Luận văn Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Các nguyên tố kim loại lớp 12 trường Trung học phổ thông

2.2. Một sốdạng bài tập trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Dạng 1: Lý thuyết cơbản

Đây là dạng bài tập đại cương chỉ đòi hỏi mức độnhận thức “biết” là chính. Yêu cầu đối

với học sinh là phải nắm chắc các khái niệm cơbản, các định nghĩa cũng nhưhệthống lý

thuyết. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý là do phạm vi bài tập dạng này khá rộng nên cần bao

quát kiến thức và cẩn thận với ngôn từhóa học.

2.2.2. Dạng 2: Tính chất của kim loại

Đây là loại bài tập phong phú nhất vềnội dung, đồng thời cũng là loại bài tập nhiều dạng

nhất, rất hay gặp. Cần lưu ý :

- Nắm vững cấu tạo nguyên tửcủa các nguyên tố, nắm vững cấu tạo bảng hệthống tuần

hoàn các nguyên tố. Trên cơsở đó có thểtừcấu tạo nguyên tửsuy ra tính chất (đơn chất và

hợp chất) của nguyên tốvà ngược lại.

- Phải nắm thật chắc tính chất của các đơn chất và hợp chất, cảvềtính chất vật lí lẫn tính

chất hoá học, công thức tổng quát, công thức cấu tạo của các chất. Đặc biệt từcấu tạo các

chất nắm được nguyên nhân của tính chất các chất. Từ đó so sánh, giải thích, sắp xếp được

mức độtính chất giữa các chất.

2.2.3. Dạng 3: Xác định tên nguyên tốkim loại

Đây là một dạng bài tập dễgặp và khá thông dụng. Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh có

nền tảng kiến thức nhất định vềcấu tạo nguyên tử, cấu tạo bảng tuần hoàn, viết các phương

trình thểhiện tính chất hóa học cũng nhưphương trình điều chế, nhận biết thông qua các

hiện tượng trực quan. Bên cạnh đó, đểlàm nhanh và chính xác bài tập trắc nghiệm, học sinh

cần có kĩnăng phân tích, so sánh, suy luận và cảloại trừ.

2.2.4. Dạng 4: Điều chế- sản xuất

Với dạng bài tập này, học sinh cần nắm rõ quy trình điều chếhay sản xuất một chất cụ

thể. Tuy nhiên, ởmức độcao hơn, học sinh còn cần phải biết cách hệthống và liên hệ đến

các kiến thức liên quan và vận dụng tạo thành sơ đồ điều chế- sản xuất. Bên cạnh, yếu tố

hết sức cần thiết là vấn đềhiệu suất và các lý thuyết vềphản ứng, được sửdụng khá nhiều

trong dạng bài tập này.

2.2.5. Dạng 5: Nhận biết - tách chất

Dạng bài tập này ởchương trình phổthông được xem như“khó” đối với học sinh vì học

sinh cần có khảnăng tổng hợp, so sánh và đặc biệt là kĩnăng làm thí nghiệm hóa học.

 

