Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư

1.1. Khái niệm dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư

1.2. Vai trò của dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư

1.3. Nội dung dự án đầu tư

2. Thẩm định và ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với Ngân hàng thương mại

2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

2.2. Thẩm định dự án đầu tư đối với các Ngân hàng Thương mại

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

3.1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án

3.2. Thẩm định nội dung thị trường của dự án

3.3. Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án

3.4. Thẩm định nội dung tài chính của dự án

3.5. Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội

3.6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

II. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư

2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

3.1 Nhân tố chủ quan

3.2 Nhân tố khách quan

4. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CUẢ NHNO & PTNT TỈNH QUẢNG NINH

1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh

1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

1.2. Tình hình kinh tế xã hội của Quảng Ninh

2. Khái quát hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT Quảng Ninh

3.1. Mô hình tổ chức, mạng lưới

3.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNO & PTNT QUẢNG NINH

1. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

2. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2010

1. Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế Quảng Ninh đến năm 2010

2. Định hướng hoạt động của NHNo & PTNT Quảng Ninh đến năm 2010

3. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của NHNo & PTNT Quảng Ninh

4. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

1. Về quy hoạch tổng thể nền kinh tế

2. Về vấn đề thực hiện chế độ kế toán thống kê

3. Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn

4. Bố trí sắp xếp và tổ chức lại các Doanh nghiệp Nhà nước

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các Ngân hàng thương mại

2. Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng, thông tin về doanh nghiệp

3. Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các Ngân hàng Thương mại và tổng kết kinh nghiệm

