MỤC LỤC
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các chữviết tắt
Chương 1. GIỚI THIỆU . 01
1.1 Lý do chọn đềtài. 01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 01
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 01
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu . 02
Chương 2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG_NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN
VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG. 03
2.1 Những vấn đềcơbản vềtín dụng ngân hàng. 03
2.1.1 Khái niệm tín dụng. 03
2.1.2 Chức năng của tín dụng . 03
2.1.3 Vai trò của tín dụng. 03
2.1.4 Phân loại tín dụng . 03
2.1.5 Các nguyên tắc tín dụng. 04
2.2 Các khái niệm, cách thức phân nhóm nợvà nợxấu trong cho vay ngắn hạn. 05
2.2.1 Khái niệm vềrủi ro . 05
2.2.2 Các nhóm nợ. 05
2.2.2.1 Nợ đủtiêu chuẩn . 05
2.2.2.2 Nợcần chú ý . 06
2.2.2.3 Nợdưới tiêu chuẩn. 07
2.2.2.4 Nợnghi ngờ. 08
2.2.2.5 Nợcó khảnăng mất vốn . 09
2.2.3 Nợxấu. 10
2.3 Quy trình tín dụng . 11
Chương 3. TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN
MỸXUYÊN. 12
3.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 12
3.2 Cơcấu tổchức và mạng lưới hoạt động . 12
3.2.1 Cơcấu tổchức và chức năng, nhiệm vụcủa bộmáy. 12
3.2.2 Mạng lưới hoạt động. 15
3.3 Các vấn đềcơbản vềtín dụng ngắn hạn tại MXBank. 15
3.3.1 Nguyên tắc vay vốn . 15
3.3.2 Điều kiện và thủtục vay vốn . 16
3.3.3 Đối tượng cho vay theo từng đối tượng khách hàng . 16
3.3.4 Phương thức cho vay . 17
3.3.5 Mức và lãi suất cho vay . 17
3.3.5.1 Mức cho vay. 17
3.3.5.2 Lãi suất cho vay . 17
3.4 Quy trình tín dụng ngắn hạn tại MXBank. 18
Chương 4. THỰC TRẠNG NỢXẤU TRONG CHO VAY NGẮN HẠN
VÀ QUÁ TRÌNH XỬLÝ NỢXẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔPHẦN MỸXUYÊN . 19
4.1 Thực trạng nợxấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP MỹXuyên . 19
4.1.1 Phân tích một sốchỉtiêu vềtín dụng ngắn hạn . 19
4.1.1.1 Doanh sốcho vay. 19
4.1.1.2 Doanh sốthu nợ. 22
4.1.1.3 Dưnợ. 24
4.1.1.4 Hệsốthu nợ. 26
4.1.2 Phân tích nợxấu. 27
4.1.2.1 Tỷlệnợxấu trên tổng dưnợ. 28
4.1.2.2 Tổng dưnợngắn hạn được phân theo các nhóm nợ. 29
4.1.2.3 Phân loại nợxấu theo phương thức cho vay . 31
4.1.2.4 Phân loại nợxấu theo mục đích sửdụng vốn . 35
4.1.3 Một sốnguyên nhân chủyếu dẫn đến nợxấu trong
cho vay ngắn hạn tại MXBank. 44
4.1.3.1 Nguyên nhân khách quan. 44 4.1.3.2 Nguyên nhân chủquan. 45
4.1.4 Ảnh hưởng của nợxấu đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng . 46
4.2 Quá trình xửlý nợxấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank. 47
4.2.1 Chuyển nhóm nợ, trích lập dựphòng rủi ro tín dụng. 47
4.2.1.1 Chuyển nhóm nợ. 47
4.2.1.2 Trích lập dựphòng rủi ro tín dụng. 47
4.2.2 Thu hồi nợxấu, điều chỉnh mức thu . 47
4.2.3 Khởi kiện, xửlý tài sản thếchấp. 48
4.3 Một sốnhận xét chủyếu từviệc phân tích nợxấu trong cho vay
ngắn hạn tại MXBank . 49
4.3.1 Một số điểm mạnh . 49
4.3.2 Một số điểm yếu. 51
Chương 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 52
5.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định . 52
5.2 Thường xuyên giám sát quá trình sửdụng vốn, trảnợcủa khách hàng . 52
5.3 Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm cho vay. 53
5.4 Hoàn thiện các biện pháp hỗtrợtín dụng . 53
5.5 Tăng cường đội ngũnhân viên làm công tác quản lý, giám sát,
thu hồi nợ. 54
5.6 Mạnh dạn tái cấp vốn, ký các hợp đồng thu mua sản phẩm,
dịch vụcủa khách hàng vay vốn có nợxấu . 55
5.7 Chuyển rủi ro cho bên thứba. 55
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,4 2,0
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 20
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Xe ô tô 2,1
TMDV 21,5 37,8 48,0
Góp chợ 14,4 22,2 26,1
Góp kinh doanh nông thôn 2,5 3,6 5,5
Góp SXKD – DV 4,5 11,9 16,4
CBCNV 0,0 0,3 0,4
Tổng cộng 451,3 1.440,2 1.890,0
(Ghi chú: Đối tượng cho vay ngắn hạn MLF là cho vay SXNN bằng vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư nhận của các tổ chức, cá nhân khác).
