MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU. . . 1
I. Lý do ch ọn đề tài . . . 1
II. Lị ch sử nghiên cứu đề tài . . . 3
III. Mục đích nghiên c ứu đề tài . . . 3
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài . . 3
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. . 4
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu . . 4
VII. Gi ả thuyết khoa học của đề tài . . 4
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . . 4
IX. Phương pháp nghiên cứu . . . 4
X. Dự ki ến nộ i dung công trình . . . 5
XI. Kế hoạch triển khai . . . 6
PHẦN II: NỘI DUNG . . . 7
Chương 1: Một s ố vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 7
1.1. Ý nghĩa . . . 7
1.2. Nhi ệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . . 8
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của trẻ. . . 9
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động . . . 10
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh . . . 10
1.3. Nội dung và phương pháp giáo d ục thể chất cho trẻ mẫu giáo. 11
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh . . 11
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn . . . 13
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ . . . 14
1.3.4. Sự phát triển vận động . . . 16
1.3.5. Chế độ sinh hoạt c ủa trẻ ở trường mẫu giáo . . 17
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể ch ất cho trẻ m ẫu giáo ở một s ố
trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội . . 20
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian . . 21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên . 22
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, ki ểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non . . 22
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên . . 24
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên . 24
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục th ể chất cho trẻ mẫu giáo . . . 25
2.3. Thực trạng thực hi ện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . . . . 25
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo d ục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non . . 27
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻmẫu giáo. . . 27
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo . 29
2.4.2 .1. Thực trạng đảm bả o chế độ sinh hoạt h ợp lý. 29
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn . . 31
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ . . 34
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động . . 36
2.5. Thực trạng về sự phối h ợp gi ữa gia đình, nhà trường và địa phương
về công tác giáo d ụ c mầm non . . . 39
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất c ủa trẻ mẫu giáo. 41
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp . . 44
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 44
3.2. Gi ải pháp . . . 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 47
1. Kết lu ận . . . 47
2. Kiến nghị . . . 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . 51
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 24802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhanh, ngủ sâu vào những giờ giấc đã định
cho giấc ngủ.
Muốn vậy, khi tổ chức cho trẻ ngủ chúng ta cần lưu ý những công việc
sau:
Trƣớc khi ngủ:
+ Vệ sinh phòng ngủ nhằm loại trừ tối đa những kích thích bên ngoài.
Phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, có diện tích phù hợp, phòng ngủ cần thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ đảm bảo lưu thông không khí tốt,
hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ. Các trang thiết bị trong phòng ngủ có kích
thước phù hợp, sạch sẽ, an toàn với trẻ.
+ Không cho trẻ ăn quá no, vận động quá nhiều, uống các chất kích thích
trước khi ngủ.
+ Cho trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
Trong khi ngủ:
Giáo viên phải có mặt theo dõi quá trình ngủ của trẻ: tư thế, nhiệt độ, độ
ẩm, không khí, ánh sáng, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết khi xảy
ra. Ví dụ: trẻ quấy khóc, đau bụng, trẻ bị sốt… Trẻ có thể thay đổi các tư thế
(ngửa, nghiêng…) vài lần trong một giấc ngủ. Khi trẻ ngủ, không được kéo
chăn chùm kín đầu, không được nằm sấp úp mặt vào gối, không được nằm cả
người lên gối.
Sau khi ngủ:
+ Chỉ cho trẻ thức dậy khi đã ngủ đủ giấc. Cho trẻ dậy và đi vệ sinh cá
nhân một cách trật tự, nề nếp, cho trẻ vận động nhẹ nhàng, ăn bữa phụ.
+ Do sự khác biệt cá nhân mà nên cho trẻ ngủ và thức dậy theo nhóm mà
không nên làm đồng loạt. Tốt nhất là rèn luyện cho trẻ tự mình thức dậy trong
vòng 30 - 45 phút.
