MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3
1.1.Lịch sử hình thành TTCK của các nước trên thế giới 3
1.2.Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế 4
1.3.Giới thiệu về Thị trường chứng khoán Việt Nam 5
1.3.1.Ủy ban chứng khoán Nhà nước 5
1.3.2.Sở giao dịch chứng khoán 6
1.3.2.1.Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Hose) 6
1.3.2.2.Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hnx) 7
1.3.3.Các công ty chứng khoán 8
1.3.4.Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 8
1.4.Nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam 9
1.4.1.Kiến thức thị trường chứng khoán 9
1.4.1.1.Chỉ số chứng khoán Việt Nam VN – index 9
1.4.1.2.Giao dịch trên thị trường chứng khoán 10
1.4.1.2.1.Các loại lệnh giao dịch 10
1.4.1.2.2.Đơn vị giao dịch 10
1.4.1.2.3.Đơn vị yết giá 11
1.4.1.2.4.Đơn vị giao dịch 11
1.4.1.3.Hệ thống hoạt động công bố thông tin 11
1.4.1.4.Đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 11
1.4.1.5.Bản cáo bạch, báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đánh giá 12
1.4.1.6.Chính sách thuế đối với nhà đầu tư 13
1.4.1.7.Luật chứng khoán 13
1.4.1.8.Các rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán 14
1.4.2.Kỹ năng quản lý cảm xúc, hay còn gọi là EQ 14
1.4.3.Tâm lý nhà đầu tư (tâm lý thị trường) 15
1.4.5.Kinh nghiệm cho đầu tư 15
CHƯƠNG 2 NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM 17
2.1.Toàn cảnh về thị trường chứng khoán Việt Nam 17
2.1.1.Những thành tựu thị trường chứng khoán đã đạt được trong thời gian
qua 17
2.1.2.Những biến động nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập qua chỉ số VN – index 23
2.1.3.Nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán 24
2.2.Những hạn chế của nhà đầu tư cá nhân 30
2.2.1.Trình độ của nhà đầu tư cá nhân về thị trường chứng khoán còn
hạn chế 30
2.2.2.Không xem xét diễn biến thị trường, giao dịch vội vàng, tiếc của ôm lỗ, mua cổ phiếu giá rẻ, sử dụng công cụ phái sinh tràn lan 37
2.2.3.Chưa quan tâm nghiên cứu những cổ phiếu thân quen 39
2.2.4.Rất nhiều nhà đầu tư nghe theo lời tư vấn đầu tư 40
2.2.5.Quan tâm đến nền kinh tế thế giới chưa sát sao, không thường xuyên
cập nhật tin tức thế giới 41
CHƯƠNG 3 NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 42
3.1.Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản không thể thiếu khi đầu tư chứng khoán 42
3.1.1.Kiến thức về chỉ số VN – index, nắm chắc cách thức giao dịch trên thị trường chứng khoán 42
3.1.2.Bổ sung kiến thức, thông tin các mã chứng khoán 42
3.1.3.Nắm chắc biểu phí giao dịch của từng công ty chứng khoán và thuế
thu nhập cá nhân 44
3.1.4.Nghiên cứu luật chứng khoán rõ ràng 45
3.1.5.Cần đọc hiểu các phân tích về những rủi ro có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và các rủi ro khi tham gia đầu tư 46
3.2.Cần phải biết cách hạn chế cảm xúc đầu tư EQ 46
3.3.Thực hiện những nguyên tắc đầu tư 48
3.3.1.Tâm lý cho bản thân khi đầu tư chứng khoán 48
3.3.2.Nghiên cứu thị trường chứng khoán kỹ 49
3.4.Cần phải học tập trau dồi kinh nghiệm đầu tư thường xuyên 50
3.4.1.Nghiên cứu cổ phiếu và nhóm cổ phiếu cùng ngành 51
3.4.2.Nhà đầu tư có thể ủy thác cho các công ty quản lý quỹ đầu tư 52
3.4.3.Sử dụng Margin, đòn bẩy tài chính nhưng phải hiệu quả đúng lúc kịp
thời 52
3.4.4.Học tập mô hình nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài tại các nền
kinh tế phát triển 55
KẾT LUẬN 56
