MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÁC PHẨM MỚI VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ dân tộc 8
1.1.1. Tài liệu đã xuất bản 8
1.1.2. Các bài viết 13
1.2. Khái quát quá trình hình thành các tác phẩm mới viết cho nhạc cụ dân tộc 15
1.2.1. Các tác phẩm độc tấu cùng dàn nhạc 20
1.2.2. Các tác phẩm hòa tấu 23
1.2.3. Giới thiệu về 5 tập Hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại 24
Tiểu kết chương 1 49
Chương 2 ẢNH HƯỞNG THỂ LOẠI, HÌNH THỨC ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC 50
2.1. Ảnh hưởng về thể loại âm nhạc phương Tây 50
2.1.1 Khái lược một số thể loại âm nhạc phương Tây 50
2.1.2. Ảnh hưởng một số thể loại âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc 51
2.2. Ảnh hưởng về hình thức tác phẩm của âm nhạc phương Tây 56
2.2.1. Khái lược một số hình thức tác phẩm âm nhạc phương Tây 56
2.2.2. Ảnh hưởng một số hình thức tác phẩm âm nhạc phương Tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc 58
Tiểu kết chương 2 96
Chương 3. ẢNH HƯỞNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN CỦA ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC 98
3.1. Điệu thức 98
3.1.1. Sử dụng điệu thức trưởng - thứ bảy âm phương Tây 98
3.1.2. Sử dụng kết hợp điệu thức năm âm với bảy âm 99
3.1.3. Sử dụng những nét Chromatic 100
3.2. Hòa âm 101
3.2.1. Hợp âm chồng quãng ba 102
3.2.2. Hòa âm công năng 103
3.2.3. Các vòng hòa âm kết 104
3.2.4. Ly điệu, chuyển điệu 107
3.2.5. Âm nền và âm trì tục 110
3.3 Phức điệu 113
3.3.1. Phức điệu tương phản 113
3.3.2. Phức điệu mô phỏng 115
3.4. Phối khí 117
3.4.1. Khái lược về biên chế dàn nhạc trong 5 tập hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại 117
3.4.2. Ảnh hưởng thủ pháp phối khí của âm nhạc phương Tây cho các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc 124
Tiểu kết chương 3 144
KẾT LUẬN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157
PHỤ LỤC 158
182 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng âm nhạc phương tây trong các tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của nhạc sĩ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước b, b1. Câu 2: 4 nhịp (nhịp 142 - 145) là sự nhắc lại câu 1 nhưng kèm theo thay đổi ở cuối câu.
Ví dụ 63. Hồng Thái - Tiếng Sáo trên nương tập 2 (nhịp 138 - 145).
Đoạn b3 cũng là đoạn nhạc được biến tấu từ chất liệu các đoạn b, b1, b2 và cũng chia thành 2 câu.
Câu 1: 4 nhịp (từ nhịp 146-149) vẫn dựa trên chất liệu và âm hưởng của câu 1 đoạn b2 nhưng tiết tấu thay bằng móc kép với những điệp âm được nhấn mạnh bằng kỹ thuật nảy tiếng. Câu 2: 4 nhịp (nhịp 159-153) nhắc lại câu 1 nhưng vẫn có chút thay đổi ở cuối câu
Ví dụ 64. Hồng Thái - Tiếng Sáo trên nương tập 2 (nhịp146-153).
Trước khi vào Cadenza có đoạn nối dài gồm 35 nhịp (nhịp 154 - 189). Phần cadenza xuất hiện với 34 nhịp (nhịp 190 - 223), thể hiện những tính năng, kỹ thuật điêu luyện của sáo trúc với âm sắc mềm mại đem lại cho người nghe một cảm giác nhẹ nhàng ngọt ngào đầy sức hấp dẫn lôi cuốn.
Sau Cadenza là đoạn nối 7 nhịp nối do đàn tam thập lục diễn tấu đưa người nghe trở lại phần tái hiện.
Đoạn A’ (Tái hiện) có sự rút gọn chỉ nhắc lại đoạn a của đoạn A nhưng cao độ được chuyển lên quãng 4 đúng và ở cuối câu 2 có sự thay đổi. Đoạn nhạc cũng chia thành 2 câu, câu 1: 6 nhịp (nhịp 231 - 237) nhắc lại nét giai điệu câu 1 ở đoạn A. Câu 2: 8 nhịp (nhịp 237 - 244) nhắc lại có rút gọn từ câu 1.
Ví dụ 65. Hồng Thái - Tiếng Sáo trên nương -tập 2 (nhịp 231-244).
Sáo
Trước khi tiến vào phần Coda tác phẩm có 6 nhịp kết bổ sung của phần tái hiện (từ nhịp 245 - 250).
Phần Coda với 49 nhịp (từ nhịp 251 đến hết) diễn tấu ở tốc độ nhanh thể hiện rõ tính chất âm nhạc vui tươi.
