MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội 3
1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội 4
1.1.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội 5
1.1.3.1. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội 5
1.1.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội 6
1.1.3.3 Nguồn hình thành quỹ BHXH 7
1.1.3.4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH 8
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 9
1.2.1 Khái niệm thu BHXH 9
1.2.2. Vai trò của công tác thu BHXH 10
1.2.3. Nội dung của công tác thu BHXH bắt buộc 11
1.2.3.1 Đối tượng thu BHXH bắt buộc 11
1.2.3.2 Tiền lương- tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc 12
1.2.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc 13
1.2.3.4. Quy trình thu- nộp BHXH bắt buộc 14
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC THU BHXH. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21
2.1. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH VÀ CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Hồng Lĩnh 21
2.1.2. Sơ lược vế cơ quan BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 21
2.1.2.1. Lịch sử hình thành. 21
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và của BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 22
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 23
2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 24
2.1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 25
2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 26
2.2.1. Đối tượng thu và mức thu BHXH 26
2.2.1.1. Đối tượng thu BHXH. 26
2.2.1.2. Mức thu BHXH 31
2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu 31
2.2.3. Kết quả công tác thu BHXH bắt buộc xét theo khối 33
2.2.3.1. Khối Doanh nghiệp Nhà nước. 33
2.2.3.2. Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 33
2.2.3.3. Khối Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh. 34
2.2.3.4. Các khối khác ( Khối ngoài công lập; HTX; Xã, phường, Thị trấn; Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác) 36
2.2.4. Tình trạng nợ đọng BHXH tại Thị xã Hồng Lĩnh. 37
2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC Ở THỊ XÃ HỒNG LĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 38
2.3.1. Những kết quả đạt được 38
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 39
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH. 43
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 43
3.1.1.Định hướng về công tác BHXH 43
3.1.2. Định hướng về công tác thu BHXH 43
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH – HÀ TĨNH. 44
3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH 44
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. 46
3.2.3. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH. 48
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 50
3.3.1. Khuyến nghị với cơ quan BHXH Tỉnh Hà Tĩnh. 50
3.3.2. Khuyến nghị với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. 51
KẾT LUẬN. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc thực hiện chính sách BHXH nhất là đối với khu vực Nhà nước quy định thang bảng lương vì khu vực này tiền lương phụ thuộc vào mức lương tối thiểu và hệ số lương. Nâng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên tăng số thu BHXH. Như vậy, mức lương tối thiểu đã tác động gián tiếp tới mức thu BHXH.
Thứ hai, là nguồn lực lao động:
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn tới việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với dân số trẻ (Năm 2010, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số) đang có lợi thế về nguồn lực lao động tham gia tham gia đóng góp vào quỹ BHXH song đến hết năm 2010 mới chỉ có hơn 9 triệu người tham gia (chiếm khoảng 20,5% số người trong độ tuổi lao động). Con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu.
Thứ ba, là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Vì thế, nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống nhân dân sẽ được nâng cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi và các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên. Ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến họ bị mất hoặc giảm thu nhập. Những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.
Thứ tư, mức độ chi trả các chế độ BHXH.
Mức độ chi trả các chế độ BHXH phụ thuộc vào: Số lượng các chế độ BHXH được áp dụng, số lượng người hưởng các chế độ BHXH, tỷ lệ hưởng BHXH. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị các quốc gia tham gia phê chuẩn Công ước số 102 về BHXH phải áp dụng tối thiểu 3 trong 9 chế độ BHXH, trong đó ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp nuôi dưỡng. Nếu một quốc gia càng triển khai và áp dụng nhiều các chế độ trong số 9 chế độ thì số thu BHXH ngày càng lớn, ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 5 chế độ đó là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Tỷ lệ hưởng càng cao có nghĩa là số tiền chi trả cho các chế độ càng lớn, chính điều này đã đặt ra yêu cầu thu BHXH ngày càng cao hơn để tránh tình trạng mất cân đối quỹ BHXH. Thực tế tỷ lệ hưởng lương hưu của Việt Nam hiện nay là 75% thuộc vào một trong những nước có tỷ lệ hưởng lương hưu cao trên thế giới, thông thường các nước chỉ ở mức 60% - 65%. Song lương hưu ở Việt Nam lại thuộc vào những nước thấp trên thế giới, sở dĩ có nghịch lý này là do: Mức đóng BHXH của người tham gia BHXH vào quỹ BHXH rất thấp do căn cứ vào tiền lương theo thang bảng lương Nhà nước quy định hoặc lương ký trên hợp đồng, mà đây là những mức lương rất thấp. Khi tuổi nghỉ hưu càng được nâng lên thì mức thu càng tăng, giảm nguy cơ mất cân đối quỹ, ngược lại khi tuổi nghỉ hưu càng thấp thì nguy cơ mất cân đối quỹ càng sớm xuất hiện bởi vì khi nghỉ hưu sớm thì số thu được của quỹ không những ít mà quỹ phải chi nhiều hơn cho ngườì lao động khi về hưu.