57 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để chớp cơ hội đi trước hàng loạt các lệnh mua bán khác, nhiều người chọn cách mua trần bán sàn. Theo nhiều nội trợ thì đơn giản như suy nghĩ “Thị trường luôn ưu tiên lệnh mua trần bán sàn, mặc dù số lượng không nhiều. Mua bán như vậy không có nghĩa là tôi lỗ, mà khi xác định được một khoản lời chênh lệch vừa vặn, tôi bán ngay. Đã chọn cách mua bán này, thì tôi không ham lời nhiều”, một chị tâm sự nói. Chị thường “nuôi” một loại cổ phiếu từ 2 – 3 tháng, với những cổ phiếu quá nóng thì chị bán ngay trong 1-2 tuần. Vì vậy, mặc những người toan tính tìm những khoản lợi nhuận cao nhất, chị cứ thong dong chơi và có lãi “vừa đủ”. Không rõ lãi được bao nhiêu khi hết năm, vì tiền chẳng bao giờ nhàn rỗi trong tài khoản, hết bán chứng khoán này tới mua chứng khoán kia. “Mức lãi cao hàng chục lần so với lương tháng của nhân viên”, một chị hài lòng nói. chị Thọ, một người nội trợ kiếm sống thêm bằng nghề môi giới và mua bán nhà đất nhảy sang sàn chứng khoán hai năm nay. “Mua bán nhà đất cò con mà hết chờ rồi tìm không có ai mua, vốn đọng hết còn gì lời lãi”, chị nói. “Hơn nữa, mua bán nhà đất thì mất vài tuần đến mấy tháng mới bán được nhà, lấy được tiền. Còn chứng khoán khi cần là có ngay tiền mặt”, chị Thọ nói. Chỉ có vỏn vẹn vài chục triệu đồng, nhưng với kinh nghiệm mua bán bất động sản của mình, chị Thọ áp dụng khá nhuần nhuyễn vào thị trường chứng khoán. Những ngày đầu, chị mua liều vài cổ phiếu có tiếng, cổ phiếu lên giá cao chị bán ngay, cổ phiếu xuống giá chị không ngần ngại mua vào. “Cổ phiếu cũng như đất, không có đất nào là rẻ và bỏ hoang cả. Cứ nắm trong tay, ở mức nào cũng kiếm lời được”, chị nói. Chị thường vừa lau nhà vừa nghe tin tức chứng khoán qua tivi, đài, và giao dịch bằng điện thoại.
Kế đến là việc nhân viên công sở trốn việc ra sàn chơi chứng khoán, dù công việc bận rộn đến mấy tuần nào cũng tranh thủ ra sàn giao dịch chứng khoán ít nhất 2 lần. Một anh nhân viên tiết lộ rằng chỉ cần một sáng đẩy cổ phiếu thắng lợi là ăn đứt mấy tháng "cày sâu cuốc bẫm" nơi công sở. "Mỗi buổi chỉ khoảng vài chục phút nhưng nhìn thấy được không khí hừng hực ở sàn "thú" lắm", anh nói. Ngồi ở văn phòng đặt lệnh không thể theo dõi được diễn biến của những lệnh chỉ xuất hiện trong vòng vài phút. Đó là những lúc nhà đầu tư muốn làm giá, đưa ra lệnh bán hoặc mua nhiều khiến giá cổ phiếu trên thị trường xoay chuyển. "Nếu khi ấy không có mặt trực tiếp, thì "toi" như chơi", anh khẳng định. Nhờ nhiều phen trực chiến tại sàn mà anh đã tự cứu mình nhiều bàn thua trông thấy => Đầu tư thắng lợi, thời kỳ huy hoàng của chứng khoán Việt Nam, chứng khoán nổi trội hơn tất cả các kênh đầu tư khác, thu nhập hàng tháng “rủng rẻng” trong túi, đến nỗi nghề môi giới chứng khoán cũng được gọi là “hot” nhất trong các nghề. Số lượng nhà đầu tư tăng mạnh nhưng kiến thức hiểu biết về chứng khoán thì hầu như ít người quan tâm đến.
Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, hệ số giá/lợi nhuận (P/E) trung bình của 20 công ty lớn nhất của Việt Nam là khoảng 73,3%, vuợt quá xa so với các thị trường khác. Chắc chắn sẽ phải giật mình nếu ta biết rằng, chỉ số P/E bình quân của thị trường đứng thứ 2 sau Việt Nam trong bảng thống kê của IMF là Ấn Độ chỉ có 20,4 và mức trung bình của thế giới là 16,2. Như vậy có thể thấy sức kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam lớn đến mức nào và càng như một luồng động khí thổi phồng thêm “bong bóng” chứng khoán Việt Nam tưởng chừng như sẽ nổ vào năm 2007.