Qua các ví dụ trên cho thấy sự ảnh hưởng của cấu trúc trong âm nhạc phương Tây rất rõ nét. Nguyên tắc xây dựng và phát triển các câu nhạc, đoạn nhạc là nhắc lại có thay đổi. Đây là một số thủ pháp phát triển được ưa dùng trong âm nhạc phương Tây. Việc sử dụng thang âm ngũ cung cùng các âm luyến láy, các quãng đặc trưng dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc đã làm cho âm nhạc thêm đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong tác phẩm Trống hội đầu xuân (1998) của nhạc sĩ Nguyễn Chính cũng được viết ở hình thức 3 đoạn phức với sơ đồ: Mở đầu-A-B-A’- Coda (Phụ lục 6).
Phần mở đầu 8 nhịp (nhịp 1 - 8) những các nhạc cụ diễn tấu điệp nốt xen kẽ với nét chạy theo thang âm ngũ cung đi xuống với tốc độ nhanh mở ra một không khí tưng bừng cho tác phẩm. Tiếp đó là đoạn A có hình thức 3 đoạn đơn với sơ đồ a-b-a’
Đoạn a gồm 16 (nhịp 8 - 23) chia thành 3 câu. Câu 1 gồm 6 nhịp (từ nhịp 8-13) nét giai điệu là âm hưởng bài dân ca quen thuộc Mừng Hội cướp bông với tính chất vui hoạt.
Ví dụ 66. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân tập 4 nhịp (8-13).
Câu 2 nối tiếp gối đầu câu 1 gồm 7 nhịp (nhịp 13-19) là sự nhắc lại có biến tấu từ câu 1.
Ví dụ 67. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân tập 4 (nhịp 13- 19).
Câu 3 gồm 5 nhịp (nhịp 19-23) cũng là sự nhắc lại có thay đổi, được chuyển tiếp từ kèn clarinette sang các nhạc cụ khác trong dàn nhạc
Ví dụ 68. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân tập 4 (nhịp 19-23).
Tiếp theo là 2 nhịp nối (nhịp 23 - 24) để tiến sang đoạn b là đoạn nhạc không phân câu gồm 5 nhịp (nhịp 25 - 30) được phát triển bằng những nét mô tiến đi xuống theo thang năm âm có tốc độ chậm rãi tương phản với đoạn a.
Đoạn a’ cũng gồm 16 nhịp (nhịp 29 - 44) là đoạn nhạc nhắc lại gần như nguyên dạng đoạn a chỉ có thay đổi chút ít ở bè đệm và cũng được chia thành 3 câu. Câu 1: 6 nhịp (nhịp 29 - 34) nhắc lại nguyên dạng câu 1 đoạn a. Câu 2: 7 nhịp (từ nhịp 34 - 40). Câu 3: 5 nhịp (nhịp 40 - 44). Sau đoạn a’ là 11 nhịp nối (nhịp 44 - 55) để tiến sang đoạn B.
Đoạn B có sơ đồ 2 đoạn đơn tái hiện a-b-b’ có tính chất tương phản mạnh mẽ so với đoạn A.
Đoạn a gồm 14 nhịp (nhịp 55 - 69) được chia thành 2 câu. Câu 1: 7 nhịp (từ nhịp 55-62) là nét giai điệu đẹp, trữ tình mềm mại do đàn bầu đảm nhiệm tính chất dàn trải đem đến cảm giác nhẹ nhàng thư thái.
Ví dụ 69. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân - tập 4 (nhịp 55-62).
Câu 2: 7 nhịp (từ nhịp 63-69) nét giai điệu mượt mà từ câu 1 lại được chuyển lên bè sáo, oboe, tiêu tuy nhiên phần cuối có chút biến tấu.
Ví dụ 70. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân - tập 4 (nhịp 63-69).
Tiếp theo là 1 nhịp nối để tiến đến đoạn b gồm 12 nhịp (từ nhịp 70-81) được chia thành 2 câu. Câu 1: 6 nhịp (nhịp 70-75) nét giai điệu chậm rãi khoan thai do đàn bầu diễn tẫu với âm sắc mềm mại vẫn thấy rõ tính dàn trải đậm chất trữ tình.
Ví dụ 71. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân tập 4 (nhịp70-75).
Câu 2: 7 nhịp (nhịp 75 - 81) là sự nhắc lại gần như nguyên dạng câu 1 đoạn a tuy nhiên có thêm sự tham gia của các nhạc cụ trầm bao gồm: đàn tứ trầm, hồ, cello và contrabasso làm cho không khí âm nhạc trở nên sâu lắng hơn.
Ví dụ 72. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân - tập 4 (nhịp75 - 81).
Tiếp theo là 3 nhịp nối từ (nhịp 81-83) để chuyển sang đoạn b’ gồm 10 nhịp (từ nhịp 84- 93) được chia thành 2 câu. Câu 1: 5 nhịp (nhịp 84-89) biến tấu từ câu 1 đoạn b, sự biến tấu lúc này chỉ giữ lại âm hưởng vang còn tiết tấu và cao độ đã được thay đổi bởi dấu hóa của giọng si oán.
Ví dụ 73. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân - tập 4 (nhịp 84-89).
