MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ . 8
I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 8
1.1 Khái niệm . 8
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế . 9
1.2.1 Đối với nền kinh tế . 9
1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại . 10
1.2.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) . 12
II. THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ . 12
2.1 Khái niệm . 12
2.2 Phân loại thư tín dụng . 13
2.2.1 Các loại thư tín dụng cơ bản . 13
2.2.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt. 14
2.3 Luật và các tập quán quốc tế trong thanh toán L/C . 17
2.4 Các bên tham gia thư tín dụng . 19
2.5 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng . 20
2.5.1 Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C . 20
2.5.2 Tên và địa chỉ những người có liên quan đến L/C . 21
2.5.3 Số tiền của L/C . 21
2
2.5.4 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi
trong L/C . 22
2.5.5 Những nội dung về hàng hóa . 23
2.5.6 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa . 23
2.5.7 Những chứng từ mà Người hưởng lợi phải xuất trình . 23
2.5.8 Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C . 24
2.5.9 Những điều khoản đặc biệt khác . 24
2.5.10 Chữ ký của Ngân hàng phát hành L/C. 24
2.6 Quy trình thanh toán thư tín dụng . 25
2.6.1 Trường hợp L/C có giá trị tại NHPH . 25
2.6.2 Trường hợp L/C có giá trị tại NHđCĐ . 27
2.7 Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng thư tín dụng . 28
2.7.1 Ưu điểm . 28
2.7.2 Nhược điểm . 29
2.8 Những rủi ro có thể gặp trong thanh toán quốc tế bằng L/C . 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK) . 33
I. KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK . 33
1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 33
1.1.1 Giai đoạn 1963 – 1990 . 33
1.1.2 Giai đoạn 1990 – 2007 (thời kỳ kinh tế mở cửa) . 35
1.1.3 Giai đoạn 2007 – nay . 36
3
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian
qua. 38
1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn . 39
1.2.2 Hoạt động tín dụng . 41
1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank . 44
1.2.4 Các hoạt động khác . 48
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
L/C TẠI VIETCOMBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 . 53
2.1 Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng . 53
2.2 Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Vietcombank . 56
2.2.1 Các thị trường của Vietcombank . 56
2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu được thanh toán bằng thư tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 60
2.3 Thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Vietcombank . 61
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỌNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
L/C TẠI VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN QUA . 65
3.1 Những thành tựu đạt được . 65
3.2 Những mặt còn hạn chế . 67
3.3 Nguyên nhân . 68
3.3.1 Nguyên nhân khách quan . 68
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 69
4
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK . 71
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA VIETCOMBANK. 71
1.1 Mục tiêu . 71
1.2 Định hướng . 72
II. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI VIETCOMBANK . 74
2.1 Kiến nghị các giải pháp đối với Vietcombank . 74
2.1.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ . 74
2.1.2 Các giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán L/C . 77
2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước . 79
2.3 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành có liên quan khác . 81
2.4 Kiến nghị đối với khách hàng . 82
KẾT LUẬN . 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoat động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi đặc biệt theo kế hoạch của Trung ương và
35
chi viện kịp thời cho các chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
1.1.2 Giai đoạn 1990 – 2007 (thời kỳ kinh tế mở cửa)
Từ năm 1990, theo quyết định số 403-CT của chủ tịch hội đồng Bộ
trưởng ra ngày 14-11-1990, NHNT bắt đầu hoạt động theo pháp lệnh Ngân
hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, với chức năng kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế và dịch vụ Ngân hàng với các thành phần kinh
tế chủ yếu trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam. Ngày 21-09-1996, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định 286 QĐ-NH5 thành lập lại NHNT
theo mô hình tổng công ty Nhà nước. Hoạt động trong nền kinh tế, NHNT đã
từng bước thay đổi và thích nghi dần với cơ chế thị trường và đã có nhiều
đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ
theo định hướng của Nhà nước.
Trong giai đoạn này, NHNT đã chú trọng hoàn thiện mình, có nhiều đổi
mới để ngày càng mở rộng và phát triển. Cụ thể là:
- Mở rộng mạng lưới các chi nhánh một cách hợp lý, phù hợp với yêu
cầu khai thác các tiềm năng xuất khẩu, hợp tác đầu tư, mở rộng dịch vụ đối
ngoại.
- Đổi mới chính sách huy động vốn và trở thành NHTM có nguồn vốn
vào loại lớn nhất ở Việt nam.
- Không ngừng tăng trưởng tín dụng, thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng
tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng phát triển nghiệp vụ
thanh toán quốc tế.
- Đổi mới công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
36
Cùng với sự khởi sắc của đất nươc, đổi mới đã đem lại cho NHNT một
vị thế cao trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
1.1.3 Giai đoạn 2007 – nay
Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 26-12-2007, NHNT đã chính thức
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh với tổng sổ cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương
đương 97.500.000 cổ phiếu và trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đây được đánh giá là sự kiện quan
trọng nhất của ngành tài chính ngân hàng năm 2007 khi Vietcombank là ngân
hàng thương mại quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa và trở thành ngân
hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.
Đối với Vietcombank, đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một
chương mới trong lịch sử phát triển của ngân hàng, hướng tới tầm nhìn phát
triển Vietcombank thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng
trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo ở Vietj
Nam và trở thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (ngoài Nhật
Bản) vào năm 2015 – 2020.
Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhanh vươn rộng ra hầu khắp các
tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống Vietcombank đến hết
năm 2010 bao gồm: một (1) Hội sở chính, một (1) Sở giao dịch, bảy mươi
mốt (71) Chi nhánh, hai trăm năm mươi (250) Phòng giao dịch trên toàn
quốc, một (1) trung tâm đào tạo, ba (3) công ty con tại Việt Nam, hai (2) công
ty con tại nước ngoài, bốn (4) công ty liên doanh, hai (2) công ty liên kết và
một (1) văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển
một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán
37
thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng
lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên
1350 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghiệp vụ và mở rộng mạng lưới các
chi nhánh, số lượng cùng chất lượng cán bộ công nhân viên Vietcombank đã
tăng lên không ngừng. Năm 2009, Vietcombank có 10.401 nhân viên, và đến
ngày 31 tháng 12 năm 2010, Vietcombank có 11.415 nhân viên. Bên cạnh
những cán bộ thâm niên, giàu kinh nghiệm là đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo
bài bản, sớm tiếp cận với cái mới, có thể đảm đương được các nhiệm vụ khó
khăn trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tỷ lệ cán bộ có
trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 80%. Đây thực sự là nguồn vốn
quý báu của Vietcombank trong quá trình hội nhập.
Về quản trị và điều hành, Ngân hàng được đặt dưới sự quản trị của Hội
đồng quản trị và sự điều hành của Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị thành lập
Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị hoạt động của Ngân hàng. Tổng
Giám đốc thực hiện chức năng điều hành hoạt động của Ngân hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khóa khăn, đứng trước thách thức
quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu
quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank sẽ còn phải nỗ lực phấn đấu để
tiếp tục hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra.
38
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian
qua
Trong những năm vừa qua, Vietcombank không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, nhờ đó, hoạt động kinh doanh đã thu được những
kết quả khả quan:
- Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2010 đạt
307.496 tỷ quy đồng1 – tăng 20.4% so với cuối năm 2009, cao hơn mức kế
hoặc tăng trưởng của hội đồng quản trị đề ra (15%).
- Lợi nhuận trước thuế 2010 đạt 5479,2 tỷ đồng2, tăng 9,5% so với cùng
kỳ 2009 và vượt 21,8% so với kế hoạch đặt ra; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu bình quân đạt 22.6%3. Tỷ lệ chi trả cổ tức 12% / năm4.
- Huy động vốn từ nền kinh tế bằng VND tăng trưởng tương đối tốt, tăng
34% so với năm trước. Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng được đẩy
mạnh, tạo điều kiện để Vietcombank đạt hiệu quả trong việc kinh doanh vốn.
Vietcombank thực hiện nghiêm túc các mức lãi suất tối đa về huy động vốn
và các quy định về tỷ giá theo sự chỉ đạo của NHNN.
- Vietcombank đã linh hoạt và kiên quyết trong việc điều hành công tác
tín dụng. Vietcombank đã đạt tăng trưởng tín 24.9% - là một trong những
ngân hàng thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN và đảm bảo được yếu tố thanh
khoản và hiệu quả cho Vietcombank.
- Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể khi năm 2010
Vietcombank bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo định tính, nhằm tăng cường
chất lượng nợ và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Kết quả thực hiện được cao
hơn chỉ tiêu dự kiến; tỷ lệ nợ xấu 2.8%, trong khi chỉ tiêu là dưới 3,5%. Năm
1,2,3,4 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010”,
Hà Nội
39
2011, Ngân hàng tiếp tục đặt yêu cầu giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, khống chế tối
đa là 2,2%.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã nỗ lực bán sát sự thay đổi của thị
trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua/bán ngoại tệ của hệ thống để
giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa và đóng góp đáng kể vào nguồn thu của
Ngân hàng;
- Hoạt động bán lẻ được định hướng xuyên suốt và chỉ đạo quyết liệt
trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ từ Trung ương đến chi nhánh; sản
phẩm đa dạng và phù hợp yêu cầu khách hàng sử dụng. Các chỉ tiêu kế hoạch
bán lẻ được thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân,
dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán v.v…;
Sau đây là một số kết quả cụ thể trong những hoạt động chính của
Vietcombank trong giai đoạn 2006 – 2010.
1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Công tác huy động vốn của Vietcombank trong những năm qua được
thực hiện tương đối tốt. Bám sát chủ trương phát huy nội lực, Vietcombank
luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt vốn ngoại tệ trong dân
cư, đưa nguồn vốn tiết kiệm tăng mạnh.
Là ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam, trước những biến động bất thường của thị trường
tài chính, công tác huy động vốn của Vietcombank cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ. Cạnh tranh các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt với việc
mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản
phẩm mới, các chương trình khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng. Tuy
nhiên, Vietcombank vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn huy động tương
đối ổn định.
40
Năm 2009, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động
vốn của Vietcombank năm 2009 vẫn tăng trưởng ở mức 20,6%. Huy động
vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 5.9%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ
dân cư đạt mức 34,5% cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2008 (15,44%).
Năm 2010, tổng huy động vốn của Vietcombank tăng 20.6%. Huy động
từ nền kinh tế đạt 208.320 tỷ quy đồng, tăng 24.4% so với cuối năm 2009 và
tăng 33,7% so với mức 155.750 tỷ quy đồng năm 2006. Trong bối cảnh bị
cạnh tranh gay gắt nhưng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm
này đã tăng 15.9% so với năm 2009 (năm 2009 giảm 9%). Huy động tiền gửi
dân cư vẫn tiếp tục tăng 28.5%. Để đạt được điều đó Vietcombank đã đưa ra
những chương trình huy động trải đều trong năm và sự cố gắng, nỗ lực của
hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 % tăng (+)/
giảm (-)
Tiền gửi của NHNN và các TCTD
khác 69.612 61.414 13,3%
Huy động từ khách hàng và giấy tờ
có giá 208.320 169.457 22,9%
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 104.590 90.216 15,9%
Cá nhân 98.880 76.965 28,5%
Các khoản nợ khác 8774 7805 12,4%
Tổng nợ phải trả 286.706 238.676 20,1%
41
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009 và Báo cáo tài chính đã được
kiểm toán 2010 của Vietcombank)
1.2.2 Hoạt động tín dụng
Từ tháng 8/2006, Vietcombank đã triển khai mô hình tín dụng mới theo
tư vấn của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua
Ngân hàng Thế giới trong toàn hệ thống. Nhờ vậy, dư nợ tín dụng tăng mạnh
trong năm 2007 (tăng 44% so với năm 2006). Chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách
hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ; đồng thời, công tác khách hàng và
phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với bộ phận chuyên trách quan hệ
khách hàng.
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng dư nợ 67.743 97.532 112.747 141.621 176.813
% Tăng trưởng 11% 44% 15,6% 25,6% 24,9%
Tỷ lệ nợ
xấu/Tổng dư nợ
2,66% 3,87% 4,61% 2,47% 2,83%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của Vietcombank 2006 –
2010)
Năm 2009 là một năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng
của ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng. Đầu năm 2009, cả
hệ thống Vietcombank tăng trưởng âm. Tuy nhiên, sau khi triển khai chương
trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 02/2009 đến
42
hết tháng 07/2009, trung bình dư nợ tăng trưởng 3,3%/tháng. Trung bình cả
năm 2009, Vietcombank đã đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 25,6% so với năm
2008. Sang năm 2010, tuy Ngân hàng thực hiện chỉ đạo phân loại nợ định
tính, dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế của HĐQT nhưng vẫn đảm bảo
liên tục tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng của tổng dư nợ là 24,9%.
Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 3,87%, tăng gần 1,2%
so với năm 2006, chủ yếu là do việc phân loại nợ được tiền hành theo quy
định sử đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2008, khủng hoảng
kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân
hàng tăng lên mức 4,61% là một thực tế khó tránh khỏi. Tuy vậy,
Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi
trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh
mục đầu tư, củng có quan hệ khách hàng…; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín
dụng, quản trị rủi ro… Đặc biệt là từ năm 2010, Vietcombank đã áp dụng
phân loại nợ định tính, nhằm tăng cường chất lượng nợ, tiếp cận các chuẩn
mực quốc tế. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu năm 2010 (2,83%) cao hơn năm 2009
(2,47%) nhưng vẫn ở trong ngưỡng an toàn và thấp hơn mực dự kiến mà Đại
hội đồng cổ đông cho phép là 3,5% (Xem bảng 2.2)
43
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Báo cáo thường niên của Vietcombank 2006
– 2010)
Về cơ cấu cho vay, hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và
thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng, trong khi đó
Vietcombank thu hẹp các khoản cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao
hoặc chưa thực sự cần thiết như cho vay đầu tư chứng khoán (trừ các khoản
cho vay cán bộ nhân viên mua cổ phiếu ưu đãi Vietcombank) và đầu cơ bất
động sản.
0
10
20
30
40
50
60
70
2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng
44
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của Vietcombank năm 2010
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 của Vietcombank)
1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của
Vietcombank và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm
qua kim ngạch xuất khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo
thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank.
5.9 8.1
35.9
6.5
1.2
6.9
21.9
2.3 11.3
Xây dựng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Sản xuất và gia công chế biến Khai khoáng
Nông lâm, thủy hải sản Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
Thương mại, dịch vụ Nhà hàng, khách sạn
Các ngành khác
45
Bảng 2.5: Doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của Vietcombank giai
đoạn 2005 – 2009
Năm
TT xuất khẩu TT nhập khẩu Tổng thanh toán XNK
Doanh số
(tỷ USD)
Thị phần
(%)
Doanh số
(tỷ USD)
Thị phần
(%)
Doanh số
(tỷ USD)
Thị phần
(%)
2006 12,7 32 10,1 22,2 22,8 27
2007 14,2 29,3 12,2 20 26,4 24,1
2008 16,8 26,8 15,6 19,5 32,4 22,7
2009 12,5 22 13,1 19,1 25,6 20,4
2010 14,1 19,5 14,7 17,4 28,8 18,3
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 –
2006 và Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán quốc tế Ngân Hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010)
Từ bảng trên ta có thể thấy hoạt động TTQT của Vietcombank từ năm
2006 đến 2008 đã có những mức tăng rõ rệt, doanh số tăng trung bình xấp xỉ
20%/năm. Nhìn chung đây là một con số khá cao và ổn định. Năm 2008,
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 32,4 tỷ USD, tăng
18,3% so với năm trước. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16,8 tỷ USD,
tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt
15,6 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2009, Việt Nam phải chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng
kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước gặp
nhiều khó khăn và bị tụt giảm. Tình hình xuất nhập khẩu của cả nước có
nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng
46
xuất nhập khẩu chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng như sự thay
đổi bất thường trong cung, cầu hàng hóa của thị trường thế giới. Trong bối
cảnh đó, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự sụt
giảm. Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank chỉ đạt 25,62 tỷ USD
(bằng 81,1% kế hoạch năm 2009 là 31,5 tỷ USD). Trong đó, doanh số xuất
khẩu đạt 12,46 tỷ USD, bằng 77,3% so với kế hoạch được giao (16,118 tỷ
USD). Doanh số nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD, bằng 85% kế hoạch được giao
(15,467 tỷ USD)
Biểu đồ 2.6: Doanh số thanh toán XNK của Vietcombank giai đoạn 2006 –
2010
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán Quốc tế Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam Giai đoạn 2006 – 2010)
Sang năm 2010, nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đã có những
dấu hiệu phục hồi đáng kể. Từ đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá
của Việt Nam đã có những sự tăng trưởng trở lại, đạt gần 157 tỷ USD, tăng
23,6% so với năm 2009; trong đó trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng
0
5
10
15
20
25
30
35
2006 2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu
47
26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%5. Được hưởng lợi từ hoạt
động xuất nhập khẩu tăng mạnh, doanh số của Vietcombank qua hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu cũng đã có sự tăng trưởng trở lại. Tổng doanh số
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đạt 28,8 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm
2009. Trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 14,1 tỷ USD tăng 12,8%,
doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 14,7 tỷ USD tăng 12,2% so với cùng kỳ
năm 2009.
