MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài. 4
3. Mục đích nghiên cứu. 4
4. Đối tượ.ng, phạm vi, khách thể nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN. 9
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 9
2. Một số khái niệm công cụ 12
3.Một số lý thuyết xã hội học vận dụng vào đề tài. 17
4. Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở huyện đảo Bạch Long Vĩ. 20
CHƯƠNG II- MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VỸ. 30
1. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản. 30
2. Nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai. 34
3. Tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ. 37
4. Nạo phá thai. 45
5. Nhiễm khuẩn đường sinh sản. 49
6. Trẻ em chết chu sinh. 50
7. Chất lượng dịch vụ Y tế. 59
8. Phong tục tập quán. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12493 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, nhận thức của người phụ nữ cũng phụ thuộc rất nhiều vào công tác truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản và khả năng tiếp nhận kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ qua các phương tiện giáo dục, tuyên truyền thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện xã hội.
Ngày nay, cùng với sự biến đổi của xã hội và phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, người phụ nữ ngày nay đã có thể mở rộng tầm hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội. Do đó, nhận thức của họ cũng càng có khuynh hướng tích cực hơn trước theo xu thế phát triển chung của xã hội. Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều chương trình hướng dẫn người dân cách phòng ngừa bệnh tật, làm cho chị em phụ nữ nhận thức được nâng lên, dễ dàng lựa chọn những biện pháp có lợi cho sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, mức sống hiện nay được cải thiện hơn trước nên họ có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng bữa ăn, có lợi cho sức khỏe.
Ở nước ta, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa qua một số công trình nghiên cứu cho thấy: kiến thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nói chung còn rất hạn chế; Với Bạch Long Vĩ kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ trong các gia đình của huyện đảo tuy đã được nâng cao nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bản thân họ và các thành viên trong gia đình song còn hạn chế. Phỏng vấn sâu đối tượng tại địa bàn nghiên cứu thì kết quả trả lời câu hỏi “ quan niệm của chị về một người có sức khỏe và để có sức khỏe theo chị phải chăm sóc sức khỏe như thế nào” các câu trả lời gần như là giống nhau họ nhận định rằng “ sức khỏe là không ốm đau bệnh tật” “ để có sức khỏe, con người cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, chế độ làm việc phù hợp với sức khỏe và giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ”. Cơ bản là họ cho là mình đã có sức khỏe tốt và họ cũng cho rằng để chăm sóc sức khỏe cho mình thì tốt nhất là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không có sức khỏe tốt thì họ không thể đem lại thu nhập cho gia đình và cũng không thể chăm sóc con cái một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng được chị em phụ nữ quan tâm song chưa nhiều. Như chúng ta đã biết hiểu biết đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản là một việc làm hết sức thiết thực và hữu ích đối với mọi người nói chung và đặc biệt là chị em phụ nữ nói riêng. Vì phụ nữ luôn được coi là đối tượng chính trong công tác truyền thông vận động thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Khi nghiên cứu về nhận thức của phụ nữ về các vấn đề cơ bản của chăm sóc sức khỏe sinh sản thì kết quả cho thấy phần lớn chị em phụ nữ còn nhận thức chưa đầy đủ về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Khi hỏi chị em phụ nữ về sức khỏe sinh sản bao gồm những nội dung nào? Trong số 10 nội dung đưa ra thì phần lớn chị em chỉ biết các nội dung kế hoạch hóa gia đình; làm mẹ an toàn; nạo hút thai; bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; bệnh lây qua đường tình dục và giáo dục truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Phụ nữ huyện đảo biết đến một số nội dung cơ bản đó của sức khỏe sinh sản là do đây là những nội dung mà các hoạt động tuyên truyền nhằm vào nhiều nhất. Các nội dung này, theo nhận định cảm tính thì nó có sự gắn bó trực tiếp với hoạt động sinh sản của con người.
Các nội dung còn lại như: vô sinh; ung thư vú và đường sinh sản, giáo dục tình dục… phải chăng do mức độ tuyên truyền ít hơn, họ cho rằng những nội dung này liên quan tới bệnh tật, sức khỏe của con người nhiều hơn là nội dung này liên quan tới vấn đề sức khỏe sinh sản.
