MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM. 6
CHƯƠNG 1 : THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG 7
I. SỰ HÌNH THÀNH THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. 7
II. CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN CỦA CÁC MẢNG. 14
III. LỊCH SỬ CỦA SỰ DI CHUYỂN CÁC MẢNG : 24
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM. 28
I. QUÁ TRÌNH TÁCH GIÃN HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG. 28
II. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH ĐỆ TAM. 32
III. PHÂN CHIA CÁC BỒN TRẦM TÍCH Ở VIỆT NAM THEO QUAN NIỆM KIẾN TẠO MẢNG. 37
PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ TÍCH TỤ DDẦU KHÍ TRONG CÁC BỒN TRẦM TÍCH TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM 40
CHƯƠNG 3 : BỒN TRŨNG CỬU LONG. 41
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 41
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC KHU VỰC. 43
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HYDROCARBON. 45
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BẪY CHỨA. 47
V. ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG. 52
VI. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN. 54
VII. MỎ BẠCH HỔ. 55
VIII. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG. 64
CHƯƠNG 4 : BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN 66
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 66
II. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT. 67
III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT. 71
IV. HỆ THỐNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN. 73
V. MỎ ĐẠI HÙNG. 80
VI. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN. 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5512 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thuyết kiến tạo mảng, cơ chế hình thành biển đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa miền nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gen loại II có chất lượng dầu tốt của tập trầm tích được sinh thành trong thời kỳ biển tràn rộng lớn nhất ở cuối Oligocene.
Các trầm tích hạt mịn tuổi Miocene không có khả năng sinh dầu. Bởi vì chúng chứa carbon quá thấp < 0.53%, mặc dù điều kiện nhiệt độ đã đạt tới ngưỡng tạo dầu. TOC : 0.2 – 1.08%. Tiềm năng sinh dầu không cao. Chỉ sinh khí.
Các thành tạo Miocene chứa nhiều vật liệu trầm tích núi lửa phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích cổ hơn có diện phân bố rộng hơn. Trầm tích lắng đọng trong môi trường cửa sông, các vũng vịnh đối với Miocene hạ, ven bờ, biển nông đối với Miocene trung và thượng. Tuy nhiên, các trầm tích này cũng không phong phú vật liệu hữu cơ 0.37 – 1.25%.
Carbon hữu cơ chung cho cả Eocene và Oligocene là 0.9 – 2.7% (phổ biến từ 1 – 1.5%), vật liệu hữu cơ thuộc kerogen loại II là chính.
Cơ chế sinh dầu và dịch chuyển vào các bẫy trong đá móng có thể hiểu như sau :
Vào thời kỳ đồng tạo rift (Eocene – Oligocene) các hoạt động kiến tạo, đứt gãy có liên quan đến quá trình tách giãn đã tạo nên các trũng và đứt gãy. Các đứt gãy chính hay đới phá huỷ kiến tạo chủ yếu có phương Đông Bắc – Tây Nam, Đông – Nam. Do kết quả của các chuyển động theo các hệ thống đứt gãy này đã tạo nên các bán địa hào Tây, Đông, Bắc Bạch Hổ được lấp đầy bởi các trầm tích Eocene (?) – Oligocene. Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển dẫn tới bể lún chìm mạnh mẽ, sâu hơn và các trầm tích sét đầm hồ được chôn vùi với tốc độ lớn hơn. Tiếp theo, vào các thời kỳ sau lại được lắng đọng các trầm tích trẻ hơn phủ trực tiếp lên chúng. Cùng với quá trình chôn vùi là sự gia tăng nhiệt độ. Dưới tác động của hai yếu tố này, vật chất hữu cơ trong đá trầm tích đã đạt tới ngưỡng trưởng thành.
Các chỉ tiêu địa hoá về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ sinh dầu đều cần phải đạt tới điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong đó, nhiệt độ là tác nhân thúc đẩy quá trình trưởng thành và chuyển hoá vật chất hữu cơ thành dầu khí và di chuyển vào tầng chứa.
Nguồn nhiệt thúc đẩy quá trình trưởng thành và chuyển hoá vật chất hữu cơ thành dầu khí có liên quan với các hoạt động kiến tạo đóng vai trò chủ đạo. Nguồn nhiệt sinh ra từ các hoạt động kiến tạo như tách giãn, sụt lún, hút chìm và va chạm nhiệt giữa các mảng và cộng với nguồn nhiệt sinh ra do các giai đoạn biến chất đã cung cấp năng lượng sưởi ấm hydrocarbon bên dưới.
