Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý- xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài: 2

2. Mục đích nghiên cứu: 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

4. Đối tượng nghiên cứu: 3

5. Khách thể nghiên cứu: 4

6. Phương pháp nghiên cứu: 4

6. 1. Nghiên cứu lý luận: 4

6. 2. Phương pháp quan sát: 4

6.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng: 4

6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: 5

6.5. Trắc nghiệm đo lường tâm lý: 5

7. Giả thuyết nghiên cứu: 6

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu: 7

1.2. Khái niệm RLPL: 8

1.2.1. Định nghĩa: 8

1.2.2. Một số đặc điểm chung: 10

1.3. Nguyên nhân và cơ chế của RLPL: 11

1.3.1. Nguyên nhân: 11

1.3.2. Cơ chế: 13

1.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLPL: 15

1.4.2. Chẩn đoán theo ICD – 10: 20

1.4.3. Theo DSM – IV: [13] [32] [33] 23

1.5. Các biểu hiện RLPL ở trẻ em: [15] [21] 29

1.5.1. Các cơn RLPL: 29

1.5.2. Chứng RLPL chuyển hoán: 30

1.5.3. Rối loạn giác quan và cảm giác: 30

1.5.4.Rối loạn ngôn ngữ: 30

1.6. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ em: [12] [18] [19] [24] [30] 31

1.7. Trị liệu tâm lý cho trẻ RLPL: [2] [14] [23] 34

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 40

2.1. Tổ chức nghiên cứu: 40

2.1.1. Tiến trình thực hiện đề tài: 40

2.1.2. Lựa chọn khách thể nghiên cứu: 40

2.1.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: 41

2.2. Kết quả nghiên cứu: 44

2.3. Một vài nhận định, đánh giá về các ca bệnh RLPL được khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh - viện Nhi Trung ương: 88

