Lạm phát và tăng trường kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đối với Việt Nam thì lạm phát luôn là

vấn đề đáng quan tâm, mặc dù trong năm

2012 lạm phát có xu hướng giảm về một

con số là 6,81% và đến năm 2014 lạm phát

đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn chục

năm qua (dự kiến là dừng lạm phát ở mức

dưới 5%). Tuy nhiên, lạm phát giảm ở mức

không phù hợp dẫn đến giảm phát; điều này

mới nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng lại là bóng

ma đang đe dọa cả nền kinh tế? Các nhà

kinh tế rất e sợ khi người dân có thể mua

được nhiều hàng hóa hơn với một số tiền

không đổi? Nhưng khi lạm phát quay trở lại,

doanh nghiệp và người dân sẽ ngừng chi

tiêu. Từ đó, bóp nghẹt người đi vay vì các

khoản nợ trở nên khó thanh toán hơn, đây

cũng là yếu tố từng làm cho nhiều quốc gia

dẫn đến suy thoái kinh tế và Việt Nam cũng

đã vậy. Lúc này, lạm phát lại được xem

như “chiếc phao cứu sinh” cho các nhà

hoạch định chính sách. Vậy lạm phát đối

với nền kinh tế Việt Nam bao nhiêu là vừa

phải? Đây là một câu hỏi khó cho các nhà

hoạch định chính sách. Hiện nay lạm phát

dao động xung quanh 5%, thấp hơn tăng

trưởng kinh tế; ở mức này giúp ổn định

kinh tế vĩ mô, nhưng mặt trái là các doanh

nghiệp đang dựa vào vốn của ngân hàng,

nếu quản lý lạm phát chặt quá thì là khó

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp, dẫn đến hoạt động kinh

doanh của các ngân hàng cũng khó theo.

Năm 2014, là năm đầu tiên sau hàng chục

năm lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế,

vui chưa mấy, nhưng lỗi lo đã ập tới. Vấn

đề lạm phát trong mối quan hệ với tăng

trưởng sẽ còn rất dài. Bởi những yếu tố bất

ngờ của lạm phát và cách tính toán tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn được

quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu từ lý

luận đến thực tiễn.