Vào cuối Oligocene đầu Miocene, đã hình thành tầng sét Rotalite mang tính khu vực cho toàn bồn trũng cho nên lượng nhiệt được giữ lại do lớp chắn đã hoàn chỉnh. Do đó thuận lợi cho sưởi ấm vật chất hữu cơ ở dưới sâu, kích thích sự chuyển hoá mạnh mẽ vật liệu hữu cơ sang hydrocarbon.
CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BẪY CHỨA.
Hoạt động đứt gãy và uốn nếp :
Các đứt gãy khi xuyên cắt qua một loạt địa tầng trong khu vực có thể đóng những vai trò khác nhau:
Phục vụ cho sự di chuyển hoặc là chứa chất lưu.
Đóng vai trò là vật chắn hoặc tạo nên những miền khép kín không thấm.
Các hệ thống đứt gãy ở bể Cửu Long có thể nhóm thành 4 hệ thống chính: Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, Bắc – Nam và nhóm các đứt gãy khác.
Trong đó hệ thống đứt gãy Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, Bắc – Nam đóng vai trò quan trong. Các đứt gãy hoạt động mạnh trong đá móng và trầm tích Oligocene. Chỉ có rất ít đứt gãy còn hoạt động trong trầm tích Miocene dưới. Các đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam thường là các đứt gãy giới hạn kiến tạo và các đứt gãy phương Đông – Tây, Bắc – Nam có vai trò đặc biệt trong phạm vi từng cấu tạo.
Hoạt động nén ép vào cuối Oligocene đã gây ra nghịch đảo nhỏ trong trầm tích Oligocene và các đứt gãy nghịch nhỏ ở một số nơi.
Các nếp uốn ở bể Cửu Long chỉ gắn với trầm tích Oligocene với 4 cơ chế :
Nếp uốn gắn với đứt gãy căng dãn được phát triển ở cánh sụt của các đứt gãy chính. Chúng thường có liên quan đến móng và thuận lợi cho việc phát triển các nứt nẻ phá huỷ theo kiểu phá huỷ trên cánh treo của đứt gãy.
Các nếp uốn nén ép được thành tạo vào cuối Oligocene và chỉ được nghiên cứu trong các địa hào chính.
Phủ chờm của trầm tích Oligocene lên trên các khối cao móng cổ là đặc điểm phổ biến nhất ở bể Cửu Long.
Các nếp lồi gắn với nghịch đảo trầm tích sẽ có thể được tìm thấy nếu căn cứ vào lịch sử kiến tạo.
Hoạt động magma :
Các đá magma được phát hiện hàng loạt ở các giếng khoan, chúng thuộc 2 kiểu : các đá phun trào và các đá xâm nhập.
Các đá xâm nhập :
Các đá xâm nhập được phát hiện trong mặt cắt trầm tích Oligocene dưới và phần thấp của Miocene dưới. Chúng bao gồm loạt các thể xâm nhập còn kẹp các lớp trầm tích mỏng bên trong. Trong một số trường hợp, các thể xâm nhập này bị phong hoá từng phần. Bề dày của chúng thay đổi từ vài m đến hơn 100m. Chúng được xác định là andesite, andesite – basalt. Tuổi các đá này đa số là Oligocene, một số thể xâm nhập có thể có tuổi Miocene sớm và chúng có lẽ liên quan đến biến cố núi lửa cùng thời. Phân bố của các thể xâm nhập mang tính địa phương. Các đá xâm nhập thường gặp ở hàng loạt giếng khoan thuộc các lô 16, 17 mỏ Rồng, Bạch Hổ, đặc biệt là ở lô 01, 02.
Các đá phun trào :
Hoạt động magma phun trào ở bể Cửu Long diễn ra trong 3 giai đoạn chính: Eocene – Oligocene sớm, Oligocene muộn và Miocene sớm.
Dạng nằm của đá magma phun trào khác nhau từ dạng nêm, đai, mạch…xuyên cắt đá vây quanh đến dạng lớp hoặc thấu kính xen kẽ với các tập trầm tích. Bề dày, diện phân bố của đá biến đổi mạnh cả theo không gian lẫn thời gian và liên quan chủ yếu vào đặc tính hoạt động kiến tạo, và đặc biệt là hệ thống đứt gãy của từng khu vực. Thành phần đá magma phun trào khác nhau từ magma acid, trung tính đến magma basic.