Câu 2: 5 nhịp (nhịp 89-93) cũng là sự nhắc lại có rút gọn từ nét giai điệu câu 1 đoạn a nhưng ở điệu si oán.
Ví dụ 74. Nguyễn Chính - Trống hội đầu xuân tập 4 (nhịp 89-93).
Tiếp theo là đoạn nối gồm 16 nhịp (từ nhịp 93-108) để dẫn dắt tác phẩm trở về điệu tính ban đâu và đến phần tái hiện A’ có sự rút gọn chỉ còn a-a’
Đoạn a gồm 16 nhịp (nhịp 108-123) nhắc lại nguyên dạng đoạn a phần trình bày. Tiếp đến lại là phần nối gồm 12 nhịp (từ nhịp 123-134) và đoạn a’ lại xuất hiện nhưng là sự rút gọn từ đoạn a của phần bày gồm 8 nhịp (nhịp 135-143) đoạn nối cuối cùng xuất hiện bằng 2 nhịp (143-144) để tác phẩm sang phần coda gồm 11 nhịp (nhịp145 đến hết). Một cách kết thúc đầy sự vui tươi phấn khởi.
Tác phẩm Câu chuyện cổ (1998) của nhạc sĩ Trần quý viết ở hình thức 3 đoạn phức. Hình thức này mặc dù có thể chia thành 3 phần như: Mở đầu - Phần giữa và phần kết thúc nhưng không phải là dạng hình thức 3 phần phổ biến như: Trình bày - Phát triển và tái hiện mà với sơ đồ Mở đầu - A - B - C - Coda (Phụ lục 7).
Phần mở đầu: 15 nhịp (nhịp 1 - 15) dàn nhạc vang lên âm hưởng mang màu sắc Tây Nguyên. Đoạn A có hình thức 3 đoạn a-b-c cách phân chia câu đoạn ở đây dựa trên sự thay đổi các chất liệu. Đoạn a gồm 11 nhịp (nhịp 16 - 26) là đoạn nhạc gồm 2 câu. Câu 1: 5 nhịp (từ nhịp 16-20) gồm 2 tiết nhạc cấu thành. Câu 2: 6 nhịp (nhịp 21-26) cũng gồm 2 tiết nhạc nhắc lại câu 1 nhưng có sự biến tấu, thay đổi ở tiết thứ hai.
Ví dụ 75. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 16-26).
Đoạn b gồm 19 nhịp (nhịp 27 - 45) cũng gồm 2 câu. Câu 1:12 nhịp (nhịp 27-38) giai điệu liền mạch bởi nét chạy móc kép. Câu 2: 6 nhịp (từ nhịp 39 - 45) phát triển từ câu 1 nhưng đàn đá được tăng cường bè bởi các quãng (từ quãng 3 đến quãng 6) tạo nên âm hưởng dày dặn mang màu sắc Tây Nguyên .
Ví dụ 76. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 41-45).
Đoạn c gồm 22 nhịp (nhịp 46 - 67) là đoạn nhạc không phân câu do sự nhắc lại phức tạp, gối đầu của các bè. Đoạn này vẫn sử dụng chất liệu từ đoạn a và b nhưng tính chất âm nhạc khoan thai hơn.
Ví dụ 77. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 63-67).
Tiếp theo là phần kết bổ sung gồm 5 nhịp (từ nhịp 67 - 71).
Đoạn B cũng có hình thức 3 đoạn a-b-c.
Đoạn a gồm 20 nhịp (từ nhịp 72 - 91) được chia thành 2 câu, câu 1 gồm 10 nhịp (từ nhịp 72-81) có tiết tấu đều đặn móc đơn và tăng cường thêm bè tạo nên sự dày dặn. Câu 2 gồm 10 nhịp (từ nhịp 82-91) là sự nhắc lại có biến tấu từ câu 1.
Ví dụ 78. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 72-91).
Đoạn b gồm 15 nhịp (từ nhịp 91 - 105) là đoạn nhạc không phân câu, điệu thức không rõ ràng, trong đó có sử dụng hợp âm bảy theo kiểu châu Âu.
Ví dụ 79. Trần Quý - Câu chuyện cổ tập 3 (nhịp 91-99).
Đoạn c gồm 18 nhịp (từ nhịp 106 - 123) là đoạn nhạc không phân câu và được nhắc lại thêm 1 lần.
Ví dụ 80. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 118-123).
Tiếp theo là 16 nhịp nối (nhịp 124 - 139) để dẫn đến phần Cadenza với 11 nhịp (nhịp 140-151) là phần sáng tạo của nhạc công trên từ một giai điệu.
Đoạn C gồm 22 nhịp (từ nhịp 152-173) là đoạn nhạc nhắc lại không phân câu.
Ví dụ 81. Trần Quý - Câu chuyện cổ - tập 3 (nhịp 152-173).
Cuối cùng là phần coda gồm 13 nhịp (từ nhịp 176 - 188) có chất liệu từ đoạn c của đoạn A. Số lượng các nhạc cụ diễn tấu được giảm bớt về số lượng và âm lượng tạo nên một kết thúc nhẹ nhàng.
