Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1.1. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.1. Khái niệm tín dụng trung dài hạn 4

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn 5

1.1.3. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế 6

1.2. Rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 9

1.2.1. Bản chất rủi ro tín dụng trung dài hạn 9

1.2.2. Các chỉ tiêu của rủi ro tín dụng 10

1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung dài hạn 13

1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung dài hạn 14

1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 17

1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. 18

1.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng 18

1.3.3. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay: 20

1.3.4. Tham gia bảo hiểm tín dụng 20

1.3.5. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng 21

1.3.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng 21

1.3.7. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng 22

1.3.8. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh 23

1.3.9. Xử lý nợ có hiệu quả 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua 29

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 29

2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 30

2.1.3. Kết quả kinh doanh 36

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN 37

2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn 37

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT VN 41

2.3. Những thành tựu mà NHNT đã đạt được trong thời gian qua 48

2.3.1. Những biện pháp mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua 48

2.3.2. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tại NHNT VN 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 58

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT Việt Nam trong thời gian tới 58

3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 58

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN 60

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn 60

3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng 61

3.2.2. Tăng cường vốn tự có 63

3.2.3. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng 64

3.2.4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 65

3.2.5. Thẩm định tốt trước khi cho vay 65

3.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 69

3.2.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống 71

3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 72

3.2.9. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 73

3.2.10. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng 74

3.3. Một số kiến nghị 75

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 75

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76

KẾT LUẬN 78

 

 