Pha hoạt động núi lửa này phát triển trên một vùng rộng lớn cùng với các vụn núi lửa của nó đã tạo nên một tầng phản xạ địa chấn mạnh trong trầm tích Miocene dưới ở phần Tây phụ bể Bắc. Pha núi lửa này được cho là có liên quan đến sự kết thúc tách giãn đáy biển ở bể Biển Đông (17 triệu năm trước).
Do đá magma phun trào được thành tạo và tồn tại ở những điều kiện khác nhau nên chúng bị tác động bởi các quá trình biến đổi phong hoá, nứt nẻ và nhiệt dịch không giống nhau. Hầu hết các đá magma phun trào trong vùng khi còn tươi hoặc mới bị biến đổi yếu là những đá không hoặc chỉ có khả năng thấm chứa rất kém. Các quá trình biến đổi thứ sinh nói trên đã làm thay đổi không chỉ thành phần khoáng vật mà còn cả tính chất thạch vật lý của đá.
Hệ thống khe nứt :
Các khe nứt thành tạo trong các đá xâm nhập là mối quan tâm chính trong đó quan trọng nhất là các khe nứt liên quan đến :
Quá trình nguội lạnh các thân magma (khe nứt nguyên sinh).
Hoạt động đứt gãy.
Dịch chuyển cánh treo.
Bóc lớp và phong hoá.
Nhưng ở đây chỉ quan tâm tới hệ thống khe nứt do kiến tạo gây nên, đó là khe nứt do hoạt động đứt gãy và dịch chuyển cánh treo của đứt gãy.
Đới phá huỷ đứt gãy :
Khi đá bị ngoại lực (lực kiến tạo) tác dụng, trong đá xuất hiện ứng lực. Khi ứng lực vượt quá một giới hạn nào đó (gọi là giới hạn bền), đá bị biến dạng phá huỷ, trong đá xuất hiện các mặt nứt gọi là các khe nứt. Nếu dọc theo các mặt nứt này khối đá bị nứt ra, dịch chuyển tương đối với nhau thì các khe nứt đó được gọi là đứt gãy.
Các khe nứt trong đới phá huỷ thường gần như song song với đường phương chính của đứt gãy ngoại trừ các hệ thống khe nứt phức hợp do các chuyển động có quy mô lớn lập đi lập lại tạo nên. Các đới đứt gãy có tiềm năng chứa cao như thế nào là tùy thuộc vào loại đá và quá trình phá huỷ.
Trong điều kiện dòn ở phần trên của vỏ Trái Đất, các đá trong đới đứt gãy bị cà nát dần trong quá trình chuyển động để tạo nên “dăm kết kiến tạo” hoặc “sét kiến tạo”. Đới sét kiến tạo chứa các hạt rất mịn và thường giống như là sét và không có tiềm năng chứa. Trái lại, đới dăm kết được thành tạo từ các mảnh vỡ kích thước khá lớn và tạo nên đới đá chứa tuyệt vời.
Phá hủy trên cánh treo đứt gãy :
Trong quá trình hoạt động đứt gãy, khối đứt gãy ở cánh treo sẽ dịch chuyển trên khối cánh trượt đứt gãy. Nếu mặt trượt không phẳng và sự dịch chuyển thay đổi theo đường phương của đứt gãy sẽ bị thay đổi hình dạng. Khi quá trình này diễn ra sẽ thành tạo các khe nứt và dịch chuyển sau đó dọc theo các khe nứt này tạo nên các đứt gãy nhỏ.
Trên thực tế, mặt trượt của các đứt gãy thường không phẳng và có biên độ dịch chuyển thay đổi mạnh theo đường phương. Trong quá trình dịch chuyển thì một phần lớn cánh treo sẽ bị dịch chuyển trên bề mặt gồ ghề uốn khúc và do đó phần cánh treo này sẽ thường bị nứt nẻ trên những vùng rộng lớn hơn. Các đới nứt nẻ xảy ra ở hầu khắp phần cánh treo của đứt gãy.
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo trên, các bẫy chứa trong khu vực bồn trũng Cửu Long đã được hình thành với các đặc điểm sau :
Khối nâng cao của móng nứt nẻ chịu ảnh hưởng của các hệ thống đứt gãy.
Bẫy cấu tạo dạng vòm, vòm đứt gãy, khối đứt gãy… tồn tại ở các tập có tuổi Oligocene và Miocene dưới.
