫu biết người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng có lúc chính vì dựa vào kinh nghiệm mà cho rằng mình đúng nên Lực đã phạm sai lầm dẫn đến sự thất bại nặng nề của một trận đánh. Mà điều làm Lực cay đắng là trận tập kích đó sẽ đem lại tên tuổi, chiến công của anh. Và anh lại cay cú khi mọi người đều lên tiếng chỉ trích anh, trong đó có Phi, anh liên lạc vừa mới bổ sung vào thành hai ngày, anh bảo thủ đến mức cho rằng khi thất bại thì Phi không được góp ý dù là ý kiến đúng vì anh là cấp trên và điều làm anh “ngứa tiết” nhất là “hắn nêu những ý kiến khá trúng”. Điều đó khiến anh tự ái, giận giữ và trút giận một cách vô tội vạ lên người liên lạc mới của mình. Thật ra anh đã dùng điện thoại để mời chính ủy 7h tối nay xuống để anh báo cáo mọi mặt tình hình. Nhưng vô tình dây điện thọai bị đứt. Dây đứt, một tình huống rất tình cờ nhưng lại có tác dụng làm lộ rõ bản chất cố chấp của một con người. Thế là, Lực đã “giận cá chém thớt” vì còn cay cú Phi nên đã ra lệnh cho anh ra khỏi hầm đi vào giữa lúc khói bom lửa đạn trùng trùng để truyền đạt lời mời đó và Phi đã hy sinh vì cái mệnh lệnh vô lý của cấp trên Đó là lúc ngẩn ngơ của một con người sáng suốt, mẫn tiệp, luôn ý thức về mình, sau đó anh nhận thức ngay là mình sai, anh đã khắc phục ngay nhưng tiếc là sự sực tỉnh đó đã quá muộn so với tính cách của người liên lạc. Suy cho cùng, anh chỉ là một con người bình thường với những thói ích kỉ và sự sĩ diện, không chịu nổi đả kích nhất là khi vừa trải qua thất bại, dù sao anh cũng là một phó chính uỷ, người trực tiếp chỉ huy trận tập kích. Và quãng đời còn lại, Lực đã phải trải qua những chuỗi ngày dằn vặt, không bao giờ tha thứ cho bản thân mình vì tội lỗi đó. Còn Toàn là sự lầm lạc do chính bản thân hắn và hắn vẫn chưa tự vươn lên, vượt lên bản thân mình, hắn hoàn toàn vô cảm trước nguyện vọng của đồng đội, không chú ý đến khát vọng thật sự của những người lính, không quan tâm họ nghĩ gì, cần gì, hắn chỉ hành động một cách máy móc để thoả mãn cá nhân mình. Trong vai trò của nhân vật “tôi”, là một nhà báo, Nguyễn Minh Châu đã có điều kiện tiếp xúc trực tiếp và nhận rõ bản chất con người hắn. Hắn không ngẩn ngơ mà hoàn toàn tỉnh táo khi hành xử, hắn không hề hối hận về tội lỗi của mình trước cái chết của Phác, hơn thế nữa hắn còn tỏ dửng dưng trước sự mất mát một con người. Dường như trong con người hắn không hề có trái tim, hắn bắt những người lính sau khi đã trải qua giai đoạn đối mặt với kẻ thù, giờ lại đối mặt với kỉ luật, theo kiểu Z8, một kiểu kỉ luật dành cho nhà tù: đi đều dưới mưa, một việc làm mà “tôi” cho rằng “dù trời cho tôi một óc có thể tưởng tưởng ra toàn là những chuyện phi lý, tuyệt trần đến đâu, cũng không thể tưởng tượng ra nổi cái cảnh này trong một vị trí địch vừa chiếm được mới dăm hôm. Mặt đất còn ngổn ngang. Thậm chí xác lính nguỵ còn Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Văn Thị Hồng Hoa 37 chưa được thu nhặt hết, những người lính giải phóng vừa chiến thắng đang luyện tập khoa mục đi đều, dưới trời mưa!” [12; 528]. Hắn còn máy móc, cứng nhắc đến mức khắc nghiệt khi bắt mọi người phải tuân thủ theo cuộc vận động “năm không: “không đi ra ngoài doanh trại. Không tiếp xúc với dân. Không mua bán. Không nói chuyện cười cợt vui vẻ với phụ nữ. Không đi vào thành phố Sài Gòn”.