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Doanh số cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay trong 03 năm 2006 - 2008
được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm
2006 - 2008
2006 2007 2008
0,0
200,0
400,0
600,0
800,0
1.000,0
1.200,0
1.400,0
1.600,0
1.800,0Tỷ đồng
Năm
Cho vay theo HMTD Cho vay trả góp Cho vay từng lần
Nhìn chung, hầu hết các dịch vụ cho vay ngắn hạn đều tăng trưởng qua các năm.
Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh so năm 2006, từ 451 tỷ tăng lên
1.440 tỷ, lên gấp 03 lần. Năm 2008 đạt 1.890 tỷ, tăng 31% so năm 2007. Trong đó:
+ Xét về phương thức cho vay thì cho vay từng lần có doanh số cho vay chiếm tỷ
trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn và ngày càng tăng nhanh: năm
2006 là gần 430 tỷ, chiếm tỷ trọng 95%; năm 2007 tiếp tục tăng mạnh, chiếm tỷ trọng
97%, tăng hơn 970 tỷ so năm 2006; năm 2008 là 1.775 tỷ, chiếm tỷ trọng 94%, tăng
hơn 370 tỷ đồng so năm 2007.
Phương thức cho vay theo HMTD trong 02 năm 2006, 2007 chưa phát sinh
doanh số cho vay, sang năm 2008 phương thức này đạt doanh số cho vay trên 60 tỷ,
chủ yếu là các đối tượng SXKD - DV.
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 21
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Phương thức cho vay trả góp có sự tăng trưởng đều đặn: năm 2006 đạt doanh số
trên 21 tỷ; năm 2007 gần 38 tỷ, tăng 17 tỷ so năm 2006; năm 2008 trên 52 tỷ, tăng 14
tỷ so năm 2007, trong đó đối tượng mới là cho vay trả góp mua xe ô tô có doanh số
trên 2 tỷ.
Sở dĩ phương thức cho vay từng lần luôn chiếm tỷ trọng lớn vì phương thức này
phù hợp với đặc điểm của SXNN.
+ Xét về các đối tượng cho vay thì SXNN luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh
số cho vay ngắn hạn: năm 2006 đạt doanh số cho vay trên 270 tỷ, chiếm khoảng 60%
tổng doanh số cho vay ngắn hạn; năm 2007 khoảng 820 tỷ, chiếm gần 57%, tăng trên
500 tỷ so năm 2006, tức gấp 3,2 lần năm 2006; năm 2008 trên 830 tỷ, tăng 10 tỷ so
năm 2007. Đối tượng cho vay Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2007 đạt
doanh số trên 785 tỷ, chiếm tỷ trọng gần 96% cho vay SXNN, tăng hơn 540 tỷ so năm
2006; năm 2008 khoảng 527 tỷ, giảm 260 tỷ so năm 2007, tỷ trọng chỉ còn 63%. Năm
2008, MXbank đã mở rộng thêm nhiều đối tượng cho vay SXNN, cụ thể là cho vay
nuôi cá tra, basa, tôm, và thủy sản khác với doanh số cho vay trên 290 tỷ đồng. Ngoài
ra cho vay SXNN chiếm doanh số khá lớn một phần là do tiền thân MXBank là
NHTM cổ phần nông thôn, địa bàn hoạt động chủ yếu ở khu vực nông thôn, và đa
phần khách hàng của MXBank là hộ nông dân.