Bẫy địa tầng liên quan đến các thân cát tuổi Oligocene và Miocene.
Hydrocarbon sẽ dịch chuyển vào bẫy sau khi bẫy đã được thành lập. Vào giai đoạn Miocene, bể Cửu Long nhận nhiều vật liệu trầm tích nhất. Sau khi tầng sét Rotalite của điệp Bạch Hổ được hình thành, các hoạt động kiến tạo vào Miocene trung đã hình thành nên các bẫy cấu trúc trong bể Cửu Long ngay trước khi đá mẹ trưởng thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lấp đầy của bẫy ngay từ khi có sự dịch chuyển nguyên sinh của hydrocarbon (thời gian dịch chuyển ra khỏi đá mẹ vào đá chứa là khoảng 10.4 – 10.5 triệu năm, tương ứng vào thời kỳ cuối Miocene trung, đầu Miocene thượng và hiện nay vẫn tiếp tục) cho thấy bẫy được hình thành trước thời gian sinh và đẩy dầu ra khỏi đá mẹ.
Có một ít dầu ở phần đá mẹ Oligocene ở các trũng sâu đã di chuyển vào các bẫy địa tầng hình thành cùng lúc với hoạt động trầm tích của Oligocene và Miocene sớm. Vào đầu Miocene hạ, đây là thời kỳ bắt đầu một chu kỳ kiến tạo mới của bể Cửu Long, là thời kỳ sau tạo rift. Vào thời kỳ này các hoạt động đứt gãy yếu hoặc ngưng nghỉ. Do ảnh hưởng của quá trình biển tiến nên trầm tích chủ yếu là bột, bột sét và sét.
Ngoài ra còn có bẫy do màn chắn kiến tạo hình thành ở Oligocene dưới. Các bẫy này phụ thuộc vào khả năng chắn của đứt gãy. Nguyên nhân là do hoạt động kiến tạo vào cuối Oligocene sớm và đầu Oligocene muộn. Vào Oligocene sớm, xảy ra chuyển động nâng lên mạnh mẽ của khối móng granite Bạch Hổ.
Vào Oligocene muộn, những đứt gãy đồng tạo rift đã được sinh thành từ giai đoạn Oligocene sớm tiếp tục hoạt động và hàng loạt đứt gãy thuận được hình thành ở cánh phía Đông, trong khi đó ở cánh phía Tây của khu vực bắt đầu xảy ra sự nén ép cục bộ mạnh mẽ và hình thành các đứt gãy nghịch cắm sâu vào khối móng granite làm cho các thành tạo được hình thành trong Oligocene sớm bị phá vỡ và uốn cong.
Ví dụ như ở mỏ Bạch Hổ gồm các loại bẫy : bẫy màn chắn kiến tạo, bẫy địa tầng (trong Oligocene), cấu tạo vòm (Miocene hạ)
ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG.
Các đá móng kết tinh ở bể Cửu Long được thành tạo trong một khoảng thời gian dài từ Triassic muộn đến Cretaceous muộn. Đá móng có thành phần không đồng nhất và đã bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều quá trình biến đổi hậu magma. Sự khác nhau về thời gian thành tạo cũng như về thành phần là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức độ biến đổi không đồng nhất của đá móng.
Kết quả của hai quá trình phá huỷ kiến tạo và hoạt động nhiệt dịch đã làm biến đổi sâu sắc tính chất thạch vật lý cũng như thành phần của đá móng. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các đặc tính thấm chứa của đá móng.
Các hoạt động kiến tạo là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi đá móng một cách sâu sắc mang tính toàn khu vực. Hoạt động kiến tạo ở bể Cửu Long xảy ra chủ yếu ở Mesozoic và tái hoạt động trở lại ở đầu Cenozoic.
Cường độ của các hoạt động kiến tạo có lẽ xảy ra mạnh nhất trong hai thời kỳ : một từ cuối Triassic đến cuối Cretaceous và một là thời gian tách giãn của móng để thành tạo rift (cuối Eocene và đầu Oligocene). Ở thời kỳ sau, những hoạt động kiến tạo bao gồm các chuyển động thẳng đứng, chuyển động ngang và chuyển động xoay quanh đã phân cách đá móng ra thành các khối khác nhau. Kết quả của những hoạt động này đã tạo ra hàng loạt các hệ thống đứt gãy phát triển theo phương Đông Bắc – Tây Nam và phương Đông – Tây. Nhiều hoạt động núi lửa đã xảy ra mạnh mẽ và rộng khắp.
