Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 2

1.1. Trái phiếu 2

1.1.1. Khái niệm 2

1.1.2 Phân loại trái phiếu 3

1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức thể hiện 3

1.1.2.2. Theo chủ thể phát hành 3

1.1.3. Đặc điểm của trái phiếu 5

1.1.3.1. Tính rủi ro của trái phiếu 5

1.1.3.2. Khả năng sinh lời của trái phiếu 6

1.1.3.3. Tính thanh khoản của trái phiếu 6

1.1.4. Các yếu tố cơ bản của trái phiếu 7

1.1.4.1. Mệnh giá của trái phiếu 7

1.1.4.2. Lãi suất danh nghĩa 7

1.1.4.3. Thời hạn của trái phiếu 8

1.1.4.4. Kỳ trả lãi 8

1.1.4.5. Giá phát hành 8

1.2. Trái phiếu Chính phủ 8

1.2.1. Khái niệm 8

1.2.2. Các đặc điểm của trái phiếu Chính phủ 9

1.2.3. Mục đích của việc phát hành trái phiếu 9

1.2.4. Phân loại trái phiếu Chính phủ 10

1.2.4.1. Tín phiếu kho bạc 10

1.2.4.2.Trái phiếu kho bạc 11

1.2.4.3.Trái phiếu công trình trung ương 11

1.2.4.4.Trái phiếu đầu tư 12

1.2.4.5.Trái phiếu ngoại tệ 12

1.2.4.6. Công trái xây dựng Tổ quốc 13

1.2.5 Trách nhiệm của các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 13

1.2.6. Vai trò và chức năng của trái phiếu Chính phủ trong việc huy động vốn đầu tư phát triển 16

1.3. Sự phát triển của hình thức trái phiếu Chính phủ 17

1.3.1 Giai đoạn kháng chiến 17

1.3.2. Thời kì xây dựng đất nước 18

1.3.3. Khi thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước 18

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ 19

1.4.1. Chỉ tiêu kết quả 20

1.4.2. Chỉ tiêu hiệu quả 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003-2010 22

2.1. Tình hình huy động vốn trái phiếu Chính phủ 22

2.1.1. Tình hình huy động vốn 22

2.1.1.1. Tín phiếu kho bạc 22

2.1.1.2. Trái phiếu kho bạc 23

2.1.1.3. Trái phiếu công trình trung ương 24

2.1.1.4. Trái phiếu đầu tư 24

2.1.1.5. Trái phiếu ngoại tệ 24

2.1.1.6. Công trái xây dựng tổ quốc 26

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ 27

2.1.2.1. Nhân tố khách quan 27

2.1.2.2. Nhân tố chủ quan 28

2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 28

2.2.1. Nguyên tắc phân bổ, sử dụng nguồn vốn 28

2.2.1.1. Phân bổ, sử dụng nguồn vốn 28

2.2.1.2. Điều chỉnh mức vốn thanh toán 29

2.2.1.3. Chuyển vốn, hạch toán, quyết toán 30

2.2.1.4. Báo cáo, quản lý, kiểm tra 31

2.2.2. Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ 33

2.2.2.1. Tình hình chung 33

2.2.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn TPCP cho các ngành giao thông, thuỷ lợi 37

2.2.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn TPCP cho các ngành y tế, giáo dục 48

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại 52

2.3.2.1. Hạn chế 52

2.3.2.2. Nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 59

3.1. Định hướng phát triển 59

3.1.1. Với ngành giao thông 59

3.1.2. Với ngành thuỷ lợi 60

3.1.3. Với ngành y tế 62

3.1.4. Với ngành giáo dục 63

3.2. Một số giải pháp sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hiệu quả 64

3.2.1. Tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật, hướng dẫn, nghị định 65

3.2.2. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền 65

3.2.3. Tăng cường các biện pháp để đảm bảo chất lượng công trình 67

3.2.4. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng 68

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu và cơ chế đấu thầu 69

3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lục có phẩm chất tốt. 70

KẾT LUẬN 72

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quyết định, không thanh toán cho phần vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đã bố trí cho dự án. Các dự án đã được ứng trước vốn ngân sách nhà nước được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn ứng. Số vốn hoàn ứng được bố trí trong nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ hàng năm và được thu hồi bằng cách trừ vào mức thanh toán vốn đầu tư của dự án. Đối với các dự án do địa phương quản lý đã được Bộ Tài chính ứng vốn trong các năm trước, Ủy ban nhân dân các tỉnh bố trí vào nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ năm 2006, 2007 để hoàn ứng. Bộ Tài chính chuyển vốn cho địa phương, đồng thời thu hồi số vốn đã ứng trước. Các dự án đang đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước nay được chuyển sang đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thì được tiếp tục giải ngân vốn tín dụng theo kế hoạch và hợp đồng tín dụng đã ký và chấm dứt giải ngân đến hết ngày 31/10/2003. Sau thời điểm đó, dự án được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư tiếp và trả nợ vốn tín dụng đã vay. Riêng các dự án đường ngang của tuyến N1 thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý, vốn trái phiếu Chính phủ bố trí để đầu tư tiếp nhằm hoàn thành dứt điểm. 2.2.1.3. Chuyển vốn, hạch toán, quyết toán Căn cứ vào khả năng nguồn vốn, Bộ Tài chính chuyển vốn nguồn trái phiếu Chính phủ để thanh toán cho các dự án. Đối với dự án do các Bộ quản lý, căn cứ thông báo danh mục và vốn đầu tư của Bộ Tài chính và nhu cầu vốn thanh toán của các dự án, Kho bạc nhà nước lập kế hoạch thanh toán vốn hàng quý gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nước chuyển vốn về Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để thanh toán cho các dự án. Đối với dự án do các tỉnh quản lý, căn cứ thông báo danh mục và vốn đầu tư của Bộ Tài chính và nhu cầu vốn thanh toán của các dự án do Kho bạc nhà nước tỉnh đề nghị, Sở Tài chính lập kế hoạch thanh toán vốn hàng quý gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính chuyển vốn về Sở Tài chính, Sở Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước tỉnh. Sở Tài chính mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước tỉnh để tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính chuyển về. Đến hết thời hạn thanh toán hàng năm theo quy định, số vốn do cơ quan Tài chính đã chuyển nếu còn dư, các cơ quan thanh toán chuyển sang năm sau để thanh toán tiếp. Các chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo chế độ hiện hành về vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước nhưng quyết toán riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh được giao quản lý, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tổng hợp quyết toán từ các chủ đầu