Khóa luận Tìm hiều di tích đình Triều Khúc

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH

1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại

1.1.1. Vị trí địa lý

1.1.2. Lịch sử làng Triều Khúc

1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.

1.1.4. Truyền thống văn hoá

1.1.5. Truyền thống cách mạng

1.2 - Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Triều Khúc

1.2.1. Vị thần được thờ

1.2.2. Đình Triều Khúc qua các thời kỳ lịch sử

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU KHÚC

2.1. Gía trị kiến trúc - nghệ thuật Đình Triêu Khúc

2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng

2.1.1.1. Cảnh quan môi trường

2.1.1.2. Bố cục mặt bằng

2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc

2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc

2.2. Lễ hội Đình Triều Khúc

2.2.1. Phần Lễ

2.2.2. Phần Hội

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH

3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích

3.1.1. Văn bản quốc tế

3.1.2. Văn bản Việt Nam

3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật

3.3. Phát huy tác dụng

KẾT LUẬN

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiều di tích đình Triều Khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật chủ yếu là của thời Nguyễn. Bên trong đình, chính giữa gian lớn nhất có bức hoành phi đề “Thánh cung vạn tuế” trong bốn khung riêng biệt. Viền khung là một đường diềm kết bởi văn xoắn dưới các dạng khác nhau. Bao xung quanh khung trên đỉnh hoành phi là một đôi rồng lớn chầu mặt trời, đi sau là phượng. Rồng được làm đầu rời hẳn ra với những đao đuôi nheo lớn, hai đao mắt bay về phía trước như râu cá trê, mũi sư tử dữ dằn, trán lạc đà, mắt quỷ. Thân rồng ba khúc, hai chân trước bành ra hai bên, bám lấy thành của bức hoành phi. Hai chân sau, một chân bám mây phía trước, một chân đạp ra phía sau, đuôi rồng xoắn lại. Phượng làm đầu quá to so với thân, cánh hợp bởi những lông lớn riêng biệt. Phượng đang trong tư thế múa. Dải hai bên hoành phi chạm rồng chạy xuống, ngóc đầu lên chầu vào theo kiểu chạm tròn. Dưới rồng là một cành sen thân uốn lượn, trên có hai hoa đang nở, một lá sen úp trở thành mai Rùa, đầu Rùa ngóc lên cuốn thuỷ, từ đó chạy vào giữa chân đế của hoành phi là một đường diềm kiểu chân quỳ dạ cá. Y môn trái làm đơn giản bao quanh một bức hoành phi. Phía trên là những ô được chạm nổi hình phượng, bát bửu, mặt trời. Hai bên là long mã, phía dưới là rồng chầu mặt hổ phù. Phía trong là y môn chạm trúc hoá long chầu vào bông hoa cúc được cách điệu thành mặt trời. Hình thức chạm khá đẹp. Ở hai góc cũng là hoa lá, đó là trúc hoá phượng, mai hoá lân, phía dưới là cánh sen hóa rùa. Đây là một mảng chạm thủng khá đẹp và sáng tạo, với phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Phía dưới bức hoành phi ở cửa ngăn cách với hậu cung bao gồm những xà, những mảng chạm, những đao mác thuộc nghệ thuật thế kỉ thứ XVII. Ở hai cửa bên phía trên đỉnh của võng cũng có những rồng, đao của thế kỷ thứ XVII (đao mác nổi lên chủ yếu ở đầu mũi, nhiều đao mác nhỏ). Rất tiếc ngôi đình không còn nhiều mảng chạm thế kỉ XVII nhưng một phần dấu vết mảng chạm trên đã giúp cho ta khẳng định ngôi đình có từ lâu đời, ít nhất là từ thế kỉ thứ XVII. 2.1.2.5. Hậu Cung. Hậu cung của ngôi đình mang tính chất