MỤC LỤC MỤC LỤC
PHẦN CHUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG --------------10
I.1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ---------------------------------------------------------------------- 10
I.2 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT --------------------------------------------- 11
I.3 – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT -------------------------------------------- 13
I.3.1 – Đặc điểm cấu trúc ------------------------------------------------------------- 13
I.3.2 – Hệ thống đứt gãy -------------------------------------------------------------- 15
I.4 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG ------------------------------------------------------------ 15
I.4.1 – Đá móng trước Cenozoic ----------------------------------------------------- 15
I.4.2 – Các trầm tích Cenozoic ------------------------------------------------------- 17
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG-
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 22
II.1 – LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ ----------------------------------- 22
II.1.1 – Giai đoạn trước năm 1975 --------------------------------------------------- 22
II.1.2 – Giai đoạn 1975 – 1980 ------------------------------------------------------- 22
II.1.3 – Giai đoạn 1980 đến nay ----------------------------------------------------- 22
II.2 – HỆ THỐNG DẦU KHÍ ------------------------------------------------------------ 24
II.2.1 – Đá sinh ------------------------------------------------------------------------- 24
II.2.2 – Đá chứa ------------------------------------------------------------------------ 25
II.2.3 – Đá chắn ------------------------------------------------------------------------ 25
II.2.4 – Các dạng bẫy ------------------------------------------------------------------ 25
II.3 – TIỀM NĂNG DẦU KHÍ ----------------------------------------------------------- 26
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 27
III.1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ -------------------------------------------------------------------- 27
III.2 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2 --------------------------------------------- 28
III.2.1 – Hệ thống đứt gãy ------------------------------------------------------------ 28
III.2.2 – Cấu trúc địa chất------------------------------------------------------------- 30
III.2.2.1 – Móng trước Đệ Tam -------------------------------------------------- 30
III.2.2.2 – Trầm tích Cenozoic --------------------------------------------------- 30
III.3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG LÔ 16 – 2 --------------------------------------------- 31
III.3.1 – Thạch địa tầng thuộc móng trước Cenozoic ----------------------------- 31
III.3.2 – Trầm tích Cenozoic---------------------------------------------------------- 32
III.3.2.1 – Giới Cenozoic – Hệ Paleogene – ThốngOligocene – Phụ thống
Oligocene thượng------------------------------------------------------------------- 32
III.3.2.2 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene hạ – Hệ tầng Bạch Hổ ------------------------------------------------- 32
III.3.2.3 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene trung – Hệ tầng Côn Sơn ---------------------------------------------- 32
III.3.2.4 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene thượng – Hệ tầng Đồng Nai ------------------------------------------- 35
III.3.2.5 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Pliocene và Hệ Đệ Tứ –
Hệ tầng Biển Đông ---------------------------------------------------------------- 35
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ LÔ 16 – 2BỒN TRŨNG
CỬU LONG--------------------------------------------------------------------------------------38
IV.1 – LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ---------------------------------- 38
IV.2 – HỆ THỐNG DẦU KHÍ ----------------------------------------------------------- 40
IV.2.1 – Đá sinh ------------------------------------------------------------------------ 40
IV.2.2 – Đá chứa ----------------------------------------------------------------------- 42
IV.2.3 – Đá chắn ----------------------------------------------------------------------- 43
IV.2.4 – Cấu trúc bẫy------------------------------------------------------------------ 44
IV.2.5 – Khả năng dịch chuyển dầu khí -------------------------------------------- 44