Phỏng vấn sâu chị N.T.C- Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ huyện cho biết kết quả phong trào phụ nữ thực hiện chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương như sau:
Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức chiến dịch hàng năm với những mục tiêu cụ thể và thiết thực; phối hợp với trung tâm y tế huyện chuẩn bị cơ sở vật chất và phương tiện để cung cấp thông tin tư vấn kế hoạch hóa gia đình chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách an toàn thuận tiện, phục vụ cho nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng: hội nghị, diễn đàn phụ nữ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, pháp lệnh dân số, nhất là gia đình trẻ thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản đảm bảo lồng ghép mục tiêu xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Lập danh sách nắm vững các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản chưa sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, nhất là các cặp vợ chồng sinh con một bề gái đã có đủ 2 con để vận động thuyết phục.
Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện mời bác sỹ sản khoa bệnh viện tuyến trên nói chuyện chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho chị em phụ nữ trong toàn huyện (đạt 75% hội viên tham dự): phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; các biện pháp tránh thai; các bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ em; các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục; an toàn mẹ sức khỏe con ; 80% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Tìm hiểu về công tác tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở địa phương đã quan tâm truyên truyền tới đối tượng là nam giới chưa ?
“Công tác tuyên truyền vận động lĩnh vực này ở địa phương, chủ yếu giao cho Trung tâm y tế huyện phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện và Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện. Hoạt động này Hội phụ nữ thực hiện có hiệu quả hơn, có lẽ cũng chưa có hội nghị nào tổ chức riêng cho nam giới cả, nếu có thì Đoàn thanh niên sinh hoạt giáo dục tình bạn, tình yêu an toàn” (Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em).
Khi phỏng vấn sâu cá nhân tôi nhận thấy rằng nhận thức của chị em về nội dung và ý nghĩa của sức khỏe sinh sản chưa được đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về cách đề phòng các nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản.
2. Nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai.
Ở Việt Nam hiện nay các biện pháp tránh thai đang được sử dụng là: Thuốc tránh thai, bao cao su, dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), đình sản nam, đình sản nữ, Tiêm hoặc cấy thuốc tránh thai,… Trong các biện pháp trên thì biện pháp đặt vòng tránh thai và dùng bao cao su được coi là biện pháp được nhiều người sử dụng nhất, do công tác tuyên truyền vận động thay đổi hành vi sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Sự nhận thức và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có tác động đến mức sinh. Tuy đối tượng ở vùng sâu, vùng xa nhưng hiểu biết ban đầu về các biện pháp tránh thai khá cao, 100% phụ nữ huyện đảo biết một biện pháp tránh thai bất kỳ (kể cả biện pháp tránh thai hiện đại) , song mức độ nhận thức còn rất sơ đẳng.
Phỏng vấn sâu một phụ nữ làm nghề chèo đò cho biết: “Mình biết được các biện pháp tránh thai là qua nghe ở sinh hoạt phụ nữ, chỉ biết rõ về đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, bao cao su, chứ những thứ Triệt sản, tiêm thuốc tránh thai mới chỉ nghe nói chứ không rõ lắm”. (Nữ, 26 tuổi, thuyền số 127, Nghề chèo đò).
Đánh giá về nhận thức của chị em với các biện pháp tránh thai hiện đại, lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ cho thấy:
“Nhận thức của chị em về các biện pháp tránh thai tương đối cao nhưng ý thức chấp hành và thực hiện không được hiệu quả, do văn hóa vùng miền quê của họ bao trùm lên giá trị văn hóa cộng đồng”. (Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện).
Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ huyện đảo là (52,6%) thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (67%) (Điều tra biến động dân số/ kế hoạch hóa gia đình 01/04/2006). Trong tổng số 52,6% trường hợp sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất 34,7%; tiếp đó là đối tượng sử dụng biện pháp dùng bao cao su 10,5%; thuốc tránh thai 3,9%; Biện pháp đình sản nữ (2,8%) và đình sản nam (0,7%) ít được áp dụng. Đặc biệt, biện pháp tiêm tránh thai và cấy dưới da không được áp dụng ở huyện đảo, những trường hợp đình sản là do thực hiện ở trong đất liền trước khi những đối tượng này chuyển gia đình ra đảo định cư. (Số liệu năm 2007 của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em huyện).