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhất. b. Tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư: Trên cơ sở nguồn thông tin có được về dự án, việc lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là điều rất quan trọng. Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư, việc tính đến giá trị thời gian của tiền trong các tiêu chuẩn thẩm định dự án là cực kỳ quan trọng. Trong nhiều dự án, nếu không tính đến giá trị thời gian của tiền thì dự án khả thi có hiệu quả, nhưng nếu tính đến giá trị thời gian của tiền thì dự án không có hiệu quả về mặt tài chính. Do đó, việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu phải hợp lý và có sự thống nhất giữa Ngân hàng và chủ đầu tư cho cân bằng với lợi ích của mỗi bên. Ngoài ra, việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với điều kiện của từng dự án cũng rất quan trọng. Nếu lựa chọn được các chỉ tiêu vừa đảm bảo tính chính xác, kết hợp được mặt mạnh của chỉ tiêu vừa phù hợp với tình hình thực tế của mỗi quốc gia, khu vực, mỗi dự án cũng như điều kiện cụ thể của ngân hàng thì chất lượng thẩm định dự án sẽ cao hơn. Trong điều kiện hiện nay, với sự đa dạng về loại hình và quy mô của dự án, nếu Ngân hàng vẫn sử dụng những phương pháp thẩm định cũ với những chỉ tiêu cũ thì các kết quả thẩm định dự án sẽ không chính xác, chất lượng thẩm định tài chính của dự án sẽ thấp. Những phương pháp thẩm định dự án hiện đại sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án thuận lợi, chính xác và toàn diện hơn. Từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay được chính xác hơn. Như vậy, tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. c.Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thẩm định Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Bởi lẽ, con người là nhân tố trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động thẩm định, liên kết phối hợp các nhân tố trong thẩm định, chi phối các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư Việc Ngân hàng sử dụng phương pháp thẩm định, chỉ tiêu thẩm định, kỹ thuật phân tích như thế nào phụ thuộc vào trình độ của cán bộ thẩm định, nếu cán bộ thẩm định không có năng lực và trình độ ngân hàng sẽ chọn phương pháp thẩm định đơn giản, chắc chắn kết quả thẩm định sẽ không chính xác, nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng không hiệu quả. d. Tổ chức điều hành: Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau và có liên hệ với nhiều hoạt động khác. Do đó, việc sắp xếp tổ chức để kết hợp được các hoạt động trong một tổng thể kế thừa, hỗ trợ cho nhau có tác động lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư được thực hiện chặt chẽ, khoa học, sẽ phát huy được năng lực của từng cá nhân, hạn chế được những mặt yếu của họ, liên kết được cá nhân trong toàn ngân hàng, loại bỏ được những rủi ro nhất là rủi ro đạo đức, khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho công tác thẩm định, từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định dự án đầu tư. e. Trang thiết bị kỹ thuật: Các trang thiết bị hiện đại ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Sự phát triển của máy tính hiện đại và việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp Ngân hàng tính toán các chỉ tiêu nhanh chóng và chính xác hơn. Do đó, chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngày một nâng cao. Ngoài các nhân tố trên, một số các yếu tố khác của ngân hàng như: chiến lược, định hướng hoạt động, cơ chế chính sách, năng lực quản lý của ban lãnh đạo… cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng. 3.2 Nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nhân tố khách quan bao gồm áp lực về chính trị, quyền lực, sự yếu kém trong cơ chế, chính sách, luật pháp của nhà nước gây khó khăn cho hoạt động xã hội nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Các yếu tố về môi trường, kinh tế xã hội, thị trường gây ra những tác động bất thường tới dự án, do đó làm giảm chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nhận thức, trình độ, khả năng lập và thẩm định dự án của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng. 4. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư - Tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. - Cán bộ làm công tác thẩm định phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm vững kiến thức nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, vững vàng trong xử lý nghiệp vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. - Hoàn thiện các văn bản nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Phối hợp với Trung tâm đào tạo làm tốt nhiệm vụ tập huấn, nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và cán bộ có liên quan. - Đẩy mạnh công tác phân tích kinh tế, phân tích khách hàng, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng công ty, làm rõ tính minh bạch về năng lực tài chính của từng doanh nghiệp có liên quan. - Tiếp cận khách hàng để khai thác các dự án đầu tư khả