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG V: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------46
V.1 – CƠ SỞ TÀI LIỆU------------------------------------------------------------------- 46
V.1.1 – Tài liệu địa chấn-------------------------------------------------------------- 46
V.1.2 – Tài liệu giếng khoan --------------------------------------------------------- 46
V.2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 46
V.2.1 – Phương pháp thể tích --------------------------------------------------------- 46
V.2.2 – Phương pháp mô phỏng Monte - Carlo------------------------------------ 50
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG OLIGOCENE
MUỘN – MIOCENE SỚM LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG ---------------53
VI.1 – KHU VỰC TRUNG TÂM -------------------------------------------------------- 58
VI.1.1 – Cấu tạo Lang Biang ------------------------------------------------------- 59
VI.1.2 – Cấu tạo Bà Đen------------------------------------------------------------ 64
VI.1.3 – Cấu tạo Báo Vàng--------------------------------------------------------- 68
VI.1.4 – Cấu tạo Báo Gấm – Tam Đảo------------------------------------------- 70
VI.2 – CÁC KHU VỰC KHÁC ---------------------------------------------------------- 83
VI.2.1 – Khu vực phía Đông -------------------------------------------------------- 83
VI.2.2 – Khu vực phía Tây---------------------------------------------------------- 84
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -----------------------------------------87
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------89
PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------90
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tiềm năng dầu khí tầng oligocene muộn – miocene sớm lô 16 – 2 bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng
rất quan trọng và là đá chứa chủ yếu ở bồn trũng Cửu Long. Trong đới nứt nẻ, đá
gốc bị dập vỡ có nhiều khe nứt. Độ rỗng có thể đạt tới 13% và độ thấm lên đến
hàng nghìn mD. Đá cát kết Oligocene cũng là đối tượng chứa quan trọng với độ
rỗng thay đổi từ 2 – 22.4%, độ thấm có thể đạt tới hơn 200 mD. Do sự biến tướng
nhanh và độ rỗng, độ thấm không ổn định nên khai thác dầu từ các thân cát
Oligocene thường gặp nhiều khó khăn. Đá cát kết Miocene hạ cũng gặp tại hầu hết
các mỏ đang khai thác có độ rỗng từ 19 – 25.5%, độ thấm 0.1 – 150 mD. Ngoài ra
còn có thể có đá chứa volcanic, tuy nhiên bề dày, độ rỗng, độ thấm rất không ổn
định có rủi ro cao.
II.2.3 – Đá chắn
Tầng sét Rotalia Miocene sớm với hàm lượng sét chiếm 90 – 95%, đôi chỗ
100%, phổ biến rộng khắp trong toàn bồn trũng, có chiều dày ổn định từ 180 – 200
m, là tầng chắn khu vực rất tốt. Ngoài ra còn có các tầng chắn địa phương, là các
tập sét Oligocene dưới, Oligocene trên (tập D) và Miocene dưới.
II.2.4 – Các dạng bẫy
Trong phạm vi bồn trũng Cửu Long tồn tại các dạng bẫy cấu tạo phát triển kế
thừa từ móng, bẫy màn chắn kiến tạo khá phổ biến trong trầm tích Oligocene và
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 26
Miocene dưới. Ngoài ra còn có bẫy hỗn hợp (địa tầng và màn chắn kiến tạo), bẫy
phi kiến tạo (vát nhọn địa tầng, doi cát lòng sông cổ) phát triển trong trầm tích
Oligocene và Miocene. Đặc biệt, dạng bẫy khối nhô móng nứt nẻ được phủ bởi các
trầm tích hạt mịn đóng vai trò hết sức quan trọng.
II.3 – TIỀM NĂNG DẦU KHÍ
Trữ lượng và tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long dự báo khoảng 700 -
800 triệu m3 dầu quy đổi (18% tổng tiềm năng dầu khí Việt Nam) (Nguồn: Địa chất
và tài nguyên dầu khí Việt Nam – Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tháng 01/2007), chủ
yếu tập trung ở móng nứt nẻ. Trữ lượng dầu khí đã phát hiện ở trong móng, cát kết
tuổi Miocene và Oligocene khoảng hơn 500 triệu m3 quy dầu (chiếm 61% tổng
tiềm năng dầu khí của bồn trũng), như vậy trữ lượng còn lại chưa phát hiện sẽ vào
khoảng 200 – 300 triệu m3 quy dầu. Hiện tại, dầu khí đang được khai thác từ 5 mỏ:
Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby và chuẩn bị phát triển mỏ Sư Tử
Vàng, Sư Tử Trắng.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 27
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG
III.1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Lô 16 – 2 nằm ở phía Tây Nam của bồn trũng Cửu Long, ngoài khơi Việt
Nam, với diện tích 2790 km2, cách 85 km về phía Nam Đông Nam của Vũng Tàu,
chiều sâu mực nước biển 32 – 40 m (Hình 3.1).