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Các nguyên tố kim loại lớp 12 trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch muối là A. Fe. B. Mg. C. Al. D. cả A, B và C đều không đúng. Câu 23: Cho sơ đồ biến đổi sau: (1) X + HCl → Y + H2 (2) Y + dd NaOH → Z↓ + T (3) Z + dd KOH → dung dịch M + ... (4) dd M + HCl (vừa đủ) → Z↓ + … Trong số các kim loại sau đây (Fe, Zn, Al, Mg, Cu), kim loại thỏa mãn được các biến đổi là: A. Al, Zn. B. Al. C. Mg, Fe. D. Al, Cu. Câu 24: Thả một mẩu Ba vào dung dịch Na2CO3 thì số phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 25: Những chất dưới đây đều tác dụng được với nhôm kim loại là: A. dd HCl, HNO3 đặc (to), dd MgCl2, dd Ba(OH)2, Fe3O4, S, O2. B. H2SO4 loãng, HNO3 đặc nguội, dd FeCl2, dd NH3, Fe2O3, Cl2. C. dd CH3COOH, H2SO4 đặc (to), dd NaCl, dd KOH, H2O. D. HNO3 loãng, H2SO4 đặc (to), dd NaOH, dd AgNO3, FeO, I2, O2. Câu 26: Hỗn hợp kim loại đều tham gia pư trực tiếp với dd muối sắt (III) là: A. Fe, Mg, Cu. B. Ag, Na, Cu. C. Au, Fe, K. D. Cu, K, Na. Câu 27: Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe (2) Fe, Cu (3) Fe, Ag. Cặp kim loại khi tác dụng với dd HNO3 có thể tạo ra dd chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) là: A. (1). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1), (2) và (3). Câu 28: Cu kim loại có thể tác dụng với A. khí Cl2. B. dd HCl nóng. C. dd HCl nguội. D. dd H2SO4 loãng. Câu 29: Trong điều kiện thích hợp, những chất mà sắt có thể pư được trong số các chất sau : O2, Br2, HCl, CuO, AgNO3, Fe2(SO4)3 là: A. O2, HCl. B. CuO, Br2. C. Fe2(SO4)3, AgNO3. D. cả 6 chất. Câu 30: Cho các chất: (1) clo; (2) hiđro; (3) lưu huỳnh; (4) cacbon; (5) nước; (6) dung dịch kiềm; (7) oxit sắt; (8) axit Trong điều kiện thích hợp, nhôm phản ứng được với những chất là: A. (2), (7), (8). B. (3), (4), (6). C. (1), (5), (7). D. tất cả. Câu 31: Cho bari kim loại vào các dung dịch sau: (X1) NaHCO3 (X2) CuSO4 (X3) (NH4)2CO3 (X4) NaNO3 (X5) MgCl2 (X6) KCl (X7) NH4Cl (X8) Fe(NO3)2 Với dung dịch gây kết tủa là: A. (X1), (X2), (X3), (X5), (X8). B. (X1), (X3), (X4), (X6), (X7). C. (X2), (X3), (X5), (X7), (X8). D. (X1), (X3), (X5), (X6), (X8). Câu 32: Cho một miếng nhôm vào hh dd chứa KOH và KNO3 ta thu được những chất sau đây: A. Al(NO3)3, KOH, H2. B. KAlO2, H2. C. KAlO2, NH3. D. KAlO2, NH3, H2. Câu 33: Cho Na vào dd chứa 2 muối AlCl3 và CuCl2 được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho H2 dư qua B nung nóng được chất rắn C gồm 2 chất. Chất rắn C là: A. Cu và Al2O3. B. Al và Cu(OH)2. C. Cu(OH)2 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và CuO. Câu 34: Có 3 muối clorua của 3 kim loại Zn, Fe (III) và Al riêng biệt. Nếu thêm vào 3 muối trên dd KOH dư, sau đó thêm tiếp NH3 dư thì kết quả sau cùng thu được số chất kết tủa là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc, nguội thu được chất rắn Y và dd Z. Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào dd Z thu được kết tủa và dd Z'. Dung dịch Z' chứa những ion là: A. 2 24 4Cu ,SO , NH ,OH    . B. 2 23 4 4 4Cu(NH ) ,SO , NH ,OH    . C. 2 24 4Mg ,SO , NH ,OH    . D. 3 2 2 34 4Al , Mg ,SO , Fe , NH ,OH      . Câu 36: Cho hh dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dd có hòa tan hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi pư kết thúc, thu được hh hai kim loại và dd (X). Vậy A. hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã pư hết và hai kim loại Mg, Al cũng pư hết. B. hai kim loại Mg, Al pư hết, Cu(NO3)2 có pư, tổng quát còn dư Cu(NO3)2. C. hai kim loại Mg, Al pư hết, tổng