2.3.1. Về đối tượng nghiên cứu: 88

2.3.2. Về đặc điểm lâm sàng: 90

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

3.1. Kết luận: 91

3.2. Kiến nghị: 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

LỜI CẢM ƠN 97

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý- xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày sinh: 27/12/1994 (12 tuổi). - Giới tính: Nữ. - Dân tộc: Tày. - Văn hoá: lớp 6. - Địa chỉ: Xuân Giao – Bảo Thắng – Lào Cai. - Thời gian vào viện: 10 giờ 30 phút ngày 14/04/2006 (vào viện lần đầu). - Lý do vào viện: đau đầu, có các cơn co giật, run chân tay. - Chẩn đoán sau khi vào viện: rối loạn phân ly. Qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án, qua tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ cũng như người nhà của trẻ, chúng tôi được biết hiện trẻ đang học lớp 6 trường THCS nội trú Phố Lu, trẻ học xa nhà và ở ký túc xá cùng các bạn, hai tuần mới về nhà một lần. Ngày 07/04/2006, trẻ đang ngồi học ở trường thì bỗng dưng chân tay co rúm, đau ở đầu, nhà trường đã cho trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Tại bệnh viện huyện bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân nên đã chuyển trẻ lên bệnh viện tỉnh. Bệnh viện tỉnh kết luận là trẻ bị run tay, tiêm thuốc thì trẻ hết co giật, thuốc tiêm hết tác dụng thì các triệu chứng lại xuất hiện. Các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm nên bệnh viện tỉnh giới thiệu lên viện Nhi Trung ương để khám và điều trị. 10 giờ sáng ngày 14/04/2006 trẻ được đưa vào khoa Tâm bệnh - viện Nhi với các triệu chứng đau đầu, co giật toàn thân. Các bác sĩ và cán bộ tâm lý khoa đã khám và kết luận trẻ bị RLPL. * Quá trình bị bệnh: Trẻ sinh đủ tháng, cứng cáp. Trẻ không có dị tật bẩm sinh. Từ nhỏ trẻ phát triển thể chất bình thường, phát triển tâm vận động như những trẻ khác: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò,… chỉ bị ốm vặt nhưng cũng nhanh khỏi. Gia đình trẻ tiền sử không có ai bị bệnh tâm thần. Trẻ được bố mẹ và bà chăm lo cho nhiều nên cũng không phải làm công việc gì nặng nhọc, chỉ giúp đỡ mẹ những công việc nhà như trông em, nấu cơm. Lên cấp 2 trẻ bắt đầu cuộc sống xa nhà, phải tự lập không còn được sự chăm sóc của cha mẹ nữa, hai tuần trẻ mới được về nhà một lần, mà thời gian ở nhà cũng rất ít. Tháng 9/2005, trẻ vào trường nội trú học, thỉnh thoảng trẻ có những cơn đau đầu, đau bụng và đau lưng nhẹ. Một lần trong thời gian học kỳ I trẻ bị co giật, bác sĩ chẩn đoán là bị hạ can xi huyết. Ngày 06/04/2006, tiết học thể dục trẻ thi chạy bị vấp ngã va đầu, trẻ bị choáng, thầy giáo cho về ký túc xá nghỉ ngơi. Đến ngày hôm sau, đang trong tiết học Công nghệ thì trẻ bị đau đầu, và lên cơn co giật. Nhà trường và gia đình đưa trẻ đến bệnh viện huyện và sau đó là bệnh viện tỉnh nhưng không tìm ra nguyên nhân dù đã làm các xét nghiệm thực thể nên đã quyết định đưa trẻ lên viện Nhi quốc gia. Khi được đưa vào khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương, trẻ biểu hiện các triệu chứng sau: - Đau đầu, đau lưng. - Co giật toàn thân, chân tay run rẩy. - Khí sắc giảm, cảm xúc sợ hãi, lo lắng. - Trẻ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, khó ngủ. * Hoàn cảnh gia đình hiện tại: Qua tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ, chúng tôi được biết gia đình trẻ có 8 người: bà ngoại, bố, mẹ, anh (học lớp 8), em gái (học lớp 4), em gái (học mẫu giáo), em trai (3 tuổi) và trẻ. Ông bà nội thì ở xa, tận Phú Thọ. Bà ngoại ở nhà lo cơm nước, chăm sóc các cháu. Anh trai và em gái của trẻ đều học tại trường của xã ở gần nhà, chỉ có trẻ là phải học xa nhà. Bố mẹ trẻ đều làm ruộng. Ngoài ra có nuôi thêm gia súc và trồng rau để cải thiện cuộc sống. Kinh tế gia đình cũng đủ ăn. 2.2.1.2. Hỏi chuyện lâm sàng: * Tiếp xúc ban đầu: Chúng tôi tiếp xúc với trẻ lần đầu tiên vào 14h ngày 14/04/2006, đó là lúc trẻ mới vào viện được vài tiếng đồng hồ. Trẻ đang ngồi đọc sách tại phòng test tâm lý của khoa Tâm bệnh. Qua tiếp xúc ban đầu, ấn tượng mà chúng tôi có được là một bé gái nhỏ nhắn, nhỏ hơn cái tuổi 12 của trẻ rất nhiều, gầy, xanh xao, đầu quấn khăn (trẻ giải thích là đau đầu nên phải quấn khăn cho hết đau), cổ trẻ có những vết bầm tím rất rõ, trẻ cho biết đó là vết mẹ đánh gió cho trẻ hôm trẻ bị đau đầu lên cơn co giật (mẹ nghĩ là trẻ bị cảm), ăn mặc quần áo không được gọn gàng, ăn nói nhỏ nhẹ. Mặc dù là dân tộc Tày nhưng trẻ không biết nói tiếng Tày mà nói tiếng Kinh rất sõi, mọi sinh hoạt của trẻ cũng giống như người kinh. Trẻ đã tỏ ra rất thích thú khi biết chúng tôi là sinh viên khoa tâm lý đi thực tập, trẻ hỏi han chúng tôi rất nhiều về ngành chúng tôi học, nhưng lại khá dè dặt khi chúng tôi đề cập đến vấn đề hiện tại của trẻ. Phải đến những ngày sau trẻ mới cởi mở hơn, chia sẻ với chúng tôi những điều lo lắng về gia đình, bệnh tật của trẻ. * Hỏi chuyện lâm sàng: - Các yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến RLPL ở bệnh nhân Nguyễn Thị T: + Mối quan hệ giữa bệnh nhân với gia đình: a) Quan hệ với bố: Trẻ được sinh ra theo mong muốn của bố mẹ. Trẻ được cả nhà rất thương yêu và chiều chuộng. Tuy là con nhà nông nhưng hầu như trẻ không phải làm công việc gì nặng nhọc, chủ yếu là giúp bà và mẹ những công việc nhà như nấu cơm, trông em. Trong gia đình, người mà trẻ cảm thấy khó gần gũi nhất chính là bố của trẻ. Theo lời trẻ nói thì “bố em suốt ngày uống rượu, khi nào say quá là bố em lại quát nạt, đánh mắng chúng em, có lúc bố còn đánh cả mẹ, em sợ bố em lắm và lo cho mẹ nữa”. Bố trẻ rất ít khi quan tâm đến các con, hầu như mọi công việc trong gia đình từ việc đồng áng đến chăm sóc giáo dục con đều do mẹ của trẻ chăm lo, quán xuyến “tất cả mọi việc trong nhà đều do mẹ em lo lắng” “bố rất ít khi chơi với chúng em, cũng chẳng bao giờ quan tâm đến anh em em học hành như thế nào”. Hai bố con rất ít khi trò chuyện tâm sự với nhau. Mối quan hệ giữa hai bố con càng ngày càng xa cách từ khi bố trẻ bắt đầu đánh mẹ mỗi khi say rượu. Theo lời trẻ thì bố uống rượu ngày càng nhiều, và lúc nào cũng say khướt, về đến nhà là bố mắng chửi vợ con. Trẻ nói: “em rất sợ đến gần bố mỗi khi bố say rượu”. Trẻ cho chúng tôi biết từ khi đi học xa trẻ rất lo lắng cho gia đình, chỉ mong bố đừng uống rượu nữa cho cả nhà đỡ khổ. Sau hai tuần học ở trường, được trở về nhà cùng gia đình, trẻ mong có được sự ấm áp từ phía người thân, nhưng bố hầu như chẳng bao giờ hỏi thăm xem trẻ học hành, sinh hoạt ở trường thế nào, nên trẻ cảm thấy rất buồn và tủi thân. Chỉ đến khi trẻ bị bệnh thì bố mới quan tâm đến trẻ nhiều hơn. b) Quan hệ với mẹ: Trong gia đình mẹ là người mà trẻ thương nhất.. Theo trẻ thì “mẹ em là người vất vả nhất trong gia đình, phải lo toan nhiều thứ, mà chẳng được nghỉ ngơi gì”. Có lẽ là do ngay từ nhỏ trẻ đã được mẹ yêu thương và chăm sóc nhiều nhất. Theo lời của trẻ thì “mẹ em thương em nhất vì em giống mẹ nhất nhà, từ dáng đi đến tính cách”. Mẹ là người mà theo trẻ “dù nghèo vẫn rất chiều con”, không bắt con làm bất cứ việc nặng nhọc nào. Ngay từ nhỏ, mẹ đã rất hay tâm sự với trẻ về những vui buồn, khó khăn của mẹ, về người bố hay rượu chè. Quan hệ mẹ con gắn bó, thường có sự chia sẻ về mặt tình cảm. Dù thời gian vừa qua trẻ đi học xa, ít có điều kiện về thăm nhà, nhưng mỗi lần về, mẹ đều ngủ cùng trẻ và tâm sự, động viên trẻ. Mẹ của trẻ cũng hay đau ốm, nhiều khi kêu đau lưng và đau đầu. Trẻ thương mẹ và lo lắng cho mẹ nhiều, những ý nghĩ của trẻ về mẹ thường sâu sắc: bố hay uống rượu làm khổ mẹ, nhà