16
1.3.4. Sự phát triển vận động
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang
phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các
nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động cũng
giống như nước trong ao tù”; “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài
nhi là do thiếu vận động” [7]. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng:
phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần
kinh thực vật thường kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị
hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Ngoài ra, những trẻ “đói vận động” còn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu
đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp (qua các kết quả điều tra cho
thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn
trẻ bình thường 20%).
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở
mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy, khi lập
chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những
cơ sở sau:
Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng
thú với trẻ.
– Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan
trong cơ thể.
– Cùng với việc dạy trẻ dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải
chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
– Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ
nhàng, chính xác.
17
– Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động,
thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
Trong đó, trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp
dẫn trẻ em và có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ bản và sự phối
hợp các vận động ấy.
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trƣờng mẫu giáo
Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng
thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có
kết quả. Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển
tính độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói
quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
Chế độ sinh hoạt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những
đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và điều
kiện sinh hoạt quyết định.
– Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, được
sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường
sống.
– Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động
trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ
tuổi. Ví dụ: trẻ từ 1-5 tháng ăn 6 bữa trong ngày; trẻ từ 5-12 tháng ăn 5 bữa
trong ngày; trẻ từ 12-72 tháng ăn 4 bữa trong ngày. Thay vào đó khoảng thời
18
gian giữa các bữa ăn lại tăng lên theo lứa tuổi: từ 3.5 đến 4 giờ và 4.5 giờ một
lần.
– Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ
ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh
quá sức đối với trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều để tạo thói
quen, nề nếp cho trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp đối
với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng
của từng trẻ: với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng
cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non cần phải chia trẻ
thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế
độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ
dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của
trẻ là ăn ngủ, vui chơi, dạo chơi, học tập, lao động… Các hoạt động này được
phân định rõ ràng trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thờ i gian khác nhau
theo lứa tuổi.Chế độ sinh hoạt của trẻ được chương trình chăm sóc giáo dục
do Bộ giáo dục - đào tạo ban hành cụ thể như sau:
19
TT Nội dung
Thời gian
Bé Nhỡ Lớn
1 Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh 1h15 1h15 1h
2 Các tiết học 30ph 1h 1h20p
3 Hoạt động ngoài giờ 50ph 30ph 30ph
4 Trò chơi sáng tạo 50ph 50ph 50ph
5 Vệ sinh ăn trưa 1h 50ph 40ph
6 Ngủ trưa 2h50ph 2h50ph 2h40ph
7
Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều (ăn xế
chiều)
50ph 40ph 30ph
8
Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan chiều thứ
bảy)
50ph 1h 1h10ph
9 Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ 1h20ph 1h20ph 1h20ph
Việc thực hiện chế độ sinh hoạt không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi em
cần có sự linh hoạt thích đáng. Có thể xê dịch thời gian biểu ở mức độ cần
thiết. Chẳng hạn, khi trẻ đang quá ham chơi và mệt mỏi, thì có thể kéo dài
thời gian chút ít, nếu cần ngủ sớm hay dậy sớm khi có yêu cầu, một số trẻ suy
dinh dưỡng cần ăn bữa bổ sung…
20
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số
trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
Trường mầm non Mai Đình A và trường mầm non Tiên Dược là hai
trường mầm non đầu tiên được vinh dự đón nhận là trường chuẩn quốc gia ở
khu vực Sóc Sơn - Hà Nội. Hai trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy
tốt, chăm sóc tốt của huyện và đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, chất
lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục thì
giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục
mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các
trường đặc biệt quan tâm, lưu ý. Và để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng giáo dục
thể chất cho trẻ trong các trường mầm non tôi đã sử dụng phương pháp điều
tra bằng phiếu điều tra kết hợp với phương pháp quan sát quá trình nuôi dạy
trẻ của giáo viên mầm non trong hai trường mầm non: Trường mầm non Mai
Đình A và trường Trường mầm non Tiên Dược thuộc khu vực Sóc Sơn - Hà
Nội.
Đối tƣợng điều tra: Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp mẫu giáo.