Như vậy, để số huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao nhằm đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối lâu dài, ổn định thì việc nâng cao hiệu quả thu BHXH là một trong những công việc được đặt ra hàng đầu, tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả thu BHXH chúng ta cần phải giải quyết hài hoà và căn cứ vào các nhân tố tác động đến công tác thu, qua đó chúng ta tìm ra những nhân tố tác động tích cực để phát huy tiềm năng thế mạnh, tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực để có biện pháp hạn chế và điều chỉnh kịp thời.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH.
2.1. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH VÀ CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Hồng Lĩnh
Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở tọa độ 105,45 kinh độ đông – 18.32 vĩ độ bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1A và 8A. Về vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), phía Đông giáp huyện Nghi Xuân, phía tây giáp huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện Can Lộc. Trung tâm Thị xã cách Thành phố Vinh 15km về phía Bắc và Thành phố Hà Tĩnh 35 km về phía Nam, Cửa khẩu Quốc tế cầu treo 92km về phía Tây. Năm 2009, Thị xã Hồng Lĩnh có 5.855,23ha diện tích đất tự nhiên và 40.805 nhân khẩu. Thị xã Hồng Lĩnh có tất cả 5 phường 1 xã. Với vị trí địa lý và tự nhiện như thế, Hồng Lĩnh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên đây vẫn còn là một thị xã miền núi nghèo, vẫn còn rất nhiều khó khăn cần được quan tâm và phát triển hơn nữa.
2.1.2. Sơ lược vế cơ quan BHXH thị xã Hồng Lĩnh.
2.1.2.1. Lịch sử hình thành.
Bảo hiểm xã hội Thị xã Hồng lĩnh được thành lập vào ngày 11/07/1995 theo quyết định của BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH Việt Nam, cơ sở biên chế từ công đoàn Lao động và Phòng thương binh xã hội chuyển sang. BHXH thị xã Hồng Lĩnh là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh. BHXH thị xã Hồng Lĩnh có trụ sở đóng tại đường Suối Tiên, phường Bắc Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh.
Từ lúc mới thành lập BHXH Thị xã Hồng Lĩnh đã gặp không ít khó khăn về cả nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương BHXH Thị xã Hồng Lĩnh đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và của BHXH thị xã Hồng Lĩnh.
a. Chức năng:
Chức năng cơ bản của BHXH thị xã Hồng Lĩnh là giúp giám đốc BHXH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh.
BHXH Thị xã Hồng Lĩnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Tỉnh Hà Tĩnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND Thị xã Hồng Lĩnh.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Xây dựng và trình giám đốc BHXH tỉnh Hà Tĩnh kế hoạch phát triển BHXH thị xã dài hạn, ngắn hạn, báo cáo công tác hàng năm, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Hướng dẫn người sử dụng lao động lập danh sách lao động đóng BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn thị xã theo quy đinh của Luật lao động, Luật BHXH và quy trình của BHXH Việt Nam.
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và trực tiếp chi trả hoặc thông qua mạng lưới đại lý chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH do tỉnh chuyển xuống, theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm trong quá trình chi trả.
Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho từng người được hưởng trên địa bàn theo phân cấp quản lý của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và của giám đốc BHXH tỉnh. Bao gồm:
Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Chế độ trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Chế độ hưu trí.
Chế độ tử tuất.
Tổ chức ghi sổ, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thị xã theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý theo BHXH tỉnh giải quyết.
Tổ chức thu các khoản về BHXH, BHYT đối với các cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT tự nguyện.
Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.
Từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng theo quy định.
Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH.
Tổ chức kí hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kĩ thuật, giám sát việc thực hiện hợp đồng và việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, đồng thời chóng lạm dụng quỹ và trục lợi BHYT.
Tổ chức kí hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả BHXH ở cấp xã.