Một trong những nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại thấp là do sự nhận thức còn hạn chế của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Hơn nữa, là hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của huyện đảo chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề bất cập. Thuốc tránh thai và bao cao su chưa được phân phát cho phụ nữ thông qua hệ thống cộng tác viên dân số. Mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai ở đảo chưa phát triển sâu rộng, hoặc là có tình trạng cung cấp bao cao su quá hạn sử dụng chất lượng kém dễ rách, dễ thủng hiệu quả tránh thai kém, gây dị ứng cho phụ nữ khi sử dụng.
“ Trước đây tôi ở trong đất liền, tôi vẫn được cấp phát thuốc tránh thai và bao cao su không mất tiền. Từ dạo định cư ra đảo sinh sống đến bây giờ toàn phải đi mua ở trung tâm y tế về để dùng, vì ở đây tôi thấy chưa thấy có cộng tác viên dân số làm việc ấy, mang về dùng toàn bị viêm ngứa khó chịu lắm, không mua ở đấy chẳng còn chỗ nào bán những thứ đó cả,…”(Nữ , 32 tuổi, Dịch vụ ăn uống, Khu dân cư số I).
Hơn nữa, “ Vợ chồng em thường dùng bao cao su để kế hoạch nhưng vẫn bị vỡ kế hoạch do chất lượng bao cao su mua ở Trung tâm y tế kém, toàn bị thủng thôi chị ạ. Em bị có thai phải về đất liền nạo phá thai 02 lần rồi chị ạ, khổ lắm...” (Nữ, 29 tuổi, Đội viên liên đội Thanh niên xung phong, ở Làng Thanh niên xung phong).
Vì vậy, mặc dù bao cao su là biện pháp duy nhất vừa tránh được có thai ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng cũng chỉ có 10,5% đối tượng sử dụng biện pháp dùng bao cao su.
Như vậy, mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 52,6 % khoảng cách này còn rất xa so với tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ cả nước trong độ tuổi sinh đẻ (67%).
“Phụ nữ không được cấp miễn phí bao cao su, thuốc tránh thai, chị em phải mua. Trung tâm có bán bao cao su/ thuốc tránh thai, theo giá cả thị trường. Ngoài trung tâm y tế không còn có chỗ nào bán nữa” (Nam, 31 tuổi, Bác sỹ, Giám đốc Trung tâm y tế huyện).
Hệ thống chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại các khu vực này còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung cả nước. Tình trạng giao thông đi lại khó khăn góp phần gây bất tiện cho việc phân phối các biện pháp kế hoạch hóa gia đình tới chị em phụ nữ. Đồng thời gây khó khăn cho người dân trong tiếp cận với các cơ sở khám chữa bệnh trong đất liền.
3. Tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ.
3.1. Chăm sóc thai nghén:
Việc chăm sóc thai nghén thể hiện ở việc theo dõi quản lý thai nghén của y tế cơ sở, việc khám thai và tiêm phòng uốn ván,…
Như chúng ta thấy, hiện nay hệ thống chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và hoạt động khá rộng rãi trên phạm vi cả nước, tuy nhiên không phải mọi người dân đều được chăm sóc chu dáo như nhau đặc biệt là người dân ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Trong lĩnh vực chăm sóc thai sản, tỷ lệ khám thai tại các cơ sở ytế thực hiện ở những khu vực này thấp hơn so với cả nước. Số trường hợp sinh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo ít được đi khám thai và nếu có được đi khám thì cũng khám ít lần hơn so với tình hình chung của cả nước.
Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc quản lý thai nghén của y tế cơ sở trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, Huyện Bạch Long Vĩ là một huyện có địa hình nhỏ nhưng cách xa đất liền, điều kiện để tiếp cận với ý kiến và sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên là rất khó khăn, nên chưa có điều kiện triển khai hệ thống sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà như một số nơi khác trong đất liền. Nhưng tại Trung tâm y tế huyện đã có sổ theo dõi thai sản, theo dõi sinh đẻ khá đầy đủ, đã quản lý và theo dõi được các bà mẹ mang thai, sinh đẻ để vận động các bà mẹ mang thai đến khám và tiêm Vácxin phòng uốn ván. Tuy nhiên, việc khám thai của các thai phụ ở huyện đảo chưa được phổ biến và rộng khắp như ở trong đất liền. Phụ nữ ở đây còn coi việc khám thai là việc ngại ngùng do xấu hổ, một phần do chưa tin tưởng vào đội ngũ nhân viên y tế và do họ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc khám thai là để kịp thời phát hiện những bất thường của thai nghén để kịp thời xử trí. Theo quy định của Bộ Ytế, khi người phụ nữ mang thai thì phải được khám thai ít nhất là 03 lần; lần thứ nhất vào 3 tháng đầu; lần thứ hai vào 3 tháng giữa; lần thứ ba vào 3 tháng cuối của kỳ thai nghén. Việc khám thai ở 03 giai đoạn thai kỳ đều rất quan trọng và cần thiết, giai đoạn đầu nhằm mục đích xác định người phụ nữ đã mang thai, qua đó các nhân viên y tế có dịp hướng dẫn các thai phụ biết cách giữ gìn, chăm sóc thai nghén được tốt; giai đoạn thứ 02 nhằm kiểm tra sự phát triển của thai nhi; còn giai đoạn 03 sẽ xác định ngôi thai cũng như các bất thường khác xảy ra với thai phụ và thai nhi. Tuy vậy, Trong số các trường hợp sinh ở huyện đảo này ít được đi khám thai và nếu có được đi khám thì cũng khám ít lần hơn so với tình hình chung của các địa phương trong đất liền.
Qua điều tra nghiên cứu về tình hình khám thai trước sinh con của chị em phụ nữ huyện đảo cho thấy: (xem bảng 2)
Bảng 2: Tình hình khám thai trước sinh con năm 2007.
Số lần khám thai
01 lần
02-> 03 lần
04 lần
Tổng
Tỷ lệ %
30%
34%
4%
68%
(Nguồn: Trung tâm y tế huyện)
Như vậy, trong tổng số các trường hợp sinh của phụ nữ huyện đảo chỉ có 68% được khám thai trước sinh con. Số phụ nữ khám thai 01 lần chiếm 30%; Số phụ nữ khám thai 02 đến 03 lần chiếm 34% Số phụ nữ khám thai trên 04 lần chiếm 4% . Phần lớn phụ nữ đều đi khám thai lần đầu tiên khi thai nhi được 07 tháng tuổi. Điều này, có thể do phụ nữ của huỵên đảo chưa nhận thức được sự cần thiết phải khám thai, lo sợ đi lại đường xa nguy hiểm cho thai nhi và tốn kém tiền bạc, do hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản của huyện đảo chưa phát triển và đáp ứng được nhu cầu thực tế của phụ nữ, cho nên khi mang thai chị em chưa tiếp cận được với dịch vụ theo dõi và chăm sóc thai sản.
“ Chúng em làm chỉ đủ ăn thôi, có dư cũng không đáng kể, em đi sinh hoạt phụ nữ cũng được biết là có thai thì phải đi khám ít nhất là 03 lần, nhưng điều kiện của em không cho phép, mỗi lần về đất liền phải tiêu tốn kém đến vài triệu đồng, em không có nhà ở đất liền, về đất liền là phải đi thuê nhà để ở, về đấy có phải khám xong là có tàu đi ngay được đâu, nếu không thuận tàu lại phải chờ đợi đến cả tháng chứ đùa đâu,….” (Nữ, 31 tuổi, Trình độ học vấn trung học cơ sở, Nghề câu mực, Thuyền số 59, Khu vực âu cảng) .
Một số chị em phụ nữ lại quan niệm rằng: Họ không có nhu cầu đi khám thai vì họ cho rằng việc có thai là bình thường, họ cảm thấy sức khỏe của họ khỏe mạnh, lao động bình thường khi mang thai và họ coi việc sinh đẻ là dễ dàng, khi gần đến ngày sinh đẻ, thuận tàu trời yên biển lặng thì về đất liền sinh đẻ xong lại trở lại đảo.
“ Em còn trẻ, khỏe mạnh bình thường, biết ở trong mìmh khắc khỏe thì thai nó cũng khỏe mạnh bình thường, chúng em làm nghề biển không có giấy bảo hiểm, đến Trung tâm Y tế khám ngại lắm, chỉ có ai có chửa mà bị đau bụng mới đến Trung tâm Y tế khám thôi, còn không thì cứ làm đến gần ngày đẻ ”. (Nữ, 24 tuổi, Trình độ học vấn Tiểu học, Nghề câu mực,Thuyền số 124, Khu vực âu cảng).
