Luận án Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

KÍ HIỆU VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝLUẬN10

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.2. Cơ sở lý luận 24

Tiểu kết 37

CHƯƠNG 2: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MỘT CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO 38

2.1. Sự hình thành bản hội Đạo Mẫu 38

2.2. Cơ cấu tổ chức của bản hội Đạo Mẫu 43

2.3. Thực hành nghi lễ của bản hội Đạo Mẫu 46

2.4. Đặc trưng của bản hội Đạo Mẫu 51

Tiểu kết 66

CHƯƠNG 3: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH

ĐẬM MÀU SẮC KINH TẾ 68

3.1. Màu sắc kinh tế của bản hội Đạo Mẫu: các khía cạnh biểu hiện 68

3.2. Sự gắn kết giữa tâm linh và kinh tế trong bản hội Đạo Mẫu: Những lý giải 84

3.3. Môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế và cơ sở cho các thành viên

bản hội tạo lập vốn xã hội 89

Tiểu kết 92

CHƯƠNG 4: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH

TRAO QUYỀN LỰC VÀ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC CỦA "NHỮNG

KẺ BỊ LOẠI TRỪ"93v

4.1. Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh của những kẻ bị loại trừ 93

4.2. Bản hội Đạo Mẫu: không gian trao quyền lực và thể hiện quyền lực 97

4.3. Môi trường tâm linh trao quyền lực, thể hiện quyền lực của "những kẻ

bị loại trừ" và cơ sở cho các thành viên bản hội tạo lập vốn xã hội 109

Tiểu kết 112

CHƯƠNG 5: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI CỦA CÁC THÀNH VIÊN