2.2.2.4. Hình thức Rondo
Trong tuyển tập hình thức này ít sử dụng, chỉ có 2 tác phẩm đó là tác phẩm Nông thôn đổi mới (1957) của hai nhạc sĩ Tô Vũ-Tạ Phước và chương 3 tác phẩm Không có gì quý hơn độc lập tự do của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc.
Tác phẩm Nông thôn đổi mới có hình thức rondo với sơ đồ như sau: Mở đầu- A- B-A’- C- A’’- Coda (Phụ lục 8).
Chủ đề được nhắc lại 3 lần và 2 đoạn chen, ranh giới các phần lớn khá chặt chẽ. Phần mở đầu gồm 2 nhịp: từ nhịp 1 đến nhịp 3. Đoạn A có cấu trúc hình 2 đoạn đơn a-b-a’-b’ có sử dụng chất liệu chèo với âm hưởng ngũ cung thống nhất và xuyên suốt trong chủ đề này.
Đoạn a: 12 nhịp (3-15) được chia thành 2 câu.
Câu 1: 4 nhịp (từ nhịp 3 - 7) gồm 2 tiết nhạc , tiết thứ hai linh hoạt hơn bởi tiết tấu móc kép, tiếp đến là 4 nhịp nối (từ nhịp 7 - 11). Câu 2: 4 nhịp (11 - 15) biến tấu tấu từ câu 1 nhưng có tiết tấu giống câu 1.
Ví dụ 82. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1 (nhịp 3-15).
Đoạn b là đoạn nhạc gồm 2 câu, chất liệu được phát triển từ đoạn a nhưng tính chất khoan thai hơn. Câu 1: 4 nhịp (từ nhịp 15 - 19) vẫn sử dụng chất liệu âm nhạc từ đoạn a nhưng xuất hiện thêm tiết tấu chấm dôi. Câu 2: gồm 4 nhịp (từ nhịp 19 - 23) là sự gối đầu và biến tấu từ câu 1
Ví dụ 83. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1 (nhịp15 - 23).
Đoạn a’ gồm 2 câu nhắc lại đoạn a, sự thay đổi chỉ được thể hiện ở tiết tấu nên kết cấu của các câu vẫn được giữ nguyên. Câu 1: 4 nhịp (nhịp 23 - 27) nhắc lại nguyên dạng câu 1 đoạn a. Nối cũng được nhắc lại với 4 nhịp (nhịp 27 - 31). Câu 2: 4 nhịp (từ nhịp 31 - 35) nhắc lại nguyên dạng câu 2 đoạn a.
Đoạn b’ cũng được chia thành 2 câu là sự nhắc lại đoạn b nhưng được kết hợp bởi nhiều nhạc cụ khác trong dàn nhạc tạo nên âm hưởng dày dặn hơn và chỉ thay đổi ở câu 2. Câu 1: 4 nhịp (từ nhịp 35 - 39) nhắc lại nguyên dạng câu 1 đoạn b. Câu 2: 5 nhịp (nhịp 39 - 44) là sự biến tấu câu 2 đoạn b và có sự xuất hiện bởi tiết tấu mới ở cuối câu.
Đoạn chen B là đoạn chen có tính chất âm nhạc tương phản mạnh mẽ với đoạn A, có hình thức 2 đoạn đơn phát triển a-b.
Đoạn a được chia thành 2 câu. Câu 1: 9 nhịp (nhịp 45 - 53) gồm 2 tiết nhạc tạo thành tiết nhạc thứ hai còn xuất hiện thêm tiết tấu đảo phách. Câu 2: 8 nhịp (từ nhịp 54 - 61) là sự biến tấu, phát triển từ câu 1 nhưng được diễn tấu âm vực dưới một quãng 8.
Ví dụ 84. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1( nhịp 45 - 61).
Đoạn b được phát triển từ chất liệu của đoạn a cũng gồm 2 câu, câu 1: 8 nhịp (từ nhịp 62 - 69) sử dụng tiết tấu đảo phách và nghịch phách, giai điệu được triển khai liền mạch. Câu 2: 10 nhịp (nhịp 70 - 79) biến tấu từ câu 1 nhưng tiết tấu vẫn được thống nhất với câu 1.
Nối: 6 nhịp (từ nhịp 80 - 85).
Đoạn A’ nhắc lại gần như nguyên dạng và vẫn có cấu trúc hình 2 đoạn đơn a-b-a’-b’ tương tự chủ đề A. Các đoạn nhắc lại vẫn giữ cấu trúc, câu, đoạn giống hệt đoạn A.
Đoạn chen C có tính chất trữ tình, hình thức 3 đoạn đơn a-a’-b-a’’.
Đoạn a được chia thành 2 câu, câu1: 8 nhịp (nhịp 128 - 135) là sự kết hợp liên tục của các mô típ âm nhạc, Câu 2: 8 nhịp (nhịp 136 - 143) biến tấu từ câu 1 xuất hiện tiết tấu chấm dôi.
Ví dụ 85. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1 (nhịp 128 - 135).
Đoạn a’ phát triển từ đoạn a và chia thành 2 câu. Câu 1: 8 nhịp (nhịp 144 - 152) nhắc lại kèm theo biến tấu từ câu 1 đoạn a nhưng tiết tấu vẫn được giữ nguyên. Câu 2: 8 nhịp (nhịp 152 - 159) cũng là sự nhắc lại biến tấu từ câu 2 đoạn a và tiết tấu cũng được giữ nguyên chỉ thay đổi về cao độ.
Đoạn b được chia thành 2 câu. Câu 1: 8 nhịp (nhịp 160 - 167) gồm 2 tiết nhạc, tiết nhạc thứ hai biến tấu từ tiết thứ nhất. Câu 2: 9 nhịp (nhịp 168 - 177) cũng gồm 2 tiết nhạc và được biến tấu từ câu 1. Tiết nhạc thứ hai của câu này nhắc lại tiết nhạc thứ hai của câu 1 nhưng có thay đổi ở cuối tiết nhạc.
Ví dụ 86. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1 (nhịp160 - 177).
Đoạn a’’ nhắc lại đoạn a gồm 2 câu: Câu 1: 8 nhịp (nhịp 177 - 184) nhắc lại gần như nguyên dạng câu 1 đoạn a. Câu 2: 9 nhịp (nhịp 185 - 194) chỉ giữ lại hình tiết tấu cũ của câu 2 đoạn a và đoạn a’còn cao độ đã có sự thay đổi.
Đoạn A’’ nhắc lại có sự thay đổi so với đoạn A nhưng vẫn giữ cấu trúc hình thức 2 đoạn đơn a1’-b1’-a’-b’. Đoạn a1’ là đoạn nhạc nhắc lại biến tấu từ phần trình bày gồm 2 câu. Câu 1: 8 nhịp (nhịp 194 - 202) về âm hưởng vẫn giữ nguyên nhưng câu nhạc đã được mở rộng bởi nét chạy móc kép biến tấu so với 4 nhịp đầu. Câu 2: 8 nhịp (nhịp 202 - 210 cũng giống cách thức phát triển của trước câu 2 cũng được mở rộng thêm bởi nét chạy biến tấu.
Đoạn b1’: lại một lần nữa nhắc lại có sự thay đổi và xuất hiện thêm nhân tố mới làm phong phú trong âm hình diễn tấu so với đoạn b và chia thành 2 câu. Câu 1: 4 nhịp (nhịp 210 - 214) vẫn trên âm hưởng của đoạn b nhưng đã được biến tấu qua tiết tấu bởi đảo phách và móc kép kết hợp thêm nốt . Câu 2: 4 nhịp (nhịp 214 - 218) cũng là sự biến tấu và thay đổi bởi các tiết tấu giống như trên đã trình bày.
Ví dụ 87. Tô Vũ và Tạ Phước - Nông thôn đổi mới - tập 1 (nhịp 210 - 218).
Phần Coda gồm 14 nhịp (nhịp 119 đến hết) các nhạc cụ cùng tham gia diễn tấu bằng nét chạy mang âm hưởng ngũ cung và được nhấn mạnh nhiều lần.
Hình thức rondo này còn được thể hiện ở Chương 3 tác phẩm Không có gì quý hơn độc lập tự do (1980) của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc có sơ đồ A-B-A’-C-A’’B’-A’’- Coda (Phụ lục 9).
Đoạn A có hình thức đoạn nhạc biến tấu với sơ đồ a-a1-a2-a3. Đoạn a gồm 9 nhịp (1-9) được chia thành 2 câu. Câu 1:5 nhịp (nhịp 1-5) là nét giai điệu mang âm hưởng ngũ cung thể hiện sự hoạt bát bởi tiết tấu móc kép ở cuối câu. Câu 2 được gối đầu tiếp ngay sau đó gồm 4 nhịp (nhịp 5-9) là sự biến tấu từ câu 1 và vẫn sử dụng các âm hình tiết tấu ấy.
Ví dụ 88. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp1-9).
Đoạn a1 nhắc lại có biến tấu từ đoạn a và cũng gồm 9 nhịp (nhịp 9-17) được chia thành 2 câu.
Câu 1: gồm 4 nhịp (nhịp 9-13) nhắc lại gần như nguyên dạng nhưng được bè tiêu diễn tấu ở quãng tám trên. Câu 2 cũng gồm 5 nhịp (nhịp 13-17) cũng là sự biến tấu từ câu 1 với âm hình tiết tấu được giữ lại gần như nguyên vẹn
Ví dụ 89. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 9-17).
Đoạn a2 gồm 9 nhịp (nhịp 17 - 25) một lần nữa lại là sự nhắc lại và biến tấu từ đoạn a và đoạn a1 cũng được chia thành 2 câu. Câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 17- 21). Câu 2 gồm 4 nhịp (từ nhịp 21-25) ( tổng phổ trang 349).