pdf7 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lạm phát và tăng trường kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 31 LAÏM PHAÙT VAØ TAÊNG TRÖÔÛNG KINH TEÁ ÔÛ VIEÄT NAM THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP Leâ Vaên Haûi Tröôøng Ñaïi hoïc Ngaân haøng thaønh phoá Hoà Chí Minh TÓM TẮT Lạm phát có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế, xã hội tùy theo mức độ của nó. Ở Việt Nam, lạm phát mấy năm gần đây có xu hướng giảm, song vẫn cao hơn tăng trưởng kinh tế. Lạm phát ở Việt Nam diễn biến thất thường. Tỷ lệ lạm phát gia tăng và biến động thất thường trong giai đoạn 2007 – 2013 đã tác động xấu đến tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế. Để kiểm soát được lạm phát, Nhà nước cần xác định các chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế phù hợp trong từng thời kỳ cụ thể, tác động vào cung tiền tệ, mở rộng cầu tiền tệ, sử dụng hiệu quả các công cụ chính của chính sách tiền tệ. Từ khóa: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tiền tệ * 1. Đặt vấn đề Lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Khi ở mức vừa phải, lạm phát có thể là động lực để nền kinh tế phát triển. Lạm phát quá cao cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo Keynes, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát thì tăng trưởng kinh tế cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát mang dấu dương. Theo chủ nghĩa trọng tiền (đại diện là Milton Fredman), lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng kinh tế. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát sẽ xảy ra, nếu giữ cung tiền ổn định thì tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm giảm lạm phát. Về lý thuyết, các nhà kinh tế học đưa ra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế không phải một chiều mà có sự tác động qua lại. Muốn tăng trưởng kinh tế cao thì phải chấp nhận lạm phát, mối quan hệ này không tồn tại mãi. Một lúc nào đó, lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, khi tăng trưởng kinh tế đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà là kết quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế. Lạm phát luôn là một vấn đề nóng bỏng từng ngày, từng giờ và thay đổi liên tục, khi thì ổn định, khi giảm xuống hoặc bùng nổ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, lạm phát luôn là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan tâm. Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 32 Không riêng gì các quốc gia có nền kinh tế phát triển (như Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Pháp, Anh) mà đối với mọi quốc gia trên thế giới thì vấn đề lạm phát luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế. Đối với Việt Nam cũng vậy, nền kinh tế đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát. Vấn đề đặt ra là nếu lạm phát thấp thì tăng trưởng kinh tế chậm, còn lạm phát cao thì sẽ chứa đựng những mầm mống khó lường trong tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy, cái khó hiện nay mà mỗi quốc gia đang đối mặt là duy trì mức lạm phát thế nào là hợp lý trong từng điều kiện cụ thể. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát luôn là một bài toán khó mà những nhà kinh tế cần phải tìm lời giải. Lạm phát thể hiện trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế thông qua các nội dung: sự phân phối lại thu nhập, của cải giữa nhóm người khác nhau và những biến động về giá tương đối, sản lượng của những hàng hóa khác nhau và việc làm đối với nền kinh tế nói chung. Cụ thể là thông qua quan hệ của lạm phát và lãi suất, lạm phát và thu nhập, lạm phát và đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, là vấn đề của mọi thời đại và của mọi nền kinh tế thị trường. Khi lạm phát xuất hiện thì sẽ có những câu hỏi đặt ra: lạm phát tác động đối với nền kinh tế ở mức nào thì tốt, mức nào thì xấu? Những nguyên nhân gây nên lạm phát? Để kiểm soát lạm phát thì cần phải có những chính sách điều hành nền kinh tế ra sao và hiệu quả của những chính sách đó. Một chính sách điều hành kinh tế tốt thì lạm phát trở thành động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ; ngược lại khi một chính sách điều hành kinh tế không tốt làm cho lạm phát tăng cao ở mức không kiểm soát được (3 hoặc 4 chữ số), làm cho nền kinh tế cũng ở trong tình trạng không kiểm soát được, giá cả tăng vọt, lưu thông tiền tệ rối loạn, đồng tiền mất giá thê thảm, đời sống người lao động điêu đứng gây nên những hậu quả khó lường cho nền kinh tế xã hội. Ở Việt Nam đã trải qua những thời kỳ lạm phát tới 3, 4 chữ số. Khi đó giá cả tăng lên chóng mặt. Chẳng hạn, năm 1983, một khách hàng gửi hai sổ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổng mức tiền gửi là 270 đồng - tương đương với hai chỉ vàng thời đó. Sau 31 năm, khách hàng đó rút toàn bộ với số tiền cả gốc và lãi là 4.835 đồng. Số tiền này chưa đủ mua một mớ rau muống ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước... Việc nhiều người khác nữa gửi tiết kiệm, mua công trái trong thời điểm đó, do nhà nước huy động tiền trong dân để xây dựng đất nước. Nhiều năm sau đó, đồng tiền mất giá tới mức, những năm 90 của thế kỷ trước, có hẳn một chiến dịch thu mua lại trái phiếu với giá rẻ như bèo. Việc đổi tiền theo