sâu lắng nhất, đó là nơi thờ tự chính của ngôi đình nó thể hiện tính chất thâm nghiêm nhất trong tổng thể kiến trúc của di tích. Hậu cung của đình Triều Khúc gồm ba gian dọc được làm nối liền với gian giữa đại đình thành kiểu kết cấu hình chữ đinh (). Bộ khung mái hậu cung được làm đơn giản kiểu kèo cầu xà nách. Nghệ thuật chạm khắc trang trí chủ yếu là bào trơn kẻ soi. Hậu cung đình được làm kín đáo, phía trước mở các cửa gỗ, phía trong bài trí bàn thờ, đồ thờ tự và là nơi đặt long ngai bài vị thành hoàng của làng . Bộ cửa của gian hậu cung làm kiểu bức bàn có 5 ô: 2 ô lớn và 3 ô nhỏ. Mỗi cánh cửa của 3 ô nhỏ đều chạm vân xoắn, trung tâm là một hoa cúc mãn khai cách điệu. Ô lớn được trổ thủng kiểu hàn thư, hai con rồng chạm thủng trong tư thế ngóc đầu lên, đuôi xoắn, ở dưới có bốn khung thể hiện bốn cây tứ quý. Đi từ trái sang ô thứ nhất là Cúc - Trúc, ô thứ hai là Tùng – Mai, ô thứ ba là Cúc – Trúc. Nhìn chung bố cục cân đối chắc chắn, đường nét uyển chuyển mềm mại gần gũi với tự nhiên nhưng ý nghĩa tâm linh vẫn được đẩy lên khá cao, trong đó cúc là biểu tượng của dương khí, sức mạnh, trí tuệ. Trúc là biểu hiện của quân tử, ngay thẳng, những chí nhân. Trong cách chạm trổ người nghệ nhân đã chú ý dến những nét khúc khuỷu và tạo được sự gợi cảm khá cao. Bức y môn của toà hậu cung cũng chạm thủng và chia ô. Ô giữa là cuốn thư và hoa cúc. Người ta nhận thấy rằng có một đầu rồng chui vào chính giữa cuốn thư rồi ngóc lên khiến cho hệ thống hoa cúc này đã hoá thân thành rồng. Hai ô bên chạm thủng hình lân, đường ngăn chia của ba ô là những trụ lửng. Đầu trụ lửng là những lãng quả với những quả thiêng như: na, phật thủ, đào…. trong ý nghĩa cầu hạnh phúc. Đường diềm của bức y môn cũng chạm thủng hoa cúc dây, phía dưới của nó cũng là những lãng quả. 2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc Tồn tại cho đến nay, ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật, đình Triều Khúc còn lưu giữ được một khối lượng di vật đồ sộ với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau. Các di vật này mang giá trị lịch sử văn hoá cao, đây còn là nguồn tư liệu quí cho việc tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của một làng quê truyền thống . 2.1.3.1. Các di vật bằng gỗ: - Ngai thờ (trong hậu cung) Hai đầu tay ngai chạm rồng, sáu cột đỡ tay ngai kiểu con tiện có rồng cuốn, phần thân ngai chạm thủng đề tài: Đôi rồng chầu mặt trời, phía trên và phía dưới có hai đường diềm cánh sen, cuốn thư. Bốn chân quỳ chạm đầu rồng, các lèo ở chân chạm nổi mặt hổ phù. Toàn bộ ngai phủ sơn son thiếp vàng .Ngai có niên đại thế kỉ XIX Bức thánh vị đặt trên ngai cũng bằng gỗ chạm trổ, trang trí các đề tài rồng chầu mặt nguyệt, cánh sen hoa lá. Gỗ phủ sơn son thiếp vàng. Bức thánh vị mang phong cách nghệ thuật trang trí của thế kỉ XIX. Kích thước: Cao: 105 cm, rộng ngang tay ngai: 66 cm. - Sập thờ: Qua gian thờ chính là một nơi khác, tại hàng cột phía sau giáp với hậu cung. Ở gian này có một bục bằng gạch, chiều cao của bục cách nền là 60 cm. Trên bục này có một cái sập gỗ cũ, sập kiểu chân quỳ, các chân cột được tạo kiểu đầu rồng. Kích thước của sập là 180 x 140 cm, chiều cao: 40 cm. Sập có niên đại thế kỷ XX. - Nhang án (ở toà phương đình) Nhang án mặt vuông, có lan can bao quanh mặt được chạm thủng đề tài rồng, miệng phun