Đoạn a3 gồm 8 nhịp (nhịp 25-32) cũng là sự nhắc lại có chút biến tấu từ các đoạn trên và cũng được chia thành 2 câu. Câu 1 gồm 4 nhịp (nhịp 25-29). Câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 29-32) (tổng phổ trang 350).
Tiếp theo là đoạn nối gồm 4 nhịp (nhịp 32 - 35) để dẫn sang đoạn B
Đoạn chen B được viết ở hình thức 2 đoạn đơn với sơ đồ: a-a’-b
Đoạn a gồm 14 nhịp (nhịp 36-49) là những nét giai điệu vui nhộn nhắc lại nhiều lần khiến ta liên tưởng các điệu nhảy múa trong cuộc sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên. Đoạn nhạc được chia thành 3 câu.
Câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 36-40) giai điệu vang lên với âm hưởng mang màu sắc Tây Nguyên rõ rệt. Câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 40-44) là sự nhắc lại có thay đổi chút ít so với giai điệu câu 1. Câu 3 gồm 5 nhịp (nhịp 44-49) câu này cũng là sự nhắc lại gần như nguyên dạng câu 2.
Ví dụ 90. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 36-49).
Tiếp theo có 2 nhịp (nhịp 49-50) với vai trò cầu nối để tiến đến đoạn a’ gồm 10 nhịp (51-59) là sự nhắc lại có thay đổi so với đoạn a. Đoạn nhạc được chia thành 2 câu và được diễn tấu ở quãng tám trên do đàn bầu kết hợp với các nhạc cụ khác cùng đảm nhiệm. Câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 51-55) vẫn là nét giai điệu mang âm hưởng Tây Nguyên nhưng có sự đan xen giữa các nhạc để tạo thành giai điệu. Câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 55-59) nhắc lại nguyên dạng câu 1.
Ví dụ 91. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 51-59).
Tiếp theo là đoạn nối gồm 6 nhịp (từ nhịp 60-65) để dẫn đến đoạn b.
Đoạn b gồm 11 nhịp (nhịp 66-76) được chia thành 2 câu.
Câu 1: 6 nhịp (nhịp 66-71) nét giai điệu khoan thai hơn và sử dụng quãng tám do bè Oboe và fagotte diễn tấu. Câu 2: 5 nhịp (nhịp 72-76) giai điệu được biến tấu từ câu 1 nên âm hưởng vẫn gần gũi nhưng tiết tấu thì có phần linh hoạt hơn.
Ví dụ 92. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 66-76).
Tiếp theo là đoạn nối gồm 7 nhịp (nhịp 77-84) để dẫn đến phần tái hiện lại chủ để nhưng có sự rút gọn.
Đoạn A’ xuất hiện ở dạng đoạn nhạc nhắc lại a-a’
Đoạn a gồm 9 nhịp (nhịp 84-92) và vẫn được chia thành 2 câu.
Câu 1: 5 nhịp (nhịp 84-88) là sự nhắc lại có biến tấu từ câu 1 của chủ đề chính. Câu 2: 5 nhịp (nhịp 88-92) cũng là sự nhắc lại có biến tấu từ câu 2 của chủ đề chính. (tổng phổ tr.300 -301).
Đoạn a’ cũng gồm 9 nhịp (nhịp 92-100) cũng được chia thành 2 câu. Đoạn nhạc cũng là sự nhắc lại gần như nguyên dạng đoạn a của phần chủ đề, giai điệu về cơ bản vẫn được giữ chỉ có chút thay đổi nhỏ ở các bè diễn tấu của các nhạc cụ nên chúng tôi không định phân tích lại nữa. (tổng phổ tr. 302 - 304).
Tiếp đến có 3 nhịp (101-103) nối tiếp sang đoạn C
Đoạn chen C là đoạn nhạc có sơ đồ a-b
Đoạn a gồm 10 nhịp (103-112) chia thành 2 câu. Câu 1: 6 nhịp (từ 103-108), câu 2: 4 nhịp (nhịp 109-112)
Ví dụ 93. Nguyễn Đình Phúc - Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 103-112)
Đoạn b gồm 28 nhịp (nhịp 113-140) là đoạn nhạc không phân chia câu bởi sự không ổn định phát triển qua cac điệu thức khác nhau và nhiều dấu hóa bất thường.
Đoạn A’’ tái hiện rút gọn có chỉ còn là đoạn nhạc gồm 10 nhịp được chia thành 2 câu. Câu 1: 5 nhịp (nhịp 141-146) là nét giai điệu chủ đề của đoạn A được diễn tấu trên bè oboe, fagotte, t’rưng. Câu 2: 5 nhịp (nhịp 146-150) nét giai điệu chuyển sang cho các bè khác diễn tấu
Ví dụ 94. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 141-150).
Tiếp theo là đoạn nối 6 nhịp (nhịp150-155).