phương thức 10 đồng nhận một đồng và tốc độ lạm phát vẫn tiếp tục phi mã thời đó đã khiến tiền mất giá, các tờ công trái chẳng còn giá trị. Đó là hậu quả của những cơn lạm phát với tốc độ 3, 4 chữ số. 2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (2007 – 2013) Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát là hai chỉ số kinh tế quan trọng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà hoạch định chính sách cũng như của người dân. Một chính sách kinh tế điều hành tốt sẽ giữ được nền kinh tế ở mức lạm phát thấp (vừa phải), tăng trưởng cao; ngược lại, một chính sách điều hành không hiệu quả sẽ gây ra lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và hậu quả của nó là doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, đồng tiền bị Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 33 mất giá, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Qua biểu đồ về tăng trưởng kinh tế và lạm phát cho thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả trong điều hành chính sách kinh tế của Chính phủ qua từng năm đối với nền kinh tế thể hiện qua hai chỉ số kinh tế là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Nguồn : Tổng cục thống kê Qua biểu đồ trên, tuy lạm phát mấy năm gần đây có xu hướng giảm, song vẫn cao hơn tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt tốc độ tăng giảm lạm phát thất thường, năm 2008 lên tới 22,97%, năm 2009 lại tụt xuống 6,88% và năm 2011 là 18,58% đến năm 2012 xuống 9,21%. Lên cao xuống thấp đột biến như vậy, đối với phát triển kinh tế không phải là tốt; đồng thời cũng nói lên việc điều hành chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ chưa hiệu quả. Đối với Việt Nam thì lạm phát luôn là vấn đề đáng quan tâm, mặc dù trong năm 2012 lạm phát có xu hướng giảm về một con số là 6,81% và đến năm 2014 lạm phát đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn chục năm qua (dự kiến là dừng lạm phát ở mức dưới 5%). Tuy nhiên, lạm phát giảm ở mức không phù hợp dẫn đến giảm phát; điều này mới nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng lại là bóng ma đang đe dọa cả nền kinh tế? Các nhà kinh tế rất e sợ khi người dân có thể mua được nhiều hàng hóa hơn với một số tiền không đổi? Nhưng khi lạm phát quay trở lại, doanh nghiệp và người dân sẽ ngừng chi tiêu. Từ đó, bóp nghẹt người đi vay vì các khoản nợ trở nên khó thanh toán hơn, đây cũng là yếu tố từng làm cho nhiều quốc gia dẫn đến suy thoái kinh tế và Việt Nam cũng đã vậy. Lúc này, lạm phát lại được xem như “chiếc phao cứu sinh” cho các nhà hoạch định chính sách. Vậy lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam bao nhiêu là vừa phải? Đây là một câu hỏi khó cho các nhà hoạch định chính sách. Hiện nay lạm phát dao động xung quanh 5%, thấp hơn tăng trưởng kinh tế; ở mức này giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt trái là các doanh nghiệp đang dựa vào vốn của ngân hàng, nếu quản lý lạm phát chặt quá thì là khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng khó theo. Năm 2014, là năm đầu tiên sau hàng chục năm lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế, vui chưa mấy, nhưng lỗi lo đã ập tới. Vấn đề lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng sẽ còn rất dài. Bởi những yếu tố bất ngờ của lạm phát và cách tính toán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn. Lạm phát ở Việt Nam diễn biến thất thường. Khi dự kiến thấp thì lên cao và ngược lại. Khởi đầu kế hoạch 2006 – 2010, với tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 6,6%. Lạm phát bình quân năm 2007 là 8,3% so với năm 2006, nguyên nhân tăng cao là ngoài việc đặc điểm lạm phát tăng cao ở quý 1 thì năm 2007 lạm phát tăng mạnh ở quý 4. Điều này cho thấy sẽ có xu hướng lạm phát sẽ tăng trong năm tới. Trong cấu thành CPI năm 2007, chỉ số giá lương thực – thực phẩm chiếm khoảng 65% mức tăng của lạm phát nên đây là động lực chủ yếu tác động làm lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến lạm phát năm 2007 là sự 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP LP Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 34 tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu như dầu thô, lương thực, thép Vì nền kinh tế Việt Nam có mức độ mở cửa với nền kinh tế thế giới (thể hiện ở nhập khẩu chiếm đến 70% GDP và khoảng 70% hàng xuất khẩu là có nguyên liệu từ hàng nhập khẩu) nên việc giá thế giới tăng sẽ tác động mạnh đến giá cả trong nước. Ngoài ra, diễn biến thời tiết trong nước không thuận lợi cùng với chi phí sản xuất đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp (làm giảm lượng cung lương thực, thực phẩm). Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn không cao và chi tiêu công còn lớn nên đã tác động nhiều đến lạm phát. Năm 2008, lạm phát tăng mạnh so với năm 2007 và diễn biến tương đối phức tạp. Quý 1 và quý 2, lạm phát tăng rất nhanh trong đó tháng 2 và tháng 5 tăng mạnh nhất, lần lượt tháng 2 tăng 3,6% so với tháng 1 đến tháng 5, lạm phát tăng 3,9% so với tháng 4 (tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2007). Quý 3, quý 4 thì lạm phát có xu hướng giảm và đến quý 4/2008, có hiện tượng giảm phát (tháng 10, tháng 11, tháng 12, lạm phát lần lượt là - 0,2%; - 0,8%; - 0,7%). Tuy nhiên, lạm phát bình quân năm 2008 đạt mức 22,97%. Trong đó, nhóm lương thực thực phẩm tăng mạnh từ mức 18,92% năm 2007 lên 31,86% năm 2008. Mức lạm phát là hai con số có tác động nhiều đến tình hình kinh tế cũng như là đời sống của người dân. Lạm phát tăng cao do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tháng đầu năm giá cả thế giới như lương thực, thực phẩm và nhiều mặt hàng thiết yếu như dầu thô, gas, thép tăng cao đã tạo nên những sức ép làm tăng mặt bằng giá trong nước. Ngoài ra nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nên cũng tác động nhiều đến lạm phát trong nước. Lạm phát năm 2009 và năm 2010 có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể, lạm phát bình quân năm 2009 so với mức lạm phát tăng bình quân năm 2008 là 6,88%, diễn biến lạm phát của các tháng năm 2009 tương đối ổn định. Đến năm 2010, mức lạm phát vẫn ở một con số là 9,19%, những tháng đầu năm 2010, lạm phát tương đối ổn định, đến quý 4, lạm phát lại có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân là do giá cả các hàng hóa thiết yếu thế giới gia tăng làm cho giá các hàng hóa nhập khẩu tăng cao, tác động đến mặt bằng giá trong nước. Diễn biến lạm phát vào những tháng cuối năm 2010 đã tác động lớn đến mức lạm phát của năm 2011. Điều này được thể hiện rõ khi mức tăng lạm phát bình quân năm 2011 so với năm 2010 là 18,58%. Mức lạm phát hai con số vào năm 2008 đã được lập lại vào năm 2011, mức lạm phát những tháng đầu năm 2011 luôn tăng ở mức cao. Quý 1 và quý 2 năm 2011 mức lạm phát tăng cao, những quý tiếp theo, lạm phát có xu hướng giảm. Những tháng cuối năm 2011, lạm phát đã được kiềm chế ở mức tăng thấp. Đến năm 2012 mức lạm phát vẫn tăng ở mức thấp (9,21%). Năm 2013 quay trở về mức 6,04%. Thành công của việc kiềm chế lạm phát 2013 có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó lớn nhất là yếu tố cầu kéo năm 2013, năm thứ ba liên tục bị “co lại” nhanh. Vốn đầu tư phát triển/GDP giảm (từ 39,2%/ năm trong thời gian 2006-2010 xuống còn khoảng 30,5% trong thời gian 2011-2013, thấp nhất trong mấy chục năm qua, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách vừa giảm về tỷ trọng, vừa giảm về quy mô tuyệt đối). Chênh lệch giữa tỷ lệ vốn đầu tư/GDP với tỷ lệ để dành/GDP đã giảm nhanh (từ bình quân 8,26%/năm thời kỳ 2007-2010 còn dưới 1% thời kỳ 2011-2013). Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 35 Một số nguyên nhân chính gây nên lạm phát giai đoạn 2007 – 2013 là: – Sự biến động của nền kinh tế thế giới. Biến động giá cả của các nguyên vật liệu dùng để sản xuất trên thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến lạm phát do Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh. – Điều hành các chính sách kinh tế của Nhà nước còn nhiều bất cập. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý”. – Lạm phát do chi phí đẩy. Giá thành là bộ phận chính cấu tạo nên giá cả của sản phẩm. Khi giá thành tăng cao, giá cả cũng tăng lên và đây là một trong những nguyên nhân chính của lạm phát. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, để phục vụ nhu cầu sản xuất phải nhập khẩu nhiều các mặt hàng máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu, dầu. Trong khi đó, giá cả của các mặt hàng này trên thế giới đang tăng cao đã làm đội lên giá thành sản xuất. Ngoài ra, chi phí về lãi suất vay quá cao vừa là biện pháp kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời nó sẽ làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp gia tăng, điều này sẽ góp phần làm tăng giá cả hàng hóa khi doanh nghiệp chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng và đẩy lạm phát tăng lên cao. – Gia tăng tổng cầu gây nên sự tăng trưởng quá nóng tại Việt Nam. Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây do luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trung bình 7,5%. Động lực chủ yếu là sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy, diện mạo đất nước đã đổi thay và đời sống nhân dân được cải thiện sau 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, cũng vì mức tăng trưởng nhanh chóng này đã tạo ra một số khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức đó là cần có một nền tảng vĩ mô tốt để đáp ứng kịp thời so với những đòi hỏi mà nền kinh tế đã đề ra. Tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật và lao động có tay nghề. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu thì những khó khăn trước mắt này đã tạo áp lực cho chính phủ gia tăng chi tiêu ngân sách để cải thiện môi trường đầu tư. Sự gia tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài nên nhu cầu đầu tư cho máy móc, công nghệ có nhu cầu tăng. Chính vì vậy đã làm cho tổng lượng cầu trong nước tăng cao. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách có định hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách diễn ra trong khoảng hơn một thập kỷ qua và có mức độ ngày càng tăng. Thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 – 2007 chỉ là 1,3%GDP, nhưng con số này đã tăng gấp đôi lên 2,7%GDP trong giai đoạn 2008 – 2012. Việc thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh từ 40%GDP vào năm 2007 lên đến hơn 57%GDP vào cuối năm 2010. Cùng khoảng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên đến gần 42%GDP. – Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng không phù hợp. Một nguyên nhân khác gây nên mức lạm phát chính trong thời gian vừa qua là do mức tăng trưởng tiền tệ và tín dụng tư Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 36 đầu năm 2007. Về mức cung tiền, trong năm 2007 số lượng đã tăng đột biến so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn đầu tư từ nước ngoài. Ngoài ra, thâm hụt tài khóa sẽ được tài trợ phần lớn bởi vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (thậm chí là ứng trước ngân sách) làm tăng cung tiền và gây ra lạm phát cao cho nền kinh tế. 3. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát Thứ nhất, cần xác định chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế phù hợp trong từng thời kỳ cụ thể. Hiện nay, lạm phát dao động xung quanh 5%, mức này giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt trái là các doanh nghiệp đang dựa vào vốn của ngân hàng, nếu kiểm soát lạm phát chặt quá, sẽ làm khó cho hoạt động của các doanh nghiệp, dẫn đến hoạt động các ngân hàng cũng khó theo. Vì vậy, Chính phủ điều hành các chính sách kinh tế sao cho vừa đảm bảo mục tiêu kiểm soát được lạm phát, vưa thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Thứ hai, tác động vào cung tiền tệ. Những nhân tố tác động trực tiếp đến lạm phát là cung và cầu tiền tệ. Tùy theo từng trường hợp, cung tiền tệ cần thắt chặt hay mở rộng. Khi lạm phát tăng cao sử dụng biện pháp thắt chặt cung tiền tệ. Đây là những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của tổng cầu hàng hóa từ đó thu hẹp mức chênh lệch quá mức giữa tổng cầu và tổng cung hàng hóa, giá cả sẽ dần dần ổn định trở lại. Thứ ba, mở rộng cầu tiền tệ. Ngược lại với biện pháp thắt chặt cung tiền tệ để tác động làm giảm tổng cầu hàng hóa, mở rộng cầu tiền tệ hướng tới việc làm tăng khả năng cung ứng hàng hóa cho nền kinh tế, từ đó hạn chế sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, giá cả sẽ được ổn định lâu dài. Trước hết, cần thực hiện chính sách mở rộng tín dụng nhằm khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất xã hội, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Đây là biện pháp tích cực mang tính chất lâu dài vì vừa có thể ổn định được giá cả, vừa đưa nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, biện pháp này không thể mang lại kết quả nhanh chóng được. Việc mở rộng tín dụng, khuyến khích đầu tư thì thời gian đầu sẽ làm tổng cầu gia tăng lên, giá cả sẽ tăng nhanh nên còn có thể gọi đây là biện pháp dùng lạm phát chống lạm phát. Thứ tư, sử dụng hiệu quả các công cụ chính của chính sách tiền tệ. Các công cụ của chính sách tiền tệ là các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông và lãi suất trên thị trường. Công cụ gián tiếp, như nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và tỷ giá. Ngược lại là công cụ trực tiếp, gồm ấn định khung lãi suất và hạn mức tín dụng. Sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ có tác dụng nhanh và hiệu quả ngay vì nó quyết định đến mức cung ứng tiền tệ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ là giải pháp tối ưu cho bất kỳ một nền kinh tế nào. Muốn giảm áp lực lạm phát cần phải phối hợp đồng bộ với các chính sách tài khóa và bình ổn kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là các nước có độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô còn kém như Việt Nam. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 37 INFLATION AND ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM – REALITY AND SOLUTION Le Van Hai Banking University Ho Chi Minh City ABSTRACT Inflation is an objective economic category of market economy, with implications for the economy, both positively and negatively. In Vietnam, the inflation in recent years has tended to reduce, but still higher than the economic growth. Inflation in Vietnam occur erratically. Rate of rising inflation and erratic fluctuations in the period 2007 – 2013 adverse impact on the pace of economic development. To control inflation, the State need verify inflation indexes and economic growth fitting together in each specific period, impacting on money supply, money bridge expansion, using effectively main tools of money policies. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chu Khánh Lân (2010), Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam và gợi ý chính sách, Học viện Ngân hàng. [2] David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dorbusch (2008), Kinh tế học (phiên bản thứ 8), NXB Thống kê, Hà Nội. [3] Khuất Duy Tuấn (2011), Bàn về sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng. [4] Nguyễn Quách Minh Hồng (2010), Sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. [5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013. [6] Paul A Samuelson, Wiliam D.Nordhalls (2011), Kinh tế học, tập 2, NXB Tài Chính, Hà Nội. [7] Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội. [8] Ủy ban kinh tế, địa chỉ: [9] Bộ tài chính, địa chỉ: 23. [10]Tổng cục Thống kê, địa chỉ: [11]Ngân hàng Nhà nước, địa chỉ: [12]Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, địa chỉ: [13]Ngân hàng Thế giới, địa chỉ: web.worldbank.org.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_phat_va_tang_truong_kinh_te_o_viet_nam_thuc_trang_va_gia.pdf