nông nên mẹ phải vất vả, mẹ luôn sống vì con cái trong khi bố chỉ chửi mắng. Trẻ rất lo lắng và sợ hãi mỗi khi thấy mẹ bị ốm, chỉ sợ mẹ sẽ không ở với trẻ nữa. Mẹ rất chăm lo cho trẻ khi trẻ bị bệnh, và tìm mọi cách để chữa trị bệnh cho trẻ nhanh khỏi. c) Quan hệ với anh chị em: Trẻ có một anh trai, hai em gái và một em trai. Anh em trẻ rất yêu thương nhau. Ngay từ nhỏ, mấy anh em đã biết tự giác bảo ban nhau trong mọi việc như học tập, chơi, làm các công việc nhà, trông em để bố mẹ yên tâm làm việc. Nhiều lúc cũng có cãi nhau nhưng đó chỉ là chuyện trẻ con tranh giành nhau đồ chơi. Từ khi đi học xa thì trẻ ít có điều kiện ở gần anh chị em, nhưng khi được nghỉ về nhà thì anh em rất quấn quýt nhau, đặc biệt trẻ rất yêu quý cậu em trai út, về đến nhà là trẻ phải bế và chơi với em ngay. Trẻ cho biết đi học xa thế này trẻ rất nhớ anh và các em. d) Quan hệ với bà ngoại và họ hàng: Gia đình trẻ sống chung với bà ngoại, bà rất thương anh em trẻ. Bà ngoại có 7 người con, mẹ của trẻ là út nên bà thương mẹ, ở chung với mẹ để giúp đỡ mẹ công việc nhà và trông cháu giúp mẹ. Vì thương mẹ của trẻ như vậy nên bà cũng rất thương các cháu, chăm lo cho các cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trẻ cũng rất yêu quý bà và chỉ mong sao bà sống thật lâu để ở mãi với gia đình trẻ. Sống cạnh nhà trẻ là hai bác anh mẹ, mối quan hệ giữa trẻ và hai bác cũng tốt, trẻ thường sang chơi với anh chị em họ ở nhà bác. Và bác cũng rất hay giúp đỡ mẹ trẻ những công việc đồng nặng nhọc. Ông bà nội trẻ thì ở xa, tận Phú Thọ nên trẻ cũng ít có cơ hội được gặp gỡ với ông bà nội. Mỗi năm trẻ mới được gặp ông bà một, hai lần vào dịp tết hay nghỉ hè. Vì thế sự gắn bó giữa trẻ và ông bà nội cũng không nhiều. + Mối quan hệ của bệnh nhân với bạn bè và thầy cô: Nguyễn Thị T. là một cô bé học giỏi, ngoan ngoãn. Ở trường trẻ có rất ít bạn, trẻ chỉ chơi với hai người bạn ở cùng phòng trong ký túc xá, là người dân tộc Dao đỏ. Trẻ rất ít khi tham gia vào các trò chơi cùng các bạn, thường là ngồi trong lớp nhìn các bạn chơi. Hết giờ học thì trẻ lên thư viện mượn sách về phòng đọc, cũng không đi đâu hay tham gia hoạt động gì của lớp. Trẻ không bao giờ nói chuyện hay chơi cùng bạn trai vì trẻ cảm thấy không tự tin khi nói chuyện với các bạn trai. Các thầy cô ở lớp rất quý trẻ, đặc biệt là cô giáo dạy văn (vì trẻ học văn rất giỏi). Ở trường cô giáo trẻ hay trò chuyện nhất cũng là cô giáo dạy văn, trẻ cũng quý cô và nhiều khi trẻ coi cô như người thân của mình. - Kết quả một số trắc nghiệm tâm lý: a) Trắc nghiệm CBCL: Chúng tôi đã tiến hành làm trắc nghiệm CBCL trên cả bố mẹ của trẻ và trẻ: -> Bộ câu hỏi liệt kê các hành vi trẻ em tuổi từ 4 – 18 (giành cho cha mẹ): Bố của trẻ là người trực tiếp làm trắc nghiệm, nhưng có lẽ sự quan tâm của bố đối với con vẫn còn thiếu nên nhiều câu trả lời bố trẻ rất lúng túng không biết rõ, vì thế mà kết quả của trắc nghiệm không thực sự chính xác. Có những câu hỏi tưởng như dễ dàng đối với một số bậc làm cha làm mẹ, nhưng bố của trẻ đã không trả lời được, chính xác là không biết. Ví dụ như câu hỏi về việc con học trường nào, lớp mấy, kết quả học tập của con bố trẻ không biết gì cả. -> Bộ câu hỏi tự ghi cho lứa tuổi 11 – 18: trẻ đã rất hợp tác với chúng tôi trong suốt quá trình làm trắc nghiệm, không bỏ qua một câu hỏi nào. Kết quả trắc nghiệm trẻ được 32 điểm, không có biểu hiện rối loạn cảm xúc hành vi. b) Trắc nghiệm trầm cảm của Beck: Trẻ được chúng tôi cho làm trắc nghiệm trầm cảm trong ngày thứ 2 ở viện. Kết quả trắc nghiệm trẻ được 9 điểm, mức độ trầm cảm vừa. Các câu trả lời của trẻ thường tập trung vào cảm xúc như thấy u sầu, buồn bã, hay các cảm giác của trẻ như sự mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng khi