Đoạn chen B’ cũng được nhắc lại có biến tấu, hình thức cũng được giữ nguyên so với B với sơ đồ: a-a’-b
Đoạn a là sự nhắc lại có thay đổi đoạn a của phần B cũng được chia thành 3 câu. Câu 1: 5 nhịp (nhịp 155 -159, câu 2: 4 nhịp (nhịp 159-163). Giai điệu cả hai câu lần này do đàn bầu đảm nhiệm còn câu 3: 5 nhịp (nhịp 163-168) là sự diễn tấu nối tiếp của các nhạc cụ sáo. Sự nhắc lại giai điệu thấp hơn quãng 4 đúng, còn lại tiết tấu, âm điệu, tính chất âm nhạc gần như vẫn được giữ nguyên.
Ví dụ 95. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 155-168)
Phần nối cũng được nhắc lại nhưng cao hơn quãng 5 đúng so với đoạn B trước.
Đoạn a’ gồm 9 nhịp (nhịp 170-178) chia thành 2 câu, câu 1: 5 nhịp (nhịp 170-174), câu 2: 4 nhịp (nhịp 174-178)
Ví dụ 96. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 170-178)
Đoạn b cũng được nhắc lại và ở cao độ khác, bè oboe thì thấp hơn quãng 2 thứ còn bè fagotte thì lại cao hơn quãng 2 trưởng. Đoạn nhạc gồm được chia thành 2 câu, câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 185-190), câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 191-195)
Ví dụ 97. Nguyễn Đình Phúc -Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do- chương 3 - tập 3 (nhịp 185-195).
Tiếp theo là 7 nhịp nối (nhịp 196-202) để dẫn đến phần chủ đề chính đoạn A’’’.
Với sự rút gọn chỉ còn lại hình thức đoạn nhạc nhắc lại có biến tấu a-a’. Đoạn a gồm 9 nhịp (nhịp 203-211) được chia thành 2 câu, câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 203-207) vẫn là nét giai điệu linh hoạt từ phần trình bày, Câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 207-211).
Đoạn a’ gồm 9 nhịp (nhịp 211-218) là sự nhắc lại có biến tấu từ đoạn a. Đoạn nhạc cũng chia thành 2 câu, câu 1 gồm 5 nhịp (nhịp 211-215), câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 215-218). Tiếp ngay sau chủ đề là phần kết bổ sung gồm 5 nhịp (nhịp 218-222).
Cuối cùng là phần Coda gồm 5 nhịp (nhịp 223-227) với tiết tấu và tốc độ chậm hơn để kết thúc tác phẩm.
2.2.2.5. Hình thức biến tấu
Có thể thấy Hội nghị Diên Hồng (1985) cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Đạm cho hình thức biến tấu. Đây là bản hòa tấu dàn nhạc dân tộc tổng hợp bởi trong tác phẩm có thêm phần đọc, nói trên nền nhạc. Điều này cũng là hiếm thấy đối với thể loại khí nhạc đặc biệt là là hòa tấu nhạc cụ dân tộc . Tác phẩm được viết ở hình thức biến tấu gồm có 1 chủ đề và 8 biến khúc. Các biến khúc đều mang dáng dấp của chủ đề nên dù ở biến khúc nào người nghe cũng dễ dàng nhận ra nét giai điệu quen thuộc xuyên suốt trong hầu hết các biến khúc. Sơ đồ tác phẩm Mở đầu- A-A1-A2-A3-A4-A5-A6-A7-A8 (Phụ lục 10).
Trước khi vào chủ đề chính là phần mở đầu gồm 15 nhịp (từ nhịp 1 - 15)
Chủ đề là đoạn nhạc gồm 2 câu (nhịp 16 - 24), câu 1: 4 nhịp (nhịp 16 - 19) có giai điệu với tiết tấu đều đặn Câu 2: 5 nhịp (nhịp 20 - 24) là sự nhắc lại có biến tấu từ câu 1 xuất hiện các nốt chấm dôi và mở rộng thêm 1 nhịp so với câu 1.
Ví dụ 98. Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng - tập 1 (nhịp 16 - 24).
Biến khúc 1 được viết ở hình thức 2 đoạn Phức có sơ đồ A: (a-b) - B: (a-b)
Đoạn A: 16 nhịp có giai điệu gần gũi với chủ đề (nhịp 25 - 40) có hình thức 2 đoạn đơn tái hiện. a-b.
Đoạn a gồm 2 câu, tác giả sử dụng thủ pháp xé lẻ chất liệu từ chủ đề.
Câu 1: 4 nhịp (nhịp 25 - 28) sử dụng chất liệu từ câu 1 của chủ đề nhưng âm hưởng được vang lên trên quãng 8 khác. Câu 2: 4 nhịp (nhịp 29-32) nhắc lại có biến tấu so với câu 1, cũng là sự xé lẻ chất liệu từ câu 1 của chủ đề.
Ví dụ 99. Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng - tập 1 (nhịp 25-32).
Đoạn b chia thành 2 câu cũng sử dụng chất liệu từ chủ đề, câu 1: 4 nhịp (nhịp 33 - 36) là nét giai điệu đi xuống là sự xé lẻ chất liệu từ của chủ đề. Câu 2: 4 nhịp (nhịp 37 - 40) về cơ bản là sự nhắc lại câu 2 đoạn a nhưng có biến tấu.