thi, hiệu quả, khai thác nguồn vốn… - Cung cấp kịp thời những thông tin về diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến ngành kinh tế, vật nuôi, cây trồng. Nâng cao chất lượng thông tin và dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo thống kê, thẩm định và lưu trữ hồ sơ. - Kiện toàn bộ máy làm công tác thẩm định chuyên trách từ Trung ương đến các chi nhánh theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận thẩm định trong hệ thống các Ngân hàng để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong cho vay. - Thực hiện có hiệu quả, có chọn lọc đối với các hợp đồng nguyên tắc đã được ký kết với các Tổng công ty Nhà nước, với các Ngân hàng thương mại khác. - Phối hợp với các phòng ban có liên quan, tham mưu cho lãnh đạo trong việc xác định chiến lược đầu tư đối với các dự án, các Tổng công ty, các ngành kinh tế và nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng. - Tăng cường công tác kiểm tra sau thẩm định, kiểm tra chuyên đề. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NO & PTNT QUẢNG NINH I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CUẢ NHNO & PTNT TỈNH QUẢNG NINH 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh 1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh biên giới Đông Bắc của Tổ Quốc, nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ có khả năng phát triển cả về đường bộ, hàng hải và hàng không với các vùng khác trong cả nước và nước ngoài. Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Quảng Ninh có điều kiện mở rộng giao thương, thiết lập các mối quan hệ về hoạt động kinh tế, khoa học và xã hội với các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước và thế giới, có Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên của thế giới”, là điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Quảng Ninh nổi tiếng về giầu khoáng sản, đặc biệt là nguồn than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30-40 triệu tấn/năm. Ngoài than đá, Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như đá vôi, đất sét…đáp ứng nhu cầu xây dựng của Quảng Ninh cũng như của cả nước. Các nguồn lợi khoáng sản khác: Cát thuỷ tinh Vân Hải, là những nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ nhu cầu trong tỉnh cũng như xuất khẩu. Là tỉnh ven biển, khả năng khai thác cá biển của Quảng Ninh khoảng 20.000-25.000 tấn/năm. Đặc biệt có các loài hải sản như tôm, cua, mực… đa dạng, phong phú, chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách du lịch và xuất khẩu. Với trên 40.000 ha bãi triều, 20 ha eo vịnh và hàng chục vạn ha vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các tài nguyên về đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất xây dựng công nghiệp, tài nguyên nước ngọt…tạo cho Quảng Ninh một tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú. 1.2. Tình hình kinh tế xã hội của Quảng Ninh Là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, kinh tế Quảng Ninh phát triển và tăng trưởng khá, GDP bình quân giai đoạn 2000-2005 đạt trên 15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp, du lịch - dịch vụ ngày càng tăng, đến năm 2004, công nghiệp - xây dựng chiếm 47%, du lịch - dịch vụ chiếm gần 44% và đang có chiều hướng phát triển khả quan hơn; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 9%. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 200 triệu USD. Quảng Ninh có nhịp độ tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân của cả nước, GDP bình quân đầu người vào loại khá. Sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực phát triển đa dạng và năng động hơn, tiếp cận và thích ứng dần với cơ chế thị trường, xoá bỏ tư tưởng bao cấp, thụ động. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã và đang được sắp xếp lại. Từ chỗ có 204 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý, qua 5 năm sắp xếp lại chỉ còn 90 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động đều có hiệu quả hơn trước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển, tuy tỷ trọng còn nhỏ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang lại hiệu quả cao, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Các hợp tác xã đã cơ bản chuyển đổi xong theo luật Hợp tác xã, bước đầu phát huy tích cực. Tài chính Ngân hàng: Thu ngân sách tỉnh tăng nhanh, năm 2002 đạt 3.026 tỷ đồng, năm 2003 đạt 3.495 tỷ đồng, năm 2004 đạt 4.089 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng trên 15%. Dư nợ Ngân hàng tăng từ 3.100 tỷ đồng năm 2002 lên 4.306 tỷ đồng vào năm 2003, 5.000 tỷ đồng vào năm 2004, tăng xấp xỉ 40% hàng năm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao… được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hơn 900 phòng học cao tầng, trên 50 cơ sở y tế, nhiều điểm vui chơi, nhà văn hoá, bưu điện văn hoá được xây dựng mới và đưa vào hoạt động. Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động. Toàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. 