Hình 3.1 : Vị trí địa lý lô 16 – 2
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 28
III.2 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2
III.2.1 – Hệ thống đứt gãy
Lô 16 – 2 tồn tại 4 hệ thống đứt gãy chính: Tây Bắc – Đông Nam, Tây Tây
Bắc – Đông Đông Nam, Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam và Đông – Tây, chúng
được hình thành và phát triển trong những giai đoạn khác nhau, những biến cố kiến
tạo khác nhau (Hình 3.2).
Đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam là đứt gãy thuận, được hình thành và phát triển
trong Oligocene sớm, trong quá trình thành tạo trầm tích tập E, ít ảnh hưởng đến
tập D và hầu như không hoạt động trong C. Trong quá trình phá huỷ, dù đá
móng bị nứt nẻ mạnh, chúng được lấp đầy bởi những khoáng vật thứ sinh.
Đứt gãy Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam, Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam và
Đông – Tây cũng là những đứt gãy thuận, được hình thành và phát triển trong
Oligocene muộn. Đứt gãy Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam và Đông – Tây tạo
nên địa hào và địa lũy trong cấu tạo Lang Biang, Tam Đảo, Báo Gấm, Báo
Vàng. Những đứt gãy này phát triển mạnh mẽ sau thành tạo trầm tích tập E và
có thể liên quan đến sự bào mòn của trầm tích tập này trong cấu tạo Báo Gấm
và Báo Vàng. Chúng tiếp tục hoạt động mạnh trong D nhưng trở nên yếu và
hầu như không dịch chuyển trong C. Sau đó đứt gãy Tây Tây Bắc – Đông Đông
Nam và Đông – Tây tái hoạt động và sinh kèm khe nứt song song với phương
của những đứt gãy này và hoạt động mạnh hơn đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam.
Đứt gãy Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam tái hoạt động sau thành tạo trầm tích
tập C theo cơ chế trượt bằng phải, sinh kèm khe nứt theo hướng Bắc – Nam,
Đông – Tây và Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam trong cấu tạo Báo Vàng.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 29
H
ìn
h
3.
2
: H
ệ
th
ốn
g
đư
ùt g
ãy
lo
â 1
6
–
2
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 30
III.2.2 – Cấu trúc địa chất
Cấu trúc địa chất của lô 16 – 2 từ đáy biển xuống sâu 10 – 11 km gồm 2 phần
chính: phức hệ móng trước Đệ Tam và thành tạo trầm tích Cenozoic.
III.2.2.1 – Móng t rước Đệ Tam
Độ sâu từ 1.3 km (Tây) đến 8 km (Đông Bắc), phần trên cùng 20 – 50 m
bị phong hoá ở nhiều mức độ khác nhau.
III.2.2.2 – Trầm tích Cenozoic
Chủ yếu là trầm tích vụn silicate, ít đá núi lửa, bề dày từ 1.3 km (Tây)
đến 3 km (Báo Gấm, Báo Vàng) và 8 km ở phía Đông Bắc. Trầm tích vụn chia làm
các tập F, E, D, C, BI, BII, BIII và A. Về mặt cấu trúc, trầm tích vụn có thể được
chia làm 3 phần: dưới, giữa và trên.
Phần cấu trúc bên dưới bao gồm tập F và E. Trầm tích trong cấu trúc này lắng
đọng cùng thời với đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam. Trên bản đồ đẳng dày, bề
dày thay đổi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đạt tối đa 2 km. Cấu trúc này
bị cắt ngang bởi hệ thống đứt gãy Đông – Tây, Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam
và Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Vài khu vực được nâng lên và bào mòn
(Báo Gấm, Báo Vàng).
Phần cấu trúc ở giữa bao gồm tập D và C, kéo dài theo hướng Tây Nam. Trên
bản đồ đẳng dày, bề dày thay đổi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đạt tối
đa 3 km. Cấu trúc này phát triển cùng thời với hệ thống đứt gãy Đông – Tây,
Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam và Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Phần này
cũng tồn tại basalt (300 m trong giếng khoan Bà Đen – 1X).