Cũng có chị không đi khám thai lần nào, lại đưa ra lý do như bận làm vì vào vụ làm ăn nên không về đất liền khám thai được, có chị ngại bụng to không đi lại đường biển nhiều vì sợ bị say sóng. Đó cũng là thực tế khó khăn gặp phải ở các đảo nói chung và nhất là đối với huyện đảo Bạch Long Vĩ nói riêng- nơi có vị trí địa lý phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn. Chị em phụ nữ có muốn khám thai cũng không thể tranh thủ một hoặc hai ngày là có thể khám được.
“ Em chưa muốn đẻ cháu thứ hai nhưng bị vỡ kế hoạch thì để đẻ, đằng nào cũng đẻ 02 đứa mới thôi, …. , em đi tàu bị say sóng nôn nhiều lắm, em sợ không dám về đất liền siêu âm xem như thế nào nhưng để khi nào nghỉ đẻ em xin về sớm hơn khám cũng được,...” (Nữ, 27 Tuổi, Trình độ học vấn sơ cấp, Đội viên liên đội Thanh niên xung phong)
Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện cho biết tình hình phụ nữ có thai thăm khám thai định kỳ như sau:
“Nếu có được khám thì cũng ít hơn so với đất liền, Trung tâm y tế không có bác sỹ sản chỉ có một cô nữ hộ sinh trình độ trung cấp chị em chưa tin tưởng tay nghề cho nên ít khi đến khám thai ở Trung tâm y tế; chị em nào tranh thủ về đất liền khám được một hoặc hai lần còn không thì đến gần ngày đẻ về đất liền sinh con luôn không được khám thai trong suốt thời kỳ mang thai”.
Theo số liệu báo cáo năm của Trung tâm y tế huyện thì các năm 2005; 2006; 2007 tỷ lệ bà mẹ khi mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt tỷ lệ 100%. Qua khảo sát thực tế và quá trình phỏng vấn sâu thì con số theo báo cáo năm của Trung tâm y tế huyện chỉ đúng trong trường hợp công tác tiêm phòng uốn ván chỉ phục vụ cho chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khu vực trên đảo, còn đối tượng là chị em phụ nữ khu vực âu cảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa với tới (khoảng cách từ Trung tâm y tế xuống khu vực âu cảng không xa lắm nhưng Trung tâm y tế chưa có phương tiện giao thông riêng để thường xuyên làm công tác vận động ở khu vực này), Trung tâm y tế chưa quan tâm tới, chưa làm hết trách nhiệm của y tế cơ sở, chưa làm đúng với nhiệm vụ chức năng thực hiện chương trình y tế quốc gia tại địa phương.
Theo đồng chí Giám đốc Trung tâm y tế cho biết thì họ “ không có khả năng làm được vì họ không có nhân viên y tế để xuống biển vận động từng đối tượng và việc vận động được một phụ nữ ngư dân đi tiêm phòng uốn ván khi mang thai cũng không phải là chuyện đơn giản dễ làm, khi nhân viên ytế xuống tận các tàu thuyền để vận động thì họ nhận lời, sau đó họ lại phải đến giờ ra khơi đánh bắt đến ba hoặc bốn giờ sáng tàu mới cập vào cảng để neo đậu nên rất khó vận động.
Chị em phụ nữ trên đảo đã được tiêm phòng uốn ván trong chiến dịch tiêm cho đối tượng ở độ tuổi sinh đẻ (02 mũi, mỗi mũi cách nhau 01 tuần) cho nên khi mang thai chị em chỉ cần tiêm nhắc lại một mũi là đủ, chị em nào gặp được chuyến tàu nào thuận thì Vắc xin chuyển ra kịp thì tiêm, còn chị em nào không tiêm được ở đảo thì khi nào về nghỉ đẻ trong đất liền tiêm phòng uốn ván ở đất liền”.