Phạm vi điều tra: 2 trường mầm non thuộc khu vực Sóc Sơn - Hà Nội:
Trường mầm non Mai Đình A.
Trường mầm non Tiên Dược.
Tổng số phiếu phát ra: 24 phiếu, trong đó Trường mầm non Mai Đình A
là 12 phiếu và Trường mầm non Tiên Dược là 12 phiếu.
Số phiếu thu về: 24 phiếu.
Kết quả nhƣ sau:
21
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
Để điều tra thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi với nội dung như
sau:
Cơ sở vật chất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục thể chất, theo cô
điều kiện cơ sở vật chất trong trường có đáp ứng được nhu cầu giáo dục thể
chất cho trẻ không?
A. Có
B. Chưa đáp ứng đủ
C. Không
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô hãy đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24
21/24
(87.5%)
3/24
(12.5%)
0
Theo kết quả điều tra, khoảng 87.5% giáo viên cho rằng cơ sở vật chất của
trường đáp ứng được nhu cầu giáo dục thể chất cho trẻ. 12.5% ý kiến còn lại
cho rằng cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giáo dục thể
chất cho trẻ.
Qua quan sát thực tế tôi thấy: Nhà trường đã xây dựng trường, lớp xanh,
sạch đẹp, an toàn và thân thiện. Trường lớp thoáng mát, khang trang và sạch
sẽ, đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Xung quanh trường trồng nhiều cây
cảnh được chăm sóc thường xuyên, bố trí phù hợp, đẹp mắt và an toàn cho
trẻ. Trường có đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho trẻ và cán
bộ nhân viên trong trường. Nhà trường đã xây dựng được bếp ăn đảm bảo vệ
22
sinh, chất lượng an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi lớp học
đều có nhà vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị vệ sinh phù
hợp cho trẻ. Nhà trường có khuôn viên sạch sẽ, thoáng mát, có góc thiên
nhiên rất thích hợp với những buổi đi dạo ngoài trời, những tiết học môi
trường xung quanh cho trẻ đồng thời góp phần cung cấp nguồn rau sạch cho
trẻ hàng ngày. Đặc biệt, trường mầm non Tiên Dược đã xây dựng được sân
khấu ngoài trời phục vụ những buổi sinh hoạt, biểu diễn, hội hè cho trẻ và
giáo viên.
Mặc dù, cơ sở vật chất không gian của trường khá khang trang, sạch sẽ
nhưng do số lượng trẻ đến trường khá đông nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
của trẻ. Số lượng trẻ một lớp khoảng 50-60 trẻ nên việc chăm sóc giáo dục
của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Mỗi lớp có từ 2-3 giáo viên
nhưng nhiều lúc chưa thể hướng dẫn, chỉ bảo được từng trẻ. Do số lượng trẻ
đông như vậy nên thường xuyên phải tách lớp thành 2 nhóm để thay phiên
nhau học tập và vui chơi, nhà trường đã có sự đầu tư về trang thiết bị cơ sở
vật chất song vẫn còn thiếu, trẻ vẫn phải dùng chung đồ dùng đồ chơi của
nhau. Nhà trường vẫn chưa xây dựng được phòng tập thể dục, phòng âm nhạc
riêng, các thiết bị phục vụ cho quá trình vui chơi của trẻ như nhà bóng, đu
quay, cầu trượt… còn ít. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giáo dục thể chất của trẻ mầm non.
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non
Để điều tra thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi với nội dung như
sau:
Theo cô cán bộ quản lý đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản
lý, chỉ đạo công việc chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non chưa?