4.1.1.2 Doanh số thu nợ.
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm
2006 - 2008
ĐVT: tỷ đồng
Phương thức cho vay 2006 2007 2008
1/ Cho vay từng lần 308,4 754,2 1.829,0
SXNN 188,2 391,1 906,7
NN 171,1 367,2 776,9
Nuôi cá tra, basa 60,5
Nuôi tôm 4,9
Nuôi thủy sản khác 26,0
MLF 17,1 23,9 34,4
NN phân kỳ 4,1
SXKD – DV 20,2 159,8 402,9
Ngắn hạn SXKD - DV 20,2 159,8 352,9
Kinh doanh vàng 8,9
Kinh doanh vật tư NN 41,1
Thế chấp sổ tiền gửi 96,3 188,6 380,4
Cho vay DN 0,0 8,6 74,2
Các TCTD khác 6,7 52,1
Các DN 1,9 22,1
Cho vay khác 3,7 6,1 64,8
Ngắn hạn khác 3,7 6,1 22,0
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 22
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Tiêu dùng 0,8
Thế chấp giấy tờ có giá 41,9
Phân kỳ khác 0,1
2/ Cho vay theo HMTD 0,0 0,0 30,2
SXKD – DV 30,2
3/ Cho vay trả góp 18,9 31,0 46,3
Góp xe 0,0 0,0 2,1
Xe gắn máy 1,4
Xe ô tô 0,7
TMDV 18,9 30,8 43,8
Góp chợ 12,9 19,6 26,6
Góp kinh doanh nông thôn 1,8 3,0 4,1
Góp SXKD – DV 4,1 8,3 13,0
CBCNV 0,0 0,1 0,5
Tổng cộng 327,3 785,2 1.905,5
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Doanh số thu nợ ngắn hạn của MXBank qua các năm được thể hiện trong biểu đồ
dưới đây:
Biểu đồ 4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm
2006 - 2008
0,0
200,0
400,0
600,0
800,0
1.000,0
1.200,0
1.400,0
1.600,0
1.800,0
2.000,0
Tỷ đồng
2006 2007 2008 Năm
Cho vay theo HMTD Cho vay trả góp Cho vay từng lần
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 23
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: doanh số thu nợ tăng đều từ 2006 - 2008
với mức tăng mỗi năm trên 2 lần.
+ Xét về phương thức cho vay thì thu nợ cho vay từng lần chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2006 đạt 308 tỷ, chiếm tỷ trọng khoảng
94% tổng doanh số thu nợ; năm 2007 thu nợ tăng mạnh, đạt 754 tỷ, tăng 140% so năm
2006, và chiếm tỷ trọng 96%; năm 2008, con số này là 1.829 tỷ, tăng khoảng 140% so
năm 2007, chiếm tỷ trọng 96%.
Phương thức cho vay trả góp cũng có doanh số thu nợ khá cao, và tăng trưởng
mạnh: năm 2007 thu khoảng 31 tỷ, tăng hơn 12 tỷ so năm 2006, tương đương 1,64 lần;
năm 2008 thu trên 46 tỷ, tăng gần 1,5 lần năm 2007.
+ Xét theo đối tượng cho vay thì thu nợ trong lĩnh vực SXNN vẫn chiếm vị trí
cao nhất, trong đó thu nợ từ Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong SXNN: thu nợ
Nông nghiệp năm 2007 trên 360 tỷ, tăng hơn 100% so năm 2006, tương ứng trên 200
tỷ; năm 2008 thu trên 770 tỷ, tăng 130% so năm 2007. Thu nợ từ cho vay nuôi cá tra,
basa trên 60 tỷ; thu nợ đối với cho vay MLF năm 2008 trên 34 tỷ, cao hơn cả doanh số
cho vay trong năm.
Đối tượng có sự tăng trưởng mạnh nhất về doanh số thu nợ là lĩnh vực SXKD –
DV: năm 2006 thu khoảng 20 tỷ; năm 2007 gần 160 tỷ, tăng gấp 08 lần so năm 2006;
năm 2008 tiếp tục tăng mạnh lên đến 403 tỷ, tăng trên 240 tỷ so năm 2007, tương
đương gấp 2,5 lần so năm 2007.
Doanh số thu nợ đối tượng thế chấp sổ tiền gửi khá cao: năm 2007 khoảng 188
tỷ, tăng trên 90 tỷ so năm 2006; năm 2008 là 380 tỷ, tăng trên 190 tỷ so năm 2007.