docx89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín dụng. Bảng 02: Tổng dư nợ tín dụng của NHNT VN Đơn vị: tỷ đồng Năm Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng 2003 36 850 35,6% 2004 48 786 32,39% 2005 56 065 14,92% 2006 62 400 11,30% Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNT năm 2003-2006 Nhìn vào bảng trên, nhận thấy công tác cung cấp tín dụng đối với nền kinh tế qua các năm có xu hướng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, hình thức tín dụng cũng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng hơn. Năm 2004 tổng dư nợ tín dụng mà NHNT đạt 48786 tỷ đồng, tăng 32,39% so với năm 2003, năm 2005 đạt 56065 tỷ đồng tăng 14,92% so với năm 2004, và đến năm 2006 đạt 62400 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2005. Có thể thấy tuy doanh số năm sau cao hơn năm trước, nhưng lại thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm dần. Xu hướng này nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống NHNT, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành và 04 NHTMNN. Trong những năm qua công tác tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với nguồn vốn hơn. Trong công tác tín dụng, NHNT luôn đề cao việc thực hiện nghiêm túc Luật các TCTD, các quy định, quy chế của NHNN. NHNT đang từng bước cơ cấu lại hoạt động tín dụng cho phù hợp với tình hình chung và hiệu quả, mở rộng tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, chiến lược của NHNT trong 3 năm qua là “tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung và nâng cao chất lượng hướng tới chuẩn mực quốc tế”. NHNT đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro như: Quy chế hoá, quy trình hoá nghiệp vụ, tháng 6/2006 NHNT đã đưa vào áp dụng quy trình tín dụng mới, có hệ thống xếp hạng doanh nghiệp, xây dựng phương pháp xác định hạn mức tín dụng, hệ thống chấm điểm xếp hạng TCTD được đưa vào từ cuối năm 2004, đưa ra phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo ngành và lĩnh vực đầu tư, chính sách tín dụng được chú trọng theo khu vực kinh tế và nhóm khách hàng. 2.1.2.3. Hoạt động khác Hoạt động thanh toán Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT (năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 22% và nhập khẩu tăng… so với năm 2005). Tính chung xuất nhập khẩu, năm 2006 NHNT đạt doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2005 (thấp hơn nhiều mức tăng 28% của năm 2005) và chỉ chiếm 27% thị phần cả nước, giảm 3,2% so với năm ngoái (năm 2005 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 30,2%). Thanh toán liên Ngân hàng: Hoạt động thanh toán liên Ngân hàng đã có sự thay đổi quan trọng với việc NHNT thực sự trở thành trung tâm xử lý giao dịch VCB-MONEY của toàn hệ thống, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho các đối tượng khách hàng là các định chế tài chính và các doanh nghiệp (kênh VCB-MONEY chiếm 97% giao dịch). Với việc thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng sử dụng như dịch vụ báo có trực tuyến, trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế, hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho đến nay đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh này. Trong năm 2006 đã thực hiện 928000 giao dịch với trị giá lên tới 332750 tỷ đồng và 21 tỷ USD. Kinh doanh thẻ Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT đã phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2006 NHNT đã phát hành 20907 thẻ quốc tế, đưa tổng số thẻ quốc tế đang lưu hành đạt 72500 thẻ với tổng doanh số sử dụng thẻ đạt 1012,6 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế- VIETCOMBANK MTV sau 9 tháng phát hành (từ tháng 03/2006) đến nay đã đạt 11576 thẻ. Tổng số thẻ Connect 24 lên tới 1,5 triệu thẻ, riêng năm 2006 NHNT phát hành 580000 thẻ, tăng 63% so với năm 2005. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2006 đạt 6200 tỷ quy đồng (386,3 triệu USD), tăng 22,8% so với năm 2005. Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 đạt mức rất cao: rút tiền mặt gần 2000 tỷ đồng/tháng (tăng 64%), chuyển khoản hơn 335 tỷ đồng/tháng (tăng 67,5%) và thực hiện các giao dịch chỉ tiêu hàng hoá dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ hơn 1,5 tỷ đồng/tháng (tăng 50%). Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty viễn thông di động. Trong năm 2006, NHNT đã phát hành được một số loại thẻ mới như: VIETCOMBANK SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CPB. Năm 2006 đã đánh dấu một bước tiến của NHNT trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước với một loạt các chương trình hợp tác với VISA, MASTERCARD, AMERICAN EXPRESS và VIETNAM AIRLINE, CHINA UNION PAY (CUP). Kinh doanh ngoại tệ Trong giai đoạn 2004-2006, hoạt động kinh doanh ngoại hối của VIETCOMBANK có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND tăng ổn định. Trong năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT đạt 19 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2005, doanh số mua vào đạt 8,5 tỷ USD, mua từ NHNT đạt 1 tỷ USD. Doanh số ngoại tệ bán ra đạt 9,5% tương ứng với 9,5 tỷ và hầu hết là bán cho TCKT và cá nhân, trong đó bán cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu chiếm 24,8%. 