Kiến nghị với chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ xung các chính sách, chế độ cho phù hợp với tình hình của đất nước và của địa phương trong từng giai đoạn.
Thực hiện chế độ kế toán thống kê và báo cáo định kì theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh.
Thực hiện thông tin tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách BHXH.
Kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách HBHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật.
Quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH thị xã.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do BHXH tỉnh giao.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thị xã Hồng Lĩnh
Là cơ quan BHXH cấp Thị xã, BHXH Thị xã Hồng Lĩnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan không chia thành các phòng ban mà được chia thành 5 bộ phận chính. Các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, mang tính chất tương hỗ để cùng thực hiện mục tiêu chung do cơ quan đề ra.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH thị xã Hồng Lĩnh:
GĐ BHXH
Phó GĐ
BP một cửa
BP thu
BP sổ thẻ
BP giám định bhyt
BP kế toán
Mạng lưới chi trả BHXH cấp xã
Phó GĐ
BP một cửa
BP thu
BP sổ thẻ
BP giám định bhyt
Mạng lưới chi trả BHXH cấp xã
( Nguồn: BHXH thị xã Hồng Lĩnh)
2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh.
Tính tới thời điểm ngày 31/12/2010 thì BHXH Thị xã Hồng lĩnh có tất cả 13 cán bộ, công chức, viên chức. Đây đều là những cán bộ trẻ năng động có chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng cán bộ công chức tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh được thể hiện dưới bảng sau:
Trong đó: Số có trình độ đại học, cao đẳng 10 người chiếm tỷ lệ 77%, trình độ Trung cấp 03 người chiếm tỷ lệ 23%. Đội ngũ cán bộ công chức – viên chức BHXH Hồng Lĩnh đa số còn trẻ (có tuổi đời bình quân 35 có 3 nam, 10 nữ), được đào tạo cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt. Trên cơ sở trình độ chuyên môn và năng lực sở trường của từng cán bộ công chức viên chức, để bố trí công việc chức năng phù hợp nhằm đạt hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ cao nhất.
Bảng 1: Cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH thị xã Hồng Lĩnh
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Giới tính:
+ Nam
3
23,07
+ Nữ
10
77,0
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Đại học
10
77,0
+ Cao đẳng
0
0,0
+ Trung cấp
3
23,7
Trình độ lý luận:
+ Trung cấp
3
23,07
+ Sơ cấp
6
46,15
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh)
2.1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh.
Cơ quan BHXH Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã có trụ sở riêng đóng tại địa bàn Phường Bắc Hồng, đường Suối Tiên, thị xã Hồng lĩnh với một tòa nhà kiên cố khang trang gồm 3 tầng. Mỗi phòng đều có hệ thống máy điều hòa. Mỗi cán bộ công chức viên chức ở đây đều được trang bị máy vi tính nối mạng internet, máy in để phục vụ rất thuận tiện cho việc tìm kiếm tài liệu, thông tin văn bản pháp luật một cách đầy đủ, kịp thời. Khi cần có thể liên lạc với BHXH tỉnh hoặc các cơ quan BHXH khác trên địa bàn thông qua hệ thống máy tính này. Hiện tại với 13 cán bộ trong đơn vị, BHXH huyện đã được trang bị 7 máy vi tính, 4 máy in và 4 điện thoại cố định phục vụ quá trình công tác. Cùng với đó là các trang thiết bị khác như bàn ghế,...
2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010.
2.2.1. Đối tượng thu và mức thu BHXH
2.2.1.1. Đối tượng thu BHXH.
a, Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của đơn vị SDLĐ
Theo thống kê và rà soát các đơn vị SDLĐ trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh thì những biến động về số lượng đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2008-2010 được thống kê như sau:
Bảng 2: Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010):
Chỉ tiêu
Năm
Đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc
Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc( %)
Số lượng
( đơn vị)
Tốc độ tăng
(%)
Số lượng
( đơn vị)
Tốc độ tăng
(%)
2008
156
-
142
-
91,02
2009
178
14,1
165
16,1
92,69
2010
197
10,6
177
7,27
89,84
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh )
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, số lượng đơn vị thuộc diện tham gia cũng như số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc đếu tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của Thị xã Hồng Lĩnh nhày càng cao, việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ngày càng được cải thiện và các đơn vị trên địa bàn thị xã đã có ý thức thực hiện Luật BHXH tốt hơn. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù tốc độ tăng đơn vị đã tham gia BHXH so với tốc độ tăng của số đơn vị phải tham gia cao hơn song vẫn tồn tại nhiều đơn vị không thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH của mình. Năm 2008, 2009, 2010 số đơn vị không tham gia lần lượt là 14 đơn vị, 13 đơn vị, 20 đơn vị. Số đơn vị không tham gia vẫn tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị này chưa có ý thức tham gia BHXH cho NLĐ, thậm chí có đơn vị đã tham gia mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, đa phần họ trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH để đem số tiền đó đi sử dụng vào mục đích khác. Thêm vào đó là một số lượng đơn vị mới thành lập nên chậm tham gia BHXH.
b, Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ
Những thay dổi về đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thị xã Hồng lĩnh giai đoạn 2008-2010 được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 3: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh (2008- 2010)
Chỉ tiêu
Năm
LĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc
LĐ đã tham gia BHXH bắt buộc
Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc
(%)
Số lượng
(người)
Tốc độ tăng
(%)
Số lượng
(người)
Tốc độ tăng
(%)
2008
2.003
_
1.989
_
99,30
2009
2.584
29,0
2.451
23,22
94,85
2010
2.763
6,92
2.511
2,44
90,87
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Ta có thể thấy cả số lượng NLĐ thuộc diện tham gia và đã tham gia BHXH đều tăng dần qua các năm. Qua 3 năm, số lao động thuộc diện tham gia tăng khá đều, tăng 137,94(%) tương ứng tăng 760 (người), lao động đã tham gia tăng 126,24(%) tương ứng tăng 522 (người). Đây là kết quả khả quan trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của thị xã Hồng lĩnh cho thấy tiềm năng phát triển của thị xã Hồng lĩnh cũng như khả năng thu hút đầu tư, thu hút lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia BHXH qua các năm chưa năm nào đạt 100(%). Năm 2008 có tỷ lệ đạt cao nhất là 99,30 (%). Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định nhưng chưa tham gia hết vẫn còn tồn tại. Năm 2008 là 14 (người), năm 2009 là 133 (người), năm 2010 là 252 (người).
Như vậy là năm 2010 có số lao động không tham gia BHXH cao nhất trong 3 năm, lý giải điều này là do các nguyên nhân: thứ nhất là từ phía đơn vị SDLĐ không muốn đóng BHXH cho NLĐ nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho DN. Một số đơn vị thì lợi dụng sự kém hiểu biết của NLĐ về Luật BHXH mà trốn tránh không tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ như: khai giảm số lao động, hay lách luật bằng cách chỉ ký hợp đồng thời vụ 3 tháng dù NLĐ làm việc trên năm.
Thứ hai là từ phía NLĐ: do mức thu nhập hiện tại của họ quá thấp nên họ không cso đủ điều kiện tham gia BHXH, một số khác thì do không hiểu biết là BHXH, còn lại một số hiểu Luật BHXH thì lại có tâm lý sợ mất việc nên không dám đấu tranh đòi quyền lợi.
c, Số đơn vị SDLĐ và số lao động tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh.
Bảng 4: Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010):
STT
Năm
Khối
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số ĐV
(đơn vị)
Tỷ lệ (%)
Số ĐV
(đơn vị)
Tỷ lệ (%)
Số ĐV
(đơn vị)
Tỷ lệ (%)
1
DNNN
4
2
5
3
9
5
2
DN VĐTNN
0
0
0
0
0
0
3
DN NQD
45
32
60
36
66
37
4
HCSN, Đảng
56
39
63
38
63
36
5
Ngoài CL
3
2
3
2
3
2
6
HTX, phường, xã
34
24
34
21
34
20
7
Tổng
142
100
165
100
177
100
(Nguồn: Báo cáo thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Biểu đồ 1: Thể hiện số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh năm 2010
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh )
Bảng 5: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)
STT
Năm
Khối
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số LĐ (người)
Tỷ lệ (%)
Số LĐ (người)
Tỷ lệ (%)
Số LĐ (người)
Tỷ lệ (%)
1
DNNN
34
2
59
2
86
3
2
DN VĐTNN
0
0
0
0
0
0
3
DN NQD
521
26
892
36
925
37
4
HCSN, Đảng
859
43
921
37
921
36
5
Ngoài CL
22
1
26
1
26
1
6
HTX, phường, xã
553
27
553
22
553
22
7
Tổng
1.989
100
2.451
100
2.511
100
( Nguồn: Báo cáo thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Biểu đồ 2: Thể hiện cơ cấu lao động tham gia BHXH theo khối của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh năm 2010.