tư, quyết toán riêng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ với Bộ Tài chính (không tổng hợp vào nguồn vốn ngân sách nhà nước). Kho bạc nhà nước tổ chức hạch toán và theo dõi riêng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, quyết toán hàng năm với cơ quan Tài chính theo quy định. Đối với dự án do địa phương quản lý, Kho bạc nhà nước các tỉnh quyết toán với Sở Tài chính, Sở Tài chính quyết toán với Bộ Tài chính riêng nguồn vốn này (không quyết toán vào ngân sách địa phương). Ngân hàng Phát triển quyết toán với Bộ Tài chính về nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã thanh toán cho các dự án được giao kiểm soát, thanh toán. Việc quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư hoàn thành được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quyết toán vốn đầu tư đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 2.2.1.4. Báo cáo, quản lý, kiểm tra - Mở hồ sơ theo dõi Chủ đầu tư, các Bộ, tỉnh quản lý dự án lập và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ của dự án phục vụ cho việc theo dõi tình hình thực hiện, báo cáo, kiểm tra và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Hồ sơ được lập riêng cho từng dự án thành phần, tổng hợp theo từng cụm hoặc nhóm dự án hoặc theo dự án tổng thể (theo danh mục tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Nội dung hồ sơ bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến dự án từ khi bắt đầu thực hiện và được bổ sung thường xuyên, đầy đủ theo tiến độ thực hiện dự án và khi phát sinh điều chỉnh, bổ sung. Các Bộ, tỉnh quản lý dự án gửi một bộ hồ sơ cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gồm: + Các văn bản pháp lý liên quan đến chủ trương đầu tư: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán (dự toán); các văn bản khác liên quan đến chủ trương đầu tư (bao gồm cả văn bản bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh). + Các văn bản liên quan đến thực hiện dự án: Quyết định trúng thầu, chỉ định thầu; hợp đồng và thanh lý hợp đồng tín dụng (đối với dự án tín dụng); văn bản đối chiếu, xác nhận về vốn tín dụng. - Chế độ báo cáo định kì Hàng quý, sáu tháng và cả năm, các chủ đầu tư dự án Trung ương báo cáo các Bộ quản lý; chủ đầu tư dự án địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ. Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm, Kho bạc nhà nước báo cáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán các dự án thuộc vốn trái phiếu Chính phủ (chi tiết đến ngành, lĩnh vực và dự án) của các Bộ, ngành và các tỉnh; Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính tình hình thanh toán các dự án được phân cấp quản lý thanh toán; Kho bạc nhà nước tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính tình hình thanh toán các dự án do địa phương quản lý . Hàng quý, năm hoặc đột xuất, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. - Chế độ kiểm tra Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các dự án về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, tình hình thanh toán, sử dụng vốn và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, các chủ đầu tư được giao quản lý, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra việc thực hiện tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình, tình hình sử dụng vốn, không được dùng nguồn vốn này để chi cho các nhiệm vụ, dự án ngoài danh mục dự án đã được quyết định, không để tình trạng vượt vốn đầu tư của dự án đã được duyệt và tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực. 2.2.2. Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ 2.2.2.1. Tình hình chung Trong những năm đầu thập niên 90 để phát triển kinh tế Việt Nam cần có vốn mà vốn vay nước ngoài bị hạn chế, do vậy, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành TPCP trở nên quan trọng và cấp thiết. Huy động vốn trong nước không những bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn góp phần giải quyết tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1991 Chính phủ đã phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. Đến 1995 Chính phủ đã đưa ra chủ trương huy động vốn trong nước thông qua việc phát hành TPCP với quy mô lớn hơn nhằm huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hiện nay, thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Đảng ta đang vận động toàn dân tham gia mua trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi  phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một chủ trương sáng suốt và đúng đắn của Đảng nhằm huy động tiềm năng to lớn và vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2003-2010 là 110.000 tỷ đồng. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án. Toàn bộ nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và giải ngân theo tiến độ thực hiện của các dự án. Ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, sau khi trừ những khoản chi trực tiếp bằng ngoại tệ, được bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bổ sung dự trữ ngoại hối của Nhà nước, tiền đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả để mua số ngoại tệ này được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Dưới đây là biểu tổng hợp trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010. Bảng 2.1: Bảng tồng hợp trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010 Đơn vi: tỉ đồng TT Tên dự án Vốn đầu tư theo Quyết định 182 Dự kiến vốn đầu tư điều chỉnh TMĐT Sử dụng TPCP TMĐT Sử dụng TPCP TỔNG MỨC VỐN TPCP 71.640 63.064 150.668 110.000 A Các dự án theo Nghị quyết số 33/2004/QH11 19.017 16.200 1 Đường tuần tra biên giới 5.241 5.200 2 Đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô 6.177 4.000 3 Các công trình thủy lợi miền núi 7.600 7.000 Các dự án do Trung ương quản lý 2.914 2.444 Các dự án do địa phương quản lý 4.686 4.556 B Các dự án cấp bách khác 20.883 11.507 1 Các dự án giao thông 16.735 9.092 Các dự án do Trung ương quản lý 12.988 6.342 Các dự án do địa phương quản lý 3.747 2.750 2 Các dự án thủy lợi 3.877 2.330 Các dự án do Trung ương quản lý 3.460 2.160 Các dự án do địa phương quản lý 417 170 3 Các dự án di dân tái định cư 271 85 C Các dự án có trong Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg, 286/QĐ-TTg, số 252/QĐ-TTg 71.640 63.064 109.804 76.193 1 Các dự án giao thông 48.898 41.539 79.472 55.743 2 Các dự án thủy lợi 13.942 12.925 18.038 12.450 3 Các dự án di dân tái định cư 8.800 8.600 12.294 8.000 D Các dự án bổ sung theo đề nghị của các địa phương gửi các cơ quan của Quốc hội 963 494 1 Các dự án giao thông 410 184 2 Các dự án thủy lợi 553 310 E Dự phòng 5.606 Nguồn: QD171/2006/QD-TTG Trong giai đoạn từ 2003-2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã phát hành, phân bổ và sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để tập trung đầu tư có mục tiêu cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thủy lợi. Sau đó, nguồn vốn TPCP được mở rộng diện đầu tư bao gồm hệ thống bệnh viện đa khoa tuyến huyện và chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số mục tiêu khác. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chính là để góp phần giảm chênh lệch vùng, miền, chênh lệch giàu, nghèo. Về cơ bản, Chính phủ đã bám sát các Nghị quyết của Quốc hội để phân bổ và sử dụng nguồn vốn TPCP. Tuy nhiên, việc điều hành và sử dụng nguồn vốn vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong 6 năm đó, số vốn đã giải ngân của các bộ, ngành và địa phương đạt 59.812 tỷ đồng, bằng 54% tổng số vốn trái phiếu Chính phủ của cả giai đoạn 2003-2010. Bảng 2.2: Kế hoạch vốn và vốn đầu tư thực hiện từng năm Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 KH vốn 2091,88 2493 3000 11870 9009 26915,15 Vốn ĐT thực hiện 1915 2310 2344 5377 3261,2 19755,7 Nguồn: Vụ ĐT-Bộ TC Từ các số liệu như trên, ta có biểu đồ : Biểu đồ 1 :KH vốn và vốn ĐT thực hiện theo từng năm Năm 2003, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 63.064 tỷ đồng, đến 2006 tăng lên 110 nghìn tỷ đồng và đến nay số vốn này dự kiến lên tới 230.496 tỷ đồng. Chính phủ cũng tính toán, nhu cầu nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho giai đoạn 2003-2010 và một số năm sau là 385.414 tỷ đồng. Tổng số vốn TPCP được sử dụng năm 2003 theo kế hoạch là 2.091,88 tỷ đồng, giải ngân được 1915 tỷ đồng đạt 91,54%. Năm 2004, tổng số vốn theo kế hoạch là 2.493 tỷ đồng, giải ngân được 2.310 tỷ đồng trên kế hoạch, đạt 92.66%. Đến năm 2005, giải ngân được 78,13% trên 3000 tỷ đồng theo kế hoạch. Năm 2006, tỷ lệ giải ngân thấp hơn 2005, đạt 45,3% trên kế hoạch đặt ra là 11.870 tỷ đồng. Năm 2007, Chính phủ giải ngân được 3.261,2 tỷ đồng trên kế hoạch đề ra là 9009 tỷ đồng, tức là chỉ đạt 36,2% Năm 2008, giải ngân vốn TPCP đạt khoảng 19.755,7 tỉ đồng bằng 73,4% kế hoạch năm 2008, cho các dự án y tế tuyến huyện đạt 988 tỉ đồng, cho các dự án kiên cố hóa trường học và nhà công vụ cho giáo viên đạt khoảng 1.555,2 tỉ đồng. Số vốn còn lại năm 2008 là 7.733,2 tỉ đồng sẽ chuyển qua năm 2009. Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ cho năm 2009 theo kế hoạch trước đây là 36.000 tỉ đồng, trong đó sẽ tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đường tuần tra biên giới và đường Trường Sơn Đông, Các dự án thuỷ lợi, di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, vẫn cần cơ cấu lại vốn đầu tư để có thể bố trí vốn hợp lý cho các vùng khó khăn, các công trình giao thông huyết mạch, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng lúa, các vùng động lực như Khu Kinh tế Dung Quất, Khu Kinh tế cảng biển và khí, điện, đạm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu... Để thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư và có nguồn để bổ sung vốn đầu tư trong cân đối ngân sách Nhà nước, Chính phủ tổ chức phát hành trái phiếu thêm 20.000 tỷ đồng, như vậy tổng số trái phiếu năm 2009 khoảng 54.000 tỉ đồng. Vì vậy sử dụng hiệu quả vốn trái phiếu Chính phủ là một yêu cầu đặt ra rất quan trọng và cấp thiết. 2.2.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn TPCP cho các ngành giao thông, thuỷ lợi A. Giao thông - Tình hình phân bổ vốn TPCP Tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành trong cho ngành giao thông giai đoạn 2003 - 2010 khoảng 41.539 tỷ đồng. Dưới đây là danh mục các công trình giao thông sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ: Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp các công trình giao thông giai đoạn 2003-2010 Đơn vị: tỉ đồng TT CÔNG TRÌNH Thời gian KC-HT Tổng mức đầu tư Vốn ngân sách nhà nước Mức vốn trái phiếu Chính phủ Tông số 48.898 7.359 41.539 1 Dự án đường Hồ Chí Minh 00--10 17.022 5.642 11.380 2 Quốc lộ 6 02--05 5.817 1.500 4.317 3 Vành đai biên giới phía Bắc 00-10 6.493 34 6.459 4 Hành lang Côn Minh - Hải Phòng 03--06 3.118 3.118 5 Quốc lộ 2 03--07 1.521 9 1.512 6 Quốc lộ 3 03--07 1.596 1.596 7 Quốc lộ 12 Km 104 - Km 196 02--05 355 6 349 8 Quốc lộ 7 (Tây Đô Lương - Nặm Cắn) 02--05 700 5 695 9 Tuyến Tây Nghệ An (Kỳ Sơn – Quế Phong – Thông Thụ) 03--08 600 25 575 10 Đường Vũng áng – biên giới Việt Lào (bao gồm cả đoạn ngập lụt km 17 - Km 29 quốc lộ 12 tại Quảng Bình, Khe Ve - Cha Lo) 03--07 1.100 90 1.010 11 Tuyến Nam Quảng Nam (Tam Kỳ - Trà My - Tắc Pỏ - Đắc Tô) 04--08 532 532 12 Quốc lộ 14D 99-04 433 45 388 13 Quốc lộ 19 03--05 117 117 14 Quốc lộ 14C (bao gồm cả đoạn kéo dài xuống quốc lộ 22 B) 03--06 1.415 1.415 15 Quốc lộ 22B 03--05 297 3 294 16 Tuyến Nam sông Hậu 03--08 1.900 1.900 17 Quản Lộ Phụng Hiệp 03--08 1.700 1.700 18 Quốc lộ 80 Mỹ Thuận – Vàm Cống 03--05 352 352 19 Tuyến N1 01--10 1.750 1.750 20 Đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long - Cái Lân 03--06 2.080 2.080 Nguồn : QD182/2003/QD-TTG - Tình hình thực hiện và giải ngân vốn TPCP Tình hình thực hiện giải ngân vốn TPCP của ngành giao thông trong năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2 : Tỷ lệ giải ngân cho các năm của ngành giao thông Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ giải ngân(%) 98,26 87,34 73,6 37,84 30 107,5 Ta có biểu đồ biểu hiện tỷ lệ giải ngân của ngành giao thông như sau: Biểu đồ 2: Tỷ lệ giải ngân vốn TPCP từng năm của ngành giao thông Bắt đầu từ năm 2003 thì số vốn TPCP đã được đem vào sử dụng, hầu hết tất cả công trình giao thông đều có mặt của nguồn vốn này, từ những công trình chưa hoàn thành trước năm 2003 như Dự án đường Hồ Chí Minh, vành đai biên giới phía Bắc hay tuyến đường N1…tổng số vốn vốn trong kế hoạch là 1.210 tỉ đồng , giải ngân được 1.189 tỉ đồng, đạt 98,26%. Sang năm 2004, hầu hết các dự án giao thông sử dụng vốn TPCP bắt đầu được thực hiện và đi vào khởi công xây dựng như hành lang Côn Minh-Hải Phòng, quốc lộ 2, quốc lộ 3, tuyến Tây Nghệ An(Kỳ Sơn, Quế Phong, Thông Thụ), đường Vũng Áng biên giới Việt Lào(bao gồm km 17-29 quốc lộ 12 tại Quảng Bình, Khe Ve- Cha Lo), tổng số vốn trong kế hoạch giai đoạn này được giao là 1.374 tỉ đồng, tuy nhiên tốc độ giải ngân lại giảm so với năm 2003, chỉ đạt 87.34%. Đến hết năm 2005, tốc độ giải ngân vốn chỉ đạt 73.6% giảm so với năm 2004, lượng vốn nằm trong kế hoạch trong năm này là 1.800 tỉ đồng, giải ngân đc 1.235 tỉ đồng. Theo số liệu thống kê thì năm 2006, toàn Ngành mới giải ngân được 3848 tỷ đồng trong tổng số 10.170 tỷ đồng vốn kế hoạch, đạt 37.84 %. Tính trung bình, mỗi tháng toàn ngành GTVT với khoảng 30 dự án TPCP lớn nhỏ chỉ giải ngân được khoảng hơn 300 tỉ đồng. Ngoài một số Dự án có khối lượng thực hiện và giải ngân khá (đạt khoảng 40% trở lên) như tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL91 đoạn Tịnh Biên - Hà Tiên; cảng Vũng Áng - bến số 2 các dự án còn lại đều có khối lượng giải ngân rất thấp. Trong đó Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc - Hà Tây đến Tân Cảnh - Kon Tum đạt 25,4% kế hoạch, QL6 giai đoạn 2 đạt 27,4%, Đường vành đai 1 đạt 20,86%, Dự án các tuyến nối các huyện phía Tây Nghệ An đạt 23,3%. Một số dự án khác dù đã đăng ký vốn năm 2006 nhưng không thể giải ngân được như: đường nối QL4C và 4D, QL100, Đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, Dự án các tuyến nối các huyện phía Tây Thanh Hóa, Tuyến Trà Mi - Trà Bồng - Dung Quất, QL12, cầu Hàm Luông . Trong năm 2007, Bộ GTVT đăng ký nhu cầu vốn năm 2007 đầu năm là trên 12 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên sau đó rút xuống mức 6000 nghìn tỉ đồng. Mức giải ngân nguồn vốn trái phiếu chính phủ trong năm 2007 của ngành giao thông – vận tải thấp một cách kỷ lục, chỉ đạt 1800 tỷ đồng, bằng 30% so với kế hoạch, đang bị đặt trong vòng kiểm soát gắt gao. Công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB giao thông năm 2008 có nhiều biến động, do biến động giá quá cao làm cho các nhà thầu và dự án giao thông phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Kéo