Luận án Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

4 Những đóng góp mới của Luận án 3

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Giới thiệu chung về cây thuốc lào 4

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 4

1.1.2 Phân loại 5

1.1.3 Giá trị kinh tế của cây thuốc lào 6

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 6

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới 6

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào tại Việt Nam 7

1.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 13

1.3.1 Trên thế giới 13

1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào tại Việt Nam 15

1.4 Nhận xét chung 39

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42

2.2 Nội dung nghiên cứu 42

2.3 Địa điểm nghiên cứu 42

2.4 Phương pháp nghiên cứu 43iv

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập, phân tích thông tin 43

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 43

2.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 48

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 53

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54

3.1 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất

lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng. 54

3.1.1 Các chỉ tiêu nông hoá của đất trồng thuốc lào tại khu vực triển khai

nghiên cứu 54

3.1.2 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của

giống thuốc lào Ré Đen 56

3.1.3 Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng sản phẩm thuốc lào 58

3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và

chất lượng giống thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng 63

3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 63

3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của

giống thuốc lào Ré Đen trong vụ Xuân 2011 và Xuân năm 2012 67

3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và năng suất

của giống thuốc lào Ré Đen 69

3.2.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào 72

3.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào 76

3.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển của

cây thuốc lào 76

3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào 78

3.3.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chỉ số diện

tích lá và năng suất thuốc lào 79

3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

của cây thuốc lào 81

3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của thuốc lào 81

3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của

cây thuốc lào 82v

pdf182 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy, thời gian lá chín (90% lá ngả màu vàng) và thời gian từ trồng đến thu hoạch, thời gian sinh trưởng của các công thức thời vụ cũng không có sự chênh lệch nhiều. Công thức 3 có thời gian thu hoạch ngắn nhất (114-119 ngày), công thức 1 có thời gian thu hoạch dài nhất (119-124 ngày) song sự sai khác ngày cũng không có ý nghĩa thống kê. Thời gian sinh trưởng của cây ở các công thức 78 cũng dao động trong khoảng 162-168 ngày. Tóm lại, trong khoảng thời gian từ 5/1 -25/1, thời vụ trồng không ảnh hưởng nhiều đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Công thức 3 có thời gian của các giai đoạn là ngắn hơn cả so với các công thức còn lại, song sự sai khác này ít có ý nghĩa thống kê. Do đó, trong sản xuất nên có kế hoạch trồng cây vụ sau để bố trí thời vụ trồng thuốc lào cho hợp lí, đảm bảo cơ cấy luân canh, góp phần tạo nên những cánh đồng thu nhập cao. 3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào Số liệu theo dõi về ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây thuốc lào được trình bày tại bảng 3.15. Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào Ré Đen sau 90 ngày trồng Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá (lá/cây) Đường kính thân (cm) Chiều rộng lá (cm) Chiều dài lá (cm) Vụ Xuân 2011 1. Ngày 10/1 70,30 21,00 2,45 16,8 56,3 2. Ngày 25/1 80,30 21,00 2,50 17,5 57,5 3. Ngày 10/2 79,50 21,50 2,50 17,8 57,5 LSD (0,05) 5,10 2,80 0,13 CV% 7,60 5,90 5,30 Vụ xuân 2012 1. Ngày 10/1 76,00 22,00 2,70 16,7 59,3 2. Ngày 25/1 83,00 24,00 2,70 16,7 60,1 3. Ngày 10/2 81,00 23,00 2,80 16,0 61,3 LSD (0,05) 8,50 1,30 0,23 CV% 4,80 7,50 6,90 Chiều cao cây thuốc lào ở các thời vụ khác nhau là khác nhau tuy nhiên sự chênh lệch là không nhiều (bảng 3.15). Công thức 1 có chiều cao ở cả 2 vụ thí nghiệm là thấp nhất (70,3-76,0 cm) công thức 2 và công thức 3 có chiều cao lớn hơn công thức 1 song sự sai khác cũng ở mức không có ý nghĩa. 79 Về chỉ tiêu số lá/cây: cũng như các thí nghiệm khác, đặc điểm di truyền của cây quyết định đến số lá/cây nên sự sai khác là không nhiều và ở mức không có ý nghĩa thống kê. Các công thức thí nghiệm trong 2 vụ đều có từ 21-24 lá/cây. Về đường kính thân, chiều rộng lá và chiều dài lá cũng không có sự sai khác rõ rệt. Tóm lại, trong khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm, thời vụ từ 10/1 đến 10/2 không ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của thuốc lào. Điều đó là do sự chênh lệch về các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm ở các thời vụ thí nghiệm là tương đối như nhau nên không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây thuốc trồng ở các thời vụ. 3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá và năng suất thuốc lào Chỉ số diện lích lá (LAI) là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất sản phẩm. Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy LAI của cây tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ và ổn định dần ở giai đoạn 90-120 ngày sinh trưởng. Trong khoảng 60 ngày đầu tiên, LAI ở các công thức ở hai vụ dao động từ 1,43 m2lá/m2đất đến 1,68 m2lá/m2đất. LAI ở công thức 3 (Ngày 10/2) có cao hơn 2 (Ngày 25/1) công thức còn lại song sự chênh lệch nhau không nhiều và không có ý nghĩa thống kê. Sự chênh lệch LAI giữa công thức 2 và 3 là do công thức 3 trồng sau nên cây khi mới trồng gặp điều kiện nhiệt độ cao hơn so với công thức 2 nên bén rễ hồi xanh tốt hơn và sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. LAI của cây tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 60-90 ngày; LAI của cây tăng từ 1,43 m2lá/m2đất (công thức trồng ngày 10/1) lên 4,52 m2lá/m2đất (công thức trồng ngày 10/2). LAI của cây tăng trưởng chậm lại và ổn định vào khoảng thời gian từ 90-120 ngày, trong khoảng thời gian này LAI của công thức dao động trong khoảng 4,38 m2lá/m2đất (công thức trồng ngày 10/1) đến 4,48 m2lá/m2đất (trồng ngày 10/2) trong vụ Xuân 2011 và từ 4,47 m2lá/m2đất (công thức trồng ngày 10/1) – 4,55 m2lá/m2đất (công thức trồng ngày 10/2) trong vụ Xuân 2012. Song sự sai khác không nhiều và ít có ý nghĩa.Vụ Xuân 2011, năng suất của cây ở các công thức cũng không có sự chênh lệch khác biệt, các công thức thí nghiệm có năng suất dao 80 động từ 1530,0 kg/ha (trồng ngày 10/1) đến 1535,7 kg/ha (trồng ngày 10/2). Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá và năng suất cây thuốc lào Ré Đen Vụ Công thức Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) Năng suất lí thuyết (kg) Năng suất thực thu (kg) 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày Vụ Xuân 2011 1. Ngày 10/1 0,08 1,43 4,20 4,38 1680,5 1530,0 2. Ngày 25/1 0,10 1,57 4,43 4,48 1685,5 1534,7 3. Ngày 10/2 0,12 1,65 4,48 4,48 1695,0 1535,7 LSD (0,05) 0,07 0,12 0,60 0,44 28,80 CV% 5,40 5,60 6,90 7,40 7,80 Vụ xuân 2012 1. Ngày 10/1 0,10 1,52 4,43 4,47 1620,0 1539,0 2. Ngày 25/1 0,13 1,57 4,48 4,53 1650,0 1567,5 3. Ngày 10/2 0,15 1,68 4,52 4,55 1650,5 1568,0 LSD (0,05) 0,05 0,25 0,45 0,44 24,23 CV% 12,40 7,20 4,50 4,30 8,70 Đến vụ Xuân 2012, sự sai khác về năng suất của cây ở công thức trồng ngày 10/1 với công thức trồng ngày 25/1 và 10/2 có ý nghĩa khi NSTT ở công thức trồng ngày 10/1 là thấp nhất đạt 1539,0 kg/ha và công thức trồng ngày 10/2 đạt cao nhất đạt 1568,5 kg/ha và công thức 2 đạt 1567,0kg/ha. Song công thức công thức trồng ngày 25/1 và ngày 10/2 có năng suất tương đối như nhau và sự sai khác không có ý nghĩa. Điều này có thể do thời tiết năm 2012, khoảng trung tuần tháng 1 nhiệt độ 16,50C, cao hơn đầu tháng 2 nhiệt độ khoảng 15,10C; do sự chênh lệch như vậy nên thuốc lào trồng vào thời vụ 25/1/2012 được trồng vào thời tiết ấm hơn so với thuốc lào trồng ở thời vụ 10/2/2012, vì vậy thuốc lào ở hai công thức có chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất gần như tương đồng. Tóm lại, trong khoảng thời gian từ 10/1 đến 10/2 hàng năm, các thời vụ trồng khác nhau không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây thuốc lào như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá và diện tích lá. Về năng suất năm 2012, thời vụ 25/1 và 10/2 năng suất có cao hơn thời vụ trồng sớm; tuy 81 nhiên kết quả này không thể hiện rõ ở năm 2011. Vì vậy, tùy theo công thức luân canh cây trồng có thể chọn thời vụ trồng thuốc lào thích hợp. Theo chúng tôi, thời vụ 2 (trồng 25/1) hợp lý nhất cho cây thuốc lào và thích ứng các công thức luân canh trong sản xuất nông nghiệp tại Hải Phòng. 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây thuốc lào 3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của thuốc lào Thời gian từ trồng đến hồi xanh, ra nụ, hoa hoa, lá ngả vàng, thu hoạch và tổng thời gian sinh trưởng phát triển của cây được ghi nhận tại bảng 3.17. Bảng 3.17. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây thuốc lào Ré Đen Công thức Từ trồng đến hồi xanh (ngày) Hồi xanh đến ra nụ 90% (ngày) Từ nụ đến ra hoa 90% (ngày) Ra hoa đến 80% lá ngả màu vàng (ngày) Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày) TGST (ngày) Vụ Xuân 2011 1: 20.000 cây/ha 7,0 65,0 15,0 42,0 129,0 166,0 2: 24.000 cây/ha 7,0 64,0 16,0 41,0 128,0 165,0 3: 28.000 cây/ha 7,0 64,0 16,0 41,0 128,0 166,0 4: 32.000 cây/ha 7,0 63,0 15,0 41,0 126,0 165,0 LSD (0,05) 4,71 1,63 4,31 8,23 15,34 CV% 7,7 5,3 8,2 7,2 8,6 Vụ Xuân 2012 1: 20.000 cây/ha 6,0 63,0 16,0 37,0 122,0 163,0 2: 24.000 cây/ha 6,0 64,0 15,0 34,0 119,0 160,0 3: 28.000 cây/ha 6,0 63,0 15,0 34,0 118,0 162,0 4: 32.000 cây/ha 6,0 63,0 15,0 32,0 116,0 164,0 LSD (0,05) 4,76 1,65 4,54 8,15 11,02 CV% 9,4 8,3 7,7 8,0 7,9 Mật độ ảnh hưởng không nhiều đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lào (bảng 3.17). Thời gian sinh trưởng giữa các công thức chênh lệch nhau không nhiều; thời gian từ trồng đến hồi xanh đều trong vòng 6-7 82 ngày, thời gian từ hồi xanh đến ra nụ dao động từ 63-65 ngày; thời gian từ nụ đến nở hoa dao động trong khoảng 15 ngày và đến khi lá chuyển vàng cho thu hoạch dao động từ 116-129 ngày; thời gian sinh trưởng trên đồng ruộng, các công thức có sự chênh lệch nhau không đáng kể và dao động trong khoảng 160-165 ngày. Sự sai khác về thời gian của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ở các công thức trong cả 2 vụ thí nghiệm đều không có ý nghĩa thống kê. 