quát có AgNO3, Cu(NO3)2 dư. D. một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al. Câu 37: Cho bột Fe vào H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu được là: A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4 và Fe2(SO4)3 D. do sắt bị thụ động nên không phản ứng Câu 38: Cho Zn dư vào axit H2SO4 đặc, sản phẩm khí bay ra có A. SO2. B. H2. C. cả SO2 và H2. D. không có khí bay ra vì Zn bị thụ động trong H2SO4 đặc. Câu 39: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có A. Cu. B. Cu(OH)2. C. CuO. D. CuS. Câu 40: Khi hoà tan một vật bằng nhôm vào dd NaOH, pư đầu tiên xảy ra sẽ là A. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2. B. 2Al+ 2NaOH +2H2O→2NaAlO2 + 3H2. C. Al2O3 + 2NaOH→2NaAlO2+ H2O D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O. * Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể dùng dạng bài tập này để khắc sâu kiến thức cũng như để kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh sau từng bài, từng chương và cả ôn tập tổng kết. Giáo viên cũng có thể dùng liên hệ với các kiến thức mang tính suy luận cao để học sinh rèn luyện tư duy logic trong học tập. Dạng 3. XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KIM LOẠI Câu 1: Đốt 1 kim loại trong bình chứa khí clo thu được 48,75gam muối, đồng thời thể tích clo trong bình giảm 10,08 lít(đkc). Tên của kim loại bị đốt là A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 2: Cho 4,55 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 1,12 lít CO2(đkc). Hai kim loại đó là A. Li và Na. B. Ba và K. C. K và Cs. D. Na và K. Câu 3: Ba nguyên tố X, Y, Z ở cùng nhóm A và ở ba chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong 3 nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố đó là: A. Be, Mg, Ca. B. Sr, Cd, Ba. C. Na, K, Rb. D. Mg, Ca, Sr. Câu 4: X, Y là hai nguyên tố cùng nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử X, Y bằng 32. X, Y là A. Li và Na. B. Na và K. C. Mg và Ca. D. Be và Mg. Câu 5: Cho m (g) kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 150ml dd HCl, thu được 1,2g khí hiđrô và 187,5g dd muối X có nồng độ 45,6%. Kim loại đó là A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố hóa học có cấu hình electron 2 2 6 2 6 11s 2s 2p 3s 3p 4s là A. Ca. B. K. C. Mg. D. Na. Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (n, p, e) bằng 93, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. X là kim loại A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Al. Câu 8: Cho 7,28g kim loại M tác dụng hoàn toàn với dd HCl, sau phản ứng thu được 2,912lit khí H2 ở 27,3 oC; 1,1 atm. Kim loại M là A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 9: Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 60g trong dd HCl. Sau pư thu được 336ml H2 (đktc) và khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. M là A. Zn. B. Fe. C. Ca. D. Mg. Câu 10: Khi khử 4,64 g oxit kim loại dạng (MxOy) cần 1,792 lit hidro (đktc). Vậy kim loại đó là A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 11: X là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, rất dẻo, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm. X là A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 12: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 16,2g một kim loại hóa trị III bằng dd HNO3, thu được 5,6lít (đkc) hh X gồm NO và N2. Biết tỉ khối hơi của X so với khí Oxi bằng 0,9. Kim loại đem dùng là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Na. Câu 14: Điện phân dd muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catôt thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Trong các nguyên tố sau, nguyên tố M là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al. Câu 15: Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dd HCl đặc dư . Khí thoát ra tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. M là kim loại A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 16: Nhúng một miếng kim loại M vào 100 ml dd CuCl2 1,2M. Kim loại đồng tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi kết thúc pư, khối lượng miếng kim loại tăng 0,96g. Vậy M là kim loại A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Ni. Câu 17: Trong 4 nguyên tố K (Z = 19); Sc (Z = 21); Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 là: A. K, Cr, Cu. B. K, Sc, Cu. C. K, Sc, Cr. D. Cu, Sc, Cr. Câu 18: Kim loại khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua là A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Zn. Câu 19: Cho từ từ đến dư natri kim loại hay dd NH3 vào dd muối sunfat của một kim loại (X) thì đều thấy có hiện tượng tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan dần tạo dd trong suốt. Vậy (X) là A. Al. B. Cr. C. Zn. D. Pb. Câu 20: Kim loại M cho ra ion M+ có cấu hình của Ne. M là A. Na. B. K. C. Cu. D. Sr. Câu 21: Hỗn hợp A gồm các kim loại bị hòa tan hết trong dd NaOH, tạo dd trong suốt. A có thể gồm: A. Al, Zn, Cr, Mg, Na, Ca. B. K, Ba, Al, Zn, Be, Na. C. Al, Zn, Be, Sn, Pb, Cu. D. A và B. Câu 22: Nguyên tố M, thuộc phân nhóm IIA. Cho 68,5 gam M tác dụng hết với nước thu đựơc 6,16 lít khí H2 ở 27,30C; 1atm. M là nguyên tố A. Be. B. Ca. C. Mg. D. Ba. Câu 23: Trong quá trình biến đổi 10,4 gam một muối clorua thành muối nitrat của một kim loại hoá trị 2 thấy khối lượng thay đổi 2,65 gam. Tên kim loại là A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Zn. Câu 24: Cho 2,2 gam hh Al và Fe trong đó số nguyên tử Al gấp đôi số nguyên tử Fe, tác dụng với lượng dư dd muối clorua của kim loại M (M có hoá trị II và đứng sau Al, Fe trong dãy điện hoá) thu được 5,12 gam chất rắn. Kim loại M là A. Ni. B. Pb. C. Cu. D. Hg. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hh khí NO và NO2 có tỉ lệ thể tích 1: 3. Kim loại M là A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Zn. Câu 26: Nguyên tố M tạo được 2 muối clorua và muối sunfat có cùng hóa trị của M. Trong muối sunfat, M chiếm 28% khối lượng, còn trong muối clorua M chiếm a%. Nguyên tố M là A. Al. B. Fe. C. Pb. D. Cr. Câu 27: M là 1 kim loại nhóm IIA. Dung dịch muối MCl2 cho kết tủa với dd Na2CO3, Na2SO4 nhưng không tạo kết tủa với dd NaOH. M là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Mg hoặc Ba. Câu 28: M là một kim loại kiềm. Lấy 3,72 gam hh X gồm M và Al cho vào nước dư giải phóng 0,16 gam khí và còn lại 1,08 gam chất rắn. M là A. K. B. Na. C. Rb. D. Cs. Câu 29: Hòa tan 15,6g kim loại M bằng V lít dd HCl 2M (lấy dư 10%). Khí thoát ra được dẫn qua ống chứa CuO (dư) nung nóng thấy khối lượng CuO giảm 10,4g. Kim loại M là A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al. Câu 30: Hòa tan 19,2g kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,6M, sau pư đem cô cạn dd thu được 37,8g chất rắn. M là kim loại A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ca. Câu 31: Cho cùng một lượng kim loại M vào dd HNO3 dư và dd HCl dư thấy thể tích khí NO thu được bằng thể tích khí H2 ở cùng điều kiện và khối lượng muối clorua bằng 52,48% khối lượng muối nitrat. Kim loại M là A. Cu. B. Fe. C. Mn. D. Zn. Câu 32: Điện phân 1 dd có hòa tan 0,585g NaCl; 2,7g CuCl2; 