23
A. Tốt
B. Chưa tốt
C. Không tốt
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô hãy đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24
20/24
(83.3%)
4/24
(16.7%)
0
Theo kết quả trên cho thấy, khoảng 83.3% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý
đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo công việc chăm sóc
giáo dục trẻ trong các trường mầm non. 16.7% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý
chưa làm tốt được công việc đó. Qua mấy tháng thực tập, tôi thấy rằng cán bộ
quản lý đặc biệt là hiệu trưởng các trường đã rất chú trọng đến việc chỉ đạo,
kiểm tra giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. Cán bộ quản
lý ở sở, phòng giáo dục đào tạo do hạn hẹp về thời gian nên chưa có điều kiện
kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các nhiệm vụ giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo
dục mầm non một cách thường xuyên, sát sao. Nhiều lúc kiểm tra còn chưa
triệt để và đôi lúc còn mang tính hình thức. Trong quá trình chỉ đạo, kiểm tra
vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như cơ sở vật chất và nguồn kinh phí
đầu tư còn hạn hẹp; nhận thức cũng như trình độ của giáo viên vẫn còn một số
những hạn chế nhất định… nên chất lượng giáo dục mầm non chưa cao. Nhà
trường đã và đang nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non.
24
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên
Qua bảng thống kê về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên - nhân viên trong
các trường tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên
Tên trường Số lượng giáo viên
Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp
MN Mai Đình
A
14
5/14
(35.7%)
3/14
(21.4%)
6/14
(42.9%)
MN Tiên Dược 17
6/17
(35.3%)
3/17
(17.6%)
8/17
(47.1%)
Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và
trên chuẩn trở lên theo quy định của Nhà nước đối với giáo viên mầm non.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động, hăng hái tham gia các
phong trào dạy tốt, chăm sóc tốt mà ngành đưa ra. Đội ngũ giáo viên đoàn
kết, thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ của
nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non. Số lượng giáo viên trình độ Đại học của trường mầm non
Mai Đình A là 5 chiếm 35.7%, trường mầm non Tiên Dược là 6 chiếm 35.3%,
tỷ lệ này ở cả 2 trường còn thấp và chủ yếu là Đại học tại chức. Tỷ lệ giáo
viên trình độ Cao đẳng không cao, ở trường mầm non Mai Đình A chiếm
21.4% và trường mầm non Tiên Dược là 17.6%. Phần lớn giáo viên mầm non
trong trường đều ở trình độ Trung cấp, tỷ lệ này chiếm trên 40% ở các trường.
Để khắc phục hạn chế này, các trường luôn tạo điều kiện và khuyến khích
giáo viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng
đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
25
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo
Để điều tra vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi:
Bàn về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non, có những ý kiến sau:
A. Rất cần thiết
B. Cần thiết
C. Không cần thiết
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24
22/24
(91.7%)
2/24
(8.3%)
0
Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn về
sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Trong đó, 91.7% ý kiến
cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết. Nhận thức được điều đó nên
các nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ luôn được giáo viên thực
hiện một cách khá đầy đủ, nghiêm túc.
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
Trong các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ thì nhiệm vụ nào là quan trọng
nhất (1) và cô đã thực hiện được các nhiệm vụ nào (2)?
26
A. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài
hoà cho trẻ.
B. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận
động.
C. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ
sinh.
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng cho ý (1) và đánh
dấu (+) cho ý (2).
Bảng kết quả như sau:
Bảng 5: Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
Tổng số phiếu Ý
Ý kiến
A B C
24
(1) 24/24 (100%) 0 0
(2) 22/24 (91.7%) 12/24 (50%) 17/24 (70.8%)
Từ bảng số liệu trên, tôi thấy tất cả các giáo viên đều đặt nhiệm vụ bảo vệ
tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà cho trẻ
lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của nó mà hơn 90%
các giáo viên đã thực hiện được tốt nhiệm vụ này. Cùng với việc thực hiện
nhiệm vụ thứ nhất thì hai nhiệm vụ còn lại cũng luôn được giáo viên quan tâm
thực hiện nhưng kết quả còn chưa cao. Do khả năng nhận thức của trẻ có hạn
nên trẻ chưa hiểu được hết ý nghĩa của các hoạt động hàng ngày cũng như
những thói quen, nề nếp và những kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh. Vì vậy, giáo dục
nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh chỉ đạt
70.8%. Đặc biệt hệ cơ, xương của trẻ còn non yếu, khả năng vận động còn
27
hạn chế, thiếu độ chính xác, nhịp nhàng và ổn định vì thế mà giáo viên còn
gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản
và những phẩm chất vận động cho trẻ. Do vậy, kết quả các giáo viên thực
hiện nhiệm vụ này còn thấp chỉ đạt 50%.