Cho vay Thế chấp sổ tiền gửi là một trong những đối tượng cho vay khá linh hoạt của
MXBank, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng, đồng thời có tính đảm
bảo cao trong khả năng thanh toán của khách hàng.
4.1.1.3 Dư nợ.
Khác với cho vay, và thu nợ, dư nợ ngắn hạn của MXBank trong 03 năm (2006 –
2008) có những biến động tăng, giảm qua từng năm. Thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
ĐVT: tỷ đồng
Phương thức cho vay 2006 2007 2008
1/ Cho vay từng lần 223,7 871,2 817,4
SXNN 176,3 605,9 534,2
NN 161,4 581,9 332,2
Nuôi cá tra, basa 94,9
Nuôi tôm 5,7
Nuôi thủy sản khác 30,8
MLF 14,9 24,0 5,2
NN phân kỳ 65,3
SXKD – DV 30,1 219,4 254,6
Ngắn hạn SXKD - DV 30,1 219,4 201,7
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 24
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Kinh doanh vàng 9,4
Kinh doanh vật tư NN 43,4
Thế chấp sổ tiền gửi 14,7 16,9 10,7
Cho vay DN 0,0 15,5 12,9
Các TCTD khác 0,3 0,0
Các DN 15,2 12,9
Cho vay khác 2,6 13,6 5,1
Ngắn hạn khác 2,6 11,6 0,0
Tiêu dùng 3,6
Thế chấp giấy tờ có giá 2,0 1,3
Phân kỳ khác 0,3
2/ Cho vay theo HMTD 0,0 0,0 31,9
SXKD – DV 31,9
3/ Cho vay trả góp 7,4 14,9 21,2
Góp xe 0,0 0,4 2,5
Xe gắn máy 0,4 1,0
Xe ô tô 1,5
TMDV 7,4 14,4 18,6
Góp chợ 4,4 7,1 6,6
Góp kinh doanh nông thôn 1,4 2,1 3,4
Góp SXKD - DV 1,5 5,2 8,6
CBCNV 0,0 0,1 0,1
Tổng cộng 231,1 886,1 870,6
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Dư nợ ngắn hạn của MXBank qua 03 năm được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
0,0
100,0
200,0
300,0
400,0
500,0
600,0
700,0
800,0
900,0Tỷ đồng
2006 2007 2008 Năm
Cho vay theo HMTD Cho vay trả góp Cho vay từng lần
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 25
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên đây cho thấy sự biến động trong dư nợ ngắn hạn
trong 03 năm như sau: năm 2006 là 231 tỷ; năm 2007 tăng mạnh lên đến 886 tỷ, tăng
trên 280% so năm 2006; năm 2008 giảm xuống còn 870 tỷ, tương ứng 16 tỷ so năm
2007. Dư nợ năm 2008 của MXBank không tăng, thậm chí còn giảm một phần là do
công tác thu hồi nợ của CBTD ngân hàng phát huy hiệu quả tích cực, bên cạnh đó
trong năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, lạm phát tăng cao nên Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngành nghề SXKD rơi vào
tình trạng sản xuất đình trệ, không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến nhu cầu vay ít.
+ Xét về các phương thức cho vay nhận thấy cho vay từng lần tiếp tục chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn, trung bình chiếm 96% tổng dư nợ, dư nợ
của phương thức cho vay này biến động không theo một chiều nhất định: năm 2006
gần 224 tỷ; năm 2007 lên 870 tỷ, tăng 290% so năm 2006; năm 2008 giảm gần 54 tỷ
chỉ còn 817 tỷ.
Dư nợ 02 phương thức cho vay còn lại đều tăng qua các năm: trong đó cho vay
trả góp tăng khá đều; cho vay theo HMTD tăng mạnh trong năm 2008. Tóm lại, tổng
dư nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm thất thường chủ yếu do dư nợ của phương
thức cho vay từng lần biến động tăng, giảm và nó luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trên
tổng dư nợ ngắn hạn.
+ Xét cụ thể các đối tượng cho vay thì SXNN có dư nợ cao nhất: năm 2007 gần
606 tỷ, tăng gần 430 tỷ so năm 2006; năm 2008 giảm xuống còn 534 tỷ mặc dù trong
năm 2008 ngân hàng đã phát triển thêm nhiều đối tượng cho vay. Điều này xuất phát
từ việc cho vay phục vụ Nông nghiệp có doanh số cho vay giảm mạnh, nhưng doanh
số thu nợ tăng mạnh nhờ đẩy mạnh công tác thu nợ.