Hậu quả các hoạt động kiến tạo nói trên đã làm cho đá móng bị nứt nẻ, đập vỡ và cà nát ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó các hoạt động kiến tạo cũng làm phát sinh, phát triển và tồn tại trong nhiều đá móng nứt nẻ các khe nứt phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên những khe nứt có hướng vuông góc với những đứt gãy chính ở mỗi khu vực là phát triển hơn cả.
Nhìn chung, những đới có cường độ nứt nẻ cao thường nằm trùng vào những đới có đứt gãy và phá huỷ lớn và cường độ nứt nẻ có xu thế giảm dần theo xu thế giảm của cường độ hoạt động đứt gãy.
Quá trình nứt nẻ, cà nát và vỡ vụn nói trên không làm thay đổi về thành phần nhưng làm thay đổi mạnh về cấu trúc, cấu tạo và đặc biệt về tính chất thạch vật lý của đá móng. Và do đó đã làm cho đặc tính thấm chứa của đá móng tốt hơn.
ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN.
Các kết quả nghiên cứu và thực tế tìm kiếm, thăm dò, khai thác cho đến nay ở bể Cửu Long đều đã kết luận rằng tầng chắn khu vực là tập sét kết biển chứa Rotalia có tuổi Miocene sớm. Do vào Miocene hạ, môi trường trầm tích chịu ảnh hưởng của hoạt động biển tiến nên trầm tích chủ yếu là bột, bột sét và sét. Và đặc biệt là tập sét Rotalite (chứa trùng lỗ Rotalia) phát triển mạnh cả về không gian và thời gian, chiếm hầu hết diện tích bể Cửu Long và trở thành màn chắn dầu lý tưởng. Trong khi đó, các tích tụ dầu khí trong các bẫy chứa đá móng ở các mỏ hầu hết được chắn bởi các tập sét tuổi Oligocene màu xám, xám đen có thành phần khác nhau và có chiều dày thay đổi và không có quy luật.
Yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm tính hiệu quả của tầng chắn là độ đồng nhất về thành phần và độ đồng trưởng thành của các tập sét Oligocene phủ trên móng tạo nên tầng chắn.
Đối với sự thành tạo tầng chắn có tuổi Oligocene và Miocene sớm thì các hoạt động kiến tạo sau Miocene sớm đóng vai trò chính. Bởi lẽ, trong Miocene trung, lún chìm khu vực vẫn tiếp tục từ Miocene sớm và có một pha nâng lên vào cuối thời kỳ này. Tiếp theo, từ Miocene muộn, sự lún chìm mạnh xảy ra ở Biển Đông và phần rìa của nó. Và cuối cùng là biển tiến rộng khắp dẫn đến khu vực Biển Đông nằm dưới mực nước biển.
Tầng chắn bao gồm các vật liệu sét thuộc các tướng trầm tích sau : sét biển, bưng, đìa, vũng, vịnh, đồng bằng ngập lụt, lòng hồ thuộc các môi trường sông ngòi, đồng bằng tam giác châu, lòng hồ.
Thời kỳ đồng tạo rift hình thành nên những tập sét thuộc môi trường hồ hoặc sét tràn bờ xen kẽ. Nhưng tập sét này phân bố không liên tục, chủ yếu là ở trung tâm địa hào.
Trong khu vực Đông Bắc, các tập sét chủ yếu hình thành trong môi trường lòng hồ, độ dày cao, vật liệu đồng nhất do lục địa đưa ra tạo nên một tầng chắn tốt cho móng và trầm tích Oligocene. Do đó khu vực Đông Bắc khả năng tìm thấy dầu chứa trong đá móng và đá chứa Oligocene tương đối cao.
Tầng chắn thuộc môi trường biển nông của bể Cửu Long được đánh giá là tốt hơn hẳn so với tầng chắn Oligocene, do hàm lượng sét cao đến 90 – 95%, vài nơi lên đến 100%. Thành phần chủ yếu là montmorilonite.
Trong bể Cửu Long, các thành tạo sét có chiều dày khá lớn của điệp Trà Tân và phụ điệp Bạch Hổ có diện phân bố khá rộng lớn. Chúng vừa có vai trò đá sinh dầu và tầng chắn có hiệu quả.
Tầng chắn là tập sét Rotalite có hàm lượng sét 90 – 95%, thành phần khoáng sét chủ yếu là montmorilonite. Đây là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí.