nước. Thân nhang án thắt eo, trang trí đề tài tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Bốn chân cao, chạm nổi đề tài mặt hổ phù, bốn góc phía trên của chân chạm mặt hổ phù ngậm lá. Nhang án có niên đại thế kỷ XX. Kích thước: Cao: 150 cm; Dài: 130 cm; Rộng: 130 cm. -Kiệu rước: Hiện nay trong đình còn lưu giữ được ba cỗ kiệu lớn được chạm khắc công phu với đề tài chủ yếu là rồng, mây. Kiệu được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Kiệu phần trên có long đình vuông, bốn mặt trang trí trổ thủng với đề tài: Phượng, rồng, lân, hoa chanh bốn cánh, hoa văn nền gấm chữ vạn. Đỉnh chóp có bông sen, bốn gờ mái chạm rồng. Phần các mặt có các diềm trang trí cành trúc và cánh sen. Phần đế kiệu bốn góc có gắn lan can chạm thủng đường triện. Vai và các đường nối chân chạm hồi văn chữ “nhân”, phượng, hoa chanh, đôi rồng chầu mặt nguyệt và các đường triện móc. Kiệu có hai đòn khiêng, đầu đòn được chạm rồng, kiệu phủ sơn son thiếp vàng. Phong cách chạm khắc, trang trí thuộc thế kỉ thứ XIX. Kích thước của kiệu: Cao: 230 cm; Dài: 113 cm ; Rộng: 113 cm; Tay đòn dài: 267 cm. -Hoành phi câu đối: Ở trong đình Triều Khúc có 18 bức hoành phi, trong đó có bốn bức được khảm trai ghi “Công tham tạo hoá”- Nghĩa là công ngang trời đất. Và 32 câu đối bằng gỗ. Trong đó có 5 đôi câu đối lòng máng được khảm trai, nội dung ngợi ca công đức của Phùng Hưng. Chúng tôi xin phiên âm dịch nghĩa một số hoành phi và câu đối tiêu biểu ở đình Triều Khúc theo thứ tự: + Đôi câu đối viết phía trước hai cột to ở gian giữa toà Đại Đình: Phiên âm : Trừ hung thảo nghịch cương trúc chính Phục nghĩa phù nhân thốn kỉ minh. Dịch nghĩa : Dẹp trừ thù địch ,gây nền móng Làm việc nghĩa nhân sáng tỏ lòng . Phiên âm : “Dực chuẩn” phân khư khai chính thống “Hư ngưu” bỉnh tích tập dư uy. Dịch nghĩa : “Dực chuẩn”riêng đôi mở mang thêm bờ cõi “Hư ngưu” vết cũ, sửa lại, uy có thừa. + Đôi câu đối mặt trong cột ngoài: Phiên âm : Bắc thử thần thanh khai Việt điện Đô quân đỉnh địch tiệt thiên thư Dịch nghĩa : Trừ Bắc mở mang bờ cõi Việt Kinh đô vững mạnh ý do trời. + Đôi câu đối gian bên trái toà Đại Đình: Phiên âm : Vạn cổ sơn hà ngưng chính thống Bách vương tự chật bửu sùng lung. Dịch nghĩa : Muôn thủa non sông tràn khí mạnh Trăm vua ngưỡng mộ kính yêu người. + Đôi câu đối gian bên phải toà Đại Đình: Phiên âm : Phụ mẫu tôn xưng truyền việt sử. Sĩ dân ái đới biến Giao Châu. Dịch nghĩa : Sử việt tôn sùng là bố mẹ “Giao Châu” dân sĩ đội ơn ngài . + Hoành phi trước Nhang án: Phiên âm : Kiệt xuất đế vương Dịch nghĩa : Ngài tài của các bậc đế vương . + Hoành phi phía sau Nhang án: Phiên âm : Thánh cung vạn tuế . Dịch nghĩa : Đức Thánh muôn năm + Hoành phi bên trái toà Đại Đình: Phiên âm : Đản thông nguyên hậu Dịch nghĩa: Ngài là một vị đứng đầu các bậc đế vương + Hoành phi bên phải toà Đại Đình: Phiên âm : Chương tín triệu dân Dịch nghĩa: Làm sáng rõ điều tin của nhân dân. + Hoành phi trên hai cột cái bên phải toà Đại Đình: Phiên âm : Liễm phúc tích dân Dịch nghĩa: Thu lại cái phúc cho nhân dân. + Hoành phi gian giữa hàng cột thứ ba toà Đại Đình: Phiên âm : Dân kĩ khang nghệ Dịch nghĩa: Người tài mạnh của nhân dân + Hai đôi câu đối ở hàng cột thứ hai toà Đại Đình: Phiên âm : Tại thượng tinh linh chỉ sích tử viên long hướng nhân Tông tiến phụng sự tôn hoàng đan trục phượng thư