Hình 2.6: Năm 2007 nhân viên ra sàn chớp nhoáng, quyết định đặt lệnh rồi đi
Năm 2008, nhưng “Khi đứng ở thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, người ta không ngờ được thị trường lại xuống quá sâu như hiện nay. Có thể thấy cuối năm 2007 chiều hướng đã không tốt, nhưng ít ai nghĩ nó xấu đến như vậy. Sau Tết âm lịch cũng đã loáng thoáng thấy chiều hướng nó xấu rồi, nhận định có thể rõ nét hơn. Nhưng ngay cả ở thời điểm đó, người ta cũng không có ngờ”. để rồi “Năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007” tình hình xấu đi kể từ sau Tết Âm lịch. Nền kinh tế rơi vào lạm phát và chống lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát nó làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về tiền tệ thắt chặt quá mạnh. Sau khi thị trường chứng khoán giảm khá sâu, trước tiên là những tập đoàn, công ty nhà nước có tham gia thị trường bắt đầu rút vốn. Thị trường bị hẫng một lượng tiền vốn rất lớn. Điều đó ít ai dự liệu được trong năm 2007 để bước vào năm 2008. Kế tiếp là các tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp không phải là những tập đoàn trên, cũng bắt đầu tính toán, cấu trúc lại và rút bớt nguồn tiền ra khỏi thị trường, do giá chứng khoán đi xuống mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ. Lực lượng rút tập trung đầu năm 2008 làm cho thị trường suy giảm mạnh, những lúc này các nhà đầu tư tham gia sau là người thua cuộc, cổ phiếu vừa về đến tài khoản là lập tức bán ra nhưng bán không được vì không ai dám mua lúc thị trường hoảng loạn, => Bất cứ ai tham gia vào mua đều nắm chắc phần lỗ, giảm khoảng 70% => Lỗ quá nặng! Hầu hết các nhà đầu tư đều “méo mặt” vì thua lỗ.
Tuy nhiên đến giữa tháng 6 năm 2008, các chính sách kinh tế của các nước trên toàn thế giới được tung ra như là bơm tiền vào lưu thông cứu trợ ngân hàng thâm hụt, giảm lãi suất, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp…Việt Nam ta cũng bơm vào một tỷ USD vào nền kinh tế mình. Ảnh hưởng bởi niềm tin kinh tế sẽ được cứu, nhà đầu tư Việt Nam bình tâm trở lại và bắt đầu mua cổ phiếu trở lại, thị trường lại tăng lên ào ào, những cổ phiếu trước kia giảm bao nhiêu thì tăng lại bấy nhiêu, lớp nhà đầu tư tham gia cuối cùng của đợt hoảng loạn trên vô tình trúng đậm, nhanh tay bán ra chốt lời vào cuối năm => Năm 2008 đầy sóng gió, nhà đầu tư xãy ra hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau, một bài học nhãn tiền về “Lòng tham và nỗi sợ hãi”, một kinh nghiệm xương máu cho hầu hết các nhà đầu tư cá nhân.
Năm 2009, một đợt rung lắc mạnh của thị trường tài chính quốc tế, lực lượng thất nghiệp ở các nước quốc tế gia tăng đột biến, thị trường chứng khoán chao đảo thêm một lần nữa, toàn bộ thị trường trên thế giới suy giảm. Tuy nhiên, giữa tháng 3 năm 2009, lượng tiền bơm vào thị trường cuối năm 2008 đã phát huy tác dụng, cùng với sự hồi sinh của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, giá cổ phiếu trở nên quá rẻ, mua cổ phiếu để hưởng cổ tức còn cao hơn cả tiền lãi gửi tiết kiệm, chỉ số VN – index 235 point, thấp nhất trong 6 năm gần đây, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển từ trạng thái sợ hãi dần dần tự tin trở lại, sự tăng điểm của thị trường chứng khoán đã làm cho lòng tham tiếp tục gia tăng và lại bắt đầu một chu kỳ đầu tư là thắng, tuy nhiên lần này thì sự tham gia của ngân hàng, các tổng công ty đã bị hạn chế, chỉ còn chủ yếu các quỹ, các công ty chứng khoán, và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường là chủ yếu. Năm 2009 là năm mà các nhà đầu tư học được bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính, thị trường tăng điểm đã khiến các nhà đầu tư mờ mắt, liên tục yêu cầu mức đòn bẩy cao hơn và đổ tiền vào thị trường. Chỉ thị 03 là một minh chứng, tiền vào thị trường bị thắt chặt nhưng không có một giải pháp nào để thay thế cái đó, trong khi đó ở thế giới người ta có, như Margin Trading (giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền trước của nhà môi giới - PV). Đó là một trong những công cụ rất tốt, nghiệp vụ tốt hỗ trợ cho thị trường và mang tính chuyên nghiệp cao. Hay xa hơn là các công cụ phái sinh Options, Futures… trong chứng khoán => Nhà đầu tư trong nước đã học được những bài học cay đằng nhất trong đầu tư vào thị trường chứng khoán khi sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức cho phép.
