Công tác qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai.
Việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là những biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng. Quĩ đất nông nghiệp đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả.
Từ năm 2005 cho đến nay việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đều được thực hiện. Kết quả đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và giải quyết được các vấn đề cấp bách của huyện về đất đai, tuy nhiên còn nhiều bất cập, chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt mà chưa tính đến hiệu quả lâu dài.
Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng nhanh chóng, huyện đã có chủ trương cho phòng Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch và qui hoạch chi tiết để trình UBND huyện xem xét và phê duyệt.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhà trái phép, chuyển nhượng trái phép, diễn ra thường xuyên, những thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, công tác quản lý và sử dụng đất đai còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Thiên tai, hạn hán và lũ lụt thường xuyên, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng; dịch bệnh lở mồm long móng gia súc và bệnh “Heo tai xanh” diễn biến phức tạp; giá cả nhiều loại nguyên liệu, vật liệu sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao, đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như kết quả điều hành trên các lĩnh vực khác. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên việc tưới tiêu chưa chủ động. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phá hoại nông nghiệp. Qũy đất đai của huyện so với toàn tỉnh còn thấp, dân số trên địa bàn huyện đông nên việc quản lý và sử dụng đất đai còn bất cập.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CỦA HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN
3.1.1. Tình hình thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện
3.1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
* Văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất:
1. Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01-10-2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01-11-2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai
4. Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch và triển khai thi hành Luật Đất đai 2003
* Văn bản pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, qui hoạch-kế hoạch sử dụng đất:
1. Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30-11-2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành qui định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Văn bản pháp luật Tài chính về đất, thuế sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất
1. Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
3. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
* Văn bản pháp luật về chuyển đổi, chuyển nhượng, giao đất, cho thuê đất, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:
- Thông tư số 2074/TT-TCĐC ngày 14-12-2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ giao đất, thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
* Văn bản pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai:
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
* Văn bản kiểm kê:
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai.
*Việc tổ chức thực hiện các văn bản :
Để thực hiện được tốt các văn bản của cấp trên áp dụng cho địa phương mình, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều chủ trương và các văn bản qui định về trách nhiệm, đôn đốc hướng dẫn UBND xã, thị trấn trong việc quản lý và sử dụng đất đai cho hợp lý và đúng pháp luật, cụ thể như sau:
- Nghị quyết 02/NQ-HU ngày 11 tháng 2 năm 2005 của Huyện uỷ Tuy Phước giải quyết các về vấn đề liên quan đến đất đai.
- Quyết định số 121/QĐ-UB ngày 06 tháng 01 năm 2005 của UBND huyện Tuy Phước về việc tăng cường các công tác trong việc quản lý đất đai.
- Công văn 273/CV-UB của UBND huyện Tuy Phước về xử lý lấn chiếm đất đai và xây dựng nhà của trái phép.
- Công văn số 64/CV-CCT ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chi cục thuế huyện Tuy Phước về việc thu tiền sử dụng đất theo kết luận của thanh tra huyện Tuy Phước.
- Kết luận số 18/KL-UB ngày 20 tháng 4 năm 2005 của UBND huyện Tuy Phước tại cuộc họp bàn biện pháp xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng đến ngày 15 tháng 4 năm 2005 của huyện Tuy Phước.
- Quyết định số: 127/QĐ-UBND, ngày 17/5/2006 về việc ban hành đề án cấp giấy chứng nhận QSD đất ở và thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác thực hiện đề án.
- Công văn số 193/UB-TNMT ngày 28 tháng 4 năm 2006 của UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước về việc hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng đất ở và giao đất ở đối với diện tích đã được tỉnh giao để qui hoạch khu dân cư.
- Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 26/7/2006 của Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai.
- Công văn số 244/ UB-CT ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban huyện Tuy Phước về việc đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Tuy UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản của cấp trên nhưng mức độ thực hiện còn thấp, chậm. Huyện đang từng bước khắc phục các yếu kém này.
3.1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng quản lý nhà nước đối với đất đai. Trên cơ sở nội dung Chỉ thị 364/TTg và Nghị định số 119/CP của Chính phủ về quản lý địa giới hành chính. Tại điều 16 của Luật Đất đai năm 2003 đã luật hóa trách nhiệm của Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phước đã có hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện, cho đến nay trên địa bàn của huyện đã hoàn thành bản đồ địa chính, thực hiện cắm mốc giới một cách rõ ràng, địa giới hành chính của các đơn vị xã được xác định rõ nên không có tranh chấp xảy ra.