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của cây thuốc lào Đối với cây thuốc lào, từ 60-70 ngày sau trồng (khi cây xuất hiện nụ) phải tiến hành ngắt ngọn để ổn định số lá, chiều cao và tập trung hàm lượng dinh dưỡng để nuôi bộ lá, nâng cao chất lượng sản phẩm, do đó các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính thân, số lá đạt giá trị ổn định sau 90 ngày trồng. Kết quả nghiên cứu được ghi nhận ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của cây thuốc lào Ré Đen sau 90 ngày trồng Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá (lá/cây) Đường kính thân (cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Diện tích lá (m2/cây) Vụ Xuân 2011 1: 20.000 cây/ha 76,90 21,60 2,55 54,20 17,64 1,91 2: 24.000 cây/ha 79,10 21,50 2,53 55,00 16,6 1,85 3: 28.000 cây/ha 77,50 22,00 2,51 56,50 16,0 1,76 4: 32.000 cây/ha 76,80 21,70 2,50 55,80 16,1 1,7 LSD (0,05) 7,04 4,24 0,32 2,64 1,01 0,14 CV% 6,5 9,8 6,4 9,5 8,0 8,7 Vụ xuân 2012 1: 20.000 cây/ha 80,10 21,00 2,61 63,80 20,40 1,93 2: 24.000 cây/ha 82,30 21,50 2,58 62,50 17,50 1,88 3: 28.000 cây/ha 82,50 21,50 2,53 59,50 16,99 1,78 4: 32.000 cây/ha 78,50 22,00 2,51 55,20 16,90 1,73 LSD (0,05) 10,54 3,91 0,33 2,50 2,22 0,15 CV% 7,5 9,1 8,5 7,3 7,9 6,7 Kết quả thí nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy: các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, đường kính thân của các công thức chênh lệch nhau không 83 nhiều, không có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây dao động từ 76,8-82,5cm; số lá thu hoạch 21-22 lá; đường kính thân từ 2,50-2,61cm. Các công thức có mật độ trồng khác nhau cho chỉ tiêu về số lá khác nhau nhất là chỉ tiêu diện tích lá. Trong khoảng mật độ của thí nghiệm từ 20.000 -32.000 cây/ha, mật độ càng cao thì diện tích lá/cây càng thấp và ngược lại; sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa thống kê. Công thức 1 (20.000 cây/ha), có chiều dài lá, chiều rộng lá lớn nhất nên diện tích lá/cây đạt cao nhất (1,91-1,93m2/cây); công thức 4 (32.000 cây/ha), có chiều rộng lá, chiều dài lá nhỏ nhất nên diện tích lá nhỏ nhất (1,70-1,73m2/cây). 3.4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái chỉ số diện tích lá (LAI), hiệu suất quang hợp của cây và năng suất thuốc lào Số liệu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp của cây và năng suất thuốc lào được trình bày tại bảng 3.19. Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng LAI của thuốc lào Ré Đen Công thức Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) ở các giai đoạn 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày Vụ Xuân 2011 1: 20.000 cây/ha 0,08 1,29 3,80 3,81 2: 24.000 cây/ha 0,10 1,46 4,44 4,44 3: 28.000 cây/ha 0,12 1,81 4,90 4,92 4: 32.000 cây/ha 0,15 1,77 6,60 5,44 LSD (0,05) 0,02 0,16 0,34 0,62 CV% 10,2 8,4 8,0 5,5 Vụ xuân 2012 1: 20.000 cây/ha 0,08 1,37 3,80 3,85 2: 24.000 cây/ha 0,10 1,52 4,44 4,50 3: 28.000 cây/ha 0,12 1,81 6,12 4,98 4: 32.000 cây/ha 0,15 2,03 6,60 5,54 LSD (0,05) 0,026 0,200 2,420 0,611 CV% 10,0 8,2 7,6 5,4 84 Mật độ quyết định đến LAI của cây thuốc lào, mật độ càng cao, LAI càng cao và ngược lại (bảng 3.19). Chỉ số diện tích lá tăng nhanh nhất vào giai đoạn từ 60 đến 90 ngày sau trồng; từ 90 -120 ngày, LAI có xu hướng tăng trưởng chậm và ổn định. Công thức trồng 32.000 cây/ha có LAI cao nhất đạt 6,60 m2lá/m2đất, công thức trồng 20.000 cây/ha có LAI thấp nhất, chỉ đạt từ 3,80 m2lá/m2 đất. Mật độ trồng ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá nên ảnh hưởng đến quá trình quang hợp do đó quyết định đến năng suất của cây. Theo dõi các số liệu về hiệu suất quang hợp của thuốc lào trong vụ Xuân 2011, vụ Xuân năm 2012 được ghi nhận tại bảng 3.20 cho thấy: Giai đoạn sau trồng từ 1-30 ngày cây chủ yếu là bén rễ hồi xanh và bắt đầu tổng hợp dinh dưỡng để phát triển thân lá; các công thức có hiệu suất quang hợp thấp và không chênh lệch nhiều, và dao động trong khoảng 0,14-0,33g/m2lá/ngày. Sự chênh lệch giữa các công thức không có ý nghĩa. Ở giai đoạn từ 31-60 ngày, cây sinh trưởng mạnh nhất và có hiệu suất quang hợp đạt mức cao nhất; giai đoạn từ sau 90 ngày trồng, hiệu suất quang hợp của cây giảm dần, lúc này bộ lá diễn ra quá trình chuyển hoá các chất, lá chuyển dần sang màu vàng và rủ xuống (lá chín sinh lý), là thời điểm thích hợp cho thu hoạch (khoảng từ 120-130 ngày sau trồng). Ảnh hưởng của mật độ trồng đến LAI và năng suất thuốc lào được minh chứng tại hình 3.3 6.62 3.84 4.44 4.92 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 20.000 cây/ha 24.000 cây/ha 28.000 cây/ha 32.000 cây/ha Mật độ N ăn g su ất ( kg /h a) 0 1 2 3 4 5 6 7 L A I (m 2l á/ m 2 đấ t) Năng suất LAI Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ, chỉ số LAI đến năng suất thuốc lào Ré Đen vụ Xuân 2011 85 Từ 31 ngày sau trồng, công thức 1 (20.000 cây/ha) luôn có hiệu suất quang hợp cao nhất (0,31-0,33g/m2lá/ngày) do mật độ trồng thấp nhất nên mức độ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng không lớn bằng các công thức khác, do vậy năng suất cao nhất (1559,2-1577,1 kg/ha). Ngược lại công thức 4 có mật độ trồng cao nhất nên hiệu suất quang hợp của cây thấp nhất do đó năng suất đạt thấp nhất (1.431,0 - 1.444,5 kg/ha). Như vậy, HSQH của cây không chỉ phụ thuộc vào diện tích lá mà phụ thuộc cả về lượng ánh sáng cung cấp cho cây. Trong khoảng từ 20.000 – 24.000 cây/ha, ở mật độ càng cao, khả năng hấp thu ánh sáng của cây càng hạn chế và ngược lại. Vì vậy, bố trí mật độ trồng hợp lý là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và thuốc lào nói riêng. Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp và năng suất thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng Công thức Hiệu suất quang hợp (g/m2 lá/ngày) ở các giai đoạn (ngày sau trồng) Năng suất lý thuyết (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/ha) 31-60 61-90 91-120 Vụ Xuân 2011 1: 20.000 cây/ha 0,31 11,30 0,05 1641,20 1559,20 2: 24.000 cây/ha 0,25 9,54 0,05 1605,20 1525,00 3: 28.000 cây/ha 0,16 9,87 0,04 1595,50 1499,80 4: 32.000 cây/ha 0,14 9,01 0,04 1590,00 1431,00 LSD (0,05) 0,04 1,06 0,01 28,90 CV% 9,7 10,4 6,6 7,1 Vụ xuân 2012 1: 20.000 cây/ha 0,33 11,50 0,05 1660,00 1577,06 2: 24.000 cây/ha 0,26 9,60 0,05 1625,20 1544,00 3: 28.000 cây/ha 0,16 9,90 0,05 1615,50 1518,60 4: 32.000 cây/ha 0,16 9,50 0,04 1605,00 1444,50 LSD (0,05) 0,03 1,08 0,01 4,53 CV% 6,3 5,4 8,8 7,2 86 Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đối trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Kiên và cộng sự (2008) khi nghiên cứu về mật độ trồng với cây thuốc lá trên bốn giống TL1.XCV-2, TL1.XCV-1, TL5.XCV-2, TL5.XCV-1 khi cho rằng ở mật độ trồng 1,7 vạn cây/ha năng suất cây thuốc lá cao hơn trồng ở mật độ 2,0 vạn cây/ha song chất lượng thuốc thì không có khác biệt đáng kể. Bên cạnh đó, về hiệu suất quang hợp cũng có cùng quan điểm với kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Diêu và cộng sự (2009) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sinh lí và năng suất của giống bông VN35KS. 3.4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào Hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định đến tái đầu tư sản xuất. Bảng 3.21 cho thấy, trồng thuốc lào nếu tính cả công lao động với giá bán sản phẩm tạm tính là 80.000 đồng/kg (thực tế dao động khoảng 70.000 – 120.000 đồng/kg) thì lãi thuần của các công thức thu được khoảng 36 - 65 triệu đồng/ha/vụ. Đây là thu nhập lớn của đại bộ phận nông dân hiện nay. Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của sản xuất thuốc lào Ré Đen (tính cho 1 ha) ĐVT: 1000 đồng TT Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Ghi chú 1 1: 20.000 cây/ha 124.733 60.310 64.423 2 2: 24.000 cây/ha 121.996 60.310 59.176 3 3: 28.000 cây/ha 119.983 65.340 54.643 4 4: 32.000 cây/ha 114.479 78.390 36.089 Ghi chú: Giá thuốc lào thương phẩm tính trung bình 80.000 đồng/kg. (chi tiết tại phụ lục 3) Công thức 1 có mật độ trồng thưa nên hạn chế được công tỉa chồi, công thức 4 (4: 32.000 cây/ha) với mật độ cao nên công tỉa chồi nách rất nhiều; bên cạnh đó công thức 1 có năng suất cao nhất nên cho hiệu quả kinh tế cao nhất (64,4 triệu đồng), tiếp đến là công thức 2 (24.000 cây/ha) và thấp nhất là công thức 32.000 cây/ha (36,1 triệu đồng). Ngoài ra, công thức 1 (20.000cây/ha) góp phần giảm thiểu 87 công lao động trong sản xuất thuốc lào, đây là ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong quá trình đô thị hóa mạnh như hiện nay. 3.5. Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến khả năng diệt chồi và sinh trưởng, phát triển, năng suất thuốc lào tại Hải Phòng Trong sản xuất thuốc lá, thuốc lào, diệt chồi là biện pháp quan trọng để tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Thông thường từ 60 ngày trồng trở đi, cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa lúc đó ta tiến hành ngắt ngọn để dinh dưỡng tập trung cho phát triển thân lá; do vậy kích thích các chồi nách phát triển mạnh. Theo kĩ thuật canh tác truyền thống tại các vùng trồng thuốc, người dân thường tiến hành ngắt các chồi này theo phương pháp thủ công (bằng tay). Tuy nhiên, do chồi nách cây sinh trưởng mạnh nên chỉ cần sau khi diệt 3-5 ngày cây đã xuất hiện các chồi nách mới vì vậy bằng phương pháp thủ công rất vất vả, nhất là trong điều kiện lao động nông nghiệp khó khăn đặc biệt tại các đô thị lớn. Trên thị trường hiện nay, có sản phẩm Accotab đang được sử dụng rộng rãi trong diệt chồi thuốc lá, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên thuốc lào tại vụ Xuân 2011 và Xuân 2012 ở các nồng độ Accotab khác nhau trên cây thuốc lào để xác định nồng độ thích hợp nhất khuyến cáo áp dụng vào sản xuất. 3.5.1. Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái số lượng chồi cây thuốc lào Theo dõi về ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái tăng trưởng số lượng chồi thuốc lào được ghi nhận tại bảng 3.22 và hình 3.4. Kết quả bảng 3.22 cho thấy, các biện pháp diệt chồi khác nhau ảnh hưởng đến động thái ra chồi của cây. Công thức 1 (không diệt chồi) thì số lượng chồi tăng từ 17,5 đến 19 chồi trong vụ Xuân 2011 và từ 19 đến 22,5 chồi ở vụ Xuân 2012. Khi diệt bằng tay ở công thức 2 với chu kỳ 5 ngày 1 lần, số lượng chồi của cây giảm dần từ 18 chồi đến 7 chồi trong khoảng thời gian từ ra hoa đến thu hoạch. Tuy nhiên biện pháp này rất tốn công vì theo bảng trên chúng ta phải ngắt chồi đến 7 lần trong vòng 1 vụ. 88 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến số lượng chồi thuốc lào Ré Đen Công thức Số lượng chồi (chồi/cây) sau xử lý (ngày) 5 10 15 20 25 30 40 1. Không diệt chồi (ĐC1) 17,5 18,3 18,5 18,5 18,5 19,0 19,0 Vụ Xuân 2011 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 17,0 15,0 13,4 10,5 8,0 6,5 8,4 3. Nồng độ Accotab 1,0% 3,0 3,2 4,0 4,0 4,0 4,0 4,5 4. Nồng độ Accotab 1,2% 1,5 2,0 3,0 3,0 3,5 3,7 3,8 5. Nồng độ Accotab 1,5% 1,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,5 3,0 Vụ xuân 2012 1. Không diệt chồi (ĐC1) 19,0 20,5 21,0 21,0 21,0 22,0 22,5 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 18,0 18,0 15,0 10,0 9,0 7,0 7,0 3. Nồng độ Accotab 1,0% 3,0 3,0 2,0 2,0 4,0 4,0 4,0 4. Nồng độ Accotab 1,2% 2,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 5. Nồng độ Accotab 1,5% 0,0 0,0 0,0 1,0 1,5 2,0 2,0 Hình 3.4. Động thái số lượng chồi của các công thức diệt chồi vụ Xuân 2012 Với thí nghiệm diệt chồi bằng Accotab ở các nồng độ khác nhau: Công thức 3 (Accotab 1,0%); công thức 4 (Accotab 1,2%); công thức 5 (Accotab 1,5%); ). Sau khi ngắt chồi, chúng ta chỉ cần sử dụng dung dịch trên một lần chấm vào các nách lá. Kết quả cho thấy, sử dụng hóa chất hiệu quả rõ rệt so với phương pháp truyền thống. 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 5 10 15 20 25 30 40 ngày theo dõi (ngày)CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 89 Sau 40 ngày xử lý (đến thời gian thu hoạch), số lượng chồi/cây ở các công thức đều thấp hơn hẳn phương pháp diệt bằng tay, kết quả còn phụ thuộc vào nồng độ xử lý. Trong khoảng 10-15ml/l nồng độ càng tăng thì hiệu quả diệt chồi càng tăng, cụ thể: Công thức 5 có số chồi/cây thấp nhất (2-3 chồi/cây); tiếp theo là công thức 4 (2-3,8 chồi/cây) và công thức 3 (4-4,5 chồi/cây). Qua hình 3.18 cho thấy: công thức 5 có hiệu lực diệt chồi mạnh nhất, song qua theo dõi đồng ruộng đã xuất hiện một số cây bị chết, tuy tỉ lệ nhỏ song cũng gây ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy nên sử dụng công thức 4 (12ml/l) sẽ cho hiệu quả cao hơn. 3.5.2. Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái chiều dài và khối lượng chồi thuốc lào Nhằm đánh giá hiệu quả của việc diệt chồi của các công thức thí nghiệm, chúng tôi theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài và khối lượng chồi của cây để đánh giá ảnh hưởng của nó đến năng suất sản phẩm. Kết quả theo dõi được ghi nhận ở bảng 3.23, bảng 3.24 và hình 3.5. Bảng 3.23. Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến động thái tăng trưởng chiều dài trung bình chồi thuốc lào Ré Đen Công thức Chiều dài chồi trung bình (cm/chồi) sau khi xử lý sau (ngày) 5 10 15 20 25 30 40 Vụ Xuân 2011 1. Không diệt chồi (ĐC1) 5,0 8,5 15,0 18,0 22,0 25,0 27,0 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 5,0 4,0 4,0 4,0 3,5 3,0 3,0 3. Nồng độ Accotab 1,0% 3,0 3,0 5,0 8,0 11,0 14,0 18 4. Nồng độ Accotab 1,2% 1,0 1,5 2,0 3,0 4,0 4,5 6,0 5. Nồng độ Accotab 1,5% 1,5 2,0 2,5 3,0 3,0 3,0 3,0 Vụ xuân 2012 1. Không diệt chồi (ĐC1) 4,0 9,5 13,1 18,0 23,0 26,0 28,0 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 2,0 5,0 4,5 4,0 3,0 3,0 2,5 3. Nồng độ Accotab 1,0% 2,0 5,0 8,0 12,0 14,0 15,0 19,0 4. Nồng độ Accotab 1,2% 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 4,0 5,5 5. Nồng độ Accotab 1,5% 0,0 0,0 0,0 2,0 3,5 4,5 5,0 90 Số liệu ở các bảng cho thấy: thuốc diệt chồi Accotab không những kìm hãm sự xuất hiện của chồi mà còn có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của chồi thể hiện chiểu dài chồi (bảng 3.22) và bảng khối lượng chồi (bảng 3.23). Số liệu cho thấy nếu không diệt chồi, đến khi thu hoạch chiều dài chồi trung bình sẽ dài khoảng 27- 28cm/chồi và khối lượng chồi sẽ đạt từ 1.282- 1.575g/cây gây lãng phí lượng dinh dưỡng rất lớn cho cây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá thuốc. Ở công thức diệt chồi bằng tay, có chiều dài trung bình chồi giảm dần từ đầu đến cuối vụ và dao động từ 2,5-3cm/chồi; khối lượng chồi vào lúc thu hoạch chỉ trong khoảng từ 43-68g/cây. Tuy nhiên, tổng khối lượng chồi được ngắt trong cả giai đoạn lại rất lớn từ 747-783g/cây, đây là sự lãng phí chất dinh dưỡng đáng kể trong sản xuất thuốc lào. Bảng 3.24. Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến động thái tăng trưởng khối lượng chồi thuốc lào Ré Đen Công thức Khối lượng chồi (g/cây) sau khi xử lý sau (ngày) 5 10 15 20 25 30 40 Vụ Xuân 2011 1. Không diệt chồi (ĐC1) 218,8 388,9 693,8 832,5 1017,5 1187,5 1282,5 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 212,5 150,0 134,0 105,0 70,0 48,8 63,0 3. Nồng độ Accotab 1,0% 22,5 24,0 50,0 80,0 110,0 140,0 202,5 4. Nồng độ Accotab 1,2% 3,8 7,5 15,0 22,5 35,0 41,6 57,0 5. Nồng độ Accotab 1,5% 3,8 10,0 12,5 15,0 15,0 18,8 22,5 Vụ Xuân 2012 1. Không diệt (ĐC 1) 190,0 486,9 687,8 945,0 1207,5 1430,0 1575,0 2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 90,0 225,0 168,8 100,0 67,5 52,5 43,8 3. Nồng độ Accotab 1,0% 15,0 37,5 40,0 60,0 140,0 150,0 190,0 4. Nồng độ Accotab 1,2% 5,0 11,3 15,0 18,8 22,5 30,0 41,3 5. Nồng độ Accotab 1,5% 0,0 0,0 0,0 5,0 13,1 22,5 25,0 91 Các công thức xử lý hóa chất ở các nồng độ khác nhau, chiều dài và khối lượng chồi tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ. Công thức 5 (Nồng độ Accotab 1,5%) có chiều dài chồi vào lúc thu hoạch ngắn nhất (3-5cm/chồi) nên có khối lượng chồi cả vụ thấp nhất (22,5-25,0g/cây) tiếp đến là công thức 4 (Nồng độ Accotab 1,2%) chiều dài trung bình chồi từ 5,5-6,0cm, khối lượng chồi từ 41,3-57g/cây. Cuối cùng là công thức 3 có chiều dài chồi từ 18-19cm và khối lượng chồi từ 190-202g/cây. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 5 10 15 20 25 30 40 Khối lượng chồi (g/cây) TG theo dõi (ngày)CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Hình 3.5. Ảnh hưởng của biện pháp diệt chồi đến động thái tăng trưởng khối lượng chồi thuốc lào Ré Đen vụ Xuân 2012 Như vậy, việc sử dụng chất diệt chồi rất hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển của chồi nách, giúp giảm công lao động và tiết kiệm được dinh dưỡng của cây, dinh dưỡng của đất và từ đó tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào. 3.5.3. Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của thuốc lào Thông qua ảnh hưởng đến số lượng chồi/cây, các công thức diệt chồi khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhct_la_bui_thanh_tung_6482_2005210.pdf
Tài liệu liên quan