MỎ BẠCH HỔ.
Mỏ Bạch Hổ nằm ở giữa phần nâng trung tâm trũng Cửu Long, cách Thành phố Vũng Tàu 120 km về phía Đông Nam, chia làm 3 vùng : vòm Bắc, vòm Nam, vòm Trung Tâm.
Vòm Trung Tâm : là phần cao nhất của cấu tạo Bạch Hổ, đó là những địa luỹ lớn của phần móng, được nâng cao hơn so với vòm Bắc và vòm Nam.
Vòm Bắc : là phần phức tạp nhất của khối móng, được chia cắt bởi hệ thống đứt gãy chính của mỏ, tạo ra các bậc thang của vòm cấu tạo.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THÂN DẦU MÓNG MỎ BẠCH HỔ.
Quá trình hình thành cấu tạo :
Cấu tạo Bạch Hổ nói riêng và bồn trũng Cửu Long nói chung phát sinh và phát triển trên móng núi lửa – pluton tuổi Mesozoic muộn thuộc rìa lục địa tích cực. Trong Palaeozoic và Mesozoic sớm, bồn trũng Cửu Long trải qua chế độ hoạt hoá magma kiến tạo mang đặc trưng của rìa lục địa tích cực. Nhờ đó đã tạo nên vòng cung magma kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Quá trình hút chìm được hình thành rất mạnh theo chu kỳ được phản ánh trong sự hình thành phức hệ magma với nhiều pha tiêm nhập của khối nóng chảy. Kèm theo đó là hoạt động kiến tạo phá huỷ mạnh mẽ tạo nên những đới phá huỷ kiến tạo có phương cùng với phương của đới núi lửa pluton.
Trong phạm vi cấu tạo Bạch Hổ có ba phức hệ magma xâm nhập có tuổi khác nhau :
Phức hệ đá magma cổ nhất – phức hệ Hòn Khoai có tuổi thời kỳ Triassic muộn, tương ứng với đứt vỡ đầu tiên và phá huỷ của đại lục Pangea. Các thành tạo của phức hệ phân bố chủ yếu ở phần phía Đông của vòm Bắc với đặc điểm thành phần khoáng vôi kiềm. Phức hệ Hòn Khoai có thể được sinh ra trong sự hút chìm của mảng đại dương, dung dịch magma từ lớp thượng manti xuyên qua lớp thạch quyển và lôi kéo theo các sản phẩm nóng chảy của lớp vỏ trầm tích phía trên, do mất năng lượng sớm nên dung dịch magma kết tinh hạt mịn ở dưới sâu 30 - 40km (theo phân loại của Khain.V.N, và Lomise M.E).
Phức hệ Định Quán có tuổi thời kỳ Jurassic muộn, phân bố chủ yếu ở vòm Bắc dưới dạng từng đám nhỏ và gặp rải rác ở vòm Trung Tâm. Phức hệ magma này xuất hiện vào thời điểm tác động mạnh mẽ của các hoạt động kiến tạo với các quá trình tách giãn và di chuyển của các mảng. Các đá của phức hệ có thành phần khoáng vôi – kiềm chuyển sang kiềm – vôi. Phức hệ Định Quán có thể được sinh ra trong giai đoạn cuối của quá trình hút chìm của mảng đại dương, dung dịch magma acid yếu Định Quán được dâng lên từ phần dưới của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở độ sâu không lớn : 20 – 25km (đặc trưng bởi tính không đồng nhất các thành phần của phức hệ).
Phức hệ Cà Ná có tuổi Cretaceous muộn tương ứng với thời kỳ va chạm mạnh của các mảng thạch quyển (tạo thành vành đai magma dọc theo rìa Đông mảng Đông Nam Á). Các thành tạo của phức hệ phổ biến toàn cấu tạo, đặc biệt tập trung ở vòm Trung Tâm. Tính ưu thế về thành phần kiềm của khoáng vật cho thấy phức hệ được sinh ra trong giai đoạn tắt dần hoạt động của đới hút chìm và phát triển vỏ lục địa với sự có mặt của các đới tách giãn. Dung dịch magma acid Cà Ná xuất hiện từ phần trên của lớp vỏ cố kết lục địa và kết tinh ở độ sâu nhỏ : 15 – 20km.