3.1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Về khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất: là công việc đầu tiên căn bản trước nhất cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm quản lý chặt chẽ từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính cả nước đã được thực hiện từ những năm 1980 theo Chỉ thị 299/TTg ngày 20 tháng 10 năm 1980 của Thủ Tướng Chính Phủ. Với Chỉ thị này huyện Tuy Phước chỉ đo đạc được ở hai xã là Phước An và Phước Thành. Đến năm 1994 thì theo yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý và sử dụng đất thì huyện đã đo đạc địa chính chính qui lại toàn bộ các xã, thị trấn trong cả huyện với sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương. Năm 2005 thì xã Phước An được đo đạc mới lại để đáp ứng được nhu cầu đặt ra (xã này đang được tỉnh qui hoạch các cụm công nghiệp Phước An).
Việc điều tra khảo sát chất lượng đất và phân hạng đất đai làm căn cứ khoa học để thực hiện việc qui hoạch phân bố đất đai một cách hợp lý. Đây là việc làm rất khó đòi hỏi phải có các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm. Kết quả phân hạng của Huyện chủ yếu là do Chi cục thuế và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện phân thành 6 hạng đất, với tổng diện tích đất được phân hạng là 11.156,62 ha, nhiều nhất là đất hạng 2 với diện tích 4.264,53 ha và ít nhất là đất hạng 1 với diện tích 780,16 ha. Theo số liệu phân hạng đất thì có đến 11.101,59 ha đất trồng cây hàng năm, nhưng chỉ có 55,02 ha đất trồng cây lâu năm, với cơ cấu này thì việc sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung công tác phân hạng đất ở huyện Tuy Phước đã triển khai đúng theo qui định của Nhà nước, kết quả phân hạng đất nhằm cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất được các xã, thị trấn đồng tình và đưa vào chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tạo ra căn cứ để tính thuế nông nghiệp, đền bù về đất khi thu hồi, đầu tư vào sản xuất. Cùng với việc phân hạng đất, công tác đánh giá đất ở huyện Tuy Phước cũng được quan tâm chỉ đạo kịp thời cho các cơ quan chức năng của huyện khảo sát, điều tra giá đất thực tế để tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện đề nghị cấp thẩm quyền quyết định giá đất phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo cơ sở để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Bảng 4: Phân hạng đất tính đến năm 2007
Đơn vị tính: ha
Hạng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng cộng
11156,62
100
Hạng 1
780,16
7%
Hạng 2
4264,53
38,2%
Hạng 3
2503,95
22,4%
Hạng 4
1319,42
11,8%
Hạng 5
1501,59
13,4%
Hạng 6
786,96
7,2%
(Nguồn: Từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước)
* Về lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: theo Chỉ thị 364/CP, đo đạc địa chính chính qui và đo đạc mới đã được hoàn thành.
Giai đoạn 2001 – 2005 theo yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các bản đồ có tính chính xác cao và chất lượng tốt, trên cả huyện bắt đầu vẽ lại các loại bản đồ bằng ảnh viễn thám. Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2005 đã hoàn thành công tác giải đoán ảnh ở thực địa và chuẩn bị các bước để tiến hành đo vẽ nội nghiệp.
Hầu hết, trên toàn huyện các bản đồ đều được thành lập ở tỷ lệ 1/2000, đã có hai xã được số hóa bản đồ đó là xã Phước Mỹ và xã Phước Thắng.
Năm 2005, huyện đã thành lập được 306 tờ bản đồ giải thửa tỷ lệ 1: 2000, 14 tờ bản đồ địa hình, 14 bản đồ hiện trạng cho 14 xã, thị trấn.
Bảng 5: Kết quả đo đạc, thành lập bản đồ địa chính huyện
Tên xã, thị trấn
Diện tích đo đạc theo đơn vị hành chính (ha)
Tổng số tờ bản đồ
(tờ)
Tỷ lệ
Năm thành lập mới
Năm 2005
Xã Phước Sơn
2.584
29
1:2000
1994
Xã Phước Lộc
1.165
21
1:2000
1994
Xã Phước Hoà
1.999
30
1:2000
1994
Xã Phước Thuận
2.163
39
1:2000
1994
Xã Phước Nghĩa
680
15
1:2000
1994
Xã Phước An
3.351
48
1:2000
1994
Xã Phước Hưng
1.015
11
1:2000
1994
Xã Phước Hiệp
1.572
13
1:2000
1994
Xã Phước Thành
3.505
25
1:2000
1994
Xã Phước Quang
1.081
21
1:2000
1994
Thị trấn Diêu Trì
547
12
1:2000
1994
Thị trấn Tuy Phước
636
6
1:2000
1994
Xã Phước Mỹ
6.810
22
1:2000
2001
Xã Phước Thắng
1.379
14
1:2000
2001
Tổng
28.487
306
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tuy Phước, năm 2005)
3.1.1.4. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Công tác qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai.
Việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là những biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng. Quĩ đất nông nghiệp đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả.
Từ năm 2005 cho đến nay việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đều được thực hiện. Kết quả đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và giải quyết được các vấn đề cấp bách của huyện về đất đai, tuy nhiên còn nhiều bất cập, chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt mà chưa tính đến hiệu quả lâu dài.
Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng nhanh chóng, huyện đã có chủ trương cho phòng Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch và qui hoạch chi tiết để trình UBND huyện xem xét và phê duyệt.
Năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp được phê duyệt 96,68 ha nhưng chỉ thực hiện được 68,14 ha đạt 70,5%. Trong đó:
- Kế hoạch sử dụng đất khu dân cư là 35,33 ha/ 50,05 ha, đạt 70,58%.
- Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng là 32,16 ha/ 45,98 ha, đạt 69%.
- Kế hoạch sử dụng đất nghĩa địa là 0,65 ha/ 0,65 ha, đạt 100%.
- Kế hoạch sử dụng đất khai hoang để đưa vào nuôi trồng thủy sản là 2 ha/ 8,27 ha, đạt 24%.
Năm 2006 và năm 2007 diện tích đất phi nông nghiệp được phê duyệt 195,11 ha nhưng chỉ thực hiện được 100,457 ha đạt 51,3%. Diện tích còn lại đang tiến hành thực hiện tiếp theo.
Nhìn chung các kế hoạch sử dụng đất đều không thực hiện hết được, còn rất nhiều nguyên nhân và vướng mắc. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng các kế hoạch sử dụng đất không thực hiện được, đó là:
- Công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện chưa sát với thực tế, được triển khai nhưng tiến hành chậm.
- Nguồn ngân sách chi phí cho xây dựng các công trình công cộng còn nhiều hạn hẹp.
- Hiểu biết của người dân về Luật Đất đai còn hạn chế dẫn đến việc tranh chấp đất đai diễn ra thường xuyên.
* Kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2008 đến 2010 của huyện Tuy Phước
Kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2008 đến 2010 của huyện Tuy Phước được lập trên cơ sở các nhu cầu thực tế và hiện trạng quỹ đất của địa phương. Trên cơ sở hiện trạng thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2007, huyện Tuy Phước đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2008 đến 2010.
Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 đến 2010 của huyện cần sử dụng một diện tích khá lớn đất trồng lúa. Huyện đã có kế hoạch khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản.
Việc phát triển xây dựng các công trình Cụm công nghiệp Phước An, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và các công trình cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời sẽ tạo được việc làm cho nhân dân trong huyện. Với kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2008 - 2010 các điểm khu dân cư được phân bổ đều, đảm bảo cho nhu cầu đất ở cho nhân dân trong toàn huyện.
3.1.1.5. Tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, Nghị định 79/CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 17/CP trong việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại. Hiện nay trên địa bàn huyện công tác giao đất và cho thuê đất, thu hồi đất đang được tiến hành, tuy nhiên tiến độ còn rất chậm so với mặt bằng chung của tỉnh do nhiều lý do đặc thù riêng của huyện Tuy Phước.
- Công tác giao đất: công tác giao đất là khâu quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai. Nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều hành các mối quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới. Qua bảng 6 cho ta thấy, từ năm 2005 - 2007 huyện Tuy Phước đã giao đất cho 2725 hộ gia đình, cá nhân và 9 tổ chức với tổng diện tích 379,71 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 1,28 ha, đất lâm nghiệp 211,9 ha, đất phi nông nghiệp 166,53 ha.