BẢN HỘI ĐẠO MẪU: NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC,

LỢI ÍCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA113

5.1. Nhận diện đặc điểm vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu 113

5.2. Phương thức tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội của các thành

viên bản hội Đạo Mẫu115

5.3. Lợi ích của vốn xã hội đối với đời sống của các thành viên bản hội

Đạo Mẫu122

5.4. Tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh

chuyển đổi: những vấn đề đặt ra 134

Tiểu kết 147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU

pdf236 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới tính thứ ba, những người ái nam ái nữ chưa được xã hội định cho chiếc hộp giới với những khuôn mẫu giới nào. Rất nhiều nền văn hóa có sự phân chia giới 97 thành hai khuôn mẫu giới, tức “những hình ảnh lý tưởng về nam tính hay nữ tính, dùng để nhìn nhận một con người dựa trên sự tổng hợp đơn giản các thuộc tính của nhóm, của giới mà người đó quy thuộc” [94; tr45]. Phạm Quỳnh Phương (2013) [94] đã ví von rất thú vị về hai khuôn mẫu giới này như là hai chiếc hộp giới và trên hai chiếc hộp đó được dán những tiêu chí về giới xuất phát từ sự mong đợi, sự kỳ vọng của xã hội. Dường như mỗi một xã hội khác nhau sẽ có những mong đợi và sự kì vọng khác nhau tạo nên những chiếc hộp giới không giống nhau. Xã hội Việt Nam từ bao đời nay cũng phân chia giới thành hai khuôn mẫu như vậy. Người ta quen nhìn đã là một người đàn ông thì phải độc lập, mạnh mẽ, nóng nảy, quyết đoán và có chỗ đứng ngoài xã hội; đã là đàn bà thì sẽ là người yếu đuối, phụ thuộc, do dự, nhẫn nhịn, thủy chung và thích hợp với việc nhà. Nhưng cái việc, những người ái nam ái nữ- những người chẳng giống đàn ông cũng chẳng giống đàn bà, những người thân xác là đàn ông nhưng lại biểu lộ hành vi và cử chỉ của đàn bà, những người không thích người dị tính mà lại thích người đồng tính rõ ràng là những kẻ khác biệt với hai chiếc hộp giới về đàn ông và đàn bà. Do vậy, xã hội Việt Nam nhìn họ như những kẻ lập dị, những kẻ biến thái, tởm lợm, loại trừ và kì thị họ. Câu chuyện em Tâm kể về việc bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà và không chấp nhận sự thật về giới tính của em chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc những người thuộc giới tính thứ ba bị loại trừ như thế nào. Không chỉ Phúc Minh từ mà rất nhiều bản hội khác cũng chính là không gian của những người ái nam ái nữ (phần đông là những người nam ái nữ- những đồng cô). Bản hội cũng là không gian của “những kẻ bị loại trừ”- những người có cuộc sống khốn khó với rất nhiều rủi ro, đau khổ về hoàn cảnh gia đình; sự thất bại trong nghề nghiệp; sự bấp bênh trong đời sống kinh tế. Họ có thể bị loại trừ khỏi một cuộc sống sung túc về kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật; cũng có thể bị loại trừ khỏi quan niệm của xã hội về một người phụ nữ hạnh phúc hay một người đàn ông thành đạtNhững cảnh đời như bị chồng phản bội như em Trinh, gia đình ly tán như chị Thắm; mất chồng mất con như chị Nhàn; “cô đơn toàn tập” cho đến già như bà Tràlà những cảnh đời phổ biến trong bản hội Đạo Mẫu. 4.2 Bản hội Đạo Mẫu: không gian trao quyền lực và thể hiện quyền lực. 4.2.1 Thiết chế bản hội với việc trao quyền lực và thể hiện quyền lực có thật. Quyền lực có thật của đồng Thầy Quyền lực nói chung muốn vận hành được phải có các thiết chế. Ví dụ cụ thể là, một ông giám đốc, chỉ thể hiện quyền lực của mình khi ông ta được gắn liền với một công ty có một cơ cấu tổ chức các phòng ban và các vị trí nhân sự cụ thể. Cũng 98 như vậy, quyền lực của đồng Thầy được biểu lộ rõ nét nhất khi quyền lực đó gắn liền với “thiết chế” bản hội. Vậy quyền lực của đồng Thầy được thể hiện như thế nào qua bản hội? Với vai trò là người thiết lập và duy trì sự tồn tại, phát triển của bản hội, đồng Thầy có quyền lực trong việc dẫn dắt và “áp đặt” những chuẩn mực lên các con nhang đệ tử. Nhiều thành viên trong bản hội của thầy Xuyên thường nhắc tới một câu nói “người đi trước rước kẻ đi sau” khi tôi hỏi vị trí của đồng Thầy trong mối quan hệ với họ. Đồng Thầy là người đã đến với Đạo Mẫu trước, người đã trải qua quá trình tu dưỡng, được Thánh dạy và đã thông tường việc thực hành nghi lễ, vì vậy, đồng Thầy có quyền lực trong việc dẫn dắt các đệ tử- những “kẻ đi sau”. Tôi đã nhìn thấy, có những đệ tử vừa bước chân vào thế giới hầu đồng, trên chiếu hầu, mọi thứ vẫn còn lóng ngóng, thầy Xuyên ngồi bên cạnh và chỉ dẫn cho họ những việc cần làm, chẳng hạn, ra dấu ra sao để mọi người biết vị Thánh nào đã nhập vào người họ; nhún chân, múa hèo múa kiếm thế nào; và