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho
trẻ mẫu giáo trong các trƣờng mầm non
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu
giáo
Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã sử dụng những câu hỏi với nội dung
sau:
Câu 1: Giáo dục kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ gồm các nội dung sau:
A. Vệ sinh thân thể
B. Vệ sinh quần áo
C. Vệ sinh ăn uống
D. Vệ sinh môi trường
Cô đã thực hiện được những nội dung giáo dục nào, xin cô đánh dấu (X) vào
đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 6a: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu
giáo
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24
17/24
(70.8%)
15/24
(62.5%)
24/24
(100%)
16/24
(66.7%)
Theo bảng kết quả trên, tôi thấy các giáo viên đã chú ý thực hiện đầy đủ
các nội dung giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ trong đó
28
việc tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống vẫn được chú trọng hơn cả
(100%). Khoảng 70% giáo viên tổ chức, hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể và có
hơn 60% giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh quần áo, giữ gìn môi trường
sạch sẽ.
Theo thực tế quan sát, tôi thấy hầu hết tất cả các trẻ đã hình thành được
một số kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cơ bản như: rửa tay trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh, ăn xong biết súc miệng, biết đi vệ sinh đúng nơi quy
định, chơi xong biết cất đồ chơi, không vứt rác bừa bãi ra lớp học, không
nghịch bẩn đất cát… Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục kỹ năng,
kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của thực
trạng này là do số lượng trẻ còn đông (50-60 trẻ/lớp), trẻ hiếu động thích nô
đùa chạy nhảy nên nhiều lúc giáo viên không thể hướng dẫn được toàn bộ các
trẻ. Bên cạnh đó, nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa ý thức được hết tầm
quan trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh ấy nên hầu hết ở độ
tuổi mẫu giáo bé việc vệ sinh cho trẻ đều do giáo viên tự làm cho trẻ. Để hình
thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen tốt cho trẻ đòi hỏi một quá trình lâu dài
cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, sự ân cần chỉ bảo của giáo viên thì mới
đạt được kết quả cao.
Câu 2: Cô đã thực hiện việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh
cho trẻ ở mức độ nào?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Đôi khi
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 6b: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu
giáo
29
Số lượng phiếu
Ý kiến
A B C
24 17/24 (70.8%) 7/24 (29.2%) 0
Như vậy có khoảng 70% các giáo viên đã tổ chức thực hiện hướng dẫn trẻ
hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh một cách thường xuyên,
liên tục. Có khoảng 30% số giáo viên còn lại thực hiện nội dung này còn chưa
thường xuyên. Số giáo viên này hầu hết là các cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu
giáo bé vì các cô cho rằng khả năng nhận thức, vận động của trẻ còn non yếu
nên nhiều khi giáo viên chưa tổ chức, hướng dẫn trẻ thường xuyên. Vì vậy,
những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh của trẻ còn hạn chế. Ví dụ: Một
số trẻ còn xé vụn giấy ra sàn nhà, vứt đồ chơi quanh lớp, ăn uống còn rơi vãi
nhiều, rửa tay còn làm ướt quần áo… Các giáo viên cần quan tâm tổ chức
hướng dẫn trẻ hơn nữa để hình thành những thói quen tốt cho trẻ.
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo
2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Để điều tra thực trạng này, tôi sử dụng những câu hỏi với nội dung sau:
Câu 1: Theo cô nhà trường đã đảm bảo việc xây dựng và thực hiện một chế
độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ chưa?