Như vậy, qua khảo sát, phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu các đối tượng chúng ta thấy chị em phụ nữ định cư ở trên đảo và chị em phụ nữ định cư ở khu vực âu cảng có sự khác nhau trong việc chăm sóc thai nghén từ việc khám thai định kỳ đến việc tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang thai.Tuy nhiên, trong công tác chăm sóc thai nghén của chị em phụ nữ trên đảo cũng còn nhiều khó khăn và bất cập, còn có khoảng cách khá xa so với chị em phụ nữ của các địa phương trong đất liền, Trung tâm ytế huyện cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác theo dõi và quản lý thai sản.
3.2. Sinh đẻ của phụ nữ.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, là quá trình xã hội hóa y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc sinh đẻ của phụ nữ ngày nay được chăm sóc và quan tâm hơn trước, Tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em xu hướng giảm so với những năm trước đây rất nhiều. Người dân cũng nhận thức được rằng để vợ con họ sinh đẻ tại các cơ sở y tế thì sẽ bảo đảm và an toàn hơn.
Trong vấn đề này tôi tập trung tìm hiểu và phân tích các thông tin có liên quan đến điều kiện sinh đẻ của phụ nữ như nơi đẻ, người đỡ đẻ, chế độ nghỉ ngơi trước và sau khi sinh đẻ, tình trạng giao thông đi lại của thai phụ, những chi tiết này có liên quan tới việc sinh đẻ của phụ nữ.
*Nơi đẻ và người đỡ đẻ:
Nơi đẻ và người đỡ đẻ có liên quan tới nhau vì thông thường đã đẻ tại các cơ sở y tế thì sản phụ sẽ được các nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ, cũng có trường hợp đẻ ở nhà thì người nhà gọi nhân viên y tế tới nhà. Hiện nay, do điều kiện kinh tế- xã hội đã tác động tới nhận thức của phụ nữ nên 100% phụ nữ Bạch Long vĩ sinh đẻ tại các cơ sở y tế, có nhân viên y tế đỡ đẻ.
Trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ “ người đỡ đẻ” là một chỉ báo quan trọng nói nên sự đáp ứng của dịch vụ y tế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Với tỷ lệ các bà mẹ sinh đẻ như trên nhưng chúng ta chưa thể khẳng định được Trung tâm y tế Huyện đã đáp ứng được dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Trong 03 năm, chỉ có 02 trường hợp sản phụ sinh đẻ tại Trung tâm y tế, còn lại chị em phải vượt biển trong lúc bụng mang dạ chửa về các bệnh viện trong đất liền để sinh con.
Phỏng vấn sâu Giám đốc Trung tâm y tế huyện, cho biết:
“ Cũng có chị hoàn cảnh kinh tế khó khăn muốn sinh con tại đây nhưng việc sinh đẻ tại đảo chúng tôi phải giải thích cho chị em biết tai biến sản khoa rất dễ xảy ra khi sinh con ở đảo, vì khi xảy ra tai biến phương tiện cấp cứu thiếu thốn, thuốc men chưa đầy đủ, trường hợp băng huyết không có máu để truyền cấp cứu; vì vậy, Chị em phụ nữ khi sinh con phải về đất liền để đảm bảo cho mẹ và con”.
Nói chung, với chỉ báo tích cực như trên, nó chứng minh kết quả của công tác vận động, truyền thông về các tai biến sản khoa trong quá trình sinh đẻ cho các bà mẹ của Trung tâm y tế huyện đang đi đúng hướng và người phụ nữ cũng không thờ ơ với việc sinh đẻ.
“ Không thể chủ quan được chị ạ, việc sinh đẻ chỉ đơn giản với những người dễ đẻ thôi, không có ai biết trước được là mình dễ đẻ hay khó đẻ, quan trọng là mình phải lo cho tính mạng của mình là chính, trường hợp bất đắc dĩ sảy ra sinh đẻ ở đảo phải cấp cứu thì nguy hiểm lắm, tốt nhất là về các bệnh viện trong đất liền sinh đẻ cho yên tâm chị ạ”. (Nữ, 30 tuổi, Khu dân cư số 3, Nội trợ).
Biết và có kiến thức là một chuyện nhưng chấp nhận và thực hiện nó lại là một chuyện khác. Bởi vì, vấn đề thực hiện lựa chọn nơi sinh đẻ ở đâu không đơn giản chút nào, không đơn thuần chỉ một mình người phụ nữ quyết định, mà còn phụ thuộc vào người chồng, đặc biệt là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện giao thông đi lại của sản phụ và nơi nghỉ ngơi chờ ngày sinh đẻ của sản phụ.