theo đó, công tác giải ngân XDCB cũng đạt ở mức rất thấp: - Trong 6 tháng đầu năm, nguồn vốn sử dụng trái phiếu Chính phủ, cũng chỉ thực hiện được hơn 2.417 tỷ đồng, đạt 30,2% kế hoạch, giải ngân 2.237 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch. Những con số giải ngân trên là rất thấp và gần như không tăng, thậm chí còn giảm đi nếu như so sánh với những năm trước đó. Trong khoảng thời gian này, mặc dù cả nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đều rất lớn nhưng không sao triển khai được vào dự án. Trong khoảng thời gian này, rất ít dự án giao thông được hoàn thành hoặc khởi công xây dựng mới. - Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2008, rất nhiều công trình giao thông trên địa bàn cả nước đã bắt đầu trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công, nhiều dự án mới được triển khai. Có được điều đó là do những vướng mắc trong việc xử lý bù trừ biến động giá bắt đầu được tháo gỡ, một số dự án và nhà thầu đã nhận được tiền chênh lệch giá. Chính vì vậy công tác giải ngân cũng có được một bước đột phá rất lớn so với những tháng đầu năm. Trong khoảng thời gian này, rất nhiều hành động cụ thể và quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT đã được thực hiện. - Trong tháng 9/2008, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án giao thông hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2008. Những văn bản này nêu rõ, sau 8 tháng thực hiện kế hoạch, kết quả giải ngân các nguồn vốn còn thấp, chỉ đạt khoảng 40% so với kế hoạch. Chính vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư, ban QLDA, nhà thầu và các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt các giải pháp và phấn đấu trong những tháng cuối năm giải ngân bình quân gấp đôi các tháng trước để hoàn thành kế hoạch cả năm. Ngay trong tháng 9/2008, kết quả giải ngân đã có bước chuyển vượt bậc. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong 8 tháng giải ngân được hơn 47% thì tính đến hết tháng 9 đã giải ngân 4.446,7 tỷ đồng, đạt 55,6%. Nghĩa là trong vòng một tháng, cả nguồn vốn ngân sách và trái phiếu đều được giải ngân tăng thêm khoảng 10%. Riêng tháng 9/2008 so với tháng 8/2008 trước đó giải ngân vốn ngân sách Nhà nước tăng 18,8% (969/606 tỷ đồng). Còn nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong tháng 9/2008 so với tháng 8/2008 cũng tăng tới 13%. Tốc độ giải ngân như vậy là rất nhanh nếu như so với sự ì ạch của những tháng đầu năm và cả 3 năm gần đây 2007, 2006 và 2005. So với 9 tháng đầu năm 2007, nguồn vốn ngân sách Nhà nước khối lượng thực hiện tăng 34%, giải ngân tăng 25%. - Cho đến hết tháng 12/2008, công tác giải ngân còn có những bước tiến vượt bậc hơn rất nhiều. Khối lượng thực hiện công việc và giá trị giải ngân của các dự án của cả nguồn vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngoài ngân sách đều cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2006 và 2007. Đặc biệt với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong nhiều tháng, khối lượng thực hiện và giải ngân thường cao gấp đôi những tháng đầu năm. Kết quả cả năm 2008, vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện 8.600 tỷ, đạt 107,5% kế hoạch. Từ chỗ tưởng giải ngân trì trệ và tưởng chừng bị vỡ kế hoạch, nhưng chỉ trong những tháng cuối năm công tác giải ngân đã có bước đột phá thần kỳ. Đây thực sự là kết quả hết sức có ý nghĩa của cả ngành GTVT, đồng thời là tiền đề cho bước phát triển vững chắc hơn cho công tác XDCB trong năm 2009 và những năm tiếp theo. Cũng trong năm nay và trước Tết Kỷ Sửu, hàng loạt các dự án giao thông sẽ được hoàn thành và bàn giao, điển hình như: Cầu Rạch Miễu, QL61, tuyến N1 (Tịnh Biên - Hà Tiên), QL30 (An Hữu - Cao Lãnh, Hồng Ngự - Dinh Bà), QL63 (Cà Mau, Kiên Giang), phà Cổ Chiên, QL62 (Tân Thạnh - Bình Hiệp), QL46 (M12 - Thanh Thuỷ), QL39 thị xã Hưng Yên, QL1 (tuyến tránh thị xã Đồng Hới, tránh thị xã Hà Tĩnh), QL3 (tuyến tránh TP Thái Nguyên), QL2 (Nội Bài - Vĩnh Yên), QL18 (tuyến tránh Đông Triều), QL26 (đoạn giao QL14 đến Hoà Đông), kè sông Vệ QL1A, QL14E (Km32-Km79), cầu Ông Bộ QL1A, QL14C (đoạn qua Kon Tum), Đường HCM (Hoà Lạc - Thạch Quảng, Nghi Sơn - Bãi Trành, đoạn nối với Trung tâm di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, đoạn qua TP Pleiku, Đức Hòa - Thạnh Hoá), tuyến vận tải thủy cảng Gianh - Tiến Hoá, nạo vét luồng ngoài cảng Cái Lân, đê chắn cát cảng Cửa Lò, cảng hàng không Đồng Hới. Theo kế hoạch, năm 2009, ngành giao thông vận tải sẽ trình Chính phủ 27 đề án. Trong đó có các đề án: quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng tuyến vận tải hành khách cao tốc Bắc - Nam trên biển, quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam…Năm nay toàn ngành phấn đấu giải ngân 10.000 tỷ đồng. Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính đăng ký để tiến tới phát hành trái phiếu Chính phủ đợt 3 cho các dự án còn lại và ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ để có thể triển khai trước một số dự án cấp bách trong năm 2009. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm do giá thành nguyên vật liệu đã giảm (giảm tới 50% so với đầu năm), thời tiết thuận lợi cho thi công và thể chể chính sách đang dần hoàn thiện để khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. B.Thủy lợi - Tình hình phân bổ vốn TPCP Tổng số dự án thuỷ lợi được bố trí từ năm 2003-2010 là 16 dự án, với số vốn là 12.925 tỉ đồng. Bảng 4.1 :Bảng tổng hợp các công trình thủy lợi giai đoạn 2003-2010 Đơn vị: tỉ đồng TT CÔNG TRÌNH Thời gian KC-HT Tổng mức đầu tư Vốn ngân sách nhà nước Mức vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho công trình (1) Tông số 13.942 273 12.925 1 Hồ và hệ thống kênh Ea Soup Thượng (Đắk Lắk) 400 139 261 2 Hồ Lòng Sông (Bình Thuận) 98-03 196 19 162 3 Hồ Suối Dầu (Khánh Hoà) 99-04 181 37 144 4 Hồ Sông Sào (Nghệ An) 96-03 141 38 103 5 Cụm thuỷ lợi đầu mối Hát Môn Đập Đáy (Hà Tây) 02--04 295 25 270 6 Hồ Cửa Đạt (Thanh Hoá) 03--10 2.679 2.400 7 Hồ Định Bình (Bình Định) 02--07 550 10 540 8 Hệ thống thuỷ lợi Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu) 04--10 1.500 1.450 9 Hồ Nước Trong (Quảng Ngãi) 04--10 1.300 1.300 10 Hồ KRông Buk Hạ (Đắk Lắk) 06--10 1.200 1.000 11 Hồ KRông Buk Thượng (Đắk Lắk) 99--06 1.200 1.000 12 Hồ JA Mơ (Gia Lai) 06--10 1.200 1.200 13 Hồ Bản Mồng (Nghệ An) 05--10 2.600 2.600 14 Cống Đò Điểm (Hà Tĩnh) 01--04 140 5 135 15 Hồ Rào Đá (Quảng Bình) 03--06 150 150 16 Hồ Ea Mlá (Gia Lai) 03--07 210 210 Tái định cư thuỷ điện Sơn La 03--10 7.000 200 6.800 Tái định cư thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang) 03--05 1.800 1.800 Một số công trình giao thông : tuyến Đông Trường Sơn; các tuyến nối các huyện ở Tây Thanh Hoá, Nghệ An (2) Nguồn : QD182/2003/QD-TTG Ghi chú : (1) Mức vốn phát hành trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các công trình được sử dụng thanh toán nợ tín dụng và vốn ngân sách nhà nước đã ứng cho công trình đến hết năm 2003. (2) Vốn đầu tư cho các công trình này chưa nằm trong mức vốn phát hành trái phiếu Chính phủ (khoảng 63.000 tỷ đồng). Khi dự án khả thi được phê duyệt thì vốn đầu tư sẽ được cộng thêm vào tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ. - Tình hình thực hiện và giải ngân vốn TPCP Bảng 4.2: Tỷ lệ giải ngân các năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21276.doc
Tài liệu liên quan