2.1.3. Kết quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng năm 2006 đạt 3600 tỷ, tăng 14,5%; Lợi nhuận sau thuế đạt 2470 tỷ, tăng 88,7% so với cuối năm 2005. Chỉ số thu nhập /tổng tài sản (ROA) của NHNT trong năm 2006 đạt 1,6%; Chỉ số thu nhập /vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27,4%. Cơ cấu thu nhập tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (từ 57,3% năm 2005 xuống còn 47,5% năm 2006), tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (từ 42,7% lên 52,5% trong năm 2006). 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN 2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn 2.2.1.1. Nguồn vốn trung dài hạn Một trong những thế mạnh của NHNT VN là tiềm lực vốn rất mạnh. Với tổng nguồn vốn huy động là 171862 tỷ quy đồng, NHNT hiện nay đang là Ngân hàng Việt Nam có tổng nguồn vốn lớn nhất. Tuy nhiên để tiến hành cấp tín dụng trung dài hạn thì NHNT không thể dùng và cũng không được phép dùng toàn bộ nguồn vốn huy động được bao gồm nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nguồn dùng để cho vay trung dài hạn ngoài nguồn huy động trung dài hạn thì chỉ được dùng 40% nguồn huy động ngắn hạn, do đó nguồn chính dùng để cho vay trung dài hạn là nguồn huy động trung dài hạn. Trong khi đó với những điều kiện hiện nay ở nước ta thì nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một khó khăn đối với bất kỳ một Ngân hàng nào cũng như NHNT VN. Bảng 03: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn năm 2006 của NHNT VN Đơn vị: tỷ đồng Nội dung 12/2005 12/2006 Tăng giảm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 139 385 100 171 862 100 32 477 23,3 Không kỳ hạn 74 306 53,3 88 165 51,3 13 859 18,7 kỳ hạn < 12 tháng 35 793 25,7 43 522 25,3 7 729 21,6 Kỳ hạn > 12 tháng 29 285 21,0 40 174 23,4 10 889 37,2 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2006 của NHNT VN Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng đã được cải thiện đáng kể so với năm 2005. Nguồn vốn trung dài hạn đạt 40174 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng vốn huy động, tăng 37,2% so với năm 2005 trong khi tốc độ tăng của vốn huy động chỉ đạt 23,3%. Đây là thành tích rất lớn của NHNT VN. Tuy nhiên, do cơ cấu vốn của NHNT có tới 54% là ngoại tệ nên số vốn tiền đồng có thời hạn trên 12 tháng thực tế cũng không nhiều. Nguồn lực về vốn trung dài hạn bằng VND khá mỏng đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng bằng VND của NHNT, nguồn vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ tương đối dồi dào nhưng việc mở rộng tín dụng bằng ngoại tệ cũng đang gặp khó khăn khi ngoại tệ liên tục tăng giá như thời gian qua. 2.2.1.2. Hoạt động cho vay trung dài hạn Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn mở cửa thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn trung dài hạn cho các dự án. Đứng trước bối cảnh đó, NHNT đã triển khai chiến lược phát triển đến năm 2010, trong đó một trong những mục tiêu phấn đấu là tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ. Cho đến nay, hoạt động cho vay trung dài hạn ngày càng phát triển ở NHNT, có thể thấy qua biều đồ sau: Biểu đồ 02: Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn của NHNT VN trong những năm gần đây Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2003-2006 Trong những năm qua dư nợ tín dụng trung dài hạn tại NHNT liên tục tăng với kết quả rất khả quan, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Đây chính là kết quả của một thời gian dài nỗ lực tập trung triển khai chương trình đầu tư các dự án lớn, các dự án trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực điện lực, vận tải biển.... Tình hình tín dụng trung dài hạn ngày 31/12/2006 được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 04: Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn tại NHNT năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng giảm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ TDH 22 274 100 25 459 100 3 185 14,3 VND 10 763 48,32 11 635 45,7 872 8,1 Ngoại tệ (quy VND) 11 511 51,68 13 824 54,3 2 313 20,09 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2006 của NHNT NHNT VN Trong năm 2006 vừa qua, dư nợ tín dụng trung dài hạn đã tăng 3185 tỷ đổng, với tỷ lệ 14,3%, tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng (11,3%), Nếu như đối với cho vay vốn ngắn hạn, dư nợ VND chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 70,68% so với tổng dư nợ ngắn hạn) thì trong cho vay trung dài hạn, dư nợ ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn. Cơ cấu khách hàng và cơ cấu lĩnh vực đầu tư trung dài hạn tại NHNT năm 2006 có xu hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức ngoài quốc doanh, mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Cơ cấu tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp và phân theo ngành kinh tế năm 2006 như sau: Bảng 05: Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ trung dài hạn *Phân theo loại hình DN Quốc doanh Ngoài quốc doanh *Phân theo ngành kinh tế Thương nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng Nông lâm nghiệp Các ngành khác 25 459 13 671 11 788 9 624 8 045 2 775 1 426 3 590 100 53,7 46,3 37,8 31,6 10,9 5,6 14,1 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2006 của NHNT Xét về cơ cấu khách hàng, một trong những ưu thế của NHNT là có đội ngũ khách hàng khá tốt so với các Ngân hàng khác. Nhìn chung hiện nay trên những địa bàn có NHNT hoạt động thì các khách hàng tốt đều có giao dịch với chi nhánh NHNT cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng trung dài hạn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do cơ cấu khách hàng còn tập trung, cụ thể là: Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế quốc doanh đã giảm hơn so những năm trước (năm 2005 là 61%), tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (53,7%). NHNT đang tập trung cho vay các công ty lớn như công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty điện lực,... Các khách hàng này chiếm phần lớn dư nợ trung dài hạn của NHNT: Công ty xi măng Hà Tiên II 372 tỷ đồng, Công ty xi măng Chinfon 50 triệu USD, Tổng công ty dầu khí Việt Nam 300 triệu USD, Tổng công ty điện lực Việt Nam 794,8 tỷ đồng… Các công ty này là những khách hàng tốt và hiện đang là đối tượng chào mời của các NHTM khác. Tuy nhiên, sự tập trung thái quá sẽ không an toàn. NHNT thời gian qua cũng tiếp tục mở rộng giao dịch với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng 46,3% trong tổng dư nợ, đây là một con số đáng khích lệ. Xét theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, hoạt động tín dụng trung dài hạn tập trung chủ yếu vào thương nghiệp (37,8%), công nghiệp chế biến (31,6%), xây dựng 10,6%… Nhận thức được đội ngũ khách hàng của NHNT chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và luôn chịu áp lực bị chia sẻ bởi sự cạnh tranh tất yếu từ phía các NHTM khác do sự phát triển của hệ thống TCTD, Ban lãnh đạo NHNT đã nhấn mạnh nhiệm vụ đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, tuy nhiên việc triển khai còn chậm, thiếu giải pháp, biện pháp mạnh mẽ quyết liệt, chủ yếu còn tập trung một số ngành hàng như: thuỷ sản, gạo, than, cà phê, dầu khí, viễn thông, điện lực… NHNT cũng đã ký những hợp đồng cung cấp tín dụng cho các dự án với giá trị lớn và thời gian dài lên tới 30-40 năm như các hợp đồng cung cấp tín dụng cho dự án Thuỷ điện Pleikrong 444,8 tỷ đồng, dự án lọc dầu Dung Quất với trị giá 300 triệu USD, xuất khẩu thuỷ hải sản khoảng 600 tỷ, xuất khẩu gạo 300 tỷ… Một danh mục tập trung như vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NHNT nhất là các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta có chỗ đứng chưa thật vững chắc, giá cả còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế và thị trường thế giới. Nhìn chung hoạt động tín dụng trung dài hạn chưa trở thành thế mạnh của NHNT VN chưa tương xứng với tiềm lực về vốn và uy tín của NHNT VN trên thương trường. Tuy nhiên chất lượng tín dụng trong những năm qua đã có nhiều cải thiện so với trước, đó là nhờ vào những nỗ lực của NHNT trong thời gian qua. Song để tương xứng hơn với tiềm lực về vốn của NHNT thì NHNT trong thời gian tới cần có nhiều biện pháp mạnh mẽ và tích cực hơn nữa. 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT VN Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động tín dụng và các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được, để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại người ta thường đánh giá thông qua hai chỉ tiêu sau: 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT trong những năm qua thể hiện như sau: Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT trong những năm qua Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ trung dài hạn 17 635 22 274 25 459 Nợ quá hạn trung dài hạn 1 199 690 499 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 6,8% 3,1% 1,96% Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2004-2006 Căn cứ bảng trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT từ năm 2004 đến năm 2006 đã có những chuyển biến tích cực, đã giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Về giá trị tuyệt đối, năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn của NHNT là 499 tỷ, giảm 191 tỷ đồng so với năm 2005, về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2006 