Cho vay SXKD - DV có dư nợ liên tục tăng, cụ thể năm 2007 khoảng 219 tỷ,
tăng 189 tỷ so năm 2006; năm 2008 tiếp tục tăng lên gần 255 tỷ, tăng khoảng 35 tỷ so
năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng phát triển thêm đối tượng cho vay như
kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh vàng; cải cách thủ tục vay vốn theo hướng
đơn giản hóa, nhanh chóng; cung cách phục vụ khách hàng ngày càng được cải thiện.
Các đối tượng cho vay còn lại như thế chấp sổ tiền gửi, cho vay đối tượng khác có dư
nợ giảm so năm 2007.
4.1.1.4 Hệ số thu nợ.
Hệ số thu nợ là chỉ số phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng, hệ số thu nợ thể
hiện số vòng quay đồng vốn cho vay của ngân hàng. Hệ số thu nợ là một chỉ tiêu quan
trọng góp phần đánh giá hiệu suất công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
Bảng 4.5 Hệ số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm
2006 – 2008
ĐVT: vòng/năm
Phương thức cho vay 2006 2007 2008
Trung
bình
Cho vay từng lần 0,72 0,54 1,03 0,76
Cho vay theo HMTD 0,06 0,02
Cho vay trả góp 0,88 0,81 0,88 0,85
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn 0,73 0,55 1,01 0,76
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 26
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Nhìn chung hệ số thu nợ ngắn hạn khá cao, trung bình đạt 0,76, điều này nói lên
ngân hàng thu được 0,76 đồng trên 1 đồng cho vay hay số vòng quay đồng vốn cho
vay của ngân hàng là 0,76 vòng/năm. Năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng là 0,73
nhưng qua năm 2007 hệ số này giảm xuống 0,55 cho thấy công tác thu hồi nợ không
mấy khả quan, cụ thể doanh số thu nợ năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006 trong khi
doanh số cho vay tăng trên 03 lần. Năm 2008, công tác thu hồi nợ được ngân hàng
quan tâm nhiều hơn, doanh số thu nợ tăng mạnh, kéo theo hệ số thu nợ lớn hơn 1.
Cho vay từng lần có hệ số thu nợ trung bình là 0,76 cho thấy công tác thu hồi nợ
đối với loại hình cho vay cũng đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên sự thay đối hệ số thu
nợ qua các năm là không đồng đều. Năm 2007 hệ số thu nợ của loại hình cho vay này
giảm mạnh xuống chỉ còn 0,54 so với 0,72 năm 2007. Năm 2008 lại tăng đột biến với
hệ số mới là 1,03. Điều này cho thấy trong năm 2008 công tác thu hồi nợ đối với các
đối tượng cho vay này được đẩy mạnh.
Phương thức cho vay theo HMTD có hệ số thu nợ thấp nhất, chỉ đạt 0,49 cho
thấy hiệu quả thu hồi nợ đối với loại hình cho vay này chưa cao, nguyên nhân có thể là
do kinh tế năm 2008 có nhiều diễn biến xấu ảnh hưởng mạnh đến các ngành nghề
SXKD - DV, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, không chủ động chuẩn bị nguồn
trả dẫn đến doanh số thu nợ thấp.
Cho vay trả góp có hệ số thu nợ trung bình cao nhất đạt khoảng 0,85, và khá ổn
định qua từng năm. Đặc biệt là các đối tượng cho vay góp CBCNV, công tác thu nợ
đối với các đối tượng này được thực hiện khá dễ dàng, hiệu quả cao. Nguyên nhân chủ
yếu một phần là do khách hàng có nguồn thu ổn định hàng tháng, mức góp hàng tháng
là phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng nên ít xảy ra tình trạng trễ
hạn hoặc không thể thanh toán, bên cạnh đó còn nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân
hàng với Chủ tịch công đoàn, kế toán của các đơn vị vay vốn hưởng lương từ ngân
sách, Kho bạc Nhà nước tiến hành trích lương chuyển trả cho ngân hàng khi đến kỳ
góp.