Đi kèm với các xâm nhập là các hoạt động phun trào núi lửa tạo nên các đai mạch gabbro, toleit – basalt, andesite…
Hoạt động kiến tạo trong suốt giai đoạn này không chỉ phá huỷ các phức hệ đá magma mà còn tạo ra các hệ thống nứt nẻ trong nó. Tuy nhiên vào cuối giai đoạn này, hầu hết chúng vẫn còn đặc sít với cường độ nứt nẻ thấp.
Kết thúc giai đoạn tạo móng trước Cenozoic là quá trình nâng lên của vùng chi phối bởi sự dâng lên của quyển mềm.
Palaeocene
Hầu hết đá móng vẫn còn ở cận mặt đất và quá trình phong hoá chỉ diễn ra dần dần ở những khối nhô ra. Hoạt động kiến tạo trong giai đoạn này đã tạo ra những đứt gãy mới hướng Đông Bắc – Tây Nam, các nứt nẻ liên quan và vài thể tường cắt qua các đới yếu. Hầu hết các nứt nẻ, đứt gãy, đới dăm kết xuất hiện trong đá móng mỏ Bạch Hổ vào thời kỳ này đều bị bít chặt do sự lấp đầy các khoáng vật thuỷ nhiệt.
Eocene – Oligocene
Vỏ lục địa bị thoái hoá mạnh do tách giãn và sụt lún hình thành hàng loạt các địa luỹ, địa hào, xảy ra quá trình phá huỷ các vùng núi cao và trầm tích các vật liệu dạng molas ở các địa hào hẹp.
Quá trình xoay dịch của khối vào Eocene đã nâng khối đá móng mỏ Bạch Hổ lên mặt đất. Khi phần trên của móng lộ trên mặt đất, chúng bị xói mòn và phong hoá mạnh mẽ bởi các quá trình vật lý, hoá học, bao gồm quá trình thoát trọng, bóc mòn và hình thành một lớp phong hoá có hàm lượng sét cao, có bề dày khác nhau. Các khoáng vật không ổn định bị hoà tan. Từ nứt nẻ hình thành nên những hang hốc mới, đồng thời các nứt nẻ, hang hốc có trước được mở rộng hơn. Ở phần dưới của đá móng, vật liệu cơ học và hoá học tích tụ dọc theo các nứt nẻ, hang hốc có trước qua sự ngấm xuống dưới của nước khí quyển. Kết quả là làm gia tăng độ rỗng và độ thấm ở những đới cao hơn và cũng làm giảm ở những đới thấp hơn trong đá móng.
Quá trình tách giãn sau đó tiếp tục phát triển làm cho vỏ lục địa lún chìm sâu hơn, hoạt động sụt lún mạnh dần từ Tây Nam lên Đông Bắc trong phạm vi bồn trũng Cửu Long. Hình thành basalt đới trầm tích kế tiếp nhau : từ tam giác châu chịu ảnh hưởng của sông hồ đến đới trung gian và cuối cùng là đới tam giác châu chịu ảnh hưởng nhiều của biển chứa vật chất hữu cơ Sappropen, đó là nguồn gốc tạo nên tập đá sinh dầu Damolisap. Riêng ở mỏ Bạch Hổ, biên độ sụt lún thay đổi với chiều dày phía Đông lớn hơn phía Tây cấu tạo.
Cuối Oligocene, đá móng mỏ Bạch Hổ lại được nâng lên lần nữa do lực nén ép đã tạo ra đứt gãy chờm nghịch chuyển dịch lớn cắt ngang qua đá móng. Sự phá huỷ này đã tạo nên những nứt nẻ có cường độ mạnh nhất ở vòm Trung Tâm. Chính những đứt gãy này và các đới dăm kết liên quan đã chuyển đổi đá móng mỏ Bạch Hổ thành đá chứa có tiềm năng. Ở phần nhô cao, các quá trình phong hoá biến đổi đá vẫn tiếp diễn. Quá trình sụt lún nhanh sau đó đã bao bọc đá móng bằng trầm tích mịn hạt tạo nên tầng chắn hữu hiệu.
Hoạt động phun trào magma cũng xảy ra vào thời kỳ này, các thể tường liên quan đến quá trình phong hoá yếu hoặc không bị phong hoá cũng chính là những tầng chắn trong đá móng.
Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và bất chỉnh hợp ở nóc trầm tích Oligocene đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift.
Miocene – hiện tại
Sự thay đổi chế độ kiến tạo từ tách giãn sang oằn võng đã dẫn đến sự hình thành lớp phủ mở rộng và kề gối lên các tập đồng tách giãn Oligocene. Các hoạt động đứt gãy đã giảm nhưng phun trào núi lửa vẫn xảy ra ở một số nơi.