là 1,96%, trong khi năm 2005 là 3,1% và năm 2004 là 6,8%. Dư nợ quá hạn phát sinh là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi, hay không như dự định ban đầu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong cho vay trung dài hạn đều là những khoản vay với thời hạn dài, có dự án kéo dài đến hàng chục năm, thị trường có nhiều biến động biến động đột biến nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có những biến động bất lợi mà doanh nghiệp không kịp thời chống đỡ nên gặp phải rủi ro, khách hàng gặp phải rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp phải rủi ro. Tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn mà người ta có thể chia thành nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày và nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi). Bảng 07: Phân loại nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Nội dung 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 1 199 100 690 100 499 100 Nợ quá hạn < 180 ngày 495 41,3 320 46,4 246 49,2 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày 184 15,3 128 18,5 97 19,4 Nợ quá hạn > 360 ngày 520 43,4 242 35,1 157 31,4 Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2006 của NHNT VN Một tồn tại lớn đối với NHNT là tỷ nợ quá hạn trên 360 ngày (nợ khó đòi) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn trung dài hạn, năm 2005 là 35,1% năm 2006 là 31,4%, có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng của nợ khó đòi năm 2006 đã giảm xuống so với năm 2005 nhưng giảm chưa đáng kể và tỷ trọng của nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn vẫn ở mức độ cao. Do trong những năm gần đây NHNT thực hiện chủ trương “tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế” nên các khoản nợ quá hạn phát sinh là giảm, nguyên nhân của nợ khó đòi có tỷ trọng lớn là do tồn đọng từ nhiều năm nay, kết quả của việc cho vay theo các chương trình và chính sách của nhà nước. Trong đó nợ khó đòi của thành phần kinh tế quốc doanh như doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể… chiếm tỷ trọng chính trong tổng nợ khó đòi (chiếm tới 79%), thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 21%). Sở dĩ như vậy là vì trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn hoạt động hiệu quả hơn thành phần kinh tế quốc doanh tồn tại một thời gian dài dưới cơ chế quan liêu bao cấp, dưới sự bảo hộ quá lớn của nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi trong thời gian qua, đó là do trong thời gian qua có nhiều biến động bất lợi xảy ra ngoài tầm kiểm soát, nổi lên là thiên tai bão lụt tàn phá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa và dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng đối với gia súc diễn ra trên một diện rộng, thiệt hại của nhà nước và nhân dân lên đến hàng tỷ đồng; Ngoài ra giá cả hàng hoá, vật tư, xăng dầu trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi; Trong năm 2006 có nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn như giầy dép bị áp thuế chống phá giá, thuỷ sản bị kiểm duyệt gắt gao về dư lượng kháng sinh... Còn một nguyên nhân nữa đó là trong năm 2006 thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến một loạt các khoản vay đổ vào thị trường bất động sản cũng bị đóng băng theo không có nguồn để hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Bảng 08: Phân loại nợ theo tài sản đảm bảo Đơn vị: tỷ đồng Nội dung 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn TDH 1 199 100 690 100 499 100 Nợ không có tài sản đảm bảo 577 48,12 301 43,62 193 38,72 Nợ có tài sản đảm bảo 622 51,88 389 56,38 306 61,28 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-2006 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên (từ 43,60% năm 2005 xuống còn 38,72% năm 2006) trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm đi (56,38% năm 2005 lên 61,28% năm 2006), nguyên nhân là do các khoản vay không có tài sản đảm bảo đều là các khoản vay đối với các khách hàng truyền thống khách hàng có uy tín, có xếp hạng tín dụng cao chưa hề có bất cứ khoản nợ quá hạn nào ở bất kỳ một Ngân hàng nào ở Việt Nam và dự án tốt, kinh doanh hiệu quả trong một thời gian dài. Bên cạnh đó đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo, không đủ uy tín nên phải có tài sản đảm bảo mới có thể được vay trong khi đó doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh không hiệu quả lắm dễ dàng bị chao đảo khi có bất thường trên thị trường xảy ra, một tình trạng cũng hay xảy ra đó là tình trạng các tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị đã cũ lạc hậu, nên không ràng buộc được khách hàng trách nhiệm trả nợ, ngoài ra tỷ lệ này còn cho thấy có thể có thể cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ tài sản đảm bảo hoặc quá chú trọng vào tài sản đảm bảo coi việc có tài sản đảm bảo là yên tâm không thẩm định kỹ dự