lai Dịch nghĩa : Ánh sáng hào quang, cung vua rồng chầu trên đã định . Đền xưa rực rỡ, phụng thờ, phượng múa, chốn tôn nghiêm Phiên âm : Tập bạo huấn công tồn việt sử Tuân cứu đại nghĩa tự “Đường lâm” Dịch nghĩa: Dẹp giặc công to còn sử Việt Trừ thù nghĩa lớn tự “Đường lâm” + Hai đôi câu đối ở hàng cột thứ ba, giân giữa toà Đại Đình: Phiên âm : Tích triệu Đường lâm dịch diệp cơ cứu khai thánh thuỵ Danh tuỳ quốc sử lịch triều pha cổn biẻu thần từ . Dịch nghĩa :Dấu tích “Đường lâm”nối nghiệp cha ông nên bậc thánh Ghi tên quốc sử các triều phong tặng đấng hiền thần . Phiên âm : Đường lâm tứ hải văn võ thánh thần quang đế đức . Hán lĩnh thiên thu miếu thân hiền lợi lạc cảm dân tâm Dịch nghĩa :“Đường Lâm” bốn bể văn võ một nhà ,sáng ngời đức thánh “Núi Hán”nghìn năm người hiền lập miếu vui sướng lòng dân. + Đôi câu đối ở gian ngoài hậu cung: Phiên âm : Đế vưong tự hữu chân phúc thọ Đường lâm thiên cổ tích Đình đài trùng chí hy đại năm Khải Định nhị niên đông Dịch nghĩa:Dấu tích ngàn xưa “Phúc thọ Đường lâm” đức vua sinh trưởng Mùa đông hai năm “Khải Định” lên ngôi ta sửa lại đình. -Tượng ngựa : ở toà đại đình hiện nay còn có hai con ngựa lớn bằng gỗ, “Bạch Mã” và “Hồng Mã”, có đầy đủ cả yên cương, cả yếm, có lọng che. Tượng ngựa ở tư thế đứng thẳng, hai chân trước và hai chân sau hơi nhún. Thân ngựa cao thon, tai ngựa dựng đứng hướng về phía trước, mặt ngựa dài, hơi dẹt. Ở trán có hai mắt hình quả trám, bờm ngắn, mũi hếch cao. Ngựa được đặt trên một cỗ xe có bốn bánh để di chuyển được. Kích thước hai tượng ngựa : -Cao từ đỉnh đầu đến chân trước :185 cm -Dài từ đầu đến công là :150 cm -Rộng hông là : 33 cm -Rộng vai là : 85 cm -Chân trước cao : 85 cm -Chân sau cao : 120 cm -Mở giữa hai chân : +Độ mở chân trước là :55 cm +Độ mở chân sau là : 59 cm -Chân đế cao . Dưới có 4 bánh xe -Rộng :90 cm -Dài :180 cm Niên đại của ngựa thuộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Tượng Hạc thờ: Trước ban thờ chính là hai tượng hạc gỗ. Hạc được tạc với tư thế đứng trên lưng rùa. Hai đầu của hạc quay vào nhang án với một vẻ tôn nghiêm, thành kính. Hạc được tô hai mầu khác nhau là mầu đỏ và mầu trắng .Trong đó cẳng chân dưới đỏ, hai cánh đỏ, mỏ đỏ. Hạc trong tư thế ngậm hoa sen có lẽ là chịu ảnh hưởng của phật giáo. Đầu hạc nhỏ thon, mắt mở to đầu có mào, cổ hạc dài cong vươn cao, cổ có bờm bay ra phía sau. Mình nhỏ thon, ngực nở cánh to áp sát vào mình, đuôi dài. Hạc có mầu đỏ đứng trên lưng rùa. Về mặt ý nghĩa Hạc cũng như phượng biểu trưng cho sự thanh cao, trường tồn, đầu đội công lý và đức hạnh, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là cỏ cây, chân là đất. Hạc tượng trưng cho dương, còn Rùa biểu hiện của âm. Vì vậy âm dương đối đãi biểu tượng cho sự bền vững sự phát triển, cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người. Kích thước của Hạc: + Cao : Từ lưng Hạc đến lưng Rùa là :160 cm Từ đầu Hạc đến lưng Hạc là :70 cm +Dài : Từ chóp đuôi đến ức là :95 cm Chiều dài cánh là : 85 cm Dài mỏ là : 40 cm Chiều dài của các tua phía sau gáy Hạc là 15, 25 , 30 cm +Rộng : Thân Hạc rộng :30 cm Dày lưng là :35 cm Kích thước của rùa : Cao 25 cm, rộng 60 cm, mai rùa dài 75 cm. Dài từ chóp mũi đến chóp đuôi là 90 cm Niên đại của Hạc và Rùa là vào đầu thế kỉ XX. 2.1.3.2. Các di vật bằng sứ: Hiện nay trong đình Triều Khúc