Phần cấu trúc bên trên bao gồm tập BI, BII, BIII và A. Phần này bao phủ toàn
bộ lô. Bề dày thay đổi từ 1.3 km (Tây Bắc) đến 4 km (Đông Nam).
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 31
III.3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG LÔ 16 – 2
Đặc điểm địa tầng của lô được mô tả theo thứ tự từ cổ đến trẻ (Hìn h 3.3).
III.3.1 – Thạch địa tầng thuộc móng trước Cenozoic
Nóc móng gặp từ độ sâu 3190 – 8000 m. Đá móng bao gồm granite phong hoá
ở phần trên và granite, granodiorite, quartz monzonite, microgranodiorite ở phần
dưới. Do quá trình hoạt động thủy nhiệt dưới sâu, đá cũng bị biến đổi ở những mức
độ khác nhau, tùy thuộc khu vực, chiều sâu và mức độ nứt nẻ. Trong đá móng tồn
tại hệ thống khe nứt rất dày theo hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, nhưng
những khe nứt này bị lấp đầy một phần hoặc toàn bộ bởi khoáng vật thứ sinh nên
độ liên thông của khe nứt rất kém. Vài khu vực cũng tồn tại khe nứt hang hốc, có
khả năng chứa tốt.
Granite biến đổi trung bình đến mạnh, càng xuống dưới càng tươi. Màu sắc từ
xám nhạt đến xám oliu, độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung bình đến
rất thô. Thành phần chủ yếu gồm thạch anh (15 – 25%), kali – feldspar (25 –
40%), plagioclase (25 – 40%) và kaolinite (15 – 20%), ngoài ra còn có chlorite,
biotite, calcite, pyrite, hornblende và epidote.
Granodiorite bị biến đổi trung bình đến mạnh. Màu sắc từ xám nhạt, trung bình
đến xám oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt thô đến rất thô. Thành
phần gồm chủ yếu thạch anh (10 – 25%), kali – feldspar (20 – 30%),
plagioclase (30 – 45%), biotite (10%) và kaolinite (10 – 15%), ngoài ra còn có
chlorite, calcite, amphibole, hornblende, pyrocene và epidote.
Quartz monzonite bị biến đổi trung bình. Màu sắc từ xám nhạt, trung bình đến
xám oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung bình đến thô. Thành
phần gồm chủ yếu thạch anh (10 – 15%), kali – feldspar (30 – 40%),
plagioclase (35 – 45%), biotite (5 – 10%) và kaolinite (10 – 15%), ngoài ra còn
có calcite, pyrite, zeolite, amphibole, hornblende, pyrocene và epidote.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 32
Microgranodiorite bị biến đổi mạnh. Màu sắc từ xám nhạt, trung bình đến xám
oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung bình. Thành phần gồm chủ
yếu thạch anh (15 – 25%), kali – feldspar (25 – 35%), plagioclase (40 – 45%),
biotite (5 – 10%), calcite (5 – 10%) và kaolinite (5 – 10%), ngoài ra còn có
chlorite, pyrite, amphibole, hornblende, pyrocene, sphene và epidote.
III.3.2 – Trầm tích Cenozoic
III.3.2.1 – Giới Cenozoic – Hệ Paleogene – Thống Oligocene – Phụ
thống Oligocene thượng
Hệ tầng Trà Cú (dày 400 – 1700 m): chưa có giếng khoan nào trong lô
16 – 2 bắt gặp trầm tích tập này. Nó có thể gồm chủ yếu là sét kết màu nâu đen
xen kẹp một ít cát.
Hệ tầng Trà Tân: phủ bất chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam là các
trầm tích hệ tầng Trà Tân. Hệ tầng này bao gồm: Trà Tân dưới, Trà Tân giữa và
Trà Tân trên. Nhìn chung, phức hệ sinh địa tầng được phát hiện trong trầm tích hệ
tầng Trà Tân khá đơn giản, chỉ phong phú bào tử phấn hoa thuộc đới Florschuetzia
Trilobata. Vi hoá đá rất hiếm gặp còn tảo vôi thì vắng mặt hoàn toàn. Trầm tích hệ
tầng Trà Tân chủ yếu được thành tạo trong môi trường hồ – đầm lầy và đồng bằng
bồi tích sông.