2. Khái quát hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 NHTMQD: NHCT, NHĐT, NHNT, NHNo; cùng với hoạt động của Ngân hàng ngoài quốc doanh: chi nhánh NHCP Hàng Hải, chi nhánh NHCP nhà và mới đây có thêm sự góp mặt của VIP Bank. Tốc độ tăng trưởng của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm như sau: Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng vững chắc. Về nguồn vốn, ngoài hình thức huy động truyền thống như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu…, các Ngân hàng thương mại đã tích cực triển khai các biện pháp khơi tăng nguồn vốn, mở rộng đối tượng khách hàng, thu hút các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội như kho bạc, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Mặt khác tích cực mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt; tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Hoạt động của ngành Ngân hàng Quảng Ninh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thánh phần kinh tế trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về vốn huy động và cho vay chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và không đồng đều giữa các Ngân hàng. Vốn huy động ngoại tệ chưa cao. Đầu tư cho kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn thấp và chưa thực sự được quan tâm. Việc mở rộng tới các ngành nghề phục vụ nông nghiệp và nông thôn, thuỷ hải sản còn chậm… Nợ quá hạn giảm do một phần được xoá, được xử lý rủi ro… Kết quả tài chính không đồng đều giũa các chi nhánh Ngân hàng, đời sống cán bộ công nhân viên Ngân hàng tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. 3. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT Quảng Ninh 3.1. Mô hình tổ chức, mạng lưới NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1988, ban đầu gồm hội sở chính và 9 chi nhánh Ngân hàng huyện, thị xã trực thuộc, tổng số CBCNV hơn 600 CBCNV.Trải qua hơn 15 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đến nay NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh có 16 chi nhánh NH cấp II (NHNo & PTNT huyện, thị xã, thành phố, khu vực) và 20 chi nhánh NH cấp III, các phòng giao dịch và bàn tiết kiệm, với số CBCN là 420 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 213 người, chiếm 50,5%, trung cấp là 185 người, chiếm 44%, sơ cấp, chưa qua đào tạo 24 người, chiếm 5,5% chủ yếu là lái xe và bảo vệ. NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh là Ngân hàng thương mại trên địa bàn có mạng lưới rộng nhất, NHNo & PTNT Quảng Ninh có trụ sở ở tất cả các huyện, thị xã, như Ông Lê Văn Sở - Tổng Giám đốc NHNo & PTNTVN đã nói: “Nếu so sánh mạng lưới NHNo & PTNT với mạng lưới phủ sóng của Vinaphone thì mạng lưới NHNo & PTNT phủ sóng rộng hơn”. Thật vậy, riêng địa bàn thành phố Hạ Long còn có hai chi nhánh NH cấp II. Dưới các NHNo & PTNT cấp II còn có mạng lưới các NH cấp III, phòng giao dịch, bàn tiết kiệm huy động vốn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao dịch với Ngân hàng. 3.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh đến năm 2004: Vốn huy động đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng so với năm 2003 và tăng hàng trăm lần so với khi mới thành lập, đạt 103% so với kế hoạch TW giao. Chúng ta nghiên cứu kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh trong 3 năm 2002, 2003 và năm 2004 trên các nội dung: Nguồn vốn, cho vay và kết quả kinh doanh. Nguồn vốn của NHNo& PTNT Quảng Ninh gồm hai loại chủ yếu, đó là vốn huy động trên địa bàn và nguồn vốn uỷ thác đầu tư các dự án, số liệu như sau: Bảng 01: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Quảng Ninh Giai đoạn 2002-2004 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số dư Tốc độ tăng(%) Số dư Tốc độ tăng(%) Số dư Tốc độ tăng(%) 1-Vốn huy động Phân theo khách hàng - TG các TC KT-Xã Hội - TG dân cư Phân theo thời gian - TG không kỳ hạn - TG có KH < 12 tháng - TG có KH >= 12 tháng 1.090 625 465 394 310 386 54 74 33 9 63 147 1.344 790 554 533 328 483 24 26 19 35 6 25 1.660 965 695 615 412 633 23 22 25 15 26 31 2-Vốn uỷ thác đầu tư 198 17 204 3 216 6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo & PTNT Quảng Ninh 2002, 2003, 2004) Tốc độ tăng (%) Năm Vốn huy động tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2002 tăng 54% so với năm 2001, vượt định hướng chung toàn ngành là tăng từ 20-25%. Tuy nhiên vốn huy động tăng mạnh do TG các TC KT-XH : Năm 2002 tăng 266 tỷ đồng, tương ứng tăng 174% so với năm 2001; Năm 2003 tăng 165 tỷ đồng, tương ứng tăng 126% so với năm 2002. Tiền gửi dân cư khá tăng đáp ứng được chỉ tiêu tăng chung của toàn ngành. Nguồn vốn huy động tăng nhanh, NHNo & PTNT Quảng Ninh thường xuyên thừa vốn và điều hoà về TW trên 300 tỷ đồng, song năm 2004 lại thiếu vốn và phải điều hoà từ những nguồn khác như Trung ương điều về... Nguồn vốn không kỳ hạn tăng mạnh năm 2003 và giảm xuống năm 2004 nguồn vốn này chi phí đầu vào thấp tạo điều kiện về mặt tài chính cho NHNo & PTNT Quảng Ninh, tuy nhiên nguồn vốn này lại không ổn định, gây khó khăn trong việc điều hoà vốn. Nguồn vốn TG KH > 12 tháng luôn tăng với tỷ lệ tăng cao, đây là nguồn vốn khá ổn định, chứng tỏ NHNo & PTNT trong các năm qua đã có sự tăng trưởng nguồn vốn khá mạnh mẽ, thương hiệu NHNo & PTNT đã được khẳng định và có uy tín cao. Công tác cho vay của NHNo & PTNT Quảng Ninh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 02: Tình hình cho vay của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002 - 2004 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 792 1.539 1.949 1. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế + Doanh nghiệp Nhà nước 184 23,3 699 45 830 43 + Hợp tác xã 9 1 10 0,5 + Công ty trách nhiệm hữu hạn 98 12,2 157 10 297 15 + Doanh nghiệp tư nhân 39 2,5 31 2 + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 32 2 26 1,5 + Kinh tế hộ sản xuất 510 64,4 394 26 516 26 + Hộ tiêu dùng 208 14 239 12,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo & PTNT Quảng Ninh 2002, 2003, 2004) Qua bảng số liệu trên, dư nợ tăng qua các năm, năm 2003 tăng 94,3% so với năm 2002 đây là giai đoạn Ngân hàng tăng trưởng mạnh về dư nợ, có thêm rất nhiều khách hàng lớn là các Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, năm 2004 tăng 26,6% so với năm 2003, đạt mục tiêu của NHNo & PTNT đề ra hàng năm tăng từ 20 - 25%. Đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT Quảng Ninh năm 2004 tăng trưởng hợp lý phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn và cân đối nguồn vốn tăng trưởng tại địa phương. Về cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, NHNo & PTNT Quảng Ninh cũng có nhiều thay đổi, thể hiện trên bảng số liệu sau: Bảng 03: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Ngành kinh tế Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Ngành nông ,lâm, ngư nghiệp 295 37 290 19 360 18,5 Ngành công nghiệp 158 20 689 45 897 56 Ngành TM dịch vụ du lịch 198 25 270 17,5 350 18 Cho vay đời sống và ngành khác 141 18 289 18,8 342 17,5 Tổng cộng 792 100 1.539 100 1.949 100 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2004 NHNo & PTNT Quảng Ninh tiếp tục tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ theo chiến lược kinh doanh đã được xác định, tăng cường đầu tư cho các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có thế mạnh như sản xuất kinh doanh than, giao thông, cảng biển, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ và du lịch. Đồng thời vẫn giữ vững và tăng đầu tư đối với khu vực nông thôn mở rộng, giữ vững và củng cố thị phần của NHNo & PTNT trên thị trường nông thôn khi bàn giao dư nợ uỷ thác Ngân hàng Chính sách Xã hội. Tăng cường đầu tư cho các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số khách hàng: Doanh nghiệp nhà nước 40, 146 công ty TNHH và công ty cổ phần, 38 Doanh nghiệp tư nhân, 2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 5 Hợp tác xã và 29.700 hộ sản xuất và tiêu dùng. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh: NHNo & PTNT Quảng Ninh là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trực tiếp kinh doanh và hạch toán độc lập, là đơn vị nhận khoán theo quy định 946 của NHNo & PTNT Việt Nam. Kết quả kinh doanh được thể hiện ở quỹ thu nhập. Quỹ thu nhập được xác định theo công thức sau: Quỹ thu nhập = (Tổng thu nhập - Tổng chi phí chưa lương) Quỹ tiền lương = Quỹ thu nhập x Đơn giá tiền lương Quỹ thu nhập của NHNo & PTNT Quảng Ninh qua 3 năm 2002, 2003, 2004 là 21.600triệu đồng, 49.392 triệu đồng và 67.020 triệu đồng. Tiền lương thực chi các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là: 11.880 triệu đồng, 27.160,6 triệu đồng, 36.861triệu đồng II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNO & PTNT QUẢNG NINH 1. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư là hoạt động khá mới mẻ trong nội dung hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Quảng Ninh. Thời gian trước đây, hoạt động tín dụng của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào việc áp dụng tín dụng ngắn hạn. Ý thức sâu sắc về vai trò quan trọng của vốn đầu tư trung và dài hạn đối với sự phát triển của nền kinh tế, xuất phát từ phương châm “Đầu tư chiều sâu cho Doanh nghiệp chính là đầu tư cho tương lai của Ngân hàng”, ban Giám Đốc đã có những cố gắng để chấn chỉnh, đổi mới và chú trọng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn, tỷ trọng dư nợ tín dụng dự án đã được nâng lên 25% trong tổng số dư nợ tín dụng. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng, muốn vậy phải thực hiện tốt ngay từ khâu thẩm định dự án, chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh được thể hiện như sau: Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, Ngân hàng đã thành lập phòng thẩm định riêng tách ra khỏi phòng Kế hoạch - Kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng là thẩm định các dự án lớn, dự án vay vốn từ hàng chục tỷ đồng trở lên và tái thẩm định các dự án nói trên. Như vậy Ngân hàng rất chú trọng đến công tác thẩm định dự án đầu tư và coi đây là một quy trình lớn quan trọng như các hoạt động kinh doanh khác. Hơn nữa, về chuyên môn hoá các cán bộ thẩm định rất có năng lực và bề dày kinh nghiệm, chất lượng thẩm định được nâng cao rõ rệt. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Quảng Ninh được quy định theo thể lệ cho vay trung và dài hạn áp dụng cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng, khách hàng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn phải có yêu cầu vay vốn cùng với luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án sản xuất sử dụng vốn, đệ trình tại Ngân hàng để phân tích xem xét cho vay. Dự án đầu tư là đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định. Do vậy khi thẩm định cần căn cứ vào từng loại hình để xem xét. Dưới góc độ của nhà tài trợ vốn, tổ chức cho vay thẩm định, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Dự án đầu tư rất đa dạng, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau có những dự án đầu tư khác nhau. Do vậy, việc thẩm định dự án phải căn cứ vào từng loại hình, từng ngành kinh tế kỹ thuật để có phương pháp thẩm định dự án một cách thích hợp. a. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư - Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương có liên quan đến đối tượng đầu tư của dự án. - Các quy hoạch phát triển ngành kinh tế của Chính phủ, địa phương có liên quan. - Dự án khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua Quyết định đầu tư. b. Thẩm định về thị trường - Thị trường cung cấp nguyên vật liệu Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy là nguồn trong nước hay nước ngoài. Nguồn trong nước bao giờ cũng ổn định hơn nguồn nước ngoài, không chịu sự biến động về mặt tỷ giá, phương thức thanh toán hay biến động về tình hình tài chính khu vực… Nhà máy có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không, trữ lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này. Ví dụ: Nhà máy xi măng xây dựng ở Thái Bình là không phù hợp về nguồn nguyên vật liệu vì Thái Bình không có núi đá vôi. Do vậy, thị trường cung cấp nguyên vật liệu cần phải được thẩm định, nghiên cứu kỹ, nếu không dự án sẽ khó có thể thực hiện được một cách khả thi… - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được hay không, đây là vấn đề mà các nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn hết sức quan tâm. Một dự án đầu tư, dù quy trình, công nghệ có tiên tiến đến đâu, nếu sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng và tính khả thi của dự án và tất nhiên ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng… Do vậy, khi thẩm định, tái thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Ngân hàng xem xét và tư vấn cho chủ đầu tư về một số vấn đề có liên quan: + Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế - xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm. + Các biện pháp tiếp thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, kể cả chính sách giá cả, tổ chức hệ thống phân phối, bao bì, quảng cáo sản phẩm. + Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng loại sẵn có trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này. - Thẩm định tình hình tài chính của dự án: + Về nhu cầu vốn + Về nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án Cán bộ thẩm định cần khái quát những vấn đề có liên quan: Căn cứ dự án đầu tư, thiết kế, tổng dự toán, cần xác định những điểm bất hợp lý trong tổng mức đầu tư, dự toán, thiết kế, định mức, đơn giá và các chi phí kiến thiết cơ bản khác có liên quan, để kiến nghị chủ đầu tư và người có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp (về phương pháp kỹ thuật kiểm tra XDCB, đã được NHNo & PTNT Việt Nam hướng dẫn trong văn bản số: 499/ NHNo-09 ngày 02/03/2001 của Tổng giám đốc). Có như thế mới chủ động trong việc cân đối vốn tín dụng một cách phù hợp với thực tế chi phí của dự án. Trong thực tế, có đơn vị vốn tự có thực tế không đủ hoặc không tham gia vào dự án, nên đã đẩy vốn đầu tư lên trên mức nhu cầu thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp, nếu không xem xét kỹ thì vô hình Ngân hàng đã tham gia 100% nhu cầu vốn đầu tư. - Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án (hay sức chịu đựng về tài chính trong suốt vòng đời của dự án) + Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV). Nếu dự án có NPV > 0 thì về mặt tài chính dự án có thể chịu đựng được trong vòng đời của dự án. + Xác định tỷ suất nội hoàn của dự án + Xác định chỉ số doanh lời và thời gian hoàn vốn + Xem xét công nghệ và môi trường + Xem xét khả năng tổ chức, quản lý + Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội * Về biện pháp bảo đảm nợ, vay Về mức cho vay so với giá trị bảo đảm, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp có liên quan đến tài sản làm bảo đảm, thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo & PTNT Việt Nam. * Nhận xét và đề xuất sau th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 77.doc
Tài liệu liên quan