còn lưu giữ được 11 bát hương sứ và khá nhiều lọ hoa, choé, nậm ..... Bát hương ở nhang án gian đại đình có thân hình trụ, giữa thân và đế có thắt eo, vành đế choãi ra phía ngoài, men màu trắng viền quanh miệng có đường chỉ màu lam, phần thân có lưỡng long chầu nguyệt, dưới có băng sóng nước, vành chân đế vẽ lá cây, với kích thước: + Cao : 25 cm + Đường kính miệng: :28 cm +Đường kính đế : 30 cm 2.1.3.3. Các di vật bằng đồng: Đình Triều Khúc mới đúc một quả chuông đồng vào năm 2000. Qoai chuông đúc đôi rồng đấu lưng rồng theo phong cách Nguyễn muộn, đuôi xoắn, tóc xoã. Thân chuông hình trụ, thượng thu hạ thách, được chia tám ô ngăn cách bởi các đường chỉ nổi. Bốn ô phía trên, các góc tạo thành hình con dơi cách điệu bởi các đường triện. Bốn ô phía dưới trang trí nổi đề tài tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng. Xung quanh chuông có bốn núm nổi hình hoa cúc. Kích thước: Cao :72 cm Đường kính thân: :28 cm Đường kính chân :38 cm. 2.1.3.4. Các di vật vật bằng giấy: Trong di tích đình Triều Khúc hiện nay còn lưu giữ 11 đạo sắc phong: 1.Cảnh Hưng thập tứ niên thất nguyệt nhị thập lục nhật (1783) 2.Gia Long cửu niên bát nguyệt nhị thập nhất nhật (1810) 3.Minh Mệnh nhị niên thất nguyệt thập ngũ nhật (1821) 4.Thiệu Trị nhị niên bát nguyệt sơ thất nhật (1842) 5.Thiệu Trị nhị nguyên cửu nhật sơ cửu nhật (1842) 6.Tự Đức tam niên thất nguyệt sơ tam nhật (1850) 7.Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật (1880) 8.Đồng Khánh nhị niên thất nguuyệt sơ thất nhật (1887) 9.Thành Thái thập tam niên thập nhị nguyệt thập ngũ nhật (1901) 10.Duy Tân tam nguuyên bát nguyệt bát nhật (1909) 11.Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật (1924) 2.2. LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU KHÚC Như chúng ta đã biết, lễ hội được gắn liền với di tích. Di tích lịch sử –văn hoá và lẽ hội không thể tách rời bởi nó là hai loại hình văn hoá song đôi, tuy hai mà là một và mang nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam “có tích mới dịch nên trò”, Ở những di tích càng đậm đặc sự tích thì hội càng lớn .Nếu biết tôn trọng bản chất sâu sắc của lẽ hội, kế thừa được tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc ấy sẽ mang dấu ấn đậm của lịch sử. Di tích là dấu hiệu và truyền thống ấy kết tinh lại ở vật chất cụ thể như: Mái đình, cây đa ...Còn lễ hội là cái hồn, nó truyền tải tinh thần đến cuộc đời. Nói đến lễ hội truyền thống của người Việt Nam là nói đến phong trào văn hoá làng - hội làng. Người dân Việt Nam trước đây chủ yếu là nông dân và sống trong làng. Hầu như làng nào cũng có hội, không gian môi trường diễn ra hội là phạm vi trong làng, dân làng đi hội vào đám, trẩy hội làng, rước thần thánh trong khu vực làng, mỗi làng có một hội riêng. “Trống làng nào làng ấy đánh Thánh làng nào làng ấy thờ” Qua thời gian lễ hội trở thành truuyền thống ăn sâu vào tâm thức của người Việt. Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hoá cấp cao và toàn diện của người nông dân. Lễ hội phản ánh cái đẹp và hướng tới cái đẹp, một cái đẹp toàn diện được coi là “lý tưởng” của một cuộc sống “mẫu mực ngày thường cần hướng tới. Về nội dung thì lễ hội đề cao cái đẹp của những vị thần được tôn thờ, những anh hùng văn hoá và anh hùng chiến trận. Thông qua các nghi lễ và vai trò diễn lễ hội đề cao tinh thần yêu nước, yêu lao động của nhân dân ta ..... Lễ hội là nơi thi thố tài năng nghệ thuật. Nhìn chung sự tập hợp những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đã tạo cho lễ hội truyền thống một diện mạo sinh động, hết sức hấp dẫn đối với mọi người thuộc mọi lứa tuổi, mọi giai tầng, mọi nhóm xã hội trong làng và cả nước. Về hình thức, bất kỳ là sự vật hay con người tham gia vào lễ hội đều phải được biểu thị theo phương thức thẩm mỹ. Chẳng hạn các nghi trượng, hương án, bài vị, cờ quạt ..... đều được sơn son thiếp vàng hoặc có mầu sặc sỡ tạo nên không khí vừa trang nghiêm vừa đẹp đẽ. Và nét nổi bật của lễ hội là sự tôn nghiêm, cung kính là nét bao trùm lại nổi lên cái hài, xuất phát từ đặc điểm lạc quan thích vui nhộn và thích hài hước của ngườì nông dân. Chúng ta có thể thấy rằng lễ hội cổ truyền là một loại hình văn hoá, có thể nói là một loại tác phẩm văn hoá của dân tộc Việt, là nhu cầu không thể thiếu được trong tư duy, trong đời sống tinh thần của nhân dân nhất là của nông dân trong văn hoá nông nghiệp. sau một năm một nắng hai sương lao động miệt mài trên đồng ruộng, người nông dân dành ra những khoảng thời gian để thờ phụng thần linh. Đồng thời cũng để nghỉ ngơi và vui chơi với những ngày lễ hội truyền thống của mình. Lễ hội còn được coi là những “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng các loại hình nghệ thuật. Lễ hội hỗn dung các tầng văn hoá của tộc người và các yếu tố văn hóa của các tộc người trong tiến trình lịch sử. Lễ hội đã bảo lưu, nuôi dưỡng và phát triển nhiều truyền thống văn hoá của cộng đồng các làng xã. Lễ hội là chỗ dựa tinh thần của người nông dân, thể hiện quan điểm đối với cái đẹp và khát vọng vươn lên của họ. Lễ hội bao gồm hai phần là phần “ Lễ ” và phần “ Hội ”. Khái niệm về “Lễ” mà chúng ta đang bàn tới ở đây là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung và với Thành Hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rãy những khó khăn mà bản thân họ còn bất lực. Hội là phần phát triển nối tiếp với lễ, nó liên quan nhiều tới các hoạt động vui chơi nghệ thuật của quần chúng nhân dân. Hội thường thiên về các mối quan hệ giữa người với người. Hội thường không bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp tuổi tác mà nó là sự vận động hối hả liên tục của các trò diễn, trò chơi. Vì lẽ đó lễ hội chính là điểm sáng, hội tụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc của mỗi dân tộc. Lễ hội được mở ra không chỉ là sự chiêm tưởng, sự vui chơi, giải trí của người dân sau những ngày lao động mệt nhọc mà trong sâu thẳm tâm hồn ,lễ hội xuất phát từ sự tồn tại và phát triển của cả làng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng giai đoạn . Lễ hội đình Triều Khúc : Cũng giống như nội dung chính ở các lễ hội dân gian truyền thống khác thuộc Đồng bằng sông hồng, lễ hội làng Triều Khúc tôn thờ đức “Bố Cái Đại Vương”, ngoài phần tế lễ nhằm tưởng niệm và ca ngợi công đức của Thánh còn có các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. 