án và trong quá trình giải ngân đã không giám sát chặt chẽ. Đây là một tư tưởng sai lầm của một số cán bộ tín dụng, tài sản đảm bảo chỉ được coi là nguồn nợ thứ hai trong trường hợp không thể thu nợ từ hiệu quả của dự án, nguồn trả nợ quan trọng nhất chính là từ nguồn thu của dự án. Như vậy một vấn đề đặt ra nữa đối với NHNT là phải thường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, ngay từ khi tuyển dụng cần phải tuyển dụng những người có trình độ, trong quá trình làm việc phải thường xuyên bồi dưỡng đào tạo… 2.2.2.2. Tình hình nợ xấu Tình hình nợ xấu trung dài hạn của NHNT trong mấy năm qua thể hiện như sau: Bảng 09:Tình hình nợ xấu của NHNT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ TDH 17 635 22 274 25 459 Nợ xấu 432 401 303 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2,45% 1,8% 1,19% Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2004-2006 của NHNT VN Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của NHNT qua ba năm 2004-2006 đã giảm dần, từ 2,45% năm 2004 xuống 1,8% năm 2005 và đến năm 2006 là 1,19%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2006 là 4-5%. Đây là kết quả từ những nỗ lực của NHNT trong việc xử lý nợ xấu. Bảng 10: Tình hình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ TDH 17 635 22 274 25 459 Nợ khoanh TDH 169 107 79 Tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ 0,96% 0,48% 0,31% Nguồn: báo cáo thường niên 2004-2006 Nợ khoanh chờ xử lý là những khoản nợ chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước, sau khi xem xét thấy các doanh nghiệp cần có thêm thời hạn để thu hồi và tiền chi trả đầy đủ cho Ngân hàng, Ngân hàng cho phép khoanh khoản nợ đó trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp buộc phải trả hết nợ cho Ngân hàng và trong thời gian đó Ngân hàng sẽ không tính lãi cho doanh nghiệp. Dựa vào bảng trên ta thấy tình nợ khoanh chờ xử lý của NHNT qua 3 năm cũng đã giảm, về giá trị tuyệt đối giảm từ 169 tỷ đồng năm 2004 xuống 79 tỷ đồng năm 2006, với tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ giảm từ 0,96% năm 2004 xuống 0,31% năm 2006. Tuy nhiên, đối với các NHTM nói chung và NHNT nói riêng thì các khoản nợ khoanh mà theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là những khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì khả năng thu hồi lại vốn là rất thấp. Trên thực tế trong cho vay tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, hơn nữa NHNT đã thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đồng thời chuyển các khoản lãi chưa thu được ra theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng, nên các khoản nợ khoanh mới phát sinh là rất nhỏ, phần lớn các khoản nợ khoanh hiện nay của NHNT đều là các khoản nợ từ năm trước để lại, mà chủ yếu là các khoản nợ cho vay theo chế độ, theo chính sách. Trong năm 2006 NHNT cũng đã tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn góp phần giảm tỷ lệ quá hạn và tỷ lệ nợ khoanh xuống thấp như hiện nay, các khoản nợ NHNT đã thu được toàn bộ phần nợ gốc quá hạn như Công ty Tài Trung với số tiền là 700 triệu VND gốc quá hạn và gần 45 triệu VND lãi quá hạn, Công ty Đại Hoàng Sơn thu hồi được 100 triệu VND quá hạn, Công ty Đay Nam Định vẫn đang trong thời gian khoanh… Như vậy trong thời gian tới NHNT cần tiếp tục có các biện pháp để thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh đồng thời có các biện pháp tích cực và hữu hiệu hơn để hạn chế những khoản nợ này tiếp tục phát sinh. 2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Ngay từ khái niệm của rủi ro tín dụng là: “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng” đã cho thấy rủi ro tín dụng là vốn có, là tồn tại song song cùng các khoản cho vay, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng bất kỳ một NHTM nào cũng xác định sẽ có thể gặp rủi ro và để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra một biện pháp hiện nay đang được các NHTM thực hiện, đó là trích lập dự phòng rủi ro. Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Tại NHNT việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo đúng quy định 493/2005/QĐ-NHNN, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNT như sau: Bảng 11: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHNT VN qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm Trích lập dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 2004 366 2,08% 6,8% 2005 548 2,46% 3,1% 2006 104 0,41% 1,96% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003-2006 của NHNT VN Căn cứ quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành “quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHNT đã được thực hiện triệt để trong năm 2005, tại thời 31/12/2006 tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ là 1,96% giảm hơn nhiều so với năm 2005, d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan