Khóa luận Một số giải pháp mở rộng tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Tín dụng Ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3

1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2. Phân loại tín dụng 4

1.1.3. Quy trình tín dụng 5

1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 8

1.2.1. Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 8

1.2.2. Đặc điểm và xu hướng phát triển của kinh tế ngaòi quốc doanh 10

1.2.3. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường 14

1.2.4. Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của khu vực KTNQD 17

1.2.5. Vai trò của tín dụng ngân hàng đới với KVKTNQD 19

1.2.6. Sợ cần thiết mở rộng tín dụng đối với KVKTNQD 21

1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng tín dụng KTNQD 23

1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng TDNH đối với KVKTNQD 25

Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với KVKTNQD tại NHĐT&PT Hà Nội 29

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NGĐT&PT Hà Nội. 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH ĐT&PT Hà Nội 29

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32

2.1.3. Chức năng và nhiệm chính của một số phòng ban 32

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 34

2.1.4.1. Công tác huy động vốn 34

2.1.4.2. Công tác sử dụng vốn 38

2.1.4.3. Các hoạt động khác 41

2.1.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 43

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với KVKTNQD tại NH ĐT&PT Hà Nội 45

2.2.1. Doanh số cho vay 45

2.2.2. Dư nợ cho vay 47

2.2.3. Số lượng và số lượt khác hàng 52

2.2.4. Mở rộng ngành nghề và dự án kinh doanh 55

2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng đối với KTNQD 55

2.3.1. Những kết quả đạt được 55

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 58

Chương III: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với KVKTNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội 63

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội 63

3.1.1. Định hướng phát triển của NH ĐT&PT Việt Nam 63

3.1.2. Định hướng phát triển về tín dụng của NH ĐT&PT Hà Nội 64

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng 66

3.2.1. Thực hiện đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng 66

3.2.1.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp 67

3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay 68

3.2.1.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay 68

3.2.1.4. Thực hiện tốt chính sách khác hàng 69

3.2.2. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng đối với KVKTNQD 70

3.2.2.1. Cho vay theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá 70

3.2.2.2. Cho vay bảo đảm bằng các khoản thu 71

3.2.2.3. Hùn vốn đầu tư liên doanh liên kết với khác hàng 71

3.2.3. Xây dựng quy trình cho vay phù hợp đơn giản và khoa học 72

3.2.3.1. Tuân thủ các nguyên tắc thẩm định 72

3.2.3.2. Kiểm tra giám sát chặt chẽ vốn vay và quá trình trả nợ 73

3.2.4. Xây dựng chiến lược Marketing đúng đắn 74

3.2.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 74

3.2.4.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm dịch vụ hấp dẫn 76

3.2.4.3. Tăng cường công tác quảng cáo, khuyếch trương rộng khắp 78

3.2.5. Tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề và trình độ nghiệp vụ cao 78

3.3. Một số kiến nghị 80

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 80

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 81

3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 82

Kết luận 84

Danh mục tài liệu tham khảo 85

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp mở rộng tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày đã giảm cả tuyệt đối và tương đối so với năm 2003 vì ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… với mức lãi suất hấp dẫn hơn lãi suất tiêt kiệm nên một lượng khách hàng chuyển sang mua kỳ phiếu, trái phiếu. * Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu: Đây là hình thức huy động mà các ngân hàng thường dùng khi cần một lượng vốn nhất định để đầu tư hoặc cho vay. Năm 2002, Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã huy động được1.311.674 triệu đồng chiếm 24.7% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số tiền này là 958639 triệu đồng chiếm 15.6%, giảm so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, Ngân hàng đã huy động được 1.376.499 triệu đồng, chiếm 19.8% tổng nguồn vốn huy động, tăng 417860 triệu đồng so với năm 2003. Đây là nguồn tiền gửi quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, phục vụ cho việc cho vay, đầu tư các dự án lớn. b. Vay các TCTD khác: Mục đích của các khoản vay các TCTD của ngân hàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có sự thiếu hụt về tiền mặt và đáp ứng một phần cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, chi phí của các khoản vay này thường cao hơn so với các nguồn khác, và bản thân ngân hàng cần tìm cách giảm lượng tiền này. Qua bảng cơ cấu nguồn huy động ta thấy lượng tiền đi vay các TCTD khác của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn huy động và ngày càng giảm dần. Năm 2002, tỷ lệ này là 1.64%, năm 2003 giảm xuống còn 1.5%, và đến năm 2004 đã giảm mạnh chỉ còn 1.37% tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã càng ngày càng chủ động được với nguồn vốn của mình. c. Vay ngân hàng ĐT&PTTW: Qua bảng cơ cấu nguồn vốn thấy rằng: lượng tiền ngân hàng vay của ngân hàng ĐT&PT TW giảm dần trong những năm qua. Năm 2002 tỷ lệ này là.6.34%, năm 2003 giảm tương đối là 51.829 triệu đồng và năm 2004 tăng số tương đối 129.615 triệu đồng tương đương 45.6% so với năm 2003. Ngân hàng đi vay trong trường hợp thiếu lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán, hoặc dùng khi đầu tư vào các dự án lớn. d. Nguồn vốn ODA: ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do các tổ chức, nhà tài trợ trên thế giới đóng góp. Trong đó chiếm trên 80% tổng số vốn ODA là của Nhật Bản, WB và ADB. Vốn này được chuyển cho Chính phủ của các nước được duyệt vay vốn ODA. Một phần được hỗ trợ không hoàn lại, còn phần kia là được vay với lãi suất ưu đãi, nên các nước đang phát triển phải tìm các biện pháp để thu hút lượng vốn này. Do ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển và là ngân hàng có uy tín lớn đối với Chính phủ, nên ngân hàng đã vay được một lượng vốn ODA tuy không lớn nhưng cũng giữ vai trò quan trọng. Năm 2002, lượng vốn vay ODA là146.476 triệu đồng chiếm 2.76%. Năm 2003 lượng tiền này là 131.343 triệu đồng, chiếm 2.14%. Và đến năm 2004 lượng tiền là 135.842 triệu đồng chiếm 1.95%. Lượng tiền này có xu hướng giảm dần, song với nguồn vốn này cũng giúp ngân hàng giải quyết phần nào các khó khăn về vốn. 2.1.4.2 Công tác sử dụng vốn : Trên cơ sở nguồn vốn huy động, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã dùng nguồn vốn đó tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay, xây dựng mô hình tín dụng hợp lý gồm: - Bộ phận thụ lý, tiếp nhận khách hàng: +Từ các phòng tín dụng, phòng giao dịch, các Quỹ và địa điểm kéo dài của hội sở. + Trình duyệt Giám đốc. - Quy trình tín dụng không ngừng cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế môi trường kinh doanh và hoạt động của khách hàng, nhu cầu của khách hàng và môi trường pháp lý, xây dựng từng quy trình cụ thể đối với các khoản vay như: quy trình cho vay ngắn hạn, quy trình cho vay trung và dài hạn, quy trình cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ... tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, giảm những thủ tục không cần thiết, bên cạnh đó các cán bộ tín dụng cũng có thể thực hiện cho vay một cách bài bản, khoa học, và chất lượng. Kết quả đạt được trong những năm qua thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ĐT&PT Hà nội Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nghiệp vụ cho vay 3.459.708 65.3 4.307.790 70.22 4.990.685 71.8 Cho vay ngắn hạn 2.256.934 42.58 3.024.861 49.3 3.625.345 52.15 Cho vay T- D hạn 1.087.698 20.5 1.206.181 19.6 1.232.529 17.7 Cho vay đồng tài trợ 68.819 1.3 76748 1.25 78586 1.13 Khoanh, chờ xử lý 46.257 0.87 50.128 0.82 54.255 0.78 II. Sử dụng vốn khác 1.619.146 30.55 1.826.606 29.78 1.960.063 28.2 Tổng vốn sử dụng 5.300.270 100 6.134.396 100 6.950.748 100 Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh. Qua bảng trên cho thấy, doanh số cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn sử dụng và ngày càng tăng trưởng mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Năm 2002, thực hiện cho vay 3.459.708 triệu đồng, tương đương với 65.3% tổng vốn sử dụng. Năm 2003, thực hiện cho vay 4.307.790 triệu đồng, tăng 848.082 triệu đồng tương đương với 24.5% so với năm 2002. Năm 2004, thực hiện cho vay 4.990.685 triệu đồng, tăng 682.895 triệu đồng tương đương với 15.85% so với năm 2003, và tăng 1.530.977 triệu đồng so với năm 2002. * Cho vay ngắn hạn: Do có địa bàn tại khu vực Hà Nội, mà đây là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, nên các khách hàng thường vay vốn ngân hàng để bổ sung lượng vốn lưu động, do vậy thời hạn của các khoản vay thường là ngắn hạn. Năm 2002, thực hiện cho vay 2.256.934 triệu đồng, chiếm 42.58% tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2003, cho vay 3.024.861 triệu đồng, chiếm 49.3% tổng vốn sử dụng, tăng 767.927 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn là 3.625.345 triệu đồng, tăng 600.484 triệu đồng tương đương với 19.85% so với năm 2003, nhưng xét trên mối tương quan với tổng nguồn vốn sử dụng, thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2002. * Cho vay trung và dài hạn: Mặc dù là Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho đầu tư phát triển, nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai trong cho vay. Năm 2002, doanh số đạt 1.087.698 triệu đồng, chiếm 20.5% tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2003, doanh số cho vay có tăng 1.206.181 triệu đồng. Nhưng xét trên mối tương quan với tổng nguồn vốn sử dụng, thì doanh số cho vay đạt 19.6%, giảm so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 1.232.529 triệu đồng tương đương với 17.7% tổng nguồn vốn sử dụng, và tăngkhông đáng kể 26348 triệu đồng tương đương với 2.18% so với năm 2003. Sở dĩ khoản cho vay trung và dài hạn giảm là vì: Các thủ tục xét duyệt cho vay phức tạp hơn và rủi ro của khoản vay này cũng cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Nhưng đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nên ngân hàng cũng đang từng bước tìm ra các giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động này. * Cho vay đồng tài trợ: Đối với các dự án lớn vượt quá khả năng của một ngân hàng, các ngân hàng có thể cùng nhau cho vay, đó là cho vay đồng tài trợ. Hoạt động này mới được ngân hàng thực hiện từ đầu năm 2000, tuy là hoạt động rất mới mẻ, nhưng ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan, và qua 3 năm thực hiện, doanh số cho vay cũng như tỷ trọng của cho vay đồng tài trợ so với tổng nguồn vốn sử dụng đều tăng lên rõ rệt. Năm 2002 cho vay đồng tài trợ được 68.819 triệu đồng chiếm 1.3% so với tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2003 thực hiện cho vay được 76.748 triệu đồng chiếm 1.25% tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2004, thực hiện được78.586 triệu đồng, chiếm 1.13% tổng vốn sử dụng. Điều đáng nói là ngân hàng trong khoản cho vay đồng tài trợ hoàn toàn bằng ngoại tệ, chứng tỏ nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng rất mạnh, có thể đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. * Sử dụng vốn khác: Ngoài hoạt động cho vay là chủ yếu ra, ngân hàng còn sử dụng vốn vào nhiều hoạt động khác như: Mua ngoại tệ, thanh toán các loại thẻ, trích lập quỹ bảo lãnh khi nhận bảo lãnh cho khách hàng... qua các hoạt động này cũng thu được một khoản phí đáng kể góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng. 2.1.4.3 Các hoạt động khác : Với phương thức đa dạng hoá các loại hình hoạt động, ngoài 2 hoạt động chính là nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội còn thực hiện nhiều hoạt động khác, mang lại nguồn thu đáng kể cho bản thân ngân hàng, các hoạt động đó là: * Hoạt động bảo lãnh : Tất cả các loại bảo lãnh do NHNN quy định đều được ngân hàng ĐT&PT Hà Nội thực hiện, nhưng do nhu cầu của khách hàng chủ yếu vào 4 loại bảo lãnh là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh chất lượng sản phẩm, nên doanh số hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu là các loại bảo lãnh trên. Số doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh và số món vay được bảo lãnh ngày càng tăng làm cho doanh số bảo lãnh cũng ngày một tăng thể hiện qua số liệu sau: Bảng 5 : Doanh số của các loại bảo lãnh Đơn vị : Triệu đồng Các loại bảo lãnh 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Bảo lãnh dự thầu 124.886 172.131 193.249 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 187.417 191.145 238.773 Bảo lãnh thanh toán 14.272 15.365 21.656 Bảo lãnh chất lượng sản phẩm 24.109 26.520 27.350 Tổng doanh số bảo lãnh 305.684 405.161 481.028 Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số bảo lãnh của ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2002, doanh số bảo lãnh đạt 305.684 triệu đồng. Năm 2003, doanh số đạt 405.161 triệu đồng, tăng 99.477 triệu đồng tương đương với 32.54% so với năm 2002. Năm 2004, doanh số bảo lãnh đạt 481.028 triệu đồng, tăng 75.867 triệu đồng tương đương với 18.7% so với năm 2003; và tăng 175.344 triệu đồng tương đương với 57.36% so với năm 2002. Doanh số bảo lãnh của ngân hàng qua các năm đều tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, và doanh số của các loại bảo lãnh cũng tăng đều qua các năm, trong đó số doanh nghiệp xin bảo lãnh thực hiện hợp đồng là lớn nhất, và phần lớn là các hợp đồng xây dựng. * Hoạt động thanh toán quốc tế: Với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, các quan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được mở rộng. Do vậy các hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng ngày càng tăng và phí thu dịch vụ từ hoạt động đó cũng không ngừng tăng trưởng, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị : Triệu đồng Các chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Doanh số hoạt động TTQT 216.474.584 276.852.334 297.883.803 Thu phí dịch vụ từ hoạt động TTQT 255.323 356.003 384.426 Doanh số L/C xuất khẩu 5.383.074 5.792.633 7.320.295 Doanh số L/C nhập khẩu 101.550.045 128.814.165 147.025.714 Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh Qua bảng trên ta thấy, số tiền dùng để thanh toán quốc tế được thanh toán qua ngân hàng ĐT&PT Hà Nội ngày càng tăng thể hiện ở doanh số hoạt động TTQT. Năm 2002 đạt 216.474.584 triệu đồng. Năm 2003 đạt 276.852.334 triệu đồng, tăng 60.377.750 triệu đồng, tức tăng 27.89% so với năm 2002. Năm 2004, doanh số đạt 297.883.803 triệu đồng, tăng 81.409.219 triệu đồng so với năm 2002 và tăng 21.031.469 triệu đồng, tương đương với 7.59% so với năm 2003. Thu phí dịch vụ từ hoạt động TTQT của ngân hàng qua các năm cũng tăng rõ rệt. Năm 2002, phí dịch vụ thu được là 255.323 triệu đồng. Năm 2003 đạt 356.003 triệu đồng, tăng 39.4% so với năm 2002. Năm 2004 thu được 384.426 triệu đồng, tăng 7.98% so với năm 2003. Đặc biệt, trong 2 năm 2003 và 2004, hoạt động xuất khẩu của nước ta tăng nhanh chủ yếu về các mặt hàng như: Gạo, dầu thô, giầy dép, thuỷ sản...nên doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại ngân hàng ĐT&PT Hà nội tăng với tốc độ nhanh. Năm 2002, doanh số L/C xuất khẩu chỉ đạt 5.383.074 triệu đồng. Năm 2003, đạt 5.792.633 triệu đồng tăng 409.559 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004, đạt 7.320.295 triệu đồng, tăng 1.527662 triệu đồng so với năm 2003 và tăng 1.937.221 triệu đồng so với năm 2002. Điều này chứng tỏ rằng hoạt đồng xuất khẩu của nước ta đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng vẫn phải nhập nhiều mặt hàng từ nước ngoài như: Các thiết bị điện tử, máy tính, ô tô, xăng dầu, điện thoại,... nên doanh số L/C hàng nhập khẩu cũng tăng lên, điều này cũng cho thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang ngày càng được mở rộng, phù hợp với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, để chuẩn bị ra nhập AFTA, WTO. 2.1.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội: Để hoàn thành kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TƯ đề ra và thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn, trong nhiều năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã liên tục mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh và đạt được kết quả thật khả quan, tạo ra thu nhập đáng kể cho ngân hàng đồng thời góp phần phục vụ tốt khách hàng và các nghiệp vụ truyền thống phát triển mạnh. Có thể kể đến những kết quả sau: Về công tác nguồn vốn: Do nhận thức sâu sắc được vai trò, vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển, vốn là khâu mở đường, quyết định quy mô, tầm cỡ hoạt động của ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn. Các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quả như: Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý, năm đến từng đơn vị trực thuộc và đôn đốc thực hiện, mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư, hoàn thiện quy trình huy động vốn, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách giao dịch, linh hoạt trong điều hành chính sách lãi suất, phí dịch vụ, chú trọng công tác tiếp thị, quảng cáo, chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi lớn, chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thức như: Huy động kỳ phiếu dài hạn, huy động trái phiếu, tạo nguồn vốn thông qua cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, huy động vốn thông qua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án đầu tư... Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng nhanh và ổn định với tốc độ cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn phục vụ cho vay đầu tư phát triển. Cụ thể năm 2002, tổng vốn huy động đạt 5.300.270 triệu đồng. Năm 2003 đạt 6.134.396 triệu đồng, tăng 15.74% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 6.950.748 triệu đồng, tăng 13.3% so với năm 2003 và tăng 31.14% so với năm 2002. Kết quả là trong hai năm 2003 và 2004 chi nhánh đã tự đảm bảo cân đối được nguồn vốn hoạt động của mình. Công tác tín dụng : Từ khi chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng; tổ chức nghiên cứu và ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư phát triển, cho vay trung và dài hạn; gắn liền công tác huy động vốn với sử dụng vốn, tăng cường mở rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh; mở rộng, đa dạng các hình thức tín dụng; thực hiện nhanh chóng đổi mới nhận thức, phong cách làm việc của CBCNV; chủ động tìm kiếm dự án, khách hàng để cho vay; thực hiện tốt chính sách khách hàng, mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế; không ngừng củng cố và giữ vững quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Do đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và thực hiện nghiệp vụ, nên mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa hơn 80 ngân hàng và các TCTD trên địa bàn thủ đô, chi nhánh vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định và chất lượng công tác tín dụng. Tổng dư nợ tính đến 31/12/2002 đạt 3.147.264 triệu đồng. Năm 2003 đạt 4.217.298 triệu đồng, tăng 33.99% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 4.985.982 triệu đồng, tăng 18.3% so với năm 2003 và tăng 58.4%so với năm 2002. Các hoạt động kinh doanh khác cũng phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ theo mô hình ngân hàng hiện đại như: Thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế... mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên áp dụng ISO vào việc quản lý hệ thống của mình. Từ khi áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000, các quy trình nghiệp vụ được thực hiện một cách khoa học, bài bản. Quy trình này được các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng đánh giá rất cao bởi tính chặt chẽ song nhanh chóng, thuận tiện và giảm bớt những thủ tục không cần thiết. 