Trà Tân dưới, tập E (300 – 600 m): bao gồm sét kết xen kẹp với một ít bột kết,
cát kết. Sét kết màu nâu đen, giàu vật chất hữu cơ, hơi mềm, thường bị
carbonate hóa (có những mạch hay lớp mỏng calcite), vài chỗ được xếp vào sét
vôi. Ở giếng khoan BV – 1X, sét tập này dày hơn 100m, trong khi ở giếng
khoan BG – 1X thì tập sét này mỏng và xen kẹp với cát, nên khả năng sinh và
chắn cũng thay đổi nhiều trong khu vực. Bột kết màu xám vàng đến xám nâu,
hơi mềm, dạng khối đến dạng tấm, đôi chỗ bị sét hoá (kaolinite), ximăng
dolomite, calcite, ngoài ra còn có pyrite, mica và chlorite.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 33
Trà Tân giữa, tập D (300 – 1200 m): bao gồm sét kết xen kẹp với cát kết, bột
kết và đá vôi rất mỏng. Sét kết loại 3 có màu nâu vàng, mềm, dạng khối, tấm
đến phân phiến, càng xuống dưới kích thước càng giảm, hàm lượng carbonate
tăng lên. Sét kết loại 2 thường là kaolinite, có màu xám oliu nhạt đến xám oliu,
đôi khi xám xanh đậm, mềm, nén ép nhẹ, dạng khối, tấm đến phân phiến. Sét
kết tập D có nguồn gốc đầm hồ, tương đối dày nên có thể là tầng sinh và chắn
tốt. Cát kết arkose có màu xám vàng, bở rời, kích thước từ rất mịn đến mịn, đôi
khi trung bình, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu đến cầu, chọn lọc kém
đến trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, ximăng và
matrix chủ yếu là sét và carbonate, độ rỗng trung bình 13 – 17%, chất lượng
tầng chứa từ khá đến tốt. Bột kết màu xám nhạt đến xám vàng, cứng, dễ vỡ,
phân bố dạng khối, tấm và phân phiến, kích thước từ sét đến cát rất mịn, bị
carbonate hoá, ít chlorite, calcite và pyrite.
Trà Tân trên, tập C (200 – 800 m): bao gồm sét kết loại 3 và loại 2, xen kẹp với
cát kết, sét kết loại 1 và rất ít đá vôi, sét kết loại 3 có màu nâu, lốm đốm nâu,
mềm đến tương đối cứng, dạng khối, tấm đôi khi phân phiến, dễ hoà tan, giòn,
đôi khi kích thước lên đến bột kết hoặc cát kết rất mịn, không hoặc carbonate
hoá nhẹ. Sét kết loại 2 thường là màu trắng, xám xanh đến xám oliu, tương đối
cứng, dạng khối, tấm đến phân phiến, đôi khi kích thước lên đến bột kết hoặc
cát kết rất mịn, có vết của mica, pyrite và carbonate hoá nhẹ. Sét kết loại 1
màu vàng cam đến nâu đỏ, vô định hình đến dạng khối, hiếm khi phân phiến,
dễ hoà tan, dính, mềm đến tương đối cứng, có vết của mica và carbonate. Sét
kết tập này tương đối dày nên có thể là tầng sinh và chắn tốt. Cát kết trong
suốt, trong mờ, trong đục, bở rời, kích thước từ mịn đến thô, đôi khi rất thô, góc
cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu đến cầu, chọn lọc kém đến trung bình, thành
phần chủ yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, ximăng và matrix chủ yếu là sét
và carbonate, độ rỗng trung bình 13 – 17%, chất lượng tầng chứa từ khá đến tốt.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 34
Đá vôi có màu trắng đục, xám sáng đến xám vàng, độ cứng trung bình, giòn, dễ
vỡ, vi tinh đến tinh thể.