162,5g FeCl3; 6,66g CaCl2 với bình điện phân có cực trơ, cường độ dòng điện I = 2A, trong thời gian 1 giờ. Kim loại thu được ở catot là A. Ca. B. Na. C. Cu. D. Fe và Cu. Câu 33: Điện phân với điện cực trơ dd muối clorua của một kim loại hoá trị (II) với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng của catôt tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối clorua ở trên là kim loại A. Ni. B. Zn. C. Fe. D. Cu. Câu 34: Có 5,56 gam hh X gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi). Chia hh X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dd HCl thu được 1,568 lít H2 (đktc); phần 2 hoà tan hết trong dd HNO3 loãng thu được 1,344 lít NO (đktc), không tạo NH4NO3. Kim loại M là A. Zn. B. Sn. C. Al. D. Mg. Câu 35: Hoà tan 4,26gam hh bột Fe và Cu vào 200ml dd AgNO3 1M. Sau khi pư hoàn toàn được dd X và chất rắn Y. Trong Y có: A. Ag. B. Ag, Cu. C. Ag, Fe. D. Ag, Fe, Cu. Câu 36: Cho một đinh sắt luợng dư vào 20 ml dd muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dd D. Khối lượng dd D giảm 0,16 gam so với dd nitrat X lúc đầu. X là A. Cu. B. Hg. C. Ni. D. một kim loại khác. Câu 37: Đem nung 14,52 gam một muối nitrat của một kim loại cho đến khối lượng không đổi, chất rắn còn lại là một oxit kim loại, có khối lượng giảm 9,72 gam so với muối nitrat. Kim loại trong muối nitrat trên là A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Fe. Câu 38: Hoà tan 12,8 gam hh gồm kim loại M (hoá trị II) và Fe trong dd HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).Mặt khác khi hoà tan 12,8 gam hh trên trong dd HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. Câu 39: Hoà tan 8,1 gam bột kim loại hoá trị III vào 2,5 lít dung dịch HNO3 0,5M (D = 12,5 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít khí (đktc) hỗn hợp NO và N2. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trên so với heli là 7,2. Kim loại là A. Fe. B. Cr. C. Al. D. Cu. Câu 40: Fe bị ăn mòn khi tiếp xúc với kim loại M trong không khí ẩm. M có thể là A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Cu. * Đây là dạng bài tập quen thuộc mà giáo viên có thể sử dụng xuyên suốt trong cả chương trình hóa học với mục đích là học sinh sẽ nắm rõ hơn tính chất của các nguyên tố kim loại cụ thể. Giáo viên cũng có thể dựa vào bộ bài tập để kiểm tra kiến thức học sinh về bảng tuần hoàn có liên quan đến sự giống và khác nhau của các nguyên tố kim loại. Dạng 4. ĐIỀU CHẾ - SẢN XUẤT Câu 1: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca, Ba trong công nghiệp, người ta dùng cách sau: A. điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. B. dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. C. dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. D. điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. Câu 2: Trong một loại quặng boxit có 60% nhôm oxit. Nhôm luyện từ quặng oxit đó còn chứa 2% tạp chất. Hiệu suất phản ứng là 90%. Lượng Al thu được khi luyện 0,5 tấn quặng boxit là A. 134,368 kg. B. 145,8 kg. C. 136,386 kg. D. 150,5 kg. Câu 3: Không thể điều chế Cu từ CuSO4 bằng cách A. điện phân nóng chảy muối. B. điện phân dung dịch muối. C. dùng Mg để khử Cu2+ ra khỏi dung dịch muối. D. cho tác dụng với dung dịch KOH dư, sau đó lấy kết tủa Cu(OH)2, đem nhiệt phân rồi khử CuO tạo ra bằng C. Câu 4: Chất khử oxit sắt trong lò cao là A. H2. B. CO. C. Al. D. Na. Câu 5: Phát biểu mô tả quá trình luyện thép là A. khử quặng sắt thành sắt tự do. B. điện phân dung dịch muối sắt (III). C. khử hợp chất kim loại thành kim loại tự