Khóa luận Nghiên cứu về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003

 

 

 

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1 : Tổng quan 4

1.1. Nội dung của công tác CSSK thai sản và trẻ sơ sinh: 4

1.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai- trẻ sơ sinh ở Việt Nam hiện nay 6

1.3. Một số giải pháp và mục tiêu đến năm 2010 : 9

1.4. Khái quát về bối cảnh địa lý, kinh tế, văn hoá - xã hội và hệ thống y tế của 3 xã nghiên cứu 10

Chương 2. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu 12

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 12

2.2. Đối tượng nghiên cứu: 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu 12

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 14

3.1. Kiến thức –thực hành chăm sóc thai sản : trước, trong và sau sinh. 14

3.2. Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám 21

3.3. Một số kiến thức và thực hành của bà mẹ về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh: 23

3.4. Thăm dò một số yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành CSSK của các bà mẹ.27

Chương 4. Bàn luận 32

4.1. Kiến thức và thực hành cssk trước, trong, sau sinh của các bà mẹ tại 3 xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương : 32

4.2. Kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám . 38

4.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh: 40

4.4. Những yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức , thực hành của các bà mẹ.43

Kết luận 46

Kiến nghị 48

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu thì: “Người già còn bảo phải làm nhiều thì đẻ mới dễ.” (HT5). 3.1.4. Thực hành chuẩn bị cho cuộc đẻ của các bà mẹ : Bảng 3.2 : Dự kiến thời gian đẻ của các bà mẹ Tính ngày Tần số % Theo tuần 51 49,5 Theo tháng 48 46,6 Không nhớ rõ 4 3,9 Tổng 105 100,0 Bảng 3.3 cho thấy có gần một nửa số người được hỏi không biết cách tính thời gian dự kiến đẻ theo tuần và một tỷ lệ nhỏ không tính thời gian dự kiến đẻ. Bảng 3.3: Chuẩn bị tại gia đình đồ dùng và phương tiện cần thiết cho việc sinh đẻ Các thứ được chuẩn bị Quần áo Thực phẩm Tiền Phương tiện đi lại Nơi đẻ Người đỡ đẻ Không chuẩn bị gì % 99,0 61,9 81,9 46,7 45,5 5,7 1,0 Bảng 3.4 cho thấy tiền, quần áo, thực phẩm là những thứ đã được nhiều bà mẹ quan tâm chuẩn bị nhất, tiếp đó là chuẩn bị nơi đẻ và phương tiện đưa mình đi đẻ. Chỉ có rất ít bà mẹ nghĩ đến việc ai sẽ đỡ đẻ cho mình và 1 trường hợp không chuẩn bị được gì cho cuộc đẻ. 3.1.5. Chăm sóc sức khoẻ trong và sau sinh : 3.1.5.1. Nơi sinh con của các bà mẹ : 88,5% các bà mẹ sinh con tại trạm y tế xã tuy nhiên vẫn còn 12 trường hợp ( chiếm 11,5% ) đẻ tại nhà. Trong thảo luận nhóm, hầu hết các bà mẹ cho rằng trạm y tế là nơi sinh phù hợp nhất vì đa số khám thai tại đây, gần nhà, chi phí phải chăng, an toàn, chưa thấy trường hợp nào xảy ra tai biến. Bảng 3. 4: Lý do đẻ tại nhà Lý do Đẻ rơi Muốn đẻ ở nhà Khác Tổng số Số lượng bà mẹ 8 3 1 12 % 66,6 25,0 8,3 100 Theo bảng 3.5, trong số 12 trường hợp đẻ tại nhà, phần lớn các bà mẹ cho biết là do đẻ rơi, không kịp đến các cơ sở y tế. Lý do muốn đẻ tại nhà chiếm tỷ lệ ít hơn. Một trường hợp lý do khác ở đây là tiết kiệm tiền. 3.1.5.3.Uống vitamin A trong vòng 2 tháng đầu sau đẻ : Biểu đồ 3. 