Bảng 6: Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng qua 3 năm (2005-2007)
Năm
Mục đích sử dụng
Đối tượng sử dụng
Đất
NN
Đất
LN
Đất
ở
Đất
CD
Tổng
cộng
Diện
tích
Số
hộ
Diện
tích
Số cơ quan
2005
0,52
50,3
48,5
14,03
113,35
106,12
1037
7,23
4
2006
0,46
63,2
41,4
12,2
117,26
114,05
956
3,21
2
2007
0,3
98,4
36,6
13,8
149,1
143,73
732
5,37
3
Cộng
1,28
211,9
126,5
40,03
379,71
363,9
2725
15,81
9
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tuy Phước, năm 2007)
- Công tác cho thuê đất: Từ năm 2005-2007 huyện Tuy Phước thực hiện cho thuê đất gồm 20 hộ gia đình, 10 tổ chức với diện tích 30,8 ha . Kết quả thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện qua 3 năm (2005-2007)
Năm
Tổ chức thuê đất
Hộ gia đình thuê đất
Tổng DT (ha)
Số tổ chức
Diện tích (ha)
Số hộ gia đình
Diện tích (ha)
2005
1
1,1810
10
5,5750
6,7560
2006
2
0,5753
2
3,00
3,5753
2007
7
15,9360
8
4,5995
20,5355
Cộng
10
17,6923
20
13,1745
30,8668
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước)
- Công tác thu hồi đất: Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển mạnh, đã đáp ứng kịp thời với yêu cầu, huyện đã tiến hành thu hồi diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả để thực hiện các dự án xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Qua bảng 8 cho ta thấy: Từ năm 2005-2007 huyện Tuy Phước tiến hành thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức được tổng cộng 50,9877ha (trong đó đất nông nghiệp 50,2887 ha, 0,699 ha đất phi nông nghiệp). Công tác thu hồi đất thường diễn ra rất chậm, lại gặp nhiều khó khăn gây rất nhiều trở ngại; việc giải quyết và đền bù sau thu hồi còn chưa thoả đáng cho nên làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Bảng 8: Diện tích đất thu hồi qua 3 năm (2005-2007)
TT
Tên công trình, dự án
Năm
Diện tích thu hồi (ha)
Cộng
Đất Nông nghiệp
Đất phi Nông nghiệp
1
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp-TTCN Phước An
2005
25,7615
0,56
26,3215
2
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ TT- Diêu Trì
2005
8,9533
0,052
9,0053
3
Dự án hệ thống giao thông khu quy hoạch cụm kinh tế kỹ thuật Phụng Sơn
2006
2,0139
0,087
2,1009
4
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư TT- Diêu Trì
2007
9,25
0
9,25
5
Dự án di giãn dân vùng ngập lũ Quảng Vân, Phước Thuận
2007
4,31
0
4,31
Tổng cộng
50,2887
0,699
50,9877
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước)
Nhìn chung, huyện đã làm tốt công tác giao đất và cho thuê đất, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Các thủ tục được tiến hành nhanh chóng không gây ách tắc cho các chủ sử dụng đất. Đối với đất tổ chức để nâng cao hiệu quả sử dụng, công tác giao đất, cho thuê đất nên ưu tiên cho các dự án có tính khả thi cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, không gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.
3.1.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất.
- Đăng ký đất đai: Đăng ký đất là một trong 13 nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003. Đăng ký đất có quan hệ hữu quan với các nhiệm vụ khác trong suốt quá trình hoạt động quản lý đất đai. Cho đến nay huyện Tuy Phước đã cho 38.853 hộ gia đình đăng ký sử dụng đất với diện tích được đăng ký là 11.406,32 ha và 201 tổ chức đăng ký sử dụng đất với diện tích là 5.832,17 ha.
- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: Thực hiện tốt công tác hồ sơ địa chính nhằm đảm bảo cho việc quản lý đất đai đến từng chủ sử dụng, đến từng thửa đất được, cập nhật kịp thời nhanh chóng những thay đổi về diện tích, chủ sử dụng đất, ranh giới…
Trên toàn địa bàn huyện Tuy Phước hiện nay đã thành lập được 136 sổ các loại và 284 tờ bản đồ địa chính cho 13 xã, thị trấn. Trong đó có 97 sổ Mục kê, 13 sổ Địa chính, 13 sổ theo dõi biến động đất đai, 13 sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả được thể hiện qua bảng 9.