do. D. oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ. Câu 6: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là A. nhôm. B. sắt. C. magie. D. đồng. Câu 7: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là A. nhôm. B. đồng. C. natri. D. magie. Câu 8: Với dd FeCl3, để điều chế được Fe bằng phương pháp thủy luyện, ta nên dùng kim loại A. Mg. B.Cu. C. Ni. D. Sn. Câu 9: Phương trình hoá học thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thủy luyện là A. Fe + CuSO4  Cu + ZnSO4. B. H2 + CuO  Cu + H2O. C. CuCl2  Cu + Cl2. D. 2CuSO4 + 2H2O  2Cu +2H2SO4 + O2. Câu 10: Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 11: Crom được điều chế bằng phương pháp A. điện phân Cr2O3 nóng chảy : 2Cr2O3 ®pnc 4Cr + 3O2. B. điện phân dung dịch CrCl3 : 2CrCl3 ®p 2Cr + 3Cl2. C. nhiệt nhôm : Cr2O3 + 2Al  2Cr + Al2O3. D. thuỷ luyện : 2CrCl3 + 3Mg  2Cr + 3MgCl2. Câu 12: Để có đồng tinh khiết cần phải tinh chế đồng thô bằng cách điện phân dung dịch CuSO4 (có H2SO4) với: A. cực âm là những lá đồng tinh khiết, cực dương là những thỏi đồng thô. B. cực âm là những thỏi đồng thô, cực dương là những lá đồng tinh khiết. C. cực âm và cực dương đều là những lá đồng tinh khiết. D. cực âm và cực dương đều là những thỏi đồng thô. Câu 13: Khối lượng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 cần để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 93%, biết lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 1%, là A. 1070,1 tấn. B. 1397,26 tấn. C. 1967,87 tấn. D. 2086,3 tấn. Câu 14: Người ta dùng than chì khử Al2O3 bằng phương pháp điện phân để thu được 6,75kg Al, đồng thời tạo ra hh khí gồm 20% CO, 70% CO2 và 10% O2 theo thể tích. Khối lượng than chì đã bị tiêu hao và lượng Al2O3 đã bị điện phân, lần lượt là: A. 2,05kg và 10,70kg. B. 5,10kg và 8,25kg. C. 2,25kg và 12,75kg. D. 4,10kg và 9,50kg. Câu 15: Khối lượng bột nhôm cần để điều chế được 117 gam crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm là A. 67 gam. B. 64 gam. C. 67,5 gam. D. 60,75 gam. Câu 16: Kim loại có thể điều chế được từ quặng malakit là A. nhôm. B. sắt. C. magie. D. đồng. Câu 17: Cho các nguyên liệu sau: quặng manhetit, than cốc, chất chảy (cát hoặc đá vôi), không khí. Số nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất gang là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Giải pháp được sử dụng để điều chế Mg kim loại là A. điện phân nóng chảy MgCl2. B. điện phân dung dịch Mg(NO3)2. C. cho Ba vào dung dịch MgSO4. D. dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao. Câu 19: Giải pháp điều chế dưới đây không hợp lí là A. dùng pư khử K2Cr2O7 bằng than hoặc lưu huỳnh để điều chế Cr2O3. B. dùng pư của muối Cr (II) với dd kiềm dư để điều chế Cr(OH)2. C. dùng pư của muối Cr(III) với dd kiềm dư để điều chế Cr(OH)3. D. dùng pư của H2SO4 đặc với dd K2Cr2O7 để điều chế CrO3. Câu 20: Người ta tiến hành nhiệt phân quặng đolomit (CaCO3.MgCO3), những hóa chất và phương pháp phải dùng để có thể điều chế được hai kim loại canxi và magie riêng biệt là: A. HCl – điện phân dd. B. H2O, HCl – điện phân nóng chảy. C. H2O – điện phân nóng chảy. D. H2O, H2SO4 – điện phân nóng chảy. Câu 21: Nguyên tắc điều chế kim loại là A. oxi hóa ion kim loại thành kim loại. B. khử ion kim loại thành kim loại. C. dùng H2 hoặc CO để khử oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ cao. D. dùng kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi dd muối. Câu 22: Để điều chế một ít Cu trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng phương pháp sau: A. dùng Zn cho vào dung dịch CuSO4. B. điện phân dung