2.2.1 Doanh số cho vay KTNQD : Doanh số cho vay thể hiện tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định như năm, quý... Một điều dễ thấy là ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà nước. Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm một tỷ trọng rất cao (trên 94%). Trong khi đó doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (dưới 5.5%). Tuy Ngân hàng có chú ý phát triển hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế này, kết quả là doanh số cho vay tăng trưởng khá, nhưng xét trong mối tương quan với hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì sự tăng trưởng này là không đáng kể. Cụ thể là năm 2002, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt 168.142 triệu đồng, chiếm 4.86% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2003, doanh số cho vay tăng lên và đạt được 205.754 triệu đồng, tăng 22.4% so với năm 2002 nhưng chỉ chiếm 4.77% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004, doanh số cho vay đạt 264.506 triệu đồng, tăng 28.55% so với năm 2003, nhưng cũng chỉ chiếm 5.3% trong tổng doanh số cho vay. Bảng 7 : Bảng doanh số cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 +/- 31/12/2004 +/- Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 1. KTQD - NH - T&DH 2. KTNQD - NH - T&DH 3.459.708 3.291.566 1.063.166 2.228.400 168.142 150.151 17.991 100 95.14 32.3 67.7 4.86 89.3 10.7 4.307.790 4.102.036 1.253.329 2.848.707 205.754 192.523 13.231 100 95.2 30.5 69.5 4.78 93.6 6.43 848.082 810.470 190.163 620.307 37.612 42.372 - 4.760 4.990.685 4.726.179 1.439.274 3.286.905 264.506 245.452 19.054 100 94.7 30.5 69.5 5.3 92.8 7.2 682.895 624.143 185.945 438.198 58.749 52.929 5.823 Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngoài quốc doanh của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn năm 2002 là 150.151 triệu đồng, năm 2003 là 192.523 triệu đồng tăng 28.22% so với năm 2002. Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 245.452 triệu đồng tăng 52.929 triệu đồng (tức tăng 27.5%) so với năm 2003 và tăng 95.301 triệu đồng(tức tăng 63.5%) so với năm 2002. Như vậy, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay vì cho vay ngắn hạn Ngân hàng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn. Hơn nữa do địa bàn hoạt động của Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội là khu vực tập trung nhiều các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ các món vay không lớn nhưng mang tính thường xuyên để bổ xung vốn lưu động. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn của KTNQD chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Năm 2002 doanh số cho vay trung và dài hạn là 17.991 triệu đồng, năm 2003 giảm là 13.231 triệu đồng nhưng đến năm 2004 là 19.054 triệu đồng tăng 5823 triệu đồng (tức 44%) so với năm 2003 và tăng 1063 triệu đồng (tức 5.9%) so với năm 2003. Như vậy, doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có lẽ là do các khách hàng thuộc thành phần KTNQD không đảm bảo được các điều kiện vay vốn. Tỷ lệ dự án không được vay vốn do không đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết là không nhỏ, một số điều kiện mà các doanh nghiệp thường không thoả mãn là: - Không đảm bảo tỷ lệ vốn tự có bằng 30% tổng vốn đầu tư vào dự án. - Thiếu tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ hợp lý. - Tổ chức hạch toán không đúng theo pháp lệnh hiện hành. - Trình độ lập dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn kém, số liệu thiếu chính xác. Mặt khác hoạt động của họ không ổn định, hay biến động. Như vậy, sự tăng lên của tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, do nền kinh tế - xã hội của ta trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh và ổn định. Điều này làm tăng mức sống của dân cư, do đó nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hoá tăng mạnh. Do đó, hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ nhanh hơn, vốn được thu hồi và quay vòng nhanh, nên nhu cầu về vốn ngân hàng cũng tăng lên. Thứ hai, đứng trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn, cùng với việc được trao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm cao nên ngân hàng đã có những bước mạnh dạn hơn khi cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định dự án vay vốn đạt hiệu quả cao, chính sách kinh tế mở cửa nhưng chưa phải là tự do hoá nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong môi trường kinh tế ít biến động hơn. Ngân hàng và khách hàng kết hợp chặt chẽ trong quá trình cho vay và thu hồi vốn, giao trách nhiệm cho cán bộ tín dụng phải theo sát tình hình doanh nghiệp và đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, xét trên tổng thể kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay, còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy những yếu kém của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Thiếu những dự án có tính khả thi, khả năng quản lý yếu kém, thị trường đầu ra bấp bênh và còn những vướng mắc ở thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản... 2.2.2.Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay thể hiện số tiền hiện ngân hàng đang cho khách hàng vay. Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi xem xét quy mô tín dụng của một ngân hàng, được tính theo công thức sau: Dư nợ cho vay kỳ này = Dư nợ Kỳ trước + Doanh số cho Vay kỳ này - Doanh số thu nợ kỳ này Dư nợ cho vay trong 3 năm qua của khu vực KTNQD được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Dư nợ cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 +/- 31/12/2004 +/- ST % ST % ST % Tổng DNCV I.KTQD - NH -T&D H II. KT NQD - NH - T&D H 3.147.264 2.948.986 937.404 2.011.582 198.278 172.898 25.380 100 93.7 31.8 68.2 6.3 87.2 12.8 4.217.298 3.929.881 1.162.804 2.767.077 287.417 266.607 20.810 100 93.2 29.6 70.4 6.8 92.7 7.2 1.070.034 980.895 225.400 755.495 89.139 93.709 -4570 4.985.982 4.637.522 1.295.762 3.341.760 348.460 321.629 26.831 100 93 27.9 72.1 7 92.3 7.6 768.684 707.641 132.958 574.683 61.043 55022 6021 Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh Qua bảng 7 cũng cho thấy dư nợ cho vay qua các năm liên tục tăng. Năm 2002 dư nợ cho vay đạt 3.147.264 triệu đồng. Năm 2003, con số này đã tăng lên và đạt 4.217.298 triệu đồng, tăng 1.070.034 triệu đồng tương đương với 33.99% so với năm 2002. Năm 2004, doanh số dư nợ đạt 4.985.982 triệu đồng, tăng 768.684 triệu đồng (tương đương với 18.22%) so với năm 2003; Và tăng 1.838.718 triệu đồng so với năm 2002. Kết quả trên cũng giống như doanh số cho vay, chủ yếu là sự đóng góp của thành phần kinh tế quốc doanh, còn dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất hạn chế. Mặc dù dư nợ của kinh tế quốc doanh qua các năm có giảm nhưng giảm không đáng kể, cùng với nó là sự tăng lên rất khiêm tốn của tỷ lệ dư nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Tổng dư nợ cho vay được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ: dư nợ cho vay khu vực KTNQD Việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng đối với khu vực KTNQD có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Dư nợ cho vay của kinh tế ngoài quốc doanh năm 2002 chiếm 6.3% tổng dư nợ; năm 2003 là 6.8% và năm 2004 là 7% tổng dư nợ cho vay. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, năm 2002 dư nợ cho vay là 172.898 triệu đồng chiếm 87.2%, năm 2003 là 266.607 triệu đồng tăng 93709 triệu đồng(tức 54.2%) so với năm 2002, năm 2004 là 321.629 triệu đồng tăng 55022 triệu đồng (tức 20.64%) so với năm 2003 và tăng 148.731 triệu đồng so với năm 2002. Bên cạnh đó dư nợ cho vay trung và dài hạn không ổn định, năm 2002 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 25.380 triệu đồng chiếm 12.8% tổng dư nợ KTNQD, năm 2003 là 20.810 triệu đồng chiếm 7.2% tổng dư nợ KTNQD như vậy năm 2003 dư nợ cho vay NQD giảm(- 4570) triệu đồng, nhưng đến năm 2004 là 26.831 triệu đồng chiếm 7.6% tổng dư nợ cho vay NQD. Dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của khu vực KTNQD Như vậy dư nợ cho vay ngoài quốc doanh có tăng tuyệt đối nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Sở dĩ doanh số dư nợ của thành phần kinh tế NQD còn hạn chế là do các nguyên nhân sau : ã Do ngân hàng đang trong giai đoạn đầu chuyển từ hình thức hoạt động cấp phát theo ngân sách Nhà nước sang hoạt động kinh doanh đa năng theo cơ chế thị trường, nên ngân hàng chưa thực sự mạnh dạn cho vay đối với thành phần k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34133.doc
Tài liệu liên quan