III.3.2.2 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene hạ
Hệ tầng Bạch Hổ (400 – 1900 m): trầm tích hệ tầng Bạch Hổ tương ứng
với tập địa chấn BI. Trầm tích của hệ tầng này đặc trưng bởi sự xen kẽ của các lớp
cát kết, bột kết và sét kết được thành tạo chủ yếu trong những môi trường chuyển
tiếp từ đồng bằng bồi tích sông cho đến đới ven biển. Trầm tích gồm chủ yếu cát
kết, sét kết loại 2, sét kết loại 1 và một ít bột kết. Cát kết màu xám nhạt đến trung
bình, đôi khi thô, hiếm khi rất thô, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu, chọn lọc
kém đến trung bình, độ rỗng trung bình 15 – 18%, chất lượng tầng chứa tốt. Sét kết
loại 2 có màu sắc thay đổi từ xám xanh nhạt, xám sáng đến xám oliu, vô định hình
đến dạng khối, phân phiến, độ cứng trung bình, dính, đôi khi kích thước tăng lên
đến bột kết và cát kết hạt mịn. Sét kết loại 1 màu nâu đỏ, cam, vô định hình đến
khối, mềm đến cứng, dễ hoà tan, dính, đôi khi kích thước tăng lên đến bột kết và
cát kết hạt mịn. Những lớp sét này cũng có tiềm năng sinh dầu nhưng độ trưởng
thành kém. Đá sinh tuổi Miocene không có vai trò lớn đối với tiềm năng
hydrocacbon của lô 16 – 2. Bột kết màu xám nâu đến nâu vàng đậm, mềm đến
cứng, dễ hoà tan, dính, dễ phân tán, có vết của mica, pyrite.
III.3.2.3 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene trung
Hệ tầng Côn Sơn (500 – 600 m): trầm tích hệ tầng Côn Sơn tương ứng
với tập địa chấn BII, gồm chủ yếu cát kết, sét kết loại 2, sét kết loại 1, một ít bột
kết, sét kết loại 3 và than. Cát kết màu xám trắng, xám nhạt đến trung bình, có
những đốm đỏ, xanh đậm, trong suốt đến trong mờ, kích thước từ mịn đến thô, đôi
khi rất thô, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu, chọn lọc kém đến trung bình,
thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, ít muscovite, pyrite, calcite,
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 35
ximăng và matrix chủ yếu là sét. Sét kết loại 2 có màu sắc thay đổi từ xám xanh
nhạt, xám oliu nhạt đến xám trắng, vô định hình đến dạng khối, mềm đến hơi
mềm, dính, ít hoà tan, đôi khi chứa mảnh vỡ vỏ sò, mảnh muscovite. Sét kết loại 2
màu nâu đỏ, nâu vàng, nâu cam, mềm đến hơi mềm, dính, vô định hình đến dạng
khối, có những đốm của carbonate.
III.3.2.4 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
Miocene thượng
Hệ tầng Đồng Nai (550 – 650 m): trầm tích hệ tầng Đồng Nai ứng với
tập địa chấn BIII, phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Côn Sơn, gồm chủ yếu
cát kết, sét kết loại 1, sét kết loại 2 và than/ lignite. Cát kết màu xám trắng, lốm
đốm nâu đỏ và xanh lá, gắn kết yếu, kích thước từ mịn đến rất mịn, góc cạnh đến
bán tròn cạnh, bán cầu đến bán kéo dài, chọn lọc trung bình, thành phần chủ yếu là
thạch anh, feldspar, mảnh đá, hạt trung bình, vết mica, pyrite, ximăng và matrix
chủ yếu là sét, ít carbonate. Sét kết loại 1 màu nâu đỏ, nâu vàng, nâu cam, mềm,
dính, vô định hình đôi khi dạng khối, ít hoà tan, phân tán thành từng phần nhỏ. Sét
kết loại 2 có màu sắc thay đổi từ xám xanh nhạt, xám oliu nhạt đến xám trắng, vô
định hình đến dạng khối, mềm, dính, ít hoà tan, phân tán thành từng phần nhỏ, đôi
khi chứa mảnh vỡ vỏ sò. Than/ lignite có màu đen, ánh thuỷ tinh, dạng khối, kéo
dài, phân phiến, dễ vỡ.