Ví dụ 100. Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng tập 1 (nhịp 33 - 40).
Đoạn B biến tấu mạnh mẽ từ chủ đề đã tạo nên sự tương phản với đoạn A, đoạn nhạc có hình thức 2 đoạn đơn phát triển: a-b.
Đoạn a gồm 2 câu, bè giai điệu vang lên mang âm hưởng ngũ cung còn phần hợp âm tạo sử dụng theo lối phương Tây để tạo hòa thanh. Câu 1: 5 nhịp (nhịp 41- 45) là sự nối tiếp của 2 nhân tố có tiết tấu và . Câu 2: 6 nhịp (nhịp 45 - 51) là sự nhắc lại câu 1 nhưng giai điệu biến tấu bằng việc tăng cường âm thanh quãng tám.
Ví dụ 101. Hoàng Đạm - Hội nghị Diên Hồng - tập 1 (nhịp 46- 51).
Đoạn b phát triển từ đoạn a nhưng xuất hiện thêm nhân tố mới và có thêm phần đọc, nói trên nền nhạc. Đoạn nhạc cũng được chia thành 2 câu:
Câu 1: 5 nhịp (nhịp 52 - 56) sử dụng chất liệu từ đoạn a nhưng trên cao độ khác cách quãng 4 đúng. Câu 2: 6 nhịp (nhịp 56 - 62) cũng là sự phát triển chất liệu đã xuất hiện ở đoạn a.
Ví dụ 102. Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng tập 1 (nhịp 59-66).
Biến khúc 2 là đoạn nhạc nhắc lại a-a’, đoạn a gồm 2 câu, sử dụng chất liệu của chủ đề với phương thức xé lẻ các nhân tố. Cả 2 câu đều kết ở D của điệu pha thứ rất rõ nét. Câu 1: 7 nhịp (nhịp 67 - 73), giai điệu chính do đàn bầu đảm nhiệm trên nền phần đệm có tiết tấu chùm 3 tạo không khí âm nhạc linh hoạt, phát triển nhưng giai điệu vẫn mang đường nét chính của chủ đề. Câu 2 : 7 nhịp (nhịp 73 - 79) nhắc lại câu 1 nhưng có thay đổi, biến tấu ở cuối câu.
Ví dụ 103 Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng tập 1 (nhịp 67-72).
Đoạn a’ nhắc lại có rút gọn so với đoạn a giai điệu do sáo đảm nhiệm và cũng được chia thành 2 câu. Câu 1: 5 nhịp (từ nhịp 80- 84) là sự nhắc lại từ câu 1 của đoạn a. Câu 2: 6 nhịp (nhịp 84- 90) nhắc lại, biến tấu từ câu 2 của đoạn a.
Biến khúc 3 là đoạn nhạc gồm 2 câu gồm 7 nhịp (nhịp 93 - 99) có sử dụng các chồng âm, điệu pha thứ màu sắc phương Tây rất rõ nét. Thêm vào đó còn có sự thay đổi tiết tấu nhưng do sự xé lẻ chất liệu của chủ đề nên âm hưởng vang lên vẫn có chút gần gũi với chủ đề. Câu 1 gồm 3 nhịp (nhịp 93- 96) xuất hiện hình tiết tấu mới nhưng cách tiến hành giai điệu được dịch chuyển lên quãng tám khác. Câu 2 gồm 4 nhịp (nhịp 96 - 99) nhắc lại câu 1, giai điệu được chuyển sang bè kèn bầu trầm.
Ví dụ 104. Hoàng Đạm - Hội nghị Diên Hồng - tập 1 (nhịp 36-99).
Biến khúc 4 gồm 11 nhịp (nhịp 100 - 111) là đoạn nhạc có 2 câu nhắc lại. Âm hưởng chủ đề vẫn nhận thấy rõ nét ở phần bè trầm. Câu 1: 5 nhịp (nhịp 100 - 105) là sự xé lẻ chất liệu từ chủ đề nhưng bè trên với tiết tấu chùm ba đan xen giống như phần đệm làm nổi bật đường nét giai điệu chủ đề. Câu 2: 7 nhịp (nhịp 105 - 111) cơ bản là sự gối đầu nhắc lại câu 1 nhưng có biến tấu ở cuối câu.
Ví dụ 105 Hoàng Đạm -Hội nghị Diên Hồng - tập 1 (nhịp100 - 111).
Biến khúc 5 gồm 43 nhịp (nhịp 111 - 153) có hình thức 3 đoạn đơn a-b-a’. Đoạn a gồm 2 câu: Câu 1: 7 nhịp (nhịp 115 - 121) gồm 3 tiết nhạc, tiết thứ hai phát triển từ tiết thứ nhất còn tiết thứ ba lại phát triển từ tiết thứ 2. Câu 2: 7 nhịp (nhịp 121 - 127) nhắc lại nét giai điệu câu 1 giữ lại tiết tấu nhưng diễn tấu tăng cường quãn