Cuối Miocene sớm : được đánh dấu bằng biến cố biển tiến mạnh với sự thành tạo tập sét biển chứa Rotalia rộng khắp, tạo nên tầng đánh dấu địa tầng và tầng chắn tuyệt vời cho cấu tạo.
Miocene giữa : môi trường biển đã ít ảnh hưởng hơn, môi trường dòng sông tái thiết lập, trầm tích được tích tụ trong điều kiện ven bờ. Cuối Miocene giữa và đặc biệt cuối Miocene muộn, cấu tạo bị nâng lên chút ít song vẫn nằm trong xu hướng là lún chìm và bị chôn vùi.
Hiện tượng tái hoạt động trong quá trình oằn võng ở thời kỳ này của các đứt gãy là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy quá trình dịch chuyển hydrocarbon vào bẫy.
Pliocence – Đệ Tứ : là thời gian biển tiến rộng lớn, trầm tích có chiều dày lớn, có tính ổn định gần như nằm ngang trên các thành tạo trước.
Quá trình hình thành tính chất thấm chứa.
Với đặc tính thấm chứa nguyên sinh, đá móng được xem là không có triển vọng chứa dầu khí. Tuy nhiên những biến đổi thứ sinh của đá móng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tính chất thấm chứa của chúng. Sự hình thành cấu trúc không gian rỗng trong đá móng là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố địa chất khác nhau, bao gồm các quá trình biến đổi chính sau:
Quá trình co nén thể tích khi magma đông cứng.
Quá trình biến đổi do hoạt động kiến tạo.
Quá trình biến đổi do hoạt động nhiệt dịch.
Quá trình biến đổi do các hoạt động ngoại sinh.
Các quá trình này ở những mức độ khác nhau đã tạo nên độ rỗng trong các đá móng. Tuy nhiên, chỉ có các hoạt động kiến tạo và hoạt động nhiệt dịch mới đóng vai trò đáng kể trong quá trình hình thành không gian rỗng ở các đá móng.
Quá trình co nén thể tích khi magma đông cứng.
Do tốc độ nguội lạnh không đều nên từ ngoài vào trong thường tạo thành các khe nứt, vi khe nứt, vết rạn thẳng đứng và nằm ngang và đặc biệt nhiều ở lớp vỏ ngoài. Ở cấu tạo mỏ Bạch Hổ, độ lỗ rỗng của granite thường lớn hơn hẳn so với các đá khác. Do mất khí và hơi nên hình thành các lỗ hổng.
Quá trình biến đổi do hoạt động kiến tạo.
Có thể nói rằng những biến đổi của đá móng đều là kết quả của các hoạt động kiến tạo diễn ra mạnh mẽ trong khu vực, trong đó vòm Trung Tâm bị biến đổi sâu sắc nhất. Hoạt động kiến tạo xảy ra vào thời Jurassic – Cretaceous và kết thúc vào Miocene giữa mà thời kỳ mạnh nhất là Cretaseuos và sau đó là Oligocene. Các đứt gãy và các đới nứt nẻ được thành tạo cùng với các quá trình tạo rift. Các chuyển động kiến tạo nâng hoặc chuyển dịch ngang vào cuối Eocene – Oligocene muộn thường tạo các đứt gãy, các đới vỡ vụn vò nhàu, cà nát dọc theo đứt gãy. Dưới tác dụng của hoạt động kiến tạo thường phần trên bị phá huỷ nứt nẻ nhiều hơn. Ở vòm trung tâm các đứt gãy chính có hướng Đông Bắc – Tây Nam. Ở đây vì mật độ khe nứt, đứt gãy và vi khe nứt cao nên mức độ phá huỷ vỡ vụn của các đá lớn. Do đó, các chuyển động kiến tạo dẫn đến hình thành hàng loạt các kênh dẫn chất lưu và tăng độ thấm. Ở mỏ Bạch Hổ có 2 hệ thống đứt gãy chính : Đông Bắc – Tây Nam và Đông – Tây. Số lượng đứt gãy phá huỷ kiến tạo nhiều nhất được tìm thấy ở tầng móng và trầm tích Oligocene. Người ta chia ra các đứt gãy ra thành các loại : đứt gãy trước Cenozoic, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thuy7871t ki7871n t7841o m7841ng c417 ch7871 hnh thnh bi7875n .doc