Năm 2010 cho đến nay thị trường lình xình gây chán nản cho nhiều nhà đầu tư, không có những đợt sóng biến động mạnh, có lúc tất cả đồng loạt tăng tới 3 hoặc 4% toàn thị trường hoặc đồng loạt giảm sàn hầu hết các chứng khoán, giao dịch trên thị trường ngày càng kém thanh khoản, thị trường chưa có nhiều điểm sáng nên làm cho thị trường có xu hướng đi xuống. Các thông tin vĩ mô trong nước tuy rằng tốt nhiều hơn xấu, nhưng cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới luồng tiền vào thị trường chứng khoán. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều hứa hẹn, do:
- Các yếu tố làm tăng đột biến về lợi nhuận không có nhiều như năm ngoái, khi hỗ trợ lãi suất không còn,
- Lạm phát tăng cao hơn, làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng...
Các yếu tố vĩ mô khác như :
- Thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối được đưa vào diện kiểm soát chặt chẽ để không xãy ra những cơn sốt đất, sốt vàng khiến người dân lo lắng.
- Nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục mua ròng và sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường Việt Nam ngày càng tăng, nhiều tổ chức đầu tư quốc tế vẫn đánh giá cao tiềm năng nền kinh tế của ta.
- Cổ phiếu Thị trường chứng khoán đang nằm trong vùng có giá quá rẻ.
- Nhiều doanh nghiệp lớn tăng vốn và niêm yết, đặc biệt là các ngân hàng theo lộ cuối năm 2010 phải có vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ. Điều này cũng ảnh hưởng tới nguồn vốn chảy vào thị trường chứng khoán.
Hiện nay trên TTCK đã hình thành những công ty trung gian và giới đầu tư quen gọi là “siêu đại lý” bởi nắm trong tay những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt với khối lượng khổng lồ. Những quỹ đầu tư dài hạn, những nhà đầu tư tổ chức, các cá nhân thậm chí là những lãnh đạo của DN niêm yết sở hữu lượng cổ phiếu lớn nhưng trước mắt không có nhu cầu giao dịch có thể cho công ty trung gian vay. Công ty này đứng ra ký hợp đồng với nhà đầu tư (NĐT) có nhu cầu vay cổ phiếu với các thỏa thuận về mức phí, cơ chế giao dịch…Mọi giao dịch vẫn được thực hiện trên tài khoản của người cho vay. Người đi vay nếu chưa có uy tín, quen biết sẽ phải đặt cọc 20% trên tổng giá trị cổ phiếu vay. Với những NĐT quen biết đôi khi chỉ cần chốt với nhau qua chat, qua nhắn tin điện thoại lúc đầu giờ giao dịch, cuối ngày mới thanh toán. Mọi giao dịch chỉ thực hiện thông qua công ty trung gian nên không biết được chính xác mỗi lệnh mua, lệnh bán đã khớp hay chưa. Nếu họ vay và bán được giá cao sau đó chứng khoán giảm sâu sẽ dễ nảy sinh tranh chấp do chủ sở hữu thực sự nhận thấy bị thua lỗ quá nhiều. Lúc đó thật khó phân xử vì họat động cho vay chứng khoán chưa được phép và cơ chế để giải quyết tranh chấp này chưa có. Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên việc họat động “chui” của các công ty này mang đến cho NĐT nhiều rủi ro.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên dè dặt hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nguồn tiền từ ngân hàng, các tổng công ty, Việt Kiều và cả nước ngoài đổ vào chứng khoán Việt Nam không còn mạnh mẽ như trước, số lượng các công ty niêm yết trên sàn và số lượng cổ phiếu phát hành cũng tương đối lớn. Với một sự hạn chế về dòng tiền và số lượng lớn cổ phiếu niêm yết như vậy, một chiến lược đầu tư mới ra đời, đầu tư vào các penny chip, giá trị vốn hóa nhỏ. Các nhà đầu tư Việt Nam lại đầu tư theo trào lưu mới, đầu tư theo “đội lái”, không cần phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, chủ yếu tìm kiếm động thái của các đội lái để đầu tư theo. Nhưng rồi, cái gì phải đến thì cũng đã tới, nếu coi đầu tư trên thị trường chứng khoán theo quan điểm chơi bạc thì chắc chắn phải có “người thua và kẻ thắng”, những người đầu tư thiếu kinh nghiệm, không làm chủ được tình hình dễ bị thua, và phần thắng thuộc về các “đội lái”
Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động. Khi cổ phiếu tăng càng nóng thì nguy cơ cổ phiếu biến thành “dao rơi”, “dao rơi” là tiếng lóng mà giới đầu tư gọi những cổ phiếu sau một quá trình tăng “bốc hỏa” bắt đầu chuyển sang “chế độ” rớt sàn tự động mỗi ngày. Thanh khoản cực thấp, bán giá sàn chất đống là những đặc điểm dễ nhận thấy của các “con dao” này, bất kể doanh nghiệp làm ăn tốt thực sự hay cổ phiếu bị kéo lên một cách cố ý. Nguyên nhân chính vì tính đầu cơ trên thị trường quá cao. Dù doanh nghiệp tốt được số đông chú ý và tăng giá bình thường, đến lúc nào đó sẽ trở thành bất thường và tăng quá mức chấp nhận được của phân tích cơ bản. Mặt khác, không một cổ phiếu nào có thể tăng giá, dù là tốt hay xấu, nếu thiếu vắng dòng tiền lớn tham gia mua. Dòng tiền lớn đóng vai trò “lái tầu”, là “nhiên liệu”, và đó thường là những đồng tiền thông minh. Khi dòng tiền thông minh đã rút ra thì cũng như con tàu bị bỏ lái, tắt máy => Một năm chán nản đối với tất cả các nhà đầu tư, lượng tiền mất dần theo các giao dịch.
2.2 Những hạn chế của nhà đầu tư cá nhân
Bên cạnh những ưu điểm như nồng nhiệt, ham học hỏi cũng như tham gia nhiều khóa hội thảo về chứng khoán để học tập chia sẽ kinh nghiệm nhưng vẫn còn những hạn chế như:
2.2.1. Trình độ của NĐT cá nhân về TTCK còn hạn chế, không phân biệt được lúc nào nên tham gia thị trường, khi nào không nên, một số nhà đầu tư còn không biết chỉ số VN – index dùng để làm gì? Nó có ảnh hưởng gì đến cổ phiếu hay không, các tài liệu các báo cáo tài chính, bản cáo bạch công ty niêm yết mà cũng không biết nó để làm cái gì, cũng như không phân biết phân tích nội dung nào quan trọng nhất trong báo cáo, các quyền lợi khi mua cổ phiếu như quyền biểu quyết đại hội, quyền mua và bán các quyền cổ đông; đến cả lệnh đặt giao dịch trên thị trường cũng còn sai như viết sai nội dung lệnh mua – bán - hủy, đặt lệnh trễ rồi cãi nhau với người nhận lệnh …
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán cũng gây nhiều rắc rối cho nhà đầu tư, thời hạn thánh toán T+4 cho bù trừ cổ phiếu và T+2 cho bù trừ tiền tuy viết rõ ràng nhưng vẫn làm nhiều nhà đầu tư cứ tưởng là cổ phiếu hoặc tiền đã về đến tài khoản rồi…
Nhiều người có tiền vẫn đang lao vào mua cổ phiếu nhưng họ không để ý gì đến chỉ số P/E, không quan tâm gì đến tính thanh khoản. Ở Việt Nam, kỳ vọng của người mua cổ phiếu đã vượt qua giá trị thực tế của các công ty bán cổ phần. Do đó, phải thay đổi lại hệ thống giáo dục để cộng đồng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có sự hiểu biết hơn và biết đầu tư một cách dài hạn hơn. Khi giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, lúc đó hầu như tất cả các nhà đầu tư “đều thắng” vì trò chơi có tổng lớn hơn không. Ngược lại, khi giá bị đẩy lên quá cao, phần chênh lệch ảo sẽ tạo ra trò chơi có tổng bằng không, lúc đó, có người thắng ắt có kẻ thua. Câu hỏi đặt ra là ai được, ai mất? Điều mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần lưu ý đó là khi bức màn thông tin bất cân xứng vẫn còn lớn, các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường có lợi thế rất nhiều. Do vậy, không thể nghĩ một cách đơn giản là mình chỉ nắm một ít cổ phiếu nên dễ bán hơn khi giá đi xuống. Thực ra, một nhà đầu tư cá nhân thì giữ rất ít, nhưng tất cả số này cộng lại sẽ là một khối lượng khổng lồ, thậm chí lớn hơn rất nhiều phần nắm giữ của các nhà đầu tư có tổ chức. Khi mà những người có lợi thế hơn về mặt thông tin biết mua lúc giá thấp, bán lúc giá cao và rút khỏi thị trường đúng lúc thì phần thiệt thòi chắc chắn sẽ thuộc về các nhà đầu tư đơn lẻ.
Các nghiên cứu cho thấy ở các TTCK mới nổi thì tâm lý đầu tư theo đám đông luôn là yếu tố nổi cộm nhất, như là đồng loạt tranh nhau mua hoặc tranh nhau bán trên toàn thị trường, tuy hiện nay không còn kiểu như vậy nhưng vẫn còn lác đác ở một số CP trên sàn xảy ra hiện tượng trên,.. Nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia vào chứng khoán ít chịu nghiên cứu tài liệu cơ bản về chứng khoán, các chỉ tiêu cơ bản về tài chính, các chỉ số đánh giá ROA, ROE, EPS, P/E,…giúp họ tính toán để ra quyết định đầu tư. Trong đó P/E có vị trí quan trọng để xem có nên đầu tư hay không? Thực tế thì P/E cao thì không hẳn là tốt hoặc thấp mời gọi là tốt, mà ta còn phải xét xem cổ phiếu đó thuộc loại nào, kinh doanh tốt hay không? Có triển vọng tương lai hay không? Tuy nhiên vẫn có nhiều người thấy giá cổ phiếu cao mà quên mất cổ phiếu đó từng bị “làm giá”, mua vào rồi thấy giá lại giảm nên lại mua tiếp…
Đấy là những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu chứng khoán để làm những danh mục những cổ phiếu tiềm năng phát triển về sau nhưng lại bị lãng quên, hoặc có đọc cho qua chứ không có phân tích nội dung.
Thuế chứng khoán, một "nỗi đau" khác mà tất cả các nhà đầu tư đang gánh chịu là bị lỗ trong năm vừa rồi, nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập. Sau mỗi lần giao dịch, CTCK tự động trừ trong tài khoản của nhà đầu tư 0,1% giá trị bán, ngay cả khi chọn cách nộp thuế 20%/thu nhập. Luật thiết kế như vậy là không hợp lý, bởi lẽ ra không nên khấu trừ ngay khi nhà đầu tư tiến hành bán chứng khoán. Nếu cơ quan thuế sợ nhà đầu tư "xù" thuế mà áp dụng cách làm như vậy, thì có thể đưa ra các chế tài để xử lý nhà đầu tư trốn thuế. Với thẩm quyền của mình, cơ quan thuế hoàn toàn tự chủ và có trách nhiệm trong theo dõi lỗ, lãi của nhà đầu tư để làm cơ sở đối chiếu với hồ sơ khai thuế của nhà đầu tư khi làm thủ tục quyết toán thuế hàng năm.
Luật chứng khoán có nhiều sửa đổi nhưng ít nhà đầu tư quan tâm đến chuyện này vì họ cho rằng đó là vấn đề của UBCKNN, họ chỉ cần biết có đạt được lợi nhuận nào hay không mà thôi.
Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp, qua đầu mối câu lạc bộ các doanh nghiệp niêm yết, đã ngồi lại với nhau để đưa ra quyết sách mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Đồng thời, hoạt động mua vào của các tổ chức, cá nhân là cổ động nội bộ của doanh nghiệp cũng khá sôi động. Những chuyển động này một lần nữa lại gây chú ý, đặc biệt trong tháng 5 đến tháng 8. Không thể phủ nhận các giá trị liên quan, đặc biệt trong sự hỗ trợ giá chứng khoán tại thời kỳ suy giảm; rộng hơn, khi có tiếng nói chung và mở rộng, sẽ là sự hỗ trợ cho thị trường. Theo cách hiểu thông thường, khi doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ, lượng hàng lưu thông trên thị trường sẽ giảm, giúp tăng cầu và thông thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán. Mặt khác, với chính doanh nghiệp, việc mua lại đó cũng góp phần cải thiện một số chỉ số tài chính cơ bản, như giảm lượng cổ phiếu lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu và theo đó làm tăng các chỉ số EPS, ROE… Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào “phong độ” tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, và quy mô mua vào lớn hay nhỏ. Và một lợi ích khác, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro, là “mình hiểu mình hơn ai hết”, quyết định mua được xây dựng trên cơ sở đánh giá cơ hội ở thị trường với thực tế sức khỏe của doanh nghiệp (cũng không loại trừ những trường hợp mua vào vì mục đích khác mà xa rời yếu tố nội tại đó). Khi giá cổ phiếu giảm sâu, thấp, doanh nghiệp mua lại đồng nghĩa với việc tạo tiền để cho khả năng sinh lời từ chính khoản đầu tư đó trong tương lai. Với nhà đầu tư, phản ứng thường thấy là suy tính chung: khi doanh nghiệp mua vào thì ắt đã phải đánh giá những rủi ro, yếu tố cơ hội giữa thực tế với sức khỏe "bản thân". Nên những thông tin loại này thường tạo tâm lý tích cực cho cổ đông và nhà đầu tư. Dĩ nhiên, có những lý do khách quan để có thể khẳng định rằng hoạt động mua vào đó khó đảm bảm 100% kết quả như kỳ vọng. Với những giao dịch thành công và trọn vẹn đã đành. Vấn đề là thời gian gần đây, thông tin kiểm chứng lại những giao dịch đó có thể gây thất vọng với nhà đầu tư. Mới đây, theo thông tin công bố, một lãnh đạo của một doanh nghiệp lớn trên HOSE đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ gói gọn ở giao dịch này thì rõ ràng là có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thị trường “lao dốc không phanh”. Thế nhưng, tra cứu lại thì đây là giao dịch “chuyển tiếp”, khi giao dịch đăng ký mua vào trước đó không thực hiện được.
Chuyện này không phải là cá biệt. Đọc thông tin công bố giao dịch nội bộ một tuần trở lại đây trên cả Hose và Hnx, dễ nhận thấy nhiều trường hợp chốt lại giao dịch đăng ký mua vào trước đó nhưng không trọn vẹn. Như đề cập ở trên, hẳn có những lý do khách quan. Thế nhưng, không loại trừ khả năng có “dị ứng” khi thông tin giải thích na ná nhau, như “giá không được như mong muốn” (ngại bắt đáy?), hay như “không chuẩn bị đủ tài chính” (liệu có thụ động khi đưa ra thông tin đăng ký mua vào?)…Ví như, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (CPC) vừa công bố thông tin mua vào 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với nguyên tắc xác định giá là dự kiến mua không cao hơn 25.000 đồng/cổ phiếu. Hay với Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV), thông tin đăng ký mua 135.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ cũng xác định giá không quá 30.000 đồng/cổ phiếu…
Chuyện thâu tóm công ty, điển hình là DCC Descon xây dựng công trình, một nhóm tổ chức thu mua rất nhiều cổ phiếu công ty từ các nhân viên trong công ty để tham gia vào hội đồng quản trị, nhưng hoàn toàn không công bố bất cứ thông tin nào lên truyền thông đại chúng, đến khi đại hội cổ đông thì nhóm này tung chiêu bài hủy bỏ quyền chủ tịch hội đồng quản trị công ty vào đòi lập ra người khác đứng lên làm quản trị. Vụ việc gây xôn xao trong giới đầu tư và xãy ra nhiều vụ kiện tụng nhau nhưng chưa đến hồi kết.