dịch CuSO4. C. khử CuO bằng CO ở nhiệt độ cao. D. nên dùng phương pháp A và B. Câu 23: Chọn phương pháp phù hợp nhất để điều chế Ba kim loại. A. Điện phân dd BaCl2 có vách ngăn xốp. B. Điện phân nóng chảy BaCl2 có vách ngăn xốp. C. Dùng phương pháp nhiệt nhôm (dùng Al đẩy Ba ra khỏi BaO). D. Cả A và B đều đúng. Câu 24: Điều chế đồng từ đồng (II) oxit bằng phương pháp nhiệt nhôm, để thu được 12,8 kg đồng cần dùng khối lượng nhôm là A. 8,1 kg. B. 3,6 kg. C. 4,5 kg. D. 12,15 kg. Câu 25: Khối lượng Cu điều chế được từ 1 tấn pirit đồng (chứa 65% Cu, hiệu suất quá trình bằng 80%) là A. 0,52 tấn. B. 0,31 tấn. C. 0,21 tấn. D. 0,19 tấn. Câu 26: Từ dd K2SO4, số phản ứng hóa học tối thiểu để điều chế được kali là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27: Trong quá trình sản xuất nhôm, việc làm sạch nguyên liệu là rất cần thiết vì nếu có lẫn những tạp chất như Fe2O3 và SiO2 thì A. quá trình điện phân Al2O3 không xảy ra được. B. Al không nguyên chất bị ăn mòn điện hóa. C. quá trình điện phân phải thực hiện ở nhiệt độ rất cao. D. Cả A và C. Câu 28: Để điều chế Fe trong công nghiệp nên dùng phương pháp A. điện phân dung dịch FeCl2. B. khử Fe2O3 bằng Al. C. khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. D. Mg + FeCl2 cho ra Fe. Câu 29: Điện phân m gam Al2O3 nóng chảy với điện cực anot bằng cacbon được 8,1 gam nhôm. Biết rằng lượng oxi sinh ra đều tham gia phản ứng đốt cháy hết anot thành CO2. Xác định m và khối lượng cacbon anot bị đốt cháy. A. 9,7 gam và 1,4 gam. B. 9,5 gam và 1,6 gam. C. 15,3 gam và 2,7 gam. D. 10,9 gam và 1,9 gam. Câu 30: Từ 1 tấn quặng sắt cromit (có thể viết tắt FeCr2O4) người ta điều chế được 216 kg hợp kim ferocrom (hợp kim Fe-Cr) có chứa 65% Cr. Giả sử hiệu suất của quá trình là 90%. Thành phần %(m) của tạp chất trong quặng là A. 33,6%. B. 27,2%. C. 30,2%. D. 66,4%. Câu 31: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng: Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO2 (k) H > 0 Cho các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ phản ứng (2) Tăng áp suất chung của hệ (3) Giảm nhiệt độ phản ứng (4) Dùng chất xúc tác Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là: A. (1). B. (1), (2), (4). C. (3). D. (2), (3), (4). Câu 32: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit Al2O3.nH2O, thường có lẫn tạp chất Fe2O3 và SiO2. Để làm sạch nguyên liệu, hoá chất cần dùng là A. dd NaOH đặc. B. dd NaOH loãng. C. dd HCl và khí CO2. D. dd NaOH đặc và khí CO2. Câu 33: Từ 3 tấn quặng chứa 74% hợp chất ZnCO3.ZnS, bằng phương pháp nhiệt luyện (hiệu suất 90%) ta điều chế được một lượng kim loại Zn. Khối lượng Zn thu được là A. 1,17 tấn. B. 1,3 tấn. C. 1,58 tấn. D. 1,44 tấn Câu 34: Để điều chế được kim loại Ba từ BaCO3, phương pháp sau đây đúng là: A. cho tác dụng với HCl rồi lấy BaCl2 thu được đem điện phân nóng chảy. B. cho tác dụng với HCl rồi lấy dd BaCl2 thu được tác dụng với kim loại K C. nung BaCO3 ở nhiệt độ cao rồi dùng CO khử BaO thu được ở nhiệt độ cao. D. cho tác dụng với HCl rồi điện phân có màng ngăn dd BaCl2 thu được. Câu 35: Để tinh luyện đồng thô thì người ta dùng phương pháp: A. cho đồng thô vào HNO3 đặc, nhiệt phân Cu(NO3)2, rồi dùng CO để khử CuO. B. điện phân dd CuSO4 có anot bằng đồng thô, thu đồng tinh khiết ở catot. C. hoà tan đồng thô trong HNO3, dùng kim loại đẩy đồng ra khỏi dd Cu(NO3)2. D. cho đồng thô vào dung dịch HCl để cho tạp chất tan hết còn lại đồng. * Với dạng này, giáo viên có thể sử dụng trong từng bài học cụ thể cũng như trong các bài luyện tập để giúp học sinh ghi nhớ các phương trình điều chế cũng như các công đoạn sản xuất nhằm gắn liền kiến thức với hoạt động kinh tế - sản xuất trong thực tiễn đời sống. Qua đó, học sinh được nâng cao hiểu biết về cơ sở khoa học của nền sản xuất hóa học. Dạng 5. NHẬN BIẾT - TÁCH CHẤT Câu 1: Bột bạc có lẫn tạp chất Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp kim loại trên vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dd X chứa A. AgNO3. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3. Câu 2: Dd ZnSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Kim loại được dùng để loại bỏ tạp chất là A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg. Câu 3: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dd chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại: A. Cu, Fe. B. Pb, Fe. C. Ag, Pb. D. Zn, Cu. Câu 4: Bạc có lẫn đồng kim loại, chất được dùng để thu được bạc tinh khiết là A. dd AgNO3. B. dd Cu(NO3)2. C. dd HCl. D. dd H2SO4 đặc , nóng. Câu 5: Để phân biệt 5 mẫu kim loại riêng biệt Fe, Mg, Ba, Ag, Al thì người ta có thể dùng 1 trong những dung dịch sau đây: A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3. D. NaOH. Câu 6: Để phân biệt 5 dd riêng biệt HCl, HNO3 đặc, NaNO3, NaOH, AgNO3 thì người ta dùng kim loại A. Cu và Al. B. Cu và Fe. C. Cu, Fe, Al. D. tất cả đều sai. Câu 7: Một hh gồm nhôm và sắt. Để tách riêng sắt ( giữ nguyên lượng ) từ hh đó thì ta cho hh đó tác dụng với dd A. NaOH. B. Fe(NO3)3. C. ZnCl2. D. HCl. Câu 8: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất có thể dùng để có thể loại bỏ được tạp chất là A. Na dư. B. bột Al dư. C. bột Fe dư. D. bột Cu dư. Câu 9: Để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy thuỷ ngân này trong dung dịch (dư) của A. Hg(NO3)2. B. Zn(NO3)2. C. Sn(NO3)2. D. Pb(NO3)2. Câu 10: Chỉ được dùng nước, nhận biết được từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại là: A. Al, Ag, Ba. B. Fe, Na, Zn. C. Mg, Al, Cu. D. cả A và B đều đúng. Câu 11: Một loại bạc có lẫn một ít đồng. Có thể loại bỏ đồng trong loại bạc đó bằng cách: (1) Cho loại bạc này vào dd AgNO3 dư, Cu tan hết, sau đó lọc lấy Ag. (2) Cho loại bạc này vào dd HCl, Cu tan hết, lọc lấy Ag. (3) Đun nóng loại bạc này trong, rồi cho hh sản phẩm vào dd HCl, Ag không tan ta lọc lấy Ag. (4) Cho loại bạc này vào dd HNO3, Cu tan Ag không tan, lọc lấy Ag. Cách làm đúng là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. Cả (1), (2), (3) và (4). Câu 12: Chỉ dùng nước và một dd X (axit hay bazơ) thích hợp, phân biệt 3 kim loại: Na, Ba, Cu. X là A. dd HNO3. B. dd H2SO4. C. dd NaOH. D. dd HCl. Câu 13: Để tách rời nhôm ra khỏi hh có lẫn Cu, Ag, Fe ta có thể dùng: A. dd HNO3 loãng, dd NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy. B. dd NaOH, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy. C. dd HCl, lọc, dd NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân điện phân nóng chảy. D. tất cả đều đúng. Câu 14: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt NaCl, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2CO3, AlCl3 ta có thể dùng kim loại A. kali. B. bari. C. rubidi. D. magie. Câu 15: Một hh gồm Ag, Cu, Fe có thể dùng hoá chất sau đây để tinh chế Ag là A. dd HCl. B. dd Cu(NO3)2. C. dd AgNO3. D. dd H2SO4 đậm đặc. Câu 16: Có 3 hợp kim Cu - Ag ; Cu - Al ; Cu - Zn. Chỉ dùng một dd axit thông dụng và một dd bazơ thông dụng để phân biệt được 3 hợp kim trên là A. HCl và NaOH. B. HNO3 và NH3. C. H2SO4 và NaOH. D. H2SO4 (loãng) và NH3. Câu 17:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH028.pdf
Tài liệu liên quan