4.1.2 Phân tích nợ xấu.
Trong chương 2 đã đề cập đến khái niệm nợ xấu, đây là những khoản nợ đã đáo
hạn nhưng ngân hàng chưa thu được và có thời gian tồn tại lâu dài, ít nhất trên 90 ngày
có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ. Nợ xấu tồn tại do nhiều nguyên nhân và
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, bởi lẽ nợ
xấu có thể dẫn đến khả năng mất vốn nên các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro,
khi sử dụng khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng
sẽ làm giảm lợi nhuận. Nếu nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm giảm uy tín của NHTM
và do đó sẽ dẫn đến suy giảm giá trị cổ phiếu của đơn vị. Ngoài ra nợ xấu còn ảnh
hưởng đến vòng quay vốn của ngân hàng, làm cho hệ số thu nợ của ngân hàng giảm
xuống thấp. Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu nợ xấu đóng vai trò quan trọng
trong định hướng phát triển của các NHTM trong tương lai, nhất là khi xây dựng
những chính sách, những nhóm giải pháp ngăn chặn tình trạng tồn đọng nợ xấu lâu dài.
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 27
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
4.1.2.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Bảng 4.6 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn qua 03 năm 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng dư nợ ngắn hạn 231.149 886.130 870.579
Số dư nợ xấu 552 482 4.841
Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,24% 0,05% 0,56%
Số tiền tăng, giảm -70 4.359
Tỷ lệ tăng, giảm 87,30% 1004,06%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Qua bảng 4.6 trình bày những số liệu tổng quát về tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn
hạn của MXBank, ta nhận thấy:
+ Về tổng thể, nợ xấu cho vay ngắn hạn trong 03 năm của MXBank có sự biến
động tăng giảm phức tạp, không đều. Trong năm 2007, số dư nợ xấu cả năm có giảm
so với năm 2006, nhưng khi qua năm 2008 thì ngược lại, số dư nợ nhóm 3 - 5 lại có sự
gia tăng đột biến.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm là thấp nếu xét trên mặt bằng
chung của các NHTM khác hoạt động trong cùng địa bàn tỉnh. Sở dĩ thế do phần lớn
khách hàng của MXBank là khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp
rất ít (năm 2006 MXBank không có khách hành doanh nghiệp, năm 2007 chỉ có 3
khách hàng doanh nghiệp, năm 2008 phát triển thêm thành 6, một con số khá khiêm
tốn đối với một NHTM). Và số khách hàng cá nhân này phần lớn là vay vốn phục vụ
SXNN, kinh doanh dịch vụ ở nông thôn, tức là “phát triển tam nông” như câu slogan
của MXBank. Những khách hàng cá nhân này vay số tiền không lớn nhưng số lượng
khách hàng nhiều, có nguồn thu ổn định, đảm bảo thanh toán đúng hạn nên tỷ lệ nợ
xấu thấp.
+ Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn thấp nhưng chỉ tiêu này đang có
xu hướng tăng: năm 2007 nợ xấu giảm từ 552 triệu (năm 2006) xuống 482 triệu (năm
2007), tương đương 12,70%; năm 2008, con số này tăng lên rất cao, gấp 10 lần năm
2007, số dư nợ xấu ngắn hạn lên đến 4,8 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi 06 tháng đầu năm
2008 (chỉ có khoảng 2,8 tỷ đồng). Nguyên nhân củ yếu do năm 2008 suy thoái kinh tế
toàn cầu đã tác động xấu đến mọi lĩnh vực SXKD, kể cả trong nông nghiệp, khách
hàng của MXBank làm ăn thua lỗ đẫn đến việc chậm thanh toán các khoản nợ cho
ngân hàng, thậm chí không có khả năng thanh toán. Do vậy tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng
kể từ 0,05% (năm 2007) lên 0,56% (năm 2008).