[12; 531]. Với quy định này, tác giả đã mỉa mai hắn “Nghĩa là một sự cách ly hoàn toàn với cuộc sống “phức tạp và bẩn thỉu” ở bên ngoài. Nghĩa là thủ trưởng tiểu đoàn muốn cứu vớt linh hồn đầy trong trắng của những người lính thiên thần mới từ trên rừng về”, nhưng bản thân hắn không thấy đó là lời châm biếm, hắn vẫn tỏ ra “như đứng trên tôi một bản lĩnh, vẫn mềm mại và lễ phép” [12; 513]. Mặc dù hắn vẫn biết hành động bắt anh em tập đi điều bị các phòng ban trên sư đoàn chỉ trích là: hắn định xây dựng một quân phiệt trong hàng rào dây thép rai “con nhím”. Hoặc còn cay độc hơn : bao nhiêu xương máu rắc từ trên rừng xuống, để thằng lính dân tộc được cái tự do ghép thành hai hàng dọc đi đều theo tiếng hô “1,2” của thằng Toàn” [12; 531] vậy mà hắn vẫn bỏ ngoài tai, sống trên dư luận, hắn ấu trĩ đến mức chỉ biết việc mình làm và cho đó là đúng, còn ai nghĩ sao. Mặc. Dù người ta có nói đúng hắn cũng cho là nói xấu, là cay độc. Hắn không tiếp thu ý kiến của bất kì ai. Con người cá nhân tồn tại trong hắn với đầy đủ mọi biểu hiện như thế đó. Đã thế hắn còn chê trách cái lạc hậu của lính “Lính tráng đến lạ. Động gặp cái gì cũng sờ mó. Họ đã làm chập điện. Không biết chữa theo cách thức đã hướng dẫn, thế là cháy” [12; 532]. Chính bộ dạng bên ngoài được tác giả khắc hoạ với dáng đi “nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới ngay từ thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc compa,” đã cho thấy tính cách của hắn là cứng nhắc, máy móc và bảo thủ. Hắn cứ khư khư làm đúng theo luật lệ bất chấp tình người hắn lạnh lùng cả với mẹ mình đối xử với mẹ mình như những người dân thường khác “dân không được vào doanh trại”. Và hắn lại là một người hám danh, thể hiện qua cử chỉ bắt tay khi biết “tôi” là nhà báo “nắm lấy tay phải của tôi rất lâu, đầy vồ vập, đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên và xoắn xuýt lấy bàn tay quen cầm bút vốn rất hay rụt rè nhưng lại đầy nhạy cảm của tôi, tưởng chừng như mười ngón tay của cái “ bàn tay sắt” cứ bấu chặt lấy tôi suốt đời” [12; 529]. Và hắn còn liên tục hô ba lần “quý hoá quá!” và “trên phòng chính trị đã báo xuống anh đến. Tôi đã chuẩn bị đón anh từ sáng” [12; 530]. Đó là đối với nhà báo. Trong khi với người mẹ đồng thời đến cùng nhà báo thì dù đã hai mươi năm xa cách, dù “tôi vội vàng báo cho Toàn biết mẹ anh đang đợi ngoài cổng nhưng Toàn chỉ ừ à, lại còn cho tôi biết rằng anh cũng đã được sư đoàn gọi điện xuống báo cho biết” [12; 530]. Hắn không hề tỏ vẻ gì là mong mỏi, vui mừng hay thân mật như đối với nhà báo. Trong khi bà mẹ “vừa nhìn thấy Toàn, người mẹ nhận ra anh ngay và oà lên khóc, mọi điều cách trở giữa con người chả là cái gì hết, bà mẹ chỉ nhìn thấy đang ngồi đó cái đứa con riêng của mình, đứa con trai chung đúc lên cùng với máu thịt của người chồng đã cùng mình chống gậy đi ăn mày, đứa con của một đoạn đời lần đầu tiên làm vợ, làm mẹ đầy đói khổ lẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCAM HUNG NHAN DAO TRONG MOT SO SANG TAC CUA NGUYEN MINH CHAU SAU 1975.PDF
Tài liệu liên quan