III.3.2.5 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Pliocene và Hệ Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông (670 – 700m): trầm tích hệ tầng Biển Đông ứng với
tập địa chấn A, phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Đồng Nai. Trầm tích hệ
tầng này được đặc trưng bởi sự phổ biến của các lớp đá vôi nằm xen với những lớp
cát kết và sét kết. Gần đáy của hệ tầng có vài lớp than mỏng. Suốt mặt cắt trầm
tích chứa phong phú hoá đá, có nơi tồn tại các dải dày đặc vỏ sò. Môi trường trầm
tích biển nông là chủ yếu. Cát kết gắn kết rất yếu, thường thấy trong các mẫu mùn
khoan ở dạng những hạt vụn rời rạc, có màu xám nâu sáng đến xám xanh lục, đôi
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 36
khi vàng nhạt hoặc xám. Hạt vụn có kích thước rất khác nhau, từ cỡ hạt rất mịn đến
cỡ hạt sạn, nhưng chủ yếu là hạt thô đến rất thô, hạt bán góc cạnh đến bán tròn
cạnh, độ chọn lọc kém đến trung bình. Các hạt thạch anh trong suốt đến trong mờ.
Cát kết chứa nhiều hoá đá của cả sinh vật bám đáy và cả sinh vật trôi nổi như
Planispiral, Conical, Planktonic Foraminifera, các mảnh Mollusca, Gastropoda,
Bryozoa. Đôi khi có cát kết hạt rất mịn đến mịn, gắn kết chắc bởi ximăng
carbonate và chuyển dần sang đá vôi chứa cát. Sét kết có màu xám sáng, xám tới
xám lục sẫm, rất mềm, chảy dẻo và có khả năng hoà tan cao trong nước (sét kết
loại 2). Đá vôi có màu trắng đục đến xám vàng, chắc, dễ vỡ vụn, thường chứa cát
và glauconite, thuộc loại wackestone và grainstone. Than có thể gặp ở độ sâu dưới
570 m, có màu đen nâu đến đen, mềm đến chắc, cấu tạo dạng khối, thường chứa
pyrite, đôi khi chứa cát.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 37
Hình 3.3 : Cột địa tầng tổng hợp lô 16 – 2
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 38
CHƯƠNG IV
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG
IV.1 – LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ
Vào cuối năm 1988 đầu 1989, trên cơ sở tài liệu địa chấn 2D, VietsovPetro
khoan hai giếng thẳng đứng Tam Đảo – 1X và Bà Đen – 1X. Giếng khoan Tam
Đảo – 1X khoan vào móng kết tinh ở độ sâu 3348 mMD và đạt tới TD ở 3427
mMD. Thử vỉa 5 DST, chỉ có 1 DST cho dòng 44 BOPD ở khoảng 3335 – 3360
mMD trong tầng móng phong hoá, các DST còn lại thử trong Miocene và
Oligocene nhưng không cho dòng hoặc chỉ cho nước (74 – 202 BWPD). Giếng
khoan Bà Đen – 1X khoan tới 4200 mMD chưa vào móng kết tinh, giếng này gặp
hơn 100 m đá phun trào trong tầng Oligocene. Thử vỉa 6 DST, trong đó DST#4 cho
dòng 90 BOPD và 18000 CFGPD trong khoảng 2981 – 3029 mMD, các DST còn
lại không cho dòng hoặc dòng yếu. Hai giếng này sau cùng được đóng và huỷ
giếng.
Ngày 27 – 04 – 2000, hợp đồng dầu khí cho lô 16 – 2 được kí kết giữa Conoco
(40%), Korea National Oil Corporation – KNOC (30%) và PVSC (30%) với cam
kết thực hiện 250 km2 địa chấn 3D và khoan 2 giếng thăm dò trong vòng 36 tháng
của pha thăm dò thứ I (Hình 4.1).
Vào quí 2 – 2000, qua thu nổ và xử lý PSTM khoảng 740 km2 địa chấn 3D bao
phủ phần lớn phía Đông của lô và tái xử lý 1400 km tài liệu địa chấn 2D cũ, 2 cấu
tạo chính trong móng được lựa chọn để minh giải và xây dựng bản đồ là Báo Gấm
và Báo Vàng.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 39
H
ìn
h
4.