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 28
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
4.1.2.2 Tổng dư nợ ngắn hạn được phân theo các nhóm nợ.
Bảng 4.7 Tổng dư nợ ngắn hạn được phân theo các nhóm nợ qua 03 năm
2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Nợ nhóm 1 230.528 885.222 858.209
Nợ nhóm 2 69 426 7.528
Nợ nhóm 3 138 125 2.900
Nợ nhóm 4 169 63 1.422
Nợ nhóm 5 245 294 519
Tổng dư nợ 231.149 886.130 870.579
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Nợ xấu ngắn hạn (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 ) qua 3 năm 2006 - 2008 được thể
hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.5 Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và nợ xấu qua 03 năm 2006 - 2008
2006 2007 2008
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
4.500
5.000Triệu đồng
Năm
Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Nợ xấu
Từ số liệu trong bảng 4.7 và biểu đồ 4.5 trên đây cho thấy:
+ Xét về số tuyệt đối, số dư nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank có sự
gia tăng đáng kể trong 03 năm qua từ 552 triệu (năm 2006) lên hơn 4.800 triệu (năm
2008). Nợ xấu ngắn hạn có sự biến động phức tạp theo thời gian, nợ xấu năm 2007 có
giảm sút, tuy nhiên đến năm 2008 thì gia tăng đột biến. Trong đó nổi lên là nợ nhóm 3,
đây là khoản nợ có khả năng tổn thất một phần gốc và lãi: năm 2007 nợ nhóm 3 giảm
13 triệu so với 138 triệu của năm 2006; nhưng năm 2008 dư nợ này tăng mạnh đến 2,9
tỷ, tăng gấp 23 lần so năm 2007. Tương tự, số dư nợ nhóm 4, nợ có khả năng tổn thất
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 29
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
cao, cũng tăng, giảm như nợ nhóm 3: số dư giảm vào năm 2007 và tăng cao vào năm
2008. Nguyên nhân của điều này một mặt do yếu tố khách quan bơi suy thoái kinh tế
xảy ra vào năm 2008 làm số dư nợ xấu các nhóm nợ này tăng mạnh, mặt khác khá
nhiều hợp đồng trả nợ cuối kỳ đáo hạn vào năm 2008; nguyên nhân chủ quan là do
công tác giám sát thu hồi nợ của CBTD chưa thật chặt chẽ. Riêng nợ nhóm 5, nhóm nợ
không còn khả năng thu hồi hay nợ mất vốn gia tăng đều qua 3 năm 2006 – 2008: năm
2006 MXBank có 245 triệu; năm 2007 con số này tăng thêm 49 triệu (phát sinh tăng
157 triệu do chuyển nhóm và giảm 108 triệu do khách hàng trả nợ); năm 2008 là 519
triệu , gấp1,7 lần năm 2007 (phát sinh tăng 457 triệu và giảm là 233 triệu). Như đã đề
cập trên đây, các khoản nợ được xếp vào nhóm 5 không thể thu hồi được nên các
TCTD phải trích lập dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ này với tỷ lệ 100%. Nợ
nhóm 5 tại MXBank ngày càng tăng cao, gây ra ảnh hưởng xấu đối với kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng; bên cạnh đó còn cho thấy hạn chế của bộ phận tín
dụng trong khâu giám sát thu hồi nợ.
+ Xét về mặt tỷ lệ cho thấy tỷ lệ số dư nợ nhóm 3, nhóm 4 chiếm phần lớn tổng
số dư nợ xấu, và tỷ lệ này cũng gia tăng thất thường: năm 2006 nợ nhóm 3, 4 chiếm đa
số với hơn 55%; năm 2008 khoảng 79%. Trong đó nợ nhóm 3 gia tăng đều hơn, và
tăng mạnh trong năm 2008, lên gần 60% tổng số dư nợ xấu. Đối với nợ nhóm 5, nhóm
nợ này chỉ chiếm tỷ trọng cao trong hai năm 2006 và 2007, đến năm 2008 chỉ gần 11%
trên tổng nợ xấu.
Bảng 4.8 Tỷ lệ từ nợ nhóm 3 - 5 qua 03 năm 2006 - 2008
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Nợ nhóm 3 25,06% 25,96% 59,91%
Nợ nhóm 4 30,54% 13,00% 29,38%
Nợ nhóm 5 44,40% 61,04% 10,71%
Nợ xấu 100,00% 100,00% 100,00%
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ từ nợ nhóm 3 - 5 qua 03 năm 2006 - 2008