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh )
Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, hiện nay BHXH thị xã Hồng Lĩnh đang quản lý 177 đơn vị với 2.511 lao động. Gồm các đối tượng:
Khối DNNN: Gồm DNNN Trung ương, DNNN Tỉnh Hà tĩnh, DNNN Thị xã Hồng Lĩnh đóng trên địa bàn Thị xã. Số lao động ở khối này chiếm tỷ trọng tương đối (năm 2010 là 5%). Năm 2009 và 2010 khối này tăng là do xuất hiện thêm một số công ty như Công ty KTCT thủy lợi Hồng Lam, Công ty quản lý công trình đô thị…nói chung khối DNNN tăng không mạnh và khá đều.
Khối DN ngoài quốc doanh: Gồm các Công ty tư nhân và Công ty cổ phần. Trước đây khu vực DN ngoài quốc doanh chưa được quan tâm đúng mức, nhưng nay được Đảng và Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nên phát triển. Vì vậy mà số DN ngoài quốc doanh ở Hồng Lĩnh cũng phát triển đáng kể, số đơn vị và số lao động tăng liên tục qua các năm, năm 2008 có 45 đơn vị thì đến năm 2009 là 60 đơn vị và năm 2010 là 66 đơn vị với 925 lao động, đấy là kết quả khả quan đối với việc tham gia BHXH của khối DN này.
Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể: Gồm các đơn vị: Cơ quan Thị xã, trường trung cấp kỹ nghệ, phòng giáo dục đào tạo thị xã, trung học, tiểu học…Đây là khối có số dơn vị và số lao động đông nhất và ổn định nhất, luôn chiếm cơ cấu khoảng hơn 40%. Số đơn vị và số lao động của khối này đều tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng lại giảm dần do sự gia tăng mạnh của khối DN, đặc biệt là khối DN ngoài quốc doanh.
Khối ngoài công lập, HTX, phường, xã: Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của các khối này tương đối ổn định. Số đơn vị và số lao động đều chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng giao động từ 21% đến 30%)
2.2.1.2. Mức thu BHXH
Chính sách tiền lương và cách xác định tổng quỹ lương chính là căn cứ đóng BHXH. Mức thu được tính bằng tỷ lệ % so với tiền lương của NLĐ và quỹ tiền lương của NSDLĐ. Chính vì vậy mà trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định nâng lương của các cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định. Trong những năm qua, BHXH thị xã Hồng Lĩnh đã hoàn thành tốt công tác quản lý quỹ lương trích nộp BHXH được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)
Năm
Tổng quỹ lương trích nộp BHXH (trđ)
Lượng tăng giảm tuyệt đối (trđ)
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%)
2008
58.569
-
-
2009
70.523
11.954
20,4
2010
86.643
16.120
22,86
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy quỹ lương có xu hướng tăng nhanh lên tục qua các năm. Nguyên nhân chính làm quỹ lương thay đổi là do mức lương trích nộp tăng thông qua các quyết định tăng lương của Chính phủ. Cụ thể trong 3 năm 2008-2010 đã có 3 đợt điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 540.000 đồng (01/2008- 05/2009), lên 650.000 đồng (05/2009-05/2010), và lên đến 730.000 từ tháng 5/2010.
2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu
BHXH Thị xã Hồng Lĩnh thuộc Tỉnh Hà Tĩnh luôn là một trong những đơn vị hoàn thành sớm các chỉ tiêu về thu BHXH. Lãnh đạo BHXH luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, mỗi cán bộ thu phải thực hiện thống kê theo dõi tiến độ thu, luôn đôn đốc thu và báo cáo với Ban giám đốc để có biện pháp thu kịp thời. Do có các biện pháp thu tích cực và bám sát thực tế nên kết quả thu thường hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Ta có bảng thống kê kết quả sau:
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)
Năm
Kế hoạch TP giao
(trđ)
Kết quả thực hiện
( trđ)
Tỷ lệ hoàn thành (%)
2008
1.800
1.877
104,2
2009
2.139
2.238
104,6
2010
2.688
2.727
101,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Biểu đồ 3: Thể hiện tình hình kế hoạch thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-1010)
( Nguồn: BHXH Thị xã Hồng Lĩnh )
Qua bảng số liệu cho thấy BHXH Thị xã Hồng Lĩnh hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Số thu của các năm có chuyển biến tích cực, năm sau luôn cao hơn năm trước.. Để có được kết quả trên là do số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH liên tục tăng, hơn nữa mức lương trích nộp BHXH cũng tăng do các quyết định tăng lương tối thiểu của Chính Phủ.