5 :Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A Biểu đồ 3.5 cho thấy đa số bà mẹ không được uống Vitamin A trong vòng 2 tháng đầu sau đẻ. Khi thảo luận nhóm các bà mẹ cho biết họ hầu như không có thông tin gì về sự cần thiết phải uống vitamin A sau đẻ. 3.1.5.4. Chế độ ăn, nghỉ của phụ nữ sau sinh : Trong các cuộc thảo luận nhóm, hầu hết các bà mẹ cho biết hiện nay sau sinh phụ nữ không còn nhiều tục lệ ăn kiêng khắt khe như xưa. Phần lớn các bà mẹ ăn uống bình thường. Lý do không ăn kiêng của chị em phần lớn là do điều kiện kinh tế eo hẹp. Một bà mẹ phát biểu: “ Nhà nghèo chỉ làm ruộng, không có nghề phụ, không có tiền nên có gì ăn nấy như mọi người trong gia đình thôi. Có gì lạ để ăn đâu mà kiêng.” (ÔL3). Một số bà mẹ thì vẫn ăn kiêng rau cải (sợ đi giải nhiều) hoặc chất tanh (cá mè, cua ốc), thịt trâu (sợ lạnh). Hầu hết chị em kiêng một cách thụ động do các vấn đề tâm lý như: “Ăn thì cũng tốt nhưng nhỡ sau này bị hậu sản thì lại bảo là tại ăn tham.” (HT7), hoặc “Nhiều người kiêng thì mình cũng kiêng để khỏi áy náy nếu có bị làm sao” (PL4) Qua thảo luận nhóm, các bà mẹ cho biết thời gian nghỉ ngơi sau sinh phụ thuộc điều kiện trong gia đình. Thông thường thời gian nghỉ sau sinh của chị em khoảng 1-3 tháng. Cá biệt có trường hợp mới một tháng đã ra làm đồng: “Nhà chỉ có hai vợ chồng với hai ông bà già, đang vào vụ gặt thì cả nhà phải đi làm hết thôi.” ( ÔL 5 . 3.2. KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẦN PHẢI ĐI KHÁM : Biểu đồ 3.6: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám trong khi có thai Biểu đồ 3.6 cho thấy ba dấu hiệu nguy hiểm mà người phụ nữ kể được nhiều nhất là đau bụng, ra máu âm đạo, sốt cao. Những dấu hiệu khác liên quan đến nhiễm độc thai nghén hầu như bà mẹ không biết đến. Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ. Biểu đồ 3.7 cho thấy ra máu âm đạo nhiều & chuyển dạ trên 12 giờ là hai dấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ được biết với tỷ lệ cao nhất. Các dấu hiệu sốt cao, ngôi không thuận, tỷ lệ người biết ít hơn, các dấu hiệu còn lại tỷ lệ đối tượng biết rất ít, nhất là những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén. Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ : Biểu đồ 3.8 cho thấy ba dấu hiệu được nhận biết với tỷ lệ cao là ra máu âm đạo nhiều, đau bụng, sốt cao. Rất ít người biết sản dịch có mùi hôi là nguy hiểm. Vẫn không có bà mẹ nào biết về những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén. Bảng 3.5 : Số lượng dấu hiệu nguy hiểm được nhận biết : Số lượng dấu hiệu Thời điểm xuất hiện 0 1 2 3 4 Trước sinh 43,4 27,3 13,1 11,2 5,0 Khi chuyển dạ 21,3 15,1 28,5 20,9 13,2 Sau sinh 13,8 15,8 39,7 20,8 9,9 Bảng 3.6 cho thấy đối với những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai,rất nhiều bà mẹ không kể được bất cứ một dấu hiệu nguy hiểm nào. Gần một nửa trong số họ chỉ kể được một đến hai dấu hiệu. Số bà mẹ nêu được ba đến bốn dấu hiệu nguy hiểm còn ít hơn nữa. Đa số bà mẹ kể được hai đến ba dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, số bà mẹ nhận biết được một hoặc bốn dấu hiệu là tương đương nhau, chiếm tỷ lệ ít hơn, còn đến hơn 1/5 các bà mẹ không kể được một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi chuyển dạ. Trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đẻ, số bà mẹ nhận biết được từ hai đến ba dấu hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất, số không nhận biết được dấu hiệu nào hoặc chỉ biết một dấu hiệu chiếm tỷ lệ thấp hơn và số bà mẹ biết được hơn bốn dấu hiệu chiếm tỷ lệ ít nhất. 3.3. MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH: 3.3.1. Kiến thức và thực hành cho con bú: Có 87,6% bà mẹ đã cho con bú sữa non còn lại 12,4% bà mẹ vắt sữa non bỏ đi không cho con bú. Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ đã kể được những tác dụng của sữa mẹ như hợp với sự tiêu hoá của trẻ, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn trẻ ăn sữa ngoài, đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên hầu hết các bà mẹ không biết những tác dụng đặc biệt của sữa non và coi sữa non cũng như sữa thường. Một bà mẹ đã có hai con cho biết ý kiến: “ Chỉ được biết sữa mẹ là tốt thôi, cứ đẻ ra là cho bú ngay chứ cũng chẳng phân biệt sữa non hay sữa thường.” Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ Biểu đồ 3.9 cho thấy đa số bà mẹ cho con bú ngay sau đẻ và số bà mẹ cho con bú sau vài giờ chiếm tỷ lệ ít hơn. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ bà mẹ cho con bú sau đẻ 24 giờ. 3.3.2 Kiến thức về những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra Biểu đồ 3.10 cho thấy trong 5 triệu chứng được coi là ốm ở trẻ vừa sinh ra, dấu hiệu khó thở được nhắc tới với tỷ lệ cao nhất, các dấu hiệu yếu- không cử động, màu da không bình thường, người lạnh được ít bà mẹ nhận biết hơn. Dấu hiệu thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút được nhận biết với tỷ lệ thấp nhất. Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ vừa đẻ ra được nhận biết : Biểu đồ 3.11 cho thấy số bà mẹ không biết một dấu hiệu bệnh nào ở trẻ vừa đẻ ra chiếm tỷ lệ cao nhất, đến hơn 1/2 số các bà mẹ. Số bà mẹ nhận biết được một dấu hiệu bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng 1/5, còn lại rất ít bà mẹ biết được 2 đến 4 dấu hiệu . Bảng 3.6: Nhận biết các dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7ngày đầu sau sinh Dấu hiệu bệnh Tỷ lệ bà mẹ nhận biết được ( % ) Khó thở 31,2 Vàng da 4,7 Tím tái 2,8 Sốt 52,3 Không ăn, không bú 48,5 Nôn, bụng chướng 13,3 Hôn mê, lịm 5,7 Khóc, cử động bất thường 43,8 Tiêu chảy 31,4 Táo bón 3,8 Mắt có gỉ 5,7 Viêm rốn 15,2 Bảng 3.7 cho thấy sốt, không ăn, không bú, khóc, cử động bất thường, khó thở, tiêu chảy là những dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7 ngày đầu sau sinh được nhiều bà mẹ biết tới. Những dấu hiệu ít được nhận biết hơn là vàng da, tím tái, mắt có gỉ, viêm rốn, nôn liên tục, bụng chướng, hôn mê, lịm. Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu bệnh ở trẻ trong vòng 7 ngày đầu sau sinh Biểu đồ 3.12 cho thấy trong những dấu hiệu ốm ở trẻ sơ sinh trên 7 ngày tuổi, đa số các bà mẹ đã nhận biết được từ hai đến bốn dấu hiệu, số bà mẹ không kể được dấu hiệu nào chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều. 3.3.3. Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm : Nghiên cứu này chỉ phỏng vấn những trường hợp trẻ sơ sinh có biểu hiện mắc một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như khó thở, sốt, viêm rốn (cuống rốn đỏ, chảy nước) và đánh giá những cách xử trí mà bà mẹ đã áp dụng trên thực tế. Trong số 105 bà mẹ được hỏi, có - 13 trẻ đã từng bị khó thở trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. - 16 trường hợp sốt. - 20trường hợp cuống rốn đỏ, chảy nước. Cách xử trí mà bà mẹ đã áp dụng: Biểu đồ 3.13: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị khó thở Khi hỏi 13 bà mẹ có con bị khó thở, biểu đồ 3.13 cho thấy phần lớn trong số họ đã đưa trẻ đi khám ngay, số bà mẹ sử dụng y học cổ truyền chiếm tỷ lệ ít hơn. Những xử trí khác như giữ ấm cho trẻ, giữ trẻ ở tư thế đầu cao, tiếp tục cho trẻ bú được rất ít bà mẹ áp dụng. Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ có cho biết một số bài thuốc y học cổ truyền hay được sử dụng như: dùng lá hẹ hấp với sữa cho trẻ uống. Biểu đồ 3.14: Cách xử trí khi trẻ bị sốt Khi trẻ bị sốt, biểu đồ 3.14 cho thấy số bà mẹ dùng thuốc cổ truyền để điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất, số bà mẹ đưa trẻ đi khám ngay chiếm tỷ lệ thấp hơn. Số bà mẹ đã biết cởi bỏ bớt quần áo, đắp khăn ướt và lau mình cho trẻ bằng khăn ấm chỉ chiếm khoảng 1/3. Rất ít bà mẹ mua thuốc tây về tự điều trị. Trong thảo luận nhóm, các bà mẹ đã kể ra nhiều cách hạ sốt bằng y học cổ truyền như cho trẻ uống nước lá rau ngót dã, uống và đắp lá nhọ nồi, diếp cá. Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước Khi hỏi cách xử trí của 20 bà mẹ có con bị viêm rốn với dấu hiệu cuống rốn trẻ đỏ và chảy nước, biểu đồ 3.15 cho thấy phần lớn các bà mẹ mua thuốc về tự điều trị. Số bà mẹ dùng thuốc y học cổ truyền chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tiếp đến là cách xử trí tiếp tục cho trẻ bú và đưa trẻ đi khám ngay. Rất ít bà mẹ có cách xử trí ban đầu là giữ rốn khô, thoáng và giữ ấm cho trẻ. Các bà mẹ cho biết, trong thảo luận nhóm, những cách tự điều trị như rắc thuốc clo rô xit, rắc tro cây núc nác, lá chè nhai nhỏ vào rốn hoặc dùng nước chè tươi đặc rửa rốn. Trong các trường hợp trẻ bệnh, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ rất ít, thậm chí không liên lạc với y tế thôn bản. 3.4. THĂM DÒ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CSSK CỦA CÁC BÀ MẸ: 3.4.1. Điều kiện kinh tế và trình độ văn hoá của các bà mẹ: Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế của các bà mẹ Xếp loại kinh tế Tần số Tỷ lệ Giàu Khá Trung bình Nghèo 1 12 69 23 1,0 11,4 65,7 21,9 Bảng 3.7 cho thấy phần lớn các bà mẹ được phỏng vấn sống trong điều kiện kinh tế trung bình, số hộ nghèo chiếm hàng thứ hai, hơn 1/5 tổng số, số họ có kinh tế khá chiếm tỷ lệ thấp hơn và chỉ có duy nhất một hộ giàu. Bảng 3.8: Trình độ văn hoá của các bà mẹ Văn hoá Tần số Tỷ lệ Mù chữ Biết đọc, viết,cấp 1 Cấp 2 Cấp 3và cao hơn 0 13 80 12 0,0 14,3 76,2 9,5 Qua bảng có thể thấy số bà mẹ có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp hai chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đó là các bà mẹ đã tốt nghiệp cấp một hoặc biết đọc biết viết. Số bà mẹ tốt nghiệp cấp ba trở nên chiếm tỷ lệ thấp hơn. Không có trường hợp nào mù chữ. 3.4.2. Phong tục tập quán của địa phương Các bà mẹ cho biết tại địa phương còn phổ biến tục kiêng người ngoài đến thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu, vì vậy y tế thôn bản thường không đến thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian này. Việc kiêng không ăn một số thức ăn của các bà mẹ cũng phụ thuộc vào tập quán của từng dân tộc, niềm tin có từ lâu đời đối với tác dụng, tác hại của những thức ăn đó mặc dù không có phân tích khoa học nào chứng minh. Ngoài ra người dân địa phương còn có thói quen sử dụng những bài thuốc lá để chữa những chứng bệnh thường gặp. Các bà mẹ kể ra rất nhiều bài thuốc. 3.4.3. Đánh giá của các bà mẹ về hoạt động của y tế địa phương: Bảng 3.9: Nguồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu biết về CSSK thai sản và trẻ sơ sinh. Nguồn thông tin N % Từ cán bộ trạm y tế 80 76,2 Từ y tế thôn bản 12 11,4 Từ người thân trong gia đình 3 2,9 Tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng 10 9,5 Bảng 3.10 cho thấy phần lớn các bà mẹ đánh giá cán bộ trạm y tế là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích nhất, y tế thôn bản đóng vai trò ít quan trọng hơn, số bà mẹ tự tìm hiểu qua ngưòi thân hoặc qua các thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ thấp nhất. Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bà mẹ tham dự các buổi nói chuyện, sinh hoạt về CSSK bà mẹ khi mang thai do trạm y tế, y tế thôn bản, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức Biểu đồ 3.16 cho thấy có hơn một nửa số bà mẹ không tham dự những buổi nói chuyện, sinh hoạt hướng dẫn CSSK khi mang thai. - Tỷ lệ bà mẹ được y tế thôn bản thăm khám sau đẻ: 10,2% - Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú sớm và bú sữa non sau đẻ: 82,5% Qua nghiên cứu định tính bằng thảo luận nhóm: - Nhiều bà mẹ cho biết từ khi có sự tuyên truyền vận động thường xuyên của y tế thôn bản, họ cảm thấy tự tin và hăng hái khi đi khám thai, không còn e ngại, nhất là những trường hợp có thai lần đầu. - Đánh giá về thái độ làm việc của nhân viên y tế tại địa phương, các bà mẹ có nhận xét chung là nhân viên y tế làm việc nhiệt tình, lại toàn người cùng làng xã nên dễ tiếp xúc. - Thảo luận nhóm về vai trò của nhân viên trạm y tế và y tế thôn bản đối với việc trang bị kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới thai nghén, sinh đẻ, một số bà mẹ cho biết họ có được dặn dò nếu thấy có dấu hiệu sốt, đau bụng, ra máu âm đạo là phải đến khám ngay. Tuy nhiên phần lớn bà mẹ nói rằng nhân viên y tế chỉ rặn chung chung là nếu thấy gì bất thường thì đi khám ngay. Nhưng họ lại không nói rõ dấu hiệu gì là bất thường. - Về việc cung cấp những thông tin về bệnh tật và cách xử trí ban đầu những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng tương tự. Các bà mẹ cho biết hầu hết sau đẻ tại trạm y tế xã, trước khi về nhà họ không được dặn dò gì về cách theo dõi sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Đối với việc cho con bú, hầu hết các bà mẹ chỉ được nhắc nhở cho con bú sớm sau đẻ mà không được giải thích cặn kẽ những ưu điểm của sữa mẹ, và đặc biệt là những ưu điểm của sữa non . - Đánh giá về chức năng thực hành của các nhân viên y tế thôn bản, nhiều bà mẹ chỉ biết y tế thôn bản là những người đi tuyên truyền vận động đi khám thai, đưa giấy báo tiêm chủng, hướng dẫn KHHGĐ. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CSSK TRƯỚC, TRONG, SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI 3 XÃ HỢP THÀNH, PHỦ LÝ, ÔN LƯƠNG : Thai nghén đối với người phụ nữ là một hiện tượng sinh lý mang nhiều tính chất đặc biệt rất dễ chuyển thành bệnh lý, vì thế người phụ nữ khi mang thai cần được ngành y tế chăm sóc theo dõi sát hơn các đối tượng khác. Một trong những công việc có ý nghĩa nhất của chăm sóc thai sản là đi khám thai trong thời kỳ có thai vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm được bệnh tật và tử vong cho cả mẹ và con. Theo Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS ban hành năm 2002 của Bộ Y Tế trong quá trình mang thai mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất 3 lần để đánh giá tình trạng của bà mẹ và của thai, lần thứ nhất trong 3 tháng đầu, lần thứ 2 trong 3 tháng giữa, lần 3 trong 3 tháng cuối. - Kết quả điều tra tỷ lệ đi khám thai trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi được thể hiện ở biểu đồ 1 là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thực hành chăm sóc thai sản tại 3 xã. Với tỷ lệ 100% bà mẹ có đi khám thai và 81% khám thai trên 3 lần đã cho thấy hầu hết các đối tượng phụ nữ có thai trên địa bàn đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ khi mang thai và thực hiện khá tốt Chuẩn quốc gia về CSSK sinh sản. Đối với các xã miền núi đa phần người dân là nghèo ( theo số liệu bảng 3.8: 1/5 số bà mẹ sống trong gia đình xềp loại kinh tế nghèo, 67,7% có điều kiện kinh tế trung bình) thì đây là con số hết sức đáng khích lệ vì theo Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001- 2010 chỉ tiêu cần đạt được là 90% tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai trước khi sinh và 60% số phụ nữ đang mang thai được thăm khám trên 3 lần [2]. Thảo luận nhóm cho thấy nguyên nhân của kết quả trên đây là do hầu hết các chị em đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc khám thai đối với sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, con số 17,1% bà mẹ không khám thai đủ số lần theo quy định vẫn là điểm tồn tại cần tác động trong thời gian tới. Đặc biệt trong các lý do không khám thai đủ số lần, lý do chính là bà mẹ thấy người khoẻ nên không đi khám. Như vậy vẫn còn những bà mẹ chưa nhận thức được ý nghĩa của việc khám thai đầy đủ. Vì vậy việc tuyên truyền cho các bà mẹ cần được đẩy mạnh để mọi phụ nữ có thai đều đi khám thai đầy đủ. Về nơi khám thai, kết quả ở bảng 2 cho thấy hầu hết các bà mẹ chọn khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước ( 96,2% ). Điều tra của tác giả Trần Việt Anh về tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại huyện Đông Anh-Hà Nội năm 2000, cũng cho kết quả tương tự: 97,8% thai phụ khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước. Điều này cho thấy xu hướng chung tại các vùng nông thôn, phụ nữ khi mang thai thường khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước. Nghiên cứu cho thấy tại ba xã miền núi có nhiều dân tộc khác nhau như Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương nhưng rõ ràng tỷ lệ thai phụ đi khám thai tại các cơ sở y tế nhà nước không hề thua kém một địa phương ở ngay sát thủ đô Hà Nội. Trong thảo luận nhóm, khi được hỏi về sự lựa chọn nơi khám thai, các bà mẹ cho biết họ rất tin tưởng vào công tác khám chữa bệnh của trạm y tế xã, đã quen với việc đi khám tại trạm y tế mỗi khi bị ốm vì vậy khi có thai cũng khám tại đây. Mỗi tháng ở các trạm có một ngày riêng để khám thai. Theo các bà mẹ thì đi khám thai tại trạm rất dễ dàng, nhân viên y tế cũng là người quen, cùng làng xã nên nhiệt tình. Thêm vào đó, tại ba xã hầu như không có phòng khám tư nào. Ngoài ra chỉ có một trường hợp khám thai tại bệnh viện huyện. Đây là gia đình xếp loại giàu nhất làng nên muốn đi khám thai tại bệnh viện huyện cho tốt. Như vậy trạm y tế xã đã tạo được niềm tin đối với người dân, trong đó có các bà mẹ mang thai. Nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành của các bà mẹ về việc đi khám thai là một ưu điểm nổi bật của địa phương. Những thành công này cần được phát triển và củng cố bền vững nhưng cũng chỉ ra nhu cầu đầu tư cho các trạm y tế xã cả về nhân lực cũng như trang thiết bị để đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác khám thai tại địa phương. - Tiêm phòng uốn ván đảm bảo cho bà mẹ không bị uốn ván sau đẻ và đảm bảo cho con không bị uốn ván sơ sịnh. Vì thế đây là một nội dung quan trọng của công tác chăm sóc thai sản. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván khi mang thai là 94,3% (biểu đồ 3.3), cao hơn so với 91% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván theo thống kê toàn quốc năm 2003 [4]. Tuy nhiên số được tiêm đủ hai mũi là chỉ là 82.9% và vẫn còn 4,7% bà mẹ không tiêm phòng uốn ván trong suốt thời kỳ thai nghén. Như vậy việc tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ mang thai đã được thực hiện chưa đầy đủ. Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện khi bà mẹ đi khám thai. Những trường hợp không tiêm phòng đủ số lần đều do bà mẹ không đi khám thai không đủ số lần (số liệu về việc khám thai đã cho biết 17,1% bà mẹ không khám thai đủ 3 lần) do đó cần tích cực tuyên truyền giáo dục để người phụ nữ đi khám thai và tiêm phòng uốn ván đầy đủ hơn. - Về việc uống bổ xung viên sắt, tại ba xã có 11/105 bà mẹ không biết, hay vì một lí do nào đó không được uống viên sắt (chiếm 10,5%, biểu đồ 3.4). Những bà mẹ này có nguy cơ rất cao dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén và trẻ sơ sinh của các bà mẹ này cũng có nguy cơ cao thiếu sắt. Sự thiếu hụt yếu tố vi lượng này có thể gây nhiều rối loạn dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như thiếu máu, giảm khả năng đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị chảy máu sau đẻ, thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Điều đáng lưu ý hơn nữa là trong số 94 bà mẹ ( chiếm 88% ) có uống viên sắt thì có tới 35 bà mẹ ( chiếm55% ) uống không đầy đủ, uống dưới 90 ngày. Số người này nhớ thì uống không nhớ thì thôi, uống vài ngày cách quãng rồi bỏ. Nếu so sánh với Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản thì rõ ràng thực hành uống bổ sung viên sắt của các bà mẹ khi có thai chưa đạt [3]. Qua thảo luận nhóm cho thấy các bà mẹ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc uống bổ xung viên sắt, dẫn tới việc họ không chú ý quan tâm và thực hiện không tốt. Vì vậy việc tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho các bà mẹ và nhắc nhở họ là biện pháp khắc phục tồn tại này. - Vấn đề uống vitamin A sau đẻ của các bà mẹ cũng đáng báo động. Có gần 2/3 số bà mẹ được hỏi là không biết, hay không được uống vitamin A (biểu đồ 3.5). Điều này do nhiều nguyên nhân như do số bà mẹ được thăm khám sau đẻ rất ít, trạm y tế không đủ thuốc hoặc do hiểu biết của các bà mẹ chưa cao. Theo chúng tôi số lượng bà mẹ được uống cả viên sắt và vitamin A còn thấp hơn nữa. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Trần Hùng Minh trong nghiên cứu tại Quảng Xương : 76,3% bà mẹ có sử dụng vitamin A sau khi sinh [13]. Như vậy hướng dẫn bà mẹ uống vitamin A còn là một nội dung chưa được phổ biến nhiều trong các chương trình CSSK bà mẹ- trẻ sơ sinh. - Nghiên cứu định tính qua thảo luận nhóm cho thấy hầu hết các bà mẹ uống viên sắt và vitamin A theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ở trạm. Họ biết làm thế thì tốt cho sức khoẻ nhưng không nêu được ý nghĩa của những loại thuốc này. Thực trạng này phản ánh một điều rằng bản thân các bà mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc uống viên sắt và vitamin A, chưa nhận thấy việc bỏ qua, không uống các chất bổ sung sẽ có thể đưa đến nhiều hậu quả cho thai nhi lúc ra đời cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Cán bộ y tế ở địa phương cần quan tâm hơn về vấn đề này, tăng cường giáo dục vận động việc uống viên sắt và Vitamin A cho các bà mẹ có thai, kết hợp với hướng dẫn và cung cấp các loại thuốc này bằng những hình thức phù hợp điều kiện sống của các bà mẹ, đảm bảo việc uống viên sắt đầy đủ ở 100% phụ nữ có thai . - Chế độ ăn nghỉ của bà mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh là một vấn đề khá rộng. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin bàn về hai vấn đề là chế độ làm việc, nghỉ ngơi và chế độ ăn của các bà mẹ. Để có được nhiều thông tin đa dạng về vấn đề này chúng tôi đã sử dụng hình thức thảo luận nhóm tập chung . Đây là một kỹ thuật nghiên cứu định tính phù hợp cho việc tìm hiểu về niềm tin, thái độ, hành vi trong quần thể, lại gần gũi với các hình thức sinh hoạt tại cộng đồng, giúp các bà mẹ thoải mái, tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên có phần hạn chế do kỹ thuật này không cho phép đưa ra tần số phân bổ của các niềm tin và các hành vi trong cộng đồng. Thảo luận nhóm đă cho thấy các bà mẹ đã có kiến thức về chế độ ăn uống bồi dưõng khi có thai và sau khi sinh nở nhưng do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên thực tế họ không được hưởng những chế độ ưu tiên mà lẽ ra họ phải được nhận. Những tập tục ăn kiêng ít được áp dụng. Các bà mẹ có kiến thức về việc nghỉ lao động nặng trước và sau khi sinh nhưng do điều kiện gia đình, do đặc thù của lao động nông nghiệp là theo mùa vụ nên thời gian nghỉ của chị em còn ít. Nhưng vẫn còn có quan niệm sai lầm như cho rằng làm càng nhiều thì đẻ càng dễ. Thực trạng trên đây không chỉ phụ thuộc vào sự tác động của hệ thống y tế mà lại phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện kinh tế, tuổi tác, số con của bà mẹ và đặc biệt là những phong tục tập quán của địa phương. Vì vậy muốn cải thiện chế độ ăn nghỉ cho bà mẹ không chỉ dựa vào sự tuyên truyền giáo dục của y tế mà cần sự tác động của toàn cộng đồng. Về phía y tế, trạm y tế các xã, mà cụ thể là nhân viên của trạm, đội ngũ y tế thôn bản cần cung cấp những kiến thức, thông tin về chế độ ăn uống, bồi dưỡng, nghỉ ngơi của bà mẹ và trẻ nhỏ, tuyên truyền giáo dục không chỉ các bà mẹ mà cả những người thân trong gia đình để họ tạo điều kiện cho người phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn . - Trong chuẩn bị của bà mẹ cho sinh nở, nghiên cứu cho thấy các bà mẹ quan tâm nhiều về quần áo ( 99,0% bà mẹ), tiền (81,9% bà mẹ) và thực phẩm (61,9% bà mẹ) (bảng 3.4) vì đây là những thứ cần thiết nhất và sự chuẩn bị này cũng phù hợp với phong tục địa phương. Đối với việc chuẩn bị nơi sinh có quá nửa số bà mẹ không chuẩn bị vì họ cho rằng cứ khi nào chuyển dạ thì đến trạm y tế. Đây là điều bất cập vì như thế nếu trạm y tế không có đủ điều kiện để xử trí những ca đẻ khó thì sẽ rất chậm trễ trong việc cấp cứu sản phụ. Về dự kiến thời gian đẻ, vẫn còn một nửa số bà mẹ chưa tính thời gian sinh theo tuần. Công việc này tuy rất đơn giản nhưng giúp bà mẹ có dự tính phù hợp cho việc sinh nở, phát hiện nguy cơ thai già tháng. Những phân tích trên cho thấy những người phụ nữ đã biết sự cần thiết phải chuẩn bị trước sinh nhưng chưa thật đầy đủ. Điều này một phần do điều kiện kinh tế, trình độ văn hoá của người mẹ, mặt khác cũng phụ thuộc vào khả năng tuyên truyền và quản lý thai nghén của dịch vụ y tế tại địa phương. Thực tế, hơn một nửa số phụ nữ được hỏi không tham dự những buổi nói chuyện về CSSK khi có thai, có thể chính vì vậy họ vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ ra đời. Vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn sản phụ về công tác chuẩn bị trước khi sinh nở. Việc chuẩn bị chu đáo này không những thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ của chính mình, đến đứa con sắp ra đời mà còn giúp cán bộ y tế có sự dự phòng để sẵn sà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1070.doc