ăn. c) Trắc nghiệm lo âu của Zung: Kết quả trắc nghiệm trẻ được 48 điểm, có lo âu bệnh lý. Các câu trả lời của trẻ biểu hiện sự bồn chồn, lo âu, nóng nẩy và chủ yếu là tập trung vào các cảm giác khó chịu vì đau đầu, đau lưng, sự mệt mỏi, run chân tay. Trẻ đánh dấu mức độ phần lớn thời gian cho câu “Tôi thấy bối rối và hoảng sợ” “Tôi đang khó chịu và cảm thấy hoa mắt chóng mặt” cũng phần nào đó cho thấy những lo lắng của trẻ trùng khớp với những tâm sự của trẻ. d) Trắc nghiệm vẽ tranh: Trẻ được cho vẽ tranh theo đề tài tự do. Trẻ vẽ khá đẹp. Một bức tranh trẻ chỉ vẽ toàn cây cối, chim muông. Còn một bức tranh trẻ vẽ cảnh gia đình. Trẻ đang vẽ dở ngôi nhà thì bỏ lại, khi chúng tôi hỏi ý tưởng của trẻ cho bức tranh này là gì thì trẻ nói trẻ muốn vẽ cảnh gia đình vui vẻ, hạnh phúc: mẹ cho gà ăn, bố tưới rau, các con chơi đùa. Trẻ đã giải thích lý do không vẽ tiếp của mình là không thể vẽ được, không biết nên vẽ như thế nào. Tranh của trẻ khá đơn giản, màu sắc tươi đậm, nhất là bức tranh cây cối. e) Ba điều mơ ước và 3 điều trẻ lo sợ nhất: -> Ba điều trẻ mơ ước: + Gia đình hạnh phúc. + Gia đình mạnh khoẻ. + Mong mẹ sống lâu. ->Ba điều lo sợ nhất: + Sợ mẹ mất. + Không được đi học. + Gia đình không hoà hợp. 2.2.1.3. Phân tích, lý giải những nguyên nhân dẫn đến RLPL ở trẻ: Trường hợp của cháu T. được chẩn đoán là một điển hình của chứng RLPL. Khi các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng không cho một kết quả tổn thương thực thể, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu các yếu tố tâm lý – xã hội tác động như thế nào đến trẻ và mối liên quan giữa các yếu tố đó và các triệu chứng hiện nay của trẻ. T. là một cô bé nhạy cảm, yếu đuối, dễ xúc động. Ngay từ buổi gặp tiếp xúc đầu tiên, chúng tôi đã cảm nhận được điều này. Trẻ luôn ở trong một trạng thái lo lắng một điều gì đó, rất dễ khóc nếu như chúng tôi có hỏi thăm về tình hình sức khoẻ cũng như về gia đình trẻ, đặc biệt là khi chúng tôi hỏi về mẹ của trẻ. Qua các thông tin mà mẹ của trẻ cung cấp thì ngay từ nhỏ trẻ đã có những nét tính cách yếu đuối. Trẻ trầm tính, ít chơi với bạn bè, chỉ thích đọc truyện cổ tích, sách văn học, đặc biệt là trẻ rất thích làm thơ. Trẻ đã đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ trẻ sáng tác trong thời gian bị bệnh vừa qua. Những suy nghĩ của trẻ khá sâu sắc và nghiêm túc so với cái tuổi 12 của trẻ. Từ nhỏ trẻ đã học rất giỏi, năm nào cũng được học sinh giỏi, vì thế sau khi học hết cấp I, xã đã cho trẻ lên trường chuyên nội trú để học.Việc trẻ được xã cho lên trường nội trú học là một điều kiện tốt để trẻ có thể phát huy được khả năng học tập của mình, nhưng đây cũng có thể coi là một trong những nhân tố thúc đẩy các triệu chứng bệnh của trẻ. Khi còn học tại trường của xã, trẻ không có những biểu hiện đau đầu, đau lưng. Chỉ đến khi trẻ lên nhập học tại trường nội trú thì những biểu hiện bệnh mới xuất hiện. Ngoài ra, việc trẻ một lần bị co giật bác sĩ chẩn đoán hạ canxi huyết, sự việc trẻ thi chạy thể dục bị ngã va đầu hôm trước khi bị co giật có phải là một trong những yếu tố thúc đẩy những triệu chứng RLPL ở trẻ. Cuộc sống xa nhà đã tạo ra ở trẻ một con người già dặn hơn so với tuổi rất nhiều, trẻ nói chuyện rất nhẹ nhàng nhưng cũng khá sâu sắc. Nhiều câu nói của trẻ nhiều khi đã làm cho chúng tôi thấy bất ngờ. Trẻ cũng tâm sự với chúng tôi là đi học xa như thế này trẻ rất nhớ nhà, nhiều đêm khóc thầm ướt cả gối, lúc đó người trẻ thương và nghĩ đến nhiều nhất là mẹ. Trẻ thường học ở trường hai tuần về nhà một lần. Trẻ chỉ được ngủ ở nhà có một đêm là lại phải lên trường, nên thời gian được gần gũi người thân trong gia đình là rất ít. Khi trẻ về nhà thì mọi người cũng đều bận rộn, không thể cả ngày ngồi với trẻ được. Việc sống xa nhà, ít được quan tâm của gia đình, lại cộng thêm trẻ là một người nhạy cảm nên đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến RLPL ở trẻ. Đứa trẻ nào cũng vậy, khi thấy anh em của mình ngày nào cũng được ở bên bố mẹ, ít nhiều cũng được bố mẹ quan tâm chăm sóc nhiều hơn, còn bản thân mình lại phải sống cuộc sống tự lập, sẽ cảm thấy rất tủi thân. Trong gia đình, người có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ chính là mẹ. Người mà trẻ yêu thương và lo lắng nhiều nhất cũng là mẹ. Trong ba điều mơ ước trẻ đã mong mẹ sống lâu, ba điều lo sợ thì trẻ sợ mất mẹ. Khi chúng tôi hỏi trẻ vì sao lại có mong ước và lo sợ như vậy thì trẻ đã trả lời “vì em yêu quý mẹ nhất nhà”, điều đó cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy trẻ yêu mẹ như thế nào. Theo lời của trẻ thì mẹ hay đau yếu, nhất là trong vài năm gần đây, do làm việc quá sức nên mẹ rất hay ốm. Mẹ hay bị đau đầu và đau lưng. Những cơn đau của mẹ làm trẻ rất hoang mang, lo lắng. Trẻ cho mình bị đau đầu và đau lưng cũng có thể là do di truyền từ mẹ. Liệu đây có phải là trẻ đã bị ám thị những cơn đau từ phía người mẹ của mình? Bởi thường thì trẻ là những người dễ bị ám thị nhất, mà lại từ những người có ảnh hưởng đến trẻ, đó là mẹ. Đứa trẻ cảm nhận những gì cha mẹ chúng dành cho chúng rất rõ ràng. Việc bố trẻ thường xuyên say rượu, đánh mắng vợ con đã tạo một tâm lý bất ổn cho trẻ. Đúng ra thì lúc trẻ đi học xa nhà, khi có những ngày nghỉ về thăm gia đình, trẻ phải cảm nhận được tình thương yêu ấm áp từ gia đình nhưng “từ lâu rồi em chẳng thấy gia đình em vui vẻ gì cả”. Với một đứa trẻ sống trong một gia đình có một người cha không lo lắng cho con cái và cuộc sống gia đình, hình tượng về một người cha sụp đổ trước mắt con trẻ, đó cũng có thể là một nguyên nhân nữa dẫn trẻ đến những vấn đề khó khăn về tâm lý. Có những điều mà những người làm cha mẹ ít khi nghĩ đến, đó là những tác động từ môi trường gia đình đến tâm lý trẻ, vì theo bố trẻ “chúng nó còn bé, đã biết gì đâu”. Đứa trẻ phải hứng chịu những sang chấn tâm lý từ gia đình nhiều hơn bố mẹ chúng tưởng, vì đứa trẻ chưa thể nói ra những cảm nhận, suy nghĩ của nó cho bố mẹ trong hoàn cảnh gia đình luôn căng thẳng, mệt mỏi: mẹ ốm đau, vất vả, bố uống rượu suốt ngày. Mối quan hệ giữa bố và trẻ vốn đã có khoảng cách, giờ lại được nới thêm ra do trẻ phải đi học xa nhà, ít có thời gian trò chuyện với bố. Khi về nhà thì lại chỉ thấy bố say xỉn, rồi đánh vợ quát con, không khí gia đình ngột ngạt. Với trẻ, bố thường rất “đáng sợ, nhất là khi say rượu”. Trẻ luôn có mong ước là gia đình hạnh phúc, gia đình mạnh khoẻ. Trẻ cũng lo sợ gia đình không hoà hợp, trẻ giải thích nỗi lo sợ đó của trẻ là do “bố uống rượu nhiều hay đánh mẹ và các con”. Trẻ mong có một ngày bố không còn uống rượu, chăm lo hơn cho gia đình, yêu thương vợ con hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của gia đình tác động tới tâm lý của đứa trẻ. Trường hợp của T. gặp phải một loạt các vấn đề trong đời sống thường ngày mà bố mẹ nhiều khi nghĩ rằng không có gì ảnh hưởng tới con cái họ, vì “trẻ con thì không thể hiểu”. Họ không thể ngờ rằng trẻ có những giác quan rất nhạy cảm và tinh tế để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh chúng. Đối với trẻ chúng tôi không thể dùng quan điểm của phân tâm cổ điển để phân tích nguyên nhân của RLPL là do những dục vọng bản năng bị dồn nén. Quan điểm của phân tâm mới không phủ nhận yếu tố vô thức song cũng nhấn mạnh vai trò của yếu tố gia đình với ảnh hưởng âm tính của nó gây chấn thương tâm lý, nhất là trong gia đình có bố hay mẹ nghiện rượu (nghiên cứu của Oxipova E.A, 1932 và Usakov G.K, 1978). Không thể phủ nhận bản thân đứa trẻ đã là người có nhân cách