2.2.3. Kết quả công tác thu BHXH bắt buộc xét theo khối
2.2.3.1. Khối Doanh nghiệp Nhà nước.
Khối doanh nghiệp Nhà nước có những chuyển biến khà tích cực. Tình hình cụ thể qua bảng như sau:
Bảng8: Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối DN Nhà nước tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010)
Đvt: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số đơn vị
4
5
9
Số lao động
34
59
86
Tổng quỹ lương
4.772.631.000
5.019.327.890
9.642.974.774
Số tiền BHXH phải thu
1.007.567.447
1.457.442.909
2.146.990.652
Số tiền BHXH đã thu
988.097.341
1.384.752.331
2.137.315.086
Số tiền chuyển kỳ sau
19.470.106
72.690.578
9.675.566
(Nguồn: Báo cáo thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
Qua bảng số liệu cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc và số lao động không biến động nhiều. Qua 3 năm chỉ tăng 5 đơn vị, tương đương số lao động cũng tăng rất ít và rất đều. Điều này dẫn tới tổng quỹ lương cũng tăng khá đều, điều này chứng minh rằng đời sống của người lao động cũng được đảm bảo nên mức lương trích nộp của NLĐ ngày càng tăng.
Qua 3 năm, số phải thu và số đã thu BHXH đều tăng. Số BHXH đã thu được tăng 1.149.217.745 (đồng), tăng gấp 2,16( lần) so với năm 2008, nguyên nhân chính là do số lao động tham gia tăng, tiền lương trích nộp của NLĐ cũng tăng. Tuy nhiên số BHXH đã thu được đều thấp hơn số BHXH phải thu, chứng tỏ vẫn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH. Năm 2009 có số thu BHXH tăng khá nhanh nhưng tình trạng nợ chuyển kỳ sau vẫn còn nhiều 72.690.578 (đồng), nên cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm khắc.
2.2.3.2. Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể
Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể có điều kiện để tham gia BHXH, đó là do 100% NLĐ đều hưởng lương tử NSNN cấp, nên việc lập danh sách đăng ký lao động , quỹ tiền lương trích nộp BHXH đến việc thành lập danh sách tăng (giảm) lao động, đối chiếu trích nộp BHXH hàng tháng luôn đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng theo quy định của Nhà nước.
Qua bảng 8(trang bên): số liệu cho thấy, từ năm 2008 đến 2010 số lao động và số đơn vị đều tăng, nhưng tăng rất ít, chỉ tăng 4 đơn vị với số lao động từ 859 lên 921 (người), tương ứng với tăng 62 (người) do sự thành lập Trung tâm y tế dự phòng thị xã Hồng Lĩnh và Đoàn điều tra QH nông lâm cùng một số đơn vị khác. Tổng quỹ lương hàng tháng các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH cũng tăng lên rất lớn, qua 3 năm thì tổng quỹ lương tăng 4.664.137.090 (đồng), tương ứng tăng 16,7%, nguyên nhân chính là do số lao động tham gia BHXH tăng qua các năm, do lương tăng dẫn đến hệ số lương để trích nộp cũng tăng lên và mặt khác do việc điều chỉnh tăng lương của Chính phủ.
Bảng 9: Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối HCSN, Đảng, Đoàn thể tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh (2008-2010):
Đvt: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số đơn vị
56
63
63
Số lao động
859
921
921
Tổng quỹ lương
27.891.950.256
30.335.907.221
32.556.087.348
Số tiền BHXH phải thu
8.798.885.090
8.999.022.642
9.246.987.009
Số tiền BHXH đã thu
8.786.989.999
8.996.045.777
9.232.965.118
Số tiền chuyển kỳ sau
11.895.091
2.976.865
14.021.891
(Nguồn: Báo cáo thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 2008-2010)
2.2.3.3. Khối Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh.
Khối DN ngoài quốc doanh là một trong những khối có sự chuyển biến khá mạnh mẽ so với các khối khác. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 10: Báo cáo thu BHXH bắt buộc khối DN ngoài quốc doanh tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh(2008-2010)
Đvt: Đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010.doc