Về thị phần, những năm gần đây, mặc dù doanh số thanh toán xuất
nhập khẩu của Vietcombank tăng trưởng khá đều nhưng môi trường cạnh
tranh ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng đã làm cho thị phần thanh
toán xuất nhập khẩu của Vietcombank bị suy giảm. Từ thị phần rất cao 27%
năm 2006, thị phần thanh toán XNK của Vietcombank đã suy giảm lần lượt
còn 24,1% (2007), 22,7% (2008), 20,4% (2009) và đến năm 2010 chỉ còn
18,3% (Xem bảng và Biểu đồ )
5 Hải quan Việt nam: Tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và 12 tháng năm 2010.
20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan
48
Biểu đồ 2.7: Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank giai đoạn 2006 –
2010
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác Thanh toán Quốc tế Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010)
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một số ngân hàng được thành
lập mới, một số ngân hàng khác được chuyển đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ
của các tổng công ty vừa đóng vai trò là cổ đông của ngân hàng vừa đóng vai
trò là khách hàng, đã lôi kéo một lượng lớn khách hàng truyền thống của
Vietcombank. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn chứng tỏ được vị thế nổi bật của
mình với thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu.
1.2.4 Các hoạt động khác
v Hoạt động kinh doanh thẻ
Vietcombank là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh
toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ
tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Cho tới năm 2005, Vietcombank đã là
0
5
10
15
20
25
30
35
2006 2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu
49
đối tác chiến lược duy nhất tại Việt Nam của VISA, MasterCard, American
Express – 3 thương hiệu thẻ mạnh nhất thế giới. Ngoài phát triển mạng lưới
trong liên minh thẻ với các ngân hàng cổ phần, Vietcombank còn mở rộng
hợp tác dịch vụ với các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác
như viễn thông, điện lực, hàng không, bảo hiểm. Năm 2006, Vietcombank đã
tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số
loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát
triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP.
Đến hết năm 2010, tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành được
1.083.158 thẻ, tăng 12,1% so với năm 2009. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế
đạt 635 triệu USD, đạt 107,7% kế hoạch năm. Vietcombank hiện chiếm hơn
53% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, gần 36% thị phần phát hành thẻ quốc tế,
21% thị phần phát hành thẻ nội địa, và hơn 33% thị phần doanh số sử dụng
thẻ các loại. Cho đến nay, Vietcombank thanh toán cả 5 loại thẻ quốc tế thông
dụng nhất trên thế giới (Amex, Master, Visa, JCB, Dinner’s). Trong đó
Vietcombank phát hành 3 loại thẻ hàng đầu (Amex, Master, Visa) và là trung
tâm thanh toán bù trừ nội địa cho các thành viên của tổ chức thẻ Visa tại Việt
Nam.
Vietcombank luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động phát triển mạng lưới
cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ của
khách hàng được thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả. Đến cuối năm 2010,
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới ATM cũng như POS lớn
nhất thị trường với gần 15% thị phần về số lượng ATM và hơn 20% thị phần
mạng lưới POS (hơn 9.700 máy POS). Vietcombank đã áp dụng chuẩn MV
cho cả hai thương hiệu Visa và Master card để triển khai thực hiện dịch vụ
thanh toán trực tuyến trên internet cho thẻ quốc tế và thẻ nội địa đáp ứng được
50
yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị
trường.
v Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ quan trọng của
Vietcombank. Vietcombank có phòng Dealing ở Hội sở Chính và thành phố
Hồ Chí Minh. Tại các chi nhánh đã mở các quầy thu đổi ngoại tệ cho khách
vãng lai và thực hiện mua, bán ngoại tệ với các doanh nghiệp. Hoạt động kinh
doanh ngoại tệ thường diễn ra trong tình hình về cơ bản là mất cân đối về
cung cầu ngoại tệ. Vietcombank vẫn giữ vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng
trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là mua bán và vay gửi ngoại tệ
với doanh số khá cao, lần lượt là 30,2 tỷ USD (2006), 26,1 tỷ USD (2007),
đặc biệt năm 2008 tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng kỷ lục với mức tăng
76% đạt 46 tỷ USD; thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 940 tỷ đồng, tăng
gấp 2,65 lần so với năm 2007. Năm 2009 Vietcombank gặp rất nhiều khó
khăn trong việc kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ
có nhiều biến động lớn, tình trang căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Do vậy
việc doanh thu mua bán ngoại tệ của Vietcombank giảm 14,3% (từ 46 tỷ USD
năm 2008 xuống còn 39,4 tỷ USD năm 2009) là điều khó tránh khỏi.