yếu, dễ bị tổn thương trước những chấn thương tâm lý từ phía gia đình. Hậu quả của là nó đã gây ra xung đột tâm lý kéo dài, phát triển trạng thái bệnh lý cảm xúc. Nó tàn phá sức bảo vệ của cơ thể còn non yếu ở đứa trẻ. Trẻ cho biết trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và không làm được gì nhiều, học bài trên lớp xong trẻ chỉ muốn về phòng mình. Khi chúng tôi hỏi trẻ muốn giống ai trong nhà thì trẻ trả lời “em thích giống mẹ vì mẹ đảm đang, hiền lành”. Trẻ quan tâm đến mẹ rất nhiều, trẻ rất lo sợ mẹ sẽ không ở với mình nữa,còn mẹ của trẻ, một phụ nữ thuần nông, chị lại không ý thức được những biểu hiện bệnh của con mình là do những phản ứng của trẻ với môi trường gia đình và các sang chấn đó nếu tiếp tục kéo dài thì đó sẽ là những căn nguyên duy trì bệnh của trẻ. 2.2.1.4. Trị liệu tâm lý: Trong thời gian 5 ngày điều trị tại viện, trẻ đã được các bác sĩ của khoa cho uống thuốc theo đơn. Còn phần điều trị tâm lý thì các cán bộ tâm lý của khoa đã sử dụng các liệu pháp tâm lý sau: liệu pháp ám thị, liệu pháp thư giãn, liệu pháp hành vi (cho trẻ tự theo dõi cơn phân ly của bản thân trong một ngày bằng cách vẽ hình vào bảng theo dõi: cơn nặng không kiểm soát được, cơn nhẹ kiểm soát được, không có cơn). Trẻ đã rất hợp tác với các cán bộ tâm lý trong quá trình trị liệu. Mỗi ngày trẻ được tập thư giãn 45 phút, được chơi và đọc sách truyện trong phòng chơi của khoa. Kết quả sau khi ra viện các cơn co giật của trẻ không còn, trẻ cũng không thấy các biểu hiện đau đầu, đau lưng. Trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất nhiều. Cán bộ tâm lý của khoa cũng sử dụng liệu pháp gia đình để tìm hiểu về suy nghĩ, cách nhìn nhận của cha mẹ về trẻ, cách giáo dục con, cung cấp các kiến thức thường thức và giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu các nguyên nhân dẫn đến quá trình bị bệnh của trẻ. Từ đó thay đổi nhận thức của cha mẹ, cho cha mẹ trẻ hiểu rõ vai trò của rmình trong quá trình điều trị của trẻ. Đối với bố của trẻ giải thích cho bố của trẻ tác hại của nghiện rượu tới bản thân và gia đình như thế nào, và ở đây là đang tác động tới trẻ. Sau 2 buổi trị liệu, cha mẹ trẻ cũng phần nào hiểu được triệu chứng và nguyên nhân bệnh gây bệnh của trẻ, cố gắng thay đổi cách sống và suy nghĩ của mình để tạo tâm lý ổn định cho con và cho chính bản thân. 2.2.2. HỒ SƠ TÂM LÝ 2: 2.2.2.1. Tư liệu bệnh án: * Phần hành chính: - Họ và tên: Nguyễn Thị V. - Ngày sinh: 14/07/1993 (13 tuổi). - Giới: Nữ. - Dân tộc: Kinh. - Văn hoá: lớp 6. - Địa chỉ: Kim Bình – Kim Bảng – Hà Nam. - Thời gian vào viện: vào viện lần đầu: Ngày 08/04/2006 vào viện lần thứ hai: Ngày 19/04/2006 - Lý do vào viện: đau đầu, đau bụng, đau ngực, có các cơn co giật toàn thân. - Chẩn đoán sau khi vào viện: rối loạn phân ly. Qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án, tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ cũng như những người chăm sóc trẻ (mẹ của trẻ), chúng tôi được biết hiện trẻ đang học lớp 6 trường THCS Kim Bình. Sau một lần bị sốt, từ đó trẻ thường bị đau đầu, đau ngực sau đó lan xuống bụng, đi khám các bác sĩ trên bệnh viện Tỉnh chẩn đoán trẻ bị thấp tim thần kinh. Sau đó trẻ có những cơn co giật nên gia đình xin lên khoa Tim mạch – viện Nhi Trung ương khám và điều trị. Sau các xét nghiệm, chụp phim, không tìm thấy tổn thương thực thể, trẻ vẫn còn các cơn co giật nên ngày 08/04/2006 khoa Tim mạch chuyển trẻ xuống khoa Tâm bệnh. Sau một tuần điều trị các triệu chứng bệnh của trẻ hoàn toàn khỏi hẳn, trẻ ra viện. Nhưng chỉ 4 ngày sau trẻ bi tê tay, đau thắt lưng và các cơn co giật lại xuất hiện. Ngày 19/04/2006, gia đình lại đưa trẻ lên Khoa Tâm bệnh – viện Nhi Trung ương để khám và điều trị. * Quá trình bị bệnh: Trẻ sinh