Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam

Xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc quyết

định hình phạt. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải được

đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp bởi vì phạm

tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm phạm tội của người phạm tội

lớn hơn. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp;

cùng là lỗi cố ý trực tiếp, nhưng sự quyết tâm cao của người phạm tội nguy hiểm hơn người

không có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng; cùng là vô ý thì vô ý vì quá tự tin nguy hiểm

hơn lỗi vô ý vì cẩu thả. Ngoài ra, còn có thể xem xét đến các hình thức lỗi khác để đánh giá

tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, như: cố ý có chủ mưu nguy

hiểm hơn cố ý đột xuất; cố ý xác định nguy hiểm hơn cố ý không xác định. Do vậy, hình phạt

đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp

phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp.

pdf18 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng, có lỗi nhẹ, có lỗi cố ý và có lỗi vô ý. Xu hướng rõ nét nhất của luật hình sự hiện nay là sử dụng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi có lỗi cố ý. Đối với lỗi vô ý, chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể nhất định. Đó thường là những trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng đi theo xu hướng tiến bộ đó nhằm xác định một thái độ pháp lý rõ ràng là: coi cố ý nguy hiểm hơn vô ý; chỉ qui định là tội phạm những hành vi vô ý trong những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Qui định rõ ràng như vậy là cơ sở để áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và vì vậy, đây là điều kiện quan trọng để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đó còn là những ưu điểm của kỹ thuật lập pháp hiện đại, vì: a/ Thông qua việc phân biệt rạch ròi, người ta có thể biết được hành vi nào thì bị coi là tội phạm bất kể hình thức lỗi là gì, còn hành vi nào chỉ là tội phạm khi có lỗi cố ý. b/ Thông qua việc phân biệt hình thức lỗi mà tiến hành thiết kế một số chế định quan trọng ở Phần chung của Bộ luật hình sự. Chẳng hạn, Điều 40 Bộ luật hình sự khi qui định tái phạm đã kết hợp các trường hợp phạm tội có lỗi cố ý với tội nghiêm trọng do lỗi vô ý. c/ Thông qua thái độ pháp lí rõ ràng đó, Bộ luật hình sự Việt Nam khẳng định chính sách hình sự nhất quán là: hướng mũi nhọn đấu tranh vào các hành vi cố ý, nguy hiểm, sử dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa, giáo dục của xã hội đối với các hành vi phạm tội không cố ý và ít nghiêm trọng. Nội dung cơ bản của lỗi được hợp thành bởi 2 yếu tố cơ bản là: lý trí và ý chí. Sự kết hợp khác nhau giữa ý thức và ý chí tạo nên các hình thức khác nhau của lỗi. Một người phạm tội với lỗi cố ý thể hiện sự chống đối xã hội cao hơn trường hợp lỗi vô ý và do đó hình phạt áp dụng đối với họ sẽ nghiêm khắc hơn. Không thể buộc 2 người cùng phạm một loại tội nhưng với lỗi khác nhau phải chịu chung một hình phạt. Muốn có được sự đúng đắn trong hoạt động này, trước tiên ta phải phân loại lỗi. Theo quan niệm truyền thống trong Luật hình sự thì lỗi là tháo độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và hậu quả mà hành vi đó gây ra được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Lỗi thể hiện thái độ, tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó. Quan hệ tâm lý này gồm 2 yếu tố lý trí và ý chí: 1/ Yếu tố lý trí: thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan. Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi; hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sơ xuất, cẩu thả mặc dù đáng lẽ người phạm tội có thể và cần phải thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình. 2/ Yếu tố ý chí: thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức - người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra; hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hai yếu tố lý trí và ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi của mình, nhưng lại không điều khiển được hành vi đó thì họ không có lỗi. Đây là tiêu chí đúng đắn bởi nó xuất phát từ nội dung cơ bản của lỗi. Trên cơ sở đó lỗi được chia thành: +/ Lỗi cố ý, trong đó có 2 dạng: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. +/ Lỗi vô ý, trong đó có 2 dạng: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Nếu ở lỗi nói chung ta nói đến sự lựa chọn thì ở lỗi cố ý là sự lựa chọn hành vi phạm tội (là hành vi có các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm - trừ dấu hiệu lỗi). Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó; còn trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể chấp nhận hành vi đó. Sự chấp nhận này là cơ sở chấp nhận đặc điểm nhất định của hành vi phạm tội, trong đó có hậu quả của hành vi. 1.4.2. Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam 1.4.2.1. Lỗi cố ý trực tiếp: (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự) Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Về lý trí: đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó. Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa, hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và phù hợp với sự mong muốn của người đó. Nói tóm lại, hình thức lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm: - Một là: người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội. - Hai là: người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó. - Ba là: người phạm tội mong muốn gây ra hậu quả tác hại. 1.4.2.2. Lỗi cố ý gián tiếp: (khoản 2 Điều 9 Bộ luật hình sự) Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 9 Bộ luật hình sự). Giống như phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp, phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp không chỉ bao gồm trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể xảy ra, mà còn bao gồm trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả đó tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng khác với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp, trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nghĩa là hậu quả phạm tội xảy ra không nằm trong mục đích hành động của người phạm tội, cũng không phải là phương tiện cần thiết mà người phạm tội mong muốn thực hiện để đạt đến mục đích phạm tội nào đó khi người đó thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra mà thái độ tâm lý của người phạm tội trong trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp là không quan tâm đến hậu quả xảy ra. Đối với người phạm tội hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra hay không xảy ra đều không có ý nghĩa gì. Trường hợp người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, về lý trí họ cũng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (tương tự như trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp) người phạm tội cũng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ có thể gây ra. Còn về ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả đó mà họ có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra (hậu quả xảy ra cũng được, không xảy ra cũng được). Tuy nhiên, họ đã mong muốn hành vi nguy hiểm được thực hiện để đạt được mục đích khác của họ. Và cũng vì lẽ đó họ chấp nhận hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ở trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả chỉ là thấy trước hậu quả có thể xảy ra, không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu quả tất nhiên xảy ra mà họ có thái độ để mặc, không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khác với cố ý trực tiếp, đối với cố ý gián tiếp hậu quả không phải là kết quả tất yếu của hành vi phạm tội, không phải là mục đích cuối cùng, cũng không phải là điều kiện, biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng. Đối với người phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả nguy hại là kết quả phụ, đi theo của hành vi nhằm đạt được mục đích khác (mang tính chất tội phạm hoặc không). Nếu ở lỗi nói chung chúng ta nói đến sự lựa chọn thì ở lỗi cố ý là sự lựa chọn hành vi phạm tội. Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất. Trái lại, trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, chủ thể lựa chọn hai khả năng - khả năng hành vi thực hiện trở thành hành vi phạm tội (lựa chọn hành vi phạm tội) và khả năng hành vi thực hiện không trở thành hành vi phạm tội (lựa chọn hành vi không phạm tội). Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó; còn trong trường hợp cố ý gián tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể chấp nhận hành vi đó. Sự chấp nhận hành vi phạm tội trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp là trên cơ sở chấp nhận đặc điểm nhất định của hành vi phạm tội, trong đó có hậu quả của hành vi. 1.4.2.3. Các hình thức lỗi cố ý khác Trong Bộ luật hình sự, lỗi cố ý được phân thành hai loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, như đã trình bày. Ngoài ra, trong lý luận Luật hình sự, một số nhà nghiên cứu còn có cách phân loại lỗi cố ý theo các cách sau: - Tuỳ thuộc vào thời điểm hình thành sự cố ý có thể phân biệt 2 loại lỗi cố ý: + Cố ý có dự mưu (kế hoạch): là trường hợp người phạm tội đã có sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. + Cố ý đột xuất (hoàn cảnh): là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa kịp có sự cân nhắc kỹ. Là trường hợp ngược lại với dạng cố ý có dự mưu, tức là khi ý định phạm tội vừa mới xuất hiện mà chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội (chứ chưa hề có sự tính toán cụ thể, suy ngẫm kỹ càng và cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội). - Căn cứ vào mức độ cụ thể của sự nhận thức (hình dung) được hậu quả nguy hại cho xã hội do hành vi của chủ thể sẽ xảy ra, hình thức lỗi này được khoa học luật hình sự chia thành hai dạng: cố ý xác định và cố ý không xác định. + Cố ý xác định: là trường hợp cố ý, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội mà hình dung được một cách tương đối chắc chắn, rõ ràng và cụ thể hậu quả nguy hại sẽ xảy ra. + Cố ý không xác định: Là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể hậu quả đó. 1.4.3. Trường hợp hỗn hợp lỗi Là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được qui định đối với những tình tiết khách quan khác nhau. Hay nói cách khác, tức là khi trong cùng một cấu thành tội phạm có hai hình thức lỗi cùng tồn tại song song - lỗi cố ý đối với hành vi (được qui định trong cấu thành cơ bản) và lỗi vô ý đối với hậu quả nghiêm trọng (được qui định trong cấu thành tội phạm tăng nặng) hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (được qui định trong cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng) do hành vi đó gây ra. Có thể nêu ra ở đây một số cấu thành tội phạm thuộc loại này là: - Cấu thành tội phạm tội bức tử (Điều 100 Bộ luật hình sự) - Cấu thành tội phạm tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự) - Cấu thành tội phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự) - Cấu thành tội phạm tội phá thai trái phép (Điều 243 Bộ luật hình sự). Cấu thành tội phạm tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203 Bộ luật hình sự); đường thuỷ (Điều 213 Bộ luật hình sự); đường không (Điều 217 Bộ luật hình sự). Kết luận chương 1 Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, bao giờ hoạt động cũng thống nhất 2 mặt bên trong và bên ngoài. Tội phạm là một dạng hoạt động có ý thức nên tội phạm gồm mặt bên trong và mặt bên ngoài. Hai mặt của hoạt động luôn thống nhất với nhau. Mặt bên trong chỉ đạo hoạt động bên ngoài, ngược lại mặt bên ngoài của tội phạm là thể hiện của diễn biến bên trong. Mặt bên trong không thể thấy được nếu nó không thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiện do cố ý hoặc vô ý. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất (tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan). Có thể nói, lỗi là một nguyên tắc trong Luật hình sự Việt Nam, nên trong Điều 8 Bộ luật hình sự khi định nghĩa về tội phạm đã nêu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hộithực hiện một cách cố ý hoặc vô ý” Mức độ nặng nhẹ của lỗi thể hiện những mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội. Chính vì vậy, sự phân biệt mức độ lỗi và hình thức lỗi cần phải được dẫn đến dự phân biệt về thái độ của Luật hình sự đối với các trường hợp khác nhau đó. Xu hướng rõ nét nhất của Luật hình sự hiện nay là sử dụng trách nhiệm hình sự đối với các lỗi cố ý. Đối với lỗi vô ý, chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể nhất định. Đó thường là những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Việc xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, là trong việc định tội danh. Bởi vì: phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp phạm tội mà người phạm tội mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Đối với trường hợp này hậu quả mà người đó mong muốn chưa xảy ra hành vi của họ vẫn có thể là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn trong trường hợp phạm do lỗi cố ý gián tiếp, tức là trường hợp mà người phạm tội để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì chỉ khi xác định được có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, hành vi của người đó mới được xác định là hành vi phạm tội. Khi hậu quả nguy hiểm cho xã hội chưa xảy ra thì hành vi của người để mặc cho hậu quả xảy ra không thể bị coi là hành vi phạm tội; nghĩa là đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp không thể có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp bởi vì phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm phạm tội của người phạm tội lớn hơn. Do vậy, hình phạt đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp. Theo khái niệm tội phạm được qui định tại Điều 8 - Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội chỉ được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Luật hình sự việt nam không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba, nhưng trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả có đề cập đến hình thức lỗi thứ ba, đó là “lỗi hỗn hợp” tức là vừa cố ý vừa vô ý hoặc cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ LỖI CỐ Ý TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về lỗi cố ý trong việc định tội danh 2.1.1. Vai trò của lỗi trong việc định tội danh Định tội danh là hoạt động xem xét, đánh giá sự phù hợp giữa các tình tiết của vụ án với các cấu thành tội phạm cụ thể, tương ứng tại phần riêng Bộ luật hình sự thông qua việc xem xét đánh giá đó đưa ra kết luận cuối cùng. Xuất phát từ sự nghiên cứu, xem xét các định nghĩa về định tội danh, ta có thể nhận thấy hoạt động định tội danh có những đặc điểm cơ bản sau: * Định tội danh là một quá trình lôgic nhất định bao gồm 2 hoạt động trong cùng một vấn đề: thông qua việc xem xét sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội với các quy phạm trong Bộ luật hình sự, sau đó đưa ra sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi đó. * Định tội danh là một giai đoạn trong hoạt động bảo vệ pháp luật và Tòa án thực hiện dựa vào các quy phạm của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, nên hiểu theo nghĩa chung nhất thì định tội danh không chỉ do các cơ quan điểu tra, truy rố, xét xử thực hiện mà nó còn có thể được thực hiện do các nhà khoa học hay bất cứ người nào khác. Định tội là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện. Đồng thời nó cũng là hình thức hoạt động, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Định tội là vấn đề hết sức quan trọng, là giai đoạn cơ bản trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Tất cả những việc làm trước đó (từ khởi tố, điều tra, truy tố) suy cho cùng là nhằm phục vụ cho việc định tội được chính xác. Từ đó người áp dụng vừa có thể áp dụng một hình phạt đúng đắn cho tội phạm đó. Việc nghiên cứu vấn đề định tội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng. Với tính chất là dấu hiệu của tội phạm, lỗi cho phép phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm, đâu là hành vi không có tính chất tội phạm và tương ứng như vậy sẽ quyết định được người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Lỗi là đối tượng phải chứng minh khi tiến hành các hoạt động tố tụng. Cụ thể hoạt động định tội danh. Lỗi phải được khẳng định dứt khoát có hay không? Nếu không có lỗi thì không có tội phạm và không có trách nhiệm hình sự. 2.1.2. Lỗi trong việc định tội danh đối với tội phạm gây hậu quả chết người 2.1.2.1. Lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả chết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đối với các tội cố ý, người phạm tội phải nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Nếu không thì hoặc người đó không phạm tội, hoặc người đó phạm tội do cố ý. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội ở đây không phải là buộc người phạm tội phải nhận thức được tính trái pháp luật hình sự (tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu hình thức của tội phạm thể hiện tính nguy hiểm của hành vi). Việc người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình, không quy định được trong Bộ luật hình sự vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Nghĩa là: trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó. Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội danh. Nhưng trong trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, việc xác định lỗi này có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là: + Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn chưa đạt. + Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có thương tích xảy ra) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt. Trong thực tiễn, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải luôn đơn giản, mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp, hơn trong những trường hợp xác định lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý do quá tự tin đối với hậu quả chết người. 2.1.2.2. Lỗi vô ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả chết người theo quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc có thể thấy trước nhưng không tin rằng hậu quả chết người không xảy ra. Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý: có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vo ý do cẩu thả. Vô ý phạm tội là một hình thức khác của lỗi. Nó có 2 dạng là vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin: Vô ý do cẩu thả: là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do thiếu trách nhiệm đã không thấy trước khả năng gây ra hậu quả mặc dù có thể thấy trước nếu thận trọng. Do đó mà hậu quả đã xảy ra, sự cẩu thả được đánh giá dựa trên hai tiêu chí, một thuộc về sự phức tạp của đối tượng cần nhận thức - mặt khách quan, một thuộc về khả năng nhận thức của người phạm tội - mặt chủ quan. Lỗi vô ý vì cẩu thả thể hiện ở các yếu tố sau: + Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã không thấy trước khả năng gây ra hậu quả mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả. Trách nhiệm này được xác định bằng nội quy, quy chế, bằng chuẩn mực sống trong xã hội. + Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả mặc dù có thể thấy trước cho nên hậu quả nguy hiểm đã xảy ra. Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng dựa vào những căn cứ phòng ngừa không xác đáng nên đã cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và nếu có xảy ra cũng có thể ngăn ngừa được. Tóm lại, về cơ bản phạm tội với hình thức vô ý có mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với lỗi cố ý. Bởi vì ở hình thức lỗi này không tồn tại động cơ và mục đích cố ý tội phạm. Hậu quả xảy ra không phải là mục đích của người phạm tội, nó là kết quả của hành động cẩu thả hoặc quá tự tin của chủ thể. 2.1.3. Vai trò của lỗi trong việc định tội danh đối với tội phạm gây thiệt hại cho sức khỏe 2.1.3.1. Lỗi cố ý trong cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Thương tích được hiểu là tổn hại cho sức khỏe thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể con người. Tổn thương khác được hiểu là tổn hại cho sức khỏe mà không thể hiện thành dấu vết trên cơ thể con người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì người bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ để xác định tỷ lệ thương tật là kết luận của Hội đồng giám định y khoa. 2.1.3.2. Lỗi vô ý của cấu thành tội phạm của tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108 Bộ luật hình sự) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người do cẩu thả mà không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thương tích với tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước, hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hiệu quả đó, nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ khác nhau về lỗi, một tội là vô ý, còn một tội là cố ý. Mặt khác tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên, còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. 2.1.4. Vai trò của lỗi trong việc định tội danh đối với tội phạm gâu hậu quả thiệt hại về tài sản 2.1.4.1. Đối với lỗi cố ý trong cấu thành tội phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật hình sự) Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản. Đây là tội phạm gồm 2 hành vi độc lập nhưng lại cùng tính chất, nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật. Do đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội huỷ hoại tài sản hay chỉ cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu người phạm tội có cả hai hành vi huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản thì phải định tội là huỷ hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản, chứ không định tội là huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Huỷ hoại tài sản được hiểu là hành vi gây thiệt hại cho tài sản, dẫn đến tài sản đó không còn công dụng của nó nữa và không thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000477_9105_2009994.pdf
Tài liệu liên quan