Vì vậy, tuy những chỉ báo về tỷ lệ nhận thức và chọn các cơ sở y tế là nơi sinh đẻ là khá tốt, trước mắt tình trạng chuyển sản phụ về đất liền sinh đẻ là có thể chấp nhận được nhưng về lâu dài thì không thể để tình trạng này kéo dài, nó tác động rất nhiều đến tâm lý của người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, nếu mỗi lần sinh đẻ lại về đất liền thì ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất kinh doanh và điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình.
“ Năm vừa rồi em sinh cháu thứ ba, nhà neo người không có người phục vụ và trông nhà, hai cháu lớn về trường nội trú Đồ sơn học, nhà có hai vợ chồng đành phải khóa cửa nhà thuê người trông coi, về đất liền sinh cháu mới được một tuần, tranh thủ có tàu ra đảo lại phải đi ngay vất vả lắm chị ạ,…, em phải về đất liền trước sinh một tháng, thuê nhà ở Thành phố Hải Phòng ở để khi sinh xong dễ bám tàu ra đảo”. (Nữ, 34 tuổi, Kinh doanh dịch vụ, Khu vực âu cảng).
*Nghỉ ngơi trước khi sinh đẻ:
Sinh con là việc hệ trọng nhất trong đời người, chính vì vậy hiện nay trong các gia đình nhiều người chồng đã có trách nhiệm trong việc chăm sóc quan tâm đến vợ khi mang thai và sinh đẻ. Tuy nhiên điều này chỉ thường có trong những gia đình trí thức hoặc trong những gia đình người chồng là người biết cảm thông yêu thương vợ thực sự. Vấn đề này, ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo như Bạch Long vĩ vẫn còn là trông chờ vào sự biết điều và tử tế của người chồng chứ không phải là trách nhiệm của người đàn ông. Mặt khác, cũng do điều kiện sinh sống và thói quen, một số chị em đã không nghỉ ngơi trước khi đẻ, trừ khi sức khỏe của họ quá yếu không cho phép họ tiếp tục công việc công việc được nữa, 2/3 số phụ nữ ở khu vực âu cảng được phỏng vấn nói rằng họ không được nghỉ ngơi ngày nào trước đẻ. Từ khi mang thai đến lúc đẻ, những phụ nữ này phải làm việc trong môi trường rất khắc nghiệt, cuộc sống của những người làm nghề ngư khiến cho họ vất vả, phải lao động nặng nhọc cho dù họ đang mang thai, đặc biệt là nhóm phụ nữ ở khu vực Âu cảng. Nhiều lúc tôi đã chứng kiến có những phụ nữ bụng chửa vượt mặt, trong điều kiện sóng gió cấp 5, cấp 6 mà vẫn chèo thuyền và gánh một gánh cá nặng lên đảo bán, hoặc là trời mùa hè nắng chói chang nhiều phụ nữ có chửa vẫn cả ngày với thuyền hàng trên biển không có mái che. Chị em thấy cuộc sống vất vả là như vậy nhưng không làm thì lúc nghỉ đẻ không có cái mà ăn. Trong đó, có 1/3 số phụ nữ ở khu vực Âu cảng được phỏng vấn nói họ nghỉ trước sinh từ 1 đến 2 tháng do sức khỏe cơ thể yếu, khi bụng to không chịu được sóng gió phải về nghỉ ngơi chờ sinh con ở nhà người thân trong đất liền hoặc thuê nhà ở trong đất liền chờ khi con cứng cáp lại trở lại đảo làm nghề. Số phụ nữ sống trên đảo có nhà cửa ổn định hơn và đời sống của họ có phần văn minh hơn và tập quán sinh hoạt của họ cũng khá hơn đã tác động đến nhận thức trong vấn đề nghỉ ngơi trước sinh nhưng con số thống kê cho thấy con số phụ nữ nghỉ ngơi trước đẻ cũng chiếm thiểu số so với đa số (Số phụ nữ nghỉ trước đẻ 02 tháng về đất liền chờ sinh con chủ yếu là nhóm phụ nữ công nhân viên chức, số phụ nữ nghỉ trước đẻ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH20 (7).doc