2.2.1. Phần Lễ: Thường niên cứ đến ngày 9/1 Tết âm lịch là lễ hội được bắt đầu, nhưng công việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành vào những ngày trong tháng chạp để bầu ra ban tổ chức và những người tham dự vào việc tế lễ. Các cụ già trong làng thì lau các đồ dùng tế lễ và các đồ thờ, còn thanh niên thì cắm cờ, rẫy cỏ, tu sửa lại quang cảnh. Cứ hai năm tiểu lễ thì có một năm đại lễ. Tiểu lễ thì rước sắc bằng long đình, còn đại lễ rước phong mũ áo bằng kiệu bát cống . Một nghi lẽ truyền thống được cử hành vào lúc 14h ngày 9/1. Đó là lễ nhập tịch, ngụ ý xin phép thánh thần để dân làng vào đám. Sau đó thì rước kiệu từ Đại đình lên đình thờ sắc để phong mũ, phong y cho ngài. Trình tự đội rước : Đi đầu là hai người cầm cờ (cờ tổ quốc và cờ úa ) Những người cầm đại đao . Vài người cầm tàn, tán, lọng. Đi sau đội mũ cầm tàn, tán, lọng là có hai người khiêng trống và một người đánh trống. Những người trong đội hình rước cứ theo nhịp trống mà đi nên gọi là người “thủ hiệu”có người vác lọng để che cho thủ hiệu . Có hai người khiêng chiêng và một người đánh chiêng cũng được che lọng Nhũng người vác đồ “bát bửu”. Những người cầm cờ long đình . Những người khiêng long đình (có hòm sắt và lưu hương). Rước kiệu long đình rất được coi trọng. Trước long đình là một trống khẩu chấp hiệu, do cụ già giữ để dẫn đường cho long đình. Trước và sau long đình đều có quạt che. Gươm cẩn 10. Kiệu (có khung để phong mũ áo cho ngài và để tượng trưng cho ngài ngồi trên kiệu) 11. Phường đồng văn: Nhạc gõ, thanh la ... và có cảnh múa “Sinh tiền” và “Con đĩ đành bồng”. Đi tiếp là các cụ cao tuổi trong làng (cụ Cửu, cụ Bát, cụ Thất ) nhân dân trong làng và khách thập phương đến dự . Sáng ngày 10/1, ngày hội chính, dân làng tiến hành tế lễ mừng ngày Phùng Hưng lên ngôi vua. Ngoài ra, mặt trận tổ quốc và nhân dân làm lễ dâng hương ; các cụ Bát, cụ Cửu cùng hội đồng công đức sửa lễ . Ngày11/1 cụ Thất cũng sửa lễ . Đến 8h sáng ngày 12/1 thì tế .Tế là lễ diễn ra với một hình thức nghiêm ngặt và được tổ chức theo một quy mô hoành tráng . Cuộc tế gồm một hệ thống nghi lễ khá chặt chẽ .Trong cuộc tế có phần đại tế và phần lễ túc trực. Trong việc tế phải có người đứng ra làm chủ tế. Ông chủ tế được gọi là “ Mạnh bái”. Ngoài ra còn có hai đến bốn người bồi tế ,và một người Đông xướng, một người Tây xướng ,hai người nội tán, từ mười đến mười hai người chấp sự. Những người tham gia cuộc tế sự do các ông cai ,cụ thủ từ làng trông coi việc đền, đình ở làng, xã đã định cư lâu đời. Ông cai làng là người con cả của làng, được giữu chức cai trong một kỳ từ hai dến ba năm, khi được tín nhiệm với dân xã có thể tăng thêm giá nữa. Ngoài ra, các cụ trong hội đồng khánh tiết hàng năm còn chọn cử những người trai đinh phục vụ vào viẹc tế “Thành Hoàng”, phải là một người con trai trong một gia đình chuẩn mực ,không thấp kém về kinh tế đối với mọi người dân trong làng xã. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu song toàn và hoà thuận, không làm điều gì sai trái với tập tục và không vi phạm pháp luật hiện thời ...có thể nói đây là đại diện cho một nhân cách toàn vẹn của làng xã . Chủ tế đứng “Mệnh bái”mang trọng trách tế lễ “Thành hoàng”.Còn các cụ bồi tế đứng dưới chủ tế trông theo chủ tế mà làm lễ .Buổi tế còn có hai người “Đông xướng và tây xướng”đứng trước hai bên “hương án tiền”;chẳng hạn ông ở bên đông xướng “Khởi chinh cổ” ,ông bên tây lại xướng “Nhạc sinh khởi”,(khai mạc buổi tế mọi người trong cuộc tế cứ theo lời người xướng mà làm).Ví dụ: Khi xướng “cư soát tế vật” thì một vị chấp sự cầm đèn (nến) đi theo chủ tế xem xét lại mọi lễ vật tế tần hôm đó. Xướng : “Chấp sự giá các tư kỳ sự” ,thì mọi người tham dự buổi tế đã được phân công trước phải chú ý mà theo lời xướng .Xướng : “Nghệ quán tẩy sơ” (chủ tế và chấp tế đến chỗ rửa tay )...chấp sự là những người đứng ở hai bên cạnh hương án, phụ trách việc dâng hương, dâng rượu chuyển chúc về việc tế lễ “Thành Hoàng” ,phải làm đủ thủ tục ba lễ gọi là “Sơ hiến tế, á hiến tế , trung hiến tế” ... Nhìn chung ,ta có thể thấy được cuộc tế mang dáng dấp của một “Nghi lễ thiết triều”(thiết triều của nhà vua) thủa thời phong kiến .Bởi lẽ, người ta cho rằng: (Thành hoàng như một ông vua) ở địa phương nên việc tế lễ cũng cần phải có nghi thức trang trọng. Các bước tiến hành trong một cuộc tế diễn ra dưới sự dẫn dắt của người xướng tế. Khởi đầu người xướng tế hô : 1. Khởi chinh cổ : Đánh trống và đánh chiêng . 2. Nhạc công cử nhạc. 3. Chấp sự giả các tư kỳ sự :Tất cả chủ tế và hành tế xếp hàng hai bên chuẩn bị tế . 4. Hành lễ đi xuống thẳng . 5. Bồi tế quan trực vị :Các ông bồi vào ghế thứ tư . 6. Tế chủ tựu vị : Ông chủ tế vào chiếu thứ ba 7. Củ soát lễ vật :Hai cháp sự cầm cây nến đưa vào nội diện xem lễ vật đủ chưa .Đi ra chủ tế vào chiếu vị (chiểu thứ ba ) ,hai chấp sự về đẳng . 8. Quán tẩy nghệ quán tẩy :Chủ tế về đẳng . 9. Quán tẩy rửa tay 10. Thuế quân: bao khô 11. Nghệ hương án tiền :Hai chấp sự cầm cây nến dãn chủ tế vào cửa nhang án .Chủ tế vào giữa đứng ,hai hành lễ cầm ống hương và ống hạp đứng hai bên . 12. Quỵ :Ông chủ tế quỳtheo đưa ống hương và ống hạp .Ông chủ tếvái xong để lên hương án .Hai chấp sự và hành lễ ra đẳng . 13. Phượng hương :Cụ Từ châm hương cắm vào bát và đốt trầm 14. Phủ phục :Ông chủ vái đứng lên 15. Bình thân lễ phục vi: Ông chủ tế chiếu vị 16. Bình thân lễ nghinh thần cúc cung bái :Lễ bốn lễ . 17. Bình thân hành sơ hiến lễ :Tuần đầu 18. Nghệ tửu tôn sở: Chủ và lễ về đẳng . 19. Tôn tửu gia cử mịch : Một nội tán mở nắp đài ,chủ tế hoặc ông đọc văn rót rượu . 20. Chước tửu :Rót rượu . 21. Nghệ hương án tiền:Hành lễ dẫn chủ tế đến cửu hương án chủ tế vào trước, hai hành lễ hai bên. 22. Quỵ :Chủ tế quỳ ,hai hành lễ cùng quỳ đưa đài rượu chủ tế vái lại đưa cho hành lễ đứng lên . 23. Tiền tước :Tất cả hành lễ dâng đài rượu . 24. Hiến tước:Chủ tế quỳ trước hương án ,hành lễ dẫn rượu vàp nội điện, xong rồi đi ra đẳng. 25. Phủ phục :Chủ tế vái một vái đứng lên 26. Bình thân phục vị: Chủ tế xuống chiếu một 27. Độc chúc nghệ độc chúc vị : Chủ tế lên chiếu một 28. Chuyển chúc : Một chấp sự vào chuyển văn ra và độc một văn. 29. Quỵ giai quỵ : Chủ tế và hai chấp sự chuyển và độc cộng bồi tế quỳ đưa văn, chủ tế vái đưa cho người đọc. 30. Độc chúc : Người đọc xong lại đưa cho chủ tế vái đưa lại người chuyển để lên hương án. 31. Phủ phục : Chủ tế và bồi tế vái, đứng lên lễ hai lạy. 32. Bái hưng, bái hưng. . Bình thân phục vị : Chủ tế về chiếu vị. . Bình thân hành á hiến lễ nghệ tửu tôn sở : Chủ ở chiếu vị đi xuống đẳng, lễ hiến rượu lần hai. . Tửu tôn giả cử mịch : một chấp sự mở nắp đài rớt rượu. . Nghệ đại vương thần vị tiền : Chủ tế và chấp sự dâng đài rượu dẫn vào cửa nhang án, chủ vào giữa đứng nghiêm. . Quỵ : Chủ quỳ và hai chấp sự quỳ theo. . Tước tiến : Đưa đài rượu chủ vái. . Hiến tước : Chấp sự dâng đài rượu lên cao dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvh01 (7).doc
Tài liệu liên quan