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2006
2007
2008
Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
Năm
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 30
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
4.1.2.3 Phân loại nợ xấu theo phương thức cho vay.
Đối với loại hình cho vay ngắn hạn, MXBank tài trợ cho các hợp đồng vay vốn
ngắn hạn theo 03 phương thức chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theo HMTD, và
cho vay trả góp; trong đó phổ biến nhất là phương thức cho vay từng lần, ở mỗi
phương thức cho vay đã phát sinh nợ xấu qua 03 năm 2006 - 2008 như sau:
Bảng 4.9 Nợ xấu phân theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Phương thức cho vay 2006 2007 2008
Cho vay từng lần 458 459 4.686
Cho vay theo HMTD 0 0 0
Cho vay trả góp 94 23 155
Tổng nợ xấu 552 482 4.841
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Sự biến động trong số dư nợ xấu cho vay ngắn hạn tại MXBank trong thời gian qua
được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.7 Nợ xấu phân theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
0
1000
2000
3000
4000
5000
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
HMTD Trả góp Từng lần Tổng
Triệu đồng
Năm
Từ bảng số liệu đã cho kết hợp cùng biểu đồ 4.7 nói trên cho thấy:
+ Nợ xấu cho vay ngắn hạn trong 03 năm biến động tăng, giảm không đều: năm
2007, nợ xấu có giảm so năm 2006; năm 2008 thì ngược lại, nợ xấu gia tăng đột biến.
+ Xét về phương thức cho vay thì cho vay theo HMTD không phát sinh nợ xấu
do đây là loại hình cho vay mới đối với MXBank, chỉ mới phát sinh trong năm 2008.
Đây là đối tượng cho vay mà khả năng kiểm soát tình hình tài chính cũng như tình
hình trả nợ của khách hàng là khá cao. Khách hàng vay chủ yếu đối với phương thức
cho vay này là khách hàng cá nhân SXKD - DV, khách hàng được cấp một HMTD
nhất định, khách hàng không được phép vay vượt mức, việc thanh toán các khoản nợ
hay vay thêm được thực hiện nhiều lần.
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 31
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Riêng đối với phương thức cho vay ngắn hạn từng lần, tỷ lệ nợ xấu qua 03 năm
được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu theo phương thức cho vay từng lần qua 03 năm
2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Năm Tổng nợ xấu Nợ xấu cho vay từng lần Tỷ lệ
2006 552 458 82,97%
2007 482 459 95,23%
2008 4.841 4.686 96,80%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nợ xấu của phương thức cho vay ngắn hạn từng
lần gia tăng qua các năm: năm 2007, nợ xấu tăng không đáng kể so năm 2006 (chỉ
chênh lệch tăng 1 triệu đồng); năm 2008, nợ xấu lên đến gần 4,7 tỷ, tăng hơn 10 lần
năm 2007, trong khi đó doanh số cho vay năm 2008 tăng chưa được 1,5 lần doanh số
cho vay năm 2007. So với tổng nợ xấu cả năm thì nợ xấu theo phương thức cho vay
từng lần chiếm tỷ lệ rất cao: năm 2006, nợ xấu cho vay từng lần là 458 triệu, chiếm
khoảng 83% tổng nợ xấu; năm 2007, nợ xấu chiếm trên 95%; năm 2008 tỷ lệ nợ xấu
cho vay từng lần chiếm khoảng 97%. Năm 2008 công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó
khăn hơn so với những năm trước, nguyên nhân chủ yếu cũng do nền kinh tế biến động
bất lợi, ba quý đầu năm 2008 lam phát cao, bước sang quý 4/2008 nền kinh tế đi vào
suy thoái gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các ngành nghề SXKD cả công nghiệp,
nông nghiệp, và thương nghiệp, dịch vụ,
Bảng 4.11 Nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay từng lần qua 03 năm
2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nợ xấu
2006 70 158 230 458
2007 121 60 278 459
2008 2.767 1.422 496 4.686
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Nhìn vào bảng số liệu 4.11 ta nhận thấy số dư nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức
cho vay ngắn hạn từng lần có sự biến động cũng rất đa dạng:
Đối với nợ nhóm 3, nhóm nợ có khả năng tổn thất một phần gốc và lãi, nhận thấy
dư nợ liên tục tăng: năm 2006 có 70 triệu, chiếm khoảng 15% tổng nợ xấu của phương
thức này; năm 2007 tăng lên 121 triệu, tương đương tăng 70% so năm 2006, và chiếm
khoảng 26% tổng nợ xấu; năm 2008, nợ nhóm 3, tăng lên gần 2,8 tỷ, chiếm gần 60%
tổng nợ xấu, gấp gần 2 lần dư nợ nhóm 4, và gấp 5,5 lần dư nợ nhóm 5 trong năm.
Lê Quang Anh Vũ _ DH6KT2 Trang 32
Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm
cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Đối với nợ nhóm 4 của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1164.pdf