A. Đảm bảo
B. Chưa đảm bảo
C. Không đảm bảo
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 7a: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Số lượng phiếu
Ý kiến
A B C
30
24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0
Theo kết quả điều tra cho thấy, khoảng 87.5% ý kiến cho rằng chế độ sinh
hoạt được xây dựng và thực hiện hoàn toàn phù hợp với trẻ. 12.5% số ý kiến
còn lại cho rằng chế độ sinh hoạt của trẻ vẫn chưa được đảm bảo, khi tổ chức
thực hiện vẫn còn một số sai sót, chưa đảm bảo. Theo thực tế quan sát, tôi
thấy rằng nhà trường đã xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp đặc
điểm tâm lý, sinh lý, giáo dục và thực tiễn xã hội ở địa phương.
Các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, ăn ngủ, nghỉ ngơi của
trẻ được tổ chức thực hiện một cách chu đáo và đầy đủ. Việc ăn uống của trẻ
luôn được các giáo viên quan tâm chú ý. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù
hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi, đảm bảo cung
cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
cũng luôn được đảm bảo. Ngoài ra, việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ cũng được
chuẩn bị khá chu đáo từ việc vệ sinh phòng ngủ đến việc quan sát theo dõi trẻ
trong quá trình ngủ. Chế độ vận động của trẻ được thực hiện khá thường
xuyên với nhiều hình thức khác nhau như: tập thể dục buổi sáng, tham quan,
dạo chơi, các trò chơi vận động… Tuy nhiên, giáo viên mỗi lớp thực hiện chế
độ sinh hoạt cần có sự linh hoạt, phù hợp với mỗi lớp và từng cá nhân trẻ.
Chẳng hạn, với những trẻ biếng ăn, trẻ ăn chậm giáo viên cho trẻ ngồi riêng
một bàn và cho trẻ ăn trước các trẻ khác; những trẻ yếu thời gian ngủ có thể
dài hơn một chút… Mặc dù, các giáo viên đã thực hiện chế độ sinh hoạt của
trẻ một cách khá nghiêm túc, đảm bảo giờ nào việc ấy nhưng khi thực hiện
còn gặp một số khó khăn như giáo viên phải chia lớp làm hai nhóm, một
nhóm học trước và một nhóm học sau; khi ăn nhiều trẻ còn làm rơi vãi thức
ăn, chưa ăn hết suất; tổ chức cho trẻ vận động còn ít chưa hiệu quả… Vì vậy,
nhà trường cần khắc phục những khó khăn trên nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục cho trẻ trong các trường mầm non.
31
Câu 2: Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ có các nội dung sau:
A. Tổ chức cho trẻ ăn
B. Tổ chức cho trẻ ngủ
C. Tổ chức cho trẻ chơi
D. Tổ chức cho trẻ học tập
E. Tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục
Theo cô những nội dung nào có liên quan nhiều đến giáo dục thể chất cho trẻ,
xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 7b: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D E
24
23/24
(95.8%)
22/24
(91.7%)
22/24
(91.7%)
19/24
(79.2%)
21/24
(87.5%)
Từ bảng kết quả trên, tôi thấy hầu hết tất cả giáo viên đều đánh giá rất cao
vai trò của tất cả các nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với sự
phát triển thể chất của trẻ mầm non. Trong đó, nội dung được đánh giá cao
nhất là tổ chức cho trẻ ăn (95.8%), tiếp theo là tổ chức cho trẻ ngủ và vui chơi
(91.7%), tiếp sau nữa là tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục (87.5%)
và tổ chức hoạt động học tập cho trẻ (79.2%). Mỗi một hoạt động đều đóng
một vai trò nhất định đối với việc phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, các hoạt
động trong ngày của trẻ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp
với chức năng cơ thể và môi trường sống, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói
quen, nề nếp cho trẻ.
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Để điều tra thực trạng này, tôi sử dụng những câu hỏi sau:
32
Câu 1: Theo cô nhà trường đã xây dựng và thực hiện được thực đơn phù hợp
với trẻ chưa?
A. Đảm bảo
B. Chưa đảm bảo
C. Không đảm bảo
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 8a: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C
24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội.pdf