ra đủ tháng. Tuy nhiên trong quá trình mang thai trẻ mẹ có bị cảm sốt nhẹ vào tháng thứ 3. Từ nhỏ trẻ đã bị bệnh nội tiết, cơ thể phát triển không đồng đều, trẻ chậm biết đi, biết nói. Từ bé trẻ đã hay ốm đau, thường xuyên vào bệnh viện khám và điều trị. Trẻ là con gái duy nhất trong nhà, lại hay ốm nên được bố mẹ khá quan tâm và chiều chuộng. Tuy cả gia đình làm ruộng nhưng trẻ cũng không phải làm việc gì cả, chỉ làm các công việc nhà nhẹ nhàng như nấu cơm, quét nhà. Tháng 1/2006 trẻ bị sốt lên đến 39 – 40 độ, trong khi sốt trẻ bị co giật tay. Y tá của xã đến tiêm cho trẻ thì có đỡ co giật. Đến tháng 3/2006, trẻ lại sốt và lần này cũng có những cơn co giật. Gia đình đưa trẻ lên bệnh viện Tỉnh làm khám. Tại đây trẻ được làm các xét nghiệm, bác sĩ bệnh viện tỉnh chẩn đoán trẻ bị thấp tim thần kinh. Điều trị tại bệnh viện tỉnh một tuần thì trẻ bắt đầu xuất hiện các cơn đau ngực sau đó lan xuống bụng. Gia đình lo lắng xin chuyển viện cho trẻ và đưa trẻ vào khoa Tim mạch – viện Nhi Trung ương để điều trị. Khoa Tim mạch cũng cho trẻ làm các xét nghiệm, không thấy có tổn thương thực thể, nhưng càng ngày trẻ càng đau đầu, đau ngực, khoa Tim mạch đã cho trẻ xuống khoa Tâm bệnh để khám và điều trị. Sau một tuần điều trị, các triệu chứng bệnh của trẻ hết, trẻ được ra viện. Nhưng chỉ 4 ngày sau trẻ lại bị tê tay chân, đau đầu, đau thắt lưng và các cơn co giật lại xuất hiện. Trẻ được đưa vào khoa Tâm bệnh – viện Nhi lần thứ 2. Khi vào viện, trẻ biểu hiện các triệu chứng sau: - Đau đầu, đau ngực, đau thắt lưng, đau bụng. - Tê tay chân, co giật chân tay. - Cảm xúc sợ hãi, lo lắng, bồn chồn. * Hoàn cảnh gia đình hiện tại: Qua tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ, chúng tôi được biết hiện trẻ sống cùng gia đình, trẻ có một anh trai học lớp 9, một em trai học lớp 3. Ông bà nội ngoại và các bác, các cô cũng ở gần nhà của trẻ. Bố mẹ trẻ đều làm ruộng, nhưng khi rỗi việc đồng áng bố của trẻ thường lên tỉnh làm thuê kiếm thêm tiền nên cuộc sống gia đình trẻ cũng tạm ổn. 2.2.2.2. Hỏi chuyện lâm sàng: * Tiếp xúc ban đầu: Chúng tôi gặp trẻ là khi trẻ vào viện điều trị lần thứ 2, trẻ đang ở phòng bệnh chờ bác sĩ khám và phát thuốc Qua tiếp xúc ban đầu, chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy trẻ rất nhỏ bé, cơ thể phát triển không cân đối, trẻ gầy gò, thoạt nhìn như một đứa trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, nhưng khuôn mặt sáng sủa và quần áo mặc khá gọn gàng. Trẻ rất rụt rẻ, nhút nhát, hay ngồi nấp sau lưng mẹ, giọng nói nhỏ. Phải mất 2 ngày trẻ mới chịu tiếp xúc với chúng tôi mà không cần có mẹ. Đặc biệt là trẻ hát rất hay, trong thời gian trò chuyện với trẻ chúng tôi đã được nghe trẻ hát nhiều lần. * Hỏi chuyện lâm sàng: - Các yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến RLPL ở bệnh nhân Nguyễn Thị V: + Mối quan hệ giữa bệnh nhân với gia đình: a) Quan hệ với bố: Sau khi sinh con đầu lòng là con trai, bố của trẻ rất muốn có thêm một cô con gái, vì thế mà khi sinh trẻ là con gái bố đã rất mừng. Nhưng khi biết trẻ bị bệnh nội tiết, chậm phát triển so với những đứa trẻ cùng tuổi khác thì bố của trẻ rất buồn. Tuy nhiên bố của trẻ vẫn rất quan tâm đến con, chiều chuộng con, không hề từ chối những điều trẻ yêu cầu. Bố của trẻ cho rằng con mình sinh ra đã hay ốm đau lại bệnh tật, nên dành cho nó nhiều sự quan tâm hơn. Trẻ cũng rất quý bố, thường hay nói chuyện, chơi cùng bố. Mỗi khi bố đi làm trên tỉnh trẻ rất nhớ bố và mong bố về. Bố về thì trẻ quấn quýt với bố, theo trẻ thì “bố em là một người bố tuyệt vời”, “bố thường hay bênh và động viên em khi em bị bạn bè trêu chọc”. Bố thường không cho mọi người sai trẻ làm việc nặng nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (15).doc