Các loại ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất là USD, EUR và JPY chiếm tỷ
trọng gần như tuyệt đối qua các năm. Trong đó doanh số USD chiếm tỷ trọng
vượt trội so với hai ngoại tệ còn lại. Từ đó quyết định phần lớn kết quả kinh
doanh ngoại tệ của Vietcombank trong mấy năm qua phụ thuộc nhiều vào
biến động tỷ giá đồng USD/VNĐ.
51
Bảng 2.8: Bảng tỷ trọng doanh số mua, bán ngoại tệ theo loại ngoại tệ
trên tổng doanh số tại VCB giai đoạn 2008-2010.
Tỷ trọng/
tổng doanh
số
Giao dịch 2008 2009 2010
USD
Mua 48,94 49,48 49,12
Bán 51,06 50,52 50,88
EUR
Mua 35,46 34,27 34,56
Bán 35,07 34,28 33,13
JPY
Mua 10,37 11,2 10,95
Bán 8,63 10,15 10,64
Ngoại tệ
khác
Mua 5,23 5,05 5,37
Bán 5,24 5,05 5,35
(Nguồn: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ VCB)
Sang năm 2010, Vietcombank tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thực
trạng biến động tỷ giá phức tạp, tuy nhiên Vietcombank đã bám sát thị trường,
liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị
trường, đồng thời áp dụng biên pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro.
Do đó, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank trong năm 2010 đã
tăng 11,3% so với năm 2009, đạt 43,8 tỷ USD. Kết quả hoạt động kinh doanh
ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập
của Vietcombank.
52
Biểu đồ 2.9 : Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank
Đơn vị: tỷ USD
v Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietcombank tiếp tục
đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
Vietcombank đã xây dựng các chính sách áp dụng cho khách hàng cá nhân,
điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, từ khuyến mại, chăm sóc khách
hàng tới các chính sách giá, phí, lãi suất, cũng như cung cấp hàng loạt các sản
phẩm mới. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá
tốt và tương đối toàn diện. Tính đến ngày 31/12/2010, huy động vốn từ dân
cư tăng 28,5% so với 31/12/2009. Tổng dư nợ cho vay tăng 25%; Tổng doanh
số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2010 là 1.124
triệu USD; doanh số chuyển tiền cá nhân gián tiếp qua các doanh nghiệp và
ngân hàng làm dịch vụ đạt khoảng 420 triệu USD; Các dịch vụ điện tử được
đẩy mạnh và quan tâm, có số khách hàng sử dụng gia tăng cả về số lượng và
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2006 2007 2008 2009 2010
Trong nước Với nước ngoài Tổng doanh số
53
doanh số như: Dịch vụ Internet B@nking, Dịch vụ SMS B@nking, Dịch vụ
VCB-Securities-Online v.v…
Bên cạnh đó, các hoạt động khác của Vietcombank như hoạt động góp
vốn đầu tư, liên doanh, mua cổ phần,… cũng mang lại hiệu quả cao. Tổng thu
nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2010 đạt 492 tỷ đồng. Có
thể thấy mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, trở ngại song nhìn
chung Vietcombank hoạt động tương đối ổn định và đạt được kết quả kinh
doanh khả quan.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG L/C TẠI VIETCOMBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -
2010
2.1 Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng
Mặc dù thị phần của Vietcombank trong hoạt động thanh toán quốc tế
bị sụt giảm trong thời gian qua, nhưng có thể khẳng định rằng Vietcombank là
ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đóng góp
vào đó là mảng thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ, luôn chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng Thanh toán quốc tế của toàn Ngân hàng. Điều
này được thể hiện ở bảng sau:
54
Bảng 2.10: Cơ cấu Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 – 2010
Năm Chỉ tiêu Giá trị (tỷ USD) Tỷ trọng (%)
2006
L/C
Chuyển tiền
Nhờ thu
Tổng
9,182
12,920
0,749
22,851
40,18%
56,54
3,28
100
2007
L/C
Chuyển tiền
Nhờ thu
Tổng
10,118
15,359
0,845
26,323
38,44%
58,35
3,21
100
2008
L/C
Chuyển tiền
Nhờ thu
Tổng
11,707
19,634
1,160
32,501
36,02%
60,41
3,57
100%
2009
L/C
Chuyển tiền
Nhờ thu
Tổng
8,704
15,987
0,909
25,6
34%
62,45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận- Hoat động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam- Thực trạng và giải .doc