Không hiểu nhiều về những rủi ro về lãi suất, lạm phát, tỷ giá…các rủi ro này đều có tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường chứng khoán. Việc am hiểu nhiều về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách tỷ giá là việc khó. Thông thường, chỉ có các chuyên gia kinh tế mới hiểu và phân tích được những ảnh hưởng của các rủi ro trong các chính sách đó. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư bỏ ra một số lượng tiền khá lớn thì cần phải quan tâm đến các rủi ro này vì nó sẽ chỉ ra xu hướng lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, từ đó nhà đầu tư sẽ có những quyết định chính xác hơn. Các rủi ro thường thấy trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay như:
Đầu tiên, đó là lãi suất ngân hàng có diễn biến cho thấy có xu hướng đi lên. Khi lãi suất tăng lên, lượng vốn nhà rỗi có xu hướng tìm về nơi an toàn để “trú ngụ”, cung tiền bị hạn chế… kéo theo việc sản xuất kinh doanh cũng phải được thu hẹp lại bởi vì những doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất khó vay vốn của ngân hàng hoặc vay được nhưng lãi suất quá cao làm cho lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm => Giá cổ phiếu đi xuống, thị trường chứng khoán đi xuống. Khi chính sách thắt chặt tiền tệ dần siết lại kể từ khi Thông tư 13/2010/TT- NHNN có hiệu lực (các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ 3000 tỷ đồng).
Một yếu tố cần xét song song với trên, đó là lạm phát, tình hình lạm phát đã kéo TTCK Việt Nam trở lại với những con số thực của nó. Ngay sau khi lộ ra tin chỉ số tiêu dùng CPI tăng lên so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhiều NĐT đã bắt đầu quay lại kiểu tâm lý lo sợ cho những phiên giảm điểm sắp tới, bởi vì sắp tới sẽ là hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường, một khi tiền lưu thông bị rút về, thông thường thì Ngân hàng nhà nước sử dụng biện pháp hành chính bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát (lãi suất cho vay hiện nay rất cao khoảng 18% - 20% một năm), hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, tính thanh khoản lại càng giảm sút, những khoản nợ vay lại sắp đến hạn sẽ làm cho thị trường vào tình thế “hiểm nghèo” hơn nữa.
Xét Cp Vinamilk Ngày 19/1/2006, cổ phiếu Công ty sữa VN Vinamilk (mã chứng khoán VNM) chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch của Trung tâm Chứng khoán TP. HCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu.. Số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 159 triệu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 1.590 tỷ đồng.
Tình hình cố phiếu trước lạm phát: Bắt đầu ở mức 53.000đ, VNM nhanh chóng tăng giá giai đoạn sau đó. Và đến ngày 14/04/2006 giá Cp VNM đã là 102.000đ. 4 tháng sau đó, với sự thử thách của thị trường, VNM giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 8, VNM bắt đầu bình ổn và tăng nhẹ. Giai đoạn cao nhất mà VNM đạt được là ngày 27/02/2007 với giá 212.000đ. So với nhiều “ông lớn” khác thì VNM vẫn duy trì được giá khá ổn định trong năm 2007. Đó là do liên tiếp những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thành công.
Tình hình cổ phiếu sau lạm phát: Không tránh khỏi số phận như những cổ phiếu khác, mặc dù bắt đầu năm 2008 với mức giá 166.000 đ, nhưng ngay sau đó VNM tiếp tục giảm. và cụ thể là tháng 6/2008, giá VNM chỉ còn 93.400đ. biến động thất thường của VNM thực tế bắt đầu từ tháng 3 (tức là cũng từ sau chỉ thị 03). Giai đoạn sau đó tăng giảm rất thất thường, nhưng không vượt qua mức 120.000đ. Trong tháng 9/2008, khi những tin tức xấu từ thị trường sữa, cổ phiếu VNM tiếp tục giao động mạnh. Nhưng sau khi chứng minh được sự an toàn thì giá VNM bình ổn, thậm chí còn tăng trong những ngày qua. Giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VNM trong 3 tháng cũng như 1 năm qua:
Biểu đồ 2.7 – Cổ phiếu VNM từ cuối tháng 7 đến tháng 10/2008
Biểu đồ 2.8 – Cổ phiếu VNM từ cuối tháng 10/2007 đến 10/2008
Nhận xét: Thống lĩnh trong ngành kinh doanh sữa, mặt khác lại là mặt hàng thiết yếu, có mức tăng trưởng tốt, VNM chỉ chịu tác động chung của toàn thị trường. Giá CP chỉ bị sụt giảm gần một nửa trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ cho thấy VNM có một vị trí khá tốt trong tâm lý nhà đầu tư. Trong giai đoạn tháng 8/2008, trước cơn bão Melamin trong sữa thì VNM vẫn dao động rất ít. Hiện nay giá Cp VNM vẫn xoay quanh 86.000đ
Nhận xét: Bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm và cung cổ phiếu áp đảo cầu, lượng tiền mặt củ