1
: S
ơ
đo
à p
ha
ân
bo
á m
ạn
g
lư
ới
tu
ye
án
đị
a
ch
ấn
lo
â 1
6
–
2
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 40
Vào quí 4 – 2001, giếng 16 – 2 – BG – 1X được khoan trên cấu tạo Báo Gấm
với đối tượng là móng. Giếng khoan gặp móng ở 3334 mMD và khoan tới TD ở
4842 mMD (khoảng 1500 m trong móng). Thử 2 DST trong móng và Oligocene
trên nhưng không có dòng. Giếng khoan được đóng và huỷ. Nguyên nhân không có
dầu trong móng theo Conoco là do không có tầng chắn, trong khi đó ở Oligocene
trên là do bẫy không kín do hoạt động đứt gãy sau này.
Vào năm 2002, việc tái xử lý tài liệu địa chấn 3D (PSDM) được thực hiện
nhằm làm sáng tỏ cấu trúc móng cũng như hình thái đứt gãy, phân loại các cấu tạo,
đánh giá triển vọng của lô. Trên cơ sở đó, cùng với việc sẵn có giàn khoan cho
giếng thăm dò thứ 2, pha thăm dò thứ nhất được gia hạn đến 30 – 04 – 2004.
Vào quí 01 – 2004, giếng 16 – 2 – BV – 1X được khoan trên cấu tạo Báo
Vàng với đối tượng chính là Miocene dưới (BI), Oligocene trên (C, D) và
Oligocene dưới (E). Giếng khoan đạt đến độ sâu 3200m MD vào móng 10m.
Không có biểu hiện dầu khí trong Miocene, trong khi biểu hiện dầu khí trong
Oligocene sớm kém nên không thử DST. Giếng khoan được đóng và huỷ.
Do kết quả kém trong 2 giếng khoan thăm dò, cùng với triển vọng thấp trong
những cấu tạo còn lại, Conoco và cổ đông quyết định hoàn trả lại toàn bộ lô 16 – 2.
Năm 2006, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí – PVEP đã tiến hành báo
cáo đánh giá tiềm năng dầu khí và lập phương án phát triển lô 16 – 2.
IV.1 – HỆ THỐNG DẦU KHÍ
IV.2.1 – Đá sinh
Theo kết quả phân tích địa hoá từ phần lớn các giếng khoan thuộc lô 16 – 2,
TOC phần lớn mẫu thấp hơn 0.5%, S1 thay đổi từ 0.14 – 0.24 mg/g và S2 thấp (nhỏ
hơn 1 mg/g), phản xạ vitrinite thay đổi từ 0.76 – 0.79%. Kết quả trên cho thấy tiềm
năng dầu khí tại sinh trong khu vực này rất nghèo. Chỉ có các tập sét trong
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS PHẠM VŨ CHƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ TÚ QUỲNH 41
Oligocene của giếng khoan Tam Đảo đạt được TOC 3.69 – 8.75%, S1 thay đổi từ
1.4 – 1.79 mg/g, S2 thay đổi từ 26 – 48 mg/g và HI lớn hơn 550 mg/g cho thấy tập
sét này có khả năng là nguồn sinh tốt.
Trong khi đó, kết quả phân tích địa hoá ở những khu vực lân cận cho thấy đá
sét tuổi Oligocene nguồn gốc đầm hồ rất giàu vật chất hữu cơ và có tiềm năng sinh
hydrocacbon rất cao. Kerogene thuộc loại I, II, ít loại III. Tổng hàm lượng carbon
hữu cơ TOC trong các mẫu sét tuổi Oligocene thường cao hơn 1%, phổ biến các
mẫu cao hơn 2% và đôi khi đạt tới hàng chục phần trăm. Giá trị S1 + S2 khoảng 2 –
30 mg/g và HI từ 80 – 500 mg/g. Sét tập D có các thông số địa hoá cao nhất phản
ánh khả năng sinh tốt đến rất tốt. Hơn nữa, sét tập D cũng có chiều dày lớn nhất,
có màu nâu sẫm nhất và gamma ray có giá trị cao. Vì vậy, sét tập D có thể được
coi là tầng sinh chính yếu của toàn bo