Bảng 9: Tình hình hồ sơ địa chính của các đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính
Sổ địa chính
Sổ mục kê
Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ cấp giấy CNQSD đất
Bản đồ (tờ)
Xã Phước Sơn
1
10
1
1
29
Xã Phước Lộc
1
11
1
1
21
Xã Phước Hoà
1
09
1
1
30
Xã Phước Thuận
1
08
1
1
39
Xã Phước Nghĩa
1
03
1
1
15
Xã Phước An
1
08
1
1
48
Xã Phước Thắng
1
09
1
1
14
Xã Phước Hưng
1
07
1
1
11
Xã Phước Hiệp
1
08
1
1
13
Xã Phước Thành
1
03
1
1
25
Xã Phước Quang
1
11
1
1
21
Thị trấn Diêu Trì
1
04
1
1
12
Thị trấn Tuy Phước
1
06
1
1
6
Tổng
13
97
13
13
284
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tuy Phước, năm 2006)
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Quyết định 389/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên toàn địa bàn huyện đã triển khai từ nhiều năm nay nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện cấp giấy chậm là do các hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đăng ký đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn tranh chấp về ranh giới sử dụng, khiếu nại về quyền được sử dụng đất hay nguồn gốc đất không rõ ràng, đất được cấp không đúng qui định pháp luật đất đai… Trên toàn huyện có 38.442 hộ sử dụng đất nông nghiệp với tổng diện tích là 12458,5ha và 6.370 cá nhân sử dụng đất ở với diện tích đang sử dụng là 759,75 ha.
Tính đến 30/12/2007, trên toàn huyện phòng Tài nguyên Môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 40.034 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là: 12.686,50 ha. Kết quả được thể hiện qua bảng 10:
Bảng 10: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện (tính đến ngày 30/12/2007)
Chỉ tiêu
Số hộ sử dụng
(1)
Số hộ cấp giấy
CNQSD đất (2)
Tỷ lệ %
(2/1)
Tổng
số hộ
D.tích(ha)
Tổng
số hộ
D.tích (ha)
Hộ
D.tích
1.Đất nông nghiệp
38.442
12458,5
38.442
12.458,5
100
100
2. Đất ở
6.370
759,75
1.592
228
25
30
Tổng cộng
44.812
13.218,25
40.034
12.686,50
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, năm 2007)
Quyết tâm thực hiện tốt Nghị định 64/CP của Chính phủ, Quyết định 4034/QĐ-UB và Quyết định 624/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tính cho đến nay trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành.
Nhìn chung trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Tuy nhiên huyện cũng chỉ mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp còn đất ở và đất chuyên dùng số lượng giấy chứng nhận được cấp còn rất hạn chế.
Nguyên nhân còn tồn đọng của công tác này là do cán bộ địa chính xã, thị trấn đảm nhiệm nhiều chức năng công việc nên không tập trung được cho công tác cấp giấy chứng nhận. Đối với các xã có nhiều đồi, núi như: Phước An, Phước Thành khi đo vẽ bản đồ một số thửa không tách được, ranh giới xác định không rõ ràng nên khi kiểm tra, thẩm định phải kiểm tra thực địa, đo đạc lập biên bản xác định ranh giới… để tránh những tranh chấp về sau nên làm mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Do tranh chấp, khiếu nại về quyền lợi của nhân dân gây khó khăn cho việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Một số nhận xét chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Về thuận lợi: Được sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện. Cùng với sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình của các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức tạp do chưa có qui hoạch chi tiết hay do ảnh hưởng của công tác qui hoạch (diễn ra phổ biến ở những xã, thị trấn phát triển đang trong giai đoạn qui hoạch như thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước, xã Phước Lộc, xã Phước An, xã Phước Sơn…). Quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến đất đai có giá trị người dân mua bán, trao đổi bằng giấy viết tay, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất gây khó khăn trong công tác kiểm tra, thẩm định. Công tác giải toả đền bù các dự án chưa đủ kinh phí để thực hiện, các diện tích do UBND xã, thị trấn đấu giá, cấp đất sai thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất trái quy định nên không thể cho đăng ký được. Ranh giới hành chính một số xã như: xã Phước An, xã Phước Thành chưa thống nhất rõ ràng gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng. Bên cạnh đó, công tác cập nhật các biến động còn chậm, đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý đất đai, đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.1.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo. Kết quả thống kê, kiểm kê cung cấp những số cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của địa phương, từ đó có cơ sở cho việc đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai. Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học…và các nhu cầu khác của cộng đồng.
Trong những năm qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn kiểm tra - thống kê đất đai hoàn thành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt đợt kiểm kê đất đai 2005-2007 Phòng đã thực hiện khá tốt, do vậy đến nay tất cả số liệu về đất đai cơ bản đầy đủ, có hệ thống và tương đối chính xác.
3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động; đất là sản phẩm của tự nhiên. Đầu tiên, đất không phải là hàng hoá, song trong quá trình phát triển của xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu đất đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007.doc