cả những biểu cảm trên khuôn mặt thế nào cho phù hợp với tính cách của những vị Thánh nhập vào họ Quyền lực dẫn dắt của đồng Thầy đối với các đệ tử còn được thể hiện rất rõ qua “chuẩn mực” trình giầu. Tôi gọi là “chuẩn mực” bởi đây là điều bắt buộc mặc dù bất thành văn. Trong giới hầu đồng quy định, tất cả những người trình đồng mở phủ trong 3 năm đầu phải đi trình các cửa để “Cha biết mặt, Mẹ biết tên”, trong các chuyến đi đến các đền to phủ lớn đó bắt buộc phải có đồng Thầy dẫn dắt. Những trải nghiệm ma lực của đồng Thầy cũng khiến họ còn có quyền lực trong việc diễn giải những giấc mơ, những điều kì lạ mà các đệ tử của họ gặp phải Bên cạnh quyền lực dẫn dắt con nhang đệ tử theo những chuẩn mực bất thành văn của nhà Thánh như tôi nói ở trên, với tư cách là người thành lập và “sở hữu” bản hội, đồng Thầy có quyền lực trong việc áp đặt những chuẩn mực riêng do mình đề ra cho các thành viên trong bản hội. Chẳng hạn, việc một năm các tín đồ bắt buộc phải có mặt ở điện nhà đồng Thầy để tổ chức các vấn hầu nhân dịp đầu năm, vào hè, ra hè và cuối năm vào những ngày nào, đóng góp là bao nhiêu hay giá cả của nghi lễ trình đồng mở phủ, các nghi lễ khác như thế nào là do đồng Thầy đặt ra, áp xuống và tất cả các tín đồ phải thực hiện. Nhiều khi, những chuẩn mực riêng được đồng Thầy áp đặt cho bản hội thực hiện lại được họ lý giải đó chính là khải thị của thần thánh, thần thánh đã truyền âm cho đồng Thầy và đồng Thầy lại truyền xuống cho con nhang đệ tử của mình. Tôi đã được thầy Xuyên nhờ ghi âm lại những lời thầy phát biểu trước các thành viên bản hội trong một vấn hầu đầu năm 2013, trong bài phát biểu này, thầy Xuyên đề cập đến những quy định của bản 99 hội về việc các thành viên bản hội phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết, phải tu dưỡng, phải hiểu phép tắc như thế nào và sau đó thầy nói với tôi rằng sở dĩ thầy nhờ tôi ghi âm là bởi vì lúc đó không phải là lời của thầy mà là lời Thánh truyền. Ví dụ này, một lần nữa cho thấy, mối quan hệ giữa đồng Thầy với thần linh đã khiến họ trở thành người có ma lực và ma lực này đã khoác chiếc áo quyền lực cho họ trong mối quan hệ với các đệ tử. “Quyền lực ma lực luôn luôn bắt đầu với sự trực tiếp của những sự kiện có thực trong đó một người ở vào trạng thái biến đổi của nhận thức, thực hiện một điều thần diệu rõ ràng, cố gắng tới những giới hạn anh hùng, những sự kiện này tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ đối với chính bản thân người thực hiện và người chứng kiến” [13; tr404]. Tuy nhiên, quyền lực của đồng Thầy trong bản hội Đạo Mẫu nhiều khi không chỉ được biểu hiện bằng những hành động và việc làm “thần diệu” mà còn có thể được cảm nhận thông qua ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ lời nói. Nhiều đồng Thầy đã thể hiện quyền uy của mình qua đôi mắt sắc lạnh, qua sự “ăn to nói lớn”, quát tháo các con nhang đệ tử Còn các con nhang đệ tử lại thể hiện sự phục tùng thứ quyền lực của ma lực này thông qua sự sợ hãi, cả sự sùng kính, qua cách xưng hô thưa bẩm, dạ vâng. ..và qua cả những việc làm thể hiện sự phục tùng vô điều kiện. Lời tâm sự của một thành viên bản hội Phúc Minh từ sau đây là bằng chứng cho điều này: Nhiều khi đến nhà Thầy, thấy có việc gì là chị lao vào làm như con thiêu thân. Ở nhà chị sướng lắm chứ, có con cái phục vụ, lại có cả người giúp việc nữa. Thế nhưng đến nhà thầy, thấy nhà cửa bẩn thỉu luộm thuộm, chị lại quét dọn, thậm chí còn đánh cả nhà tiêu nữa. Chị làm như vậy không phải để được thầy khen, không phải vì cái gì mà là để thể hiện cái tâm của mình đối với thầy. Mỗi khi đi đâu, bọn chị thường xách túi cho thầy, trước khi thầy ngồi bọn chị phải lau ghế cho thầy, bọn chị làm như vậy để mọi người cũng phải kính trọng thầy của bọn chị. Để mọi người nghĩ rằng, thầy phải là người như thế nào thì trò mới như thế chứ. (Phỏng vấn chị Mến, 53 tuổi) Sự thú vị là ở chỗ: quyền lực của đồng Thầy trong bản hội Đạo Mẫu là thứ quyền lực kép. Trước hết, thiết chế bản hội đã trao quyền và tạo điều kiện cho đồng Thầy thể hiện quyền lực với tư cách là một thủ lĩnh tâm linh của các con nhang đệ tử. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở chương 3, khi bản hội không đơn thuần là cộng đồng tâm linh mà còn là một cộng đồng kinh tế thì quyền lực của đồng Thầy còn được thể hiện là quyền lực giữa chủ và người làm thuê, người giúp việc, người cung ứng các nhu cầu cần thiết. Cụ thể, để vận hành được các dịch vụ tâm linh trong bản hội, đồng Thầy phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chấp tác (thực chất là thuê những người này làm các công việc nấu ăn, sắp lễ), thuê cung văn, thuê pháp sưQuyền lực của đồng Thầy với những người này là quyền quyết định thuê hoặc 100 không thuê họ và nhiều khi cung văn, pháp sư phải tìm cách lấy lòng các đồng Thầy để được đồng Thầy “hợp tác dài lâu” Quyền lực của đồng Thầy có sự khác biệt so với quyền lực của những người đứng đầu các tổ chức xã hội khác như trường học, bệnh viện, công an Quyền lực của đồng Thầy là quyền lực ma lực, một thứ quyền lực tâm linh; trong khi đó quyền lực của những người đứng đầu các tổ chức xã hội khác được gọi là quyền lực xã hội. Quyền lực tâm linh có được thông qua sự giao tiếp với thế giới linh thiêng, được thần linh ban cho những năng lực đặc biệt trong khi đó quyền lực xã hội là quyền lực được trao bởi xã hội, bởi nhà nước và pháp luật. Quyền lực tâm linh của đồng Thầy được thực thi bởi sự khải thị của thần thánh trong khi đó quyền lực của những người đứng đầu các tổ chức xã hội lại thực thi bởi những quy định về quyền hạn và chức vụ của bộ máy hành chính. Cuối cùng, quyền lực xã hội là quyền lực chính thống, được chấp nhận của luật pháp nhà nước còn quyền lực của đồng Thầy là quyền lực mang tính dân gian và chỉ có giá trị đối với những người thực hành nghi lễ Đạo Mẫu. Quyền lực của một số cá nhân khác trong bản hội. Thiết chế bản hội trao quyền lực tối cao cho đồng Thầy nhưng đồng thời cũng trao quyền lực ở mức độ nhất định cho những người khác. Những người này mặc dù ở ngoài xã hội có thể là những người bị thất bại trong sự nghiệp, là người đàn ông yếu thế trong gia đình, người đồng tính bị kì thị và “bị loại trừ”, người ốm đau bị cho là điên khùngnhưng khi ở trong bản hội họ có cơ hội được trao quyền lực và thể hiện quyền lực. Những người đó là ai? Trước hết họ là người nắm giữ các vị trí then chốt trong bản hội như đồng trưởng, người đứng đầu đội chấp tác hoặc các nhóm trưởng. Chẳng hạn, đồng trưởng là người có quyền lực chỉ đứng sau đồng Thầy. Người này là người thừa lệnh của đồng Thầy và triển khai các hoạt động tới các con nhang đệ tử. Khi đồng Thầy đi vắng, người đồng trưởng được đồng Thầy trao quyền quán xuyến bản hội, lời của đồng trưởng được các thành viên khác xem như là ý nguyện của đồng Thầy. Cũng như đồng Thầy, đồng trưởng nhận được sự kính trọng của các thành viên bản hội. Một người nữa cũng có quyền lực trong bản hội đó là trưởng nhóm chấp tác, với bản hội Phúc Minh từ thì vị trí này thuộc về anh Thú. Bản thân anh cho rằng, đây là vị trí không phải ngẫu nhiên anh có mà nó là thành quả làm việc vất vả, nhiệt tình, trung thành cộng với độ “tinh quái” trong công việc của anh và đã được đồng Thầy thừa nhận “cất nhắc”. Anh kể với tôi về việc 14 năm làm chấp tác 101 tại điện nhà đồng Thầy và tiến trình từng bước anh trở thành trưởng nhóm chấp tác: ban đầu anh chỉ được thuê để làm chân đốt mã, sau đó anh được vào nấu bếp (anh khoe với tôi anh có biệt tài ngửi mùi thức ăn và nấu ăn rất ngon), từ bếp anh được ra phục vụ ban công đồng (theo anh thì được phục vụ ban công đồng là vị trí tốt nhất trong các công việc chấp tác). Với quá trình làm việc lâu dài tại bản điện, cộng với độ “tinh quái” như anh tự hào, anh Thú thuộc làu làu các nghi lễ trong Đạo Mẫu, các bước thực hiện, các lễ mặn, các đồ mã cũng như mua những thứ này ở đâu, thuê ở đâuVị trí công việc cùng với sự hiểu biết về tâm linh của mình khiến anh Thú có quyền lực: quyền được điều khiển những người chấp tác dưới mình, quyền các con nhang đệ tử đến làm lễ phải phụ thuộc vào anh. Chẳng hạn, khi đến bản điện cần biết các vấn đề gì, làm lễ ra sao, thậm chí gửi tiền cho đồng Thầy thế nào sau khi được đồng Thầy soi bóicác tín chủ và con nhang đệ tử cũng phải hỏi anh Thú. Tiếp đó khi được đồng Thầy làm lễ, tất cả việc chuẩn bị từ đồ lễ mặn ngọt hay đồ mã sắp xếp thế nàocũng do một tay anh Thú quán xuyến. Đôi khi tôi bắt gặp những tín chủ đến làm lễ tại bản hội phải cố gắng nói ngon ngọt với anh Thú để anh vừa lòng, anh sắp lễ cho đúng cho đẹp như vậy nghi lễ sẽ hiệu nghiệm và thần thánh sẽ không quở phạt họ. Bởi theo quan niệm của các tín đồ Đạo Mẫu thì “Phật từ bi, Thánh một li cũng chấp” nên tất cả các khâu của nghi lễ để phục vụ Thánh phải tỉ mỉ, chi tiết và chính xác. Không chỉ có quyền lực trong mối quan hệ với các con nhang đệ tử, đôi khi anh Thú còn có quyền lực ngược lại với đồng Thầy, bởi như anh tự hào: “Thầy bây giờ mà không có một tay anh lo liệu mọi thứ thì có mà khóc tiếng mán. Bởi vì bây giờ thầy bận, thầy có để ý gì đâu. Đến cắt sao giải hạn, anh phải chuẩn bị từng đồng xu, từng con dao, cái bát”. Không phải chỉ có những người có vị trí trong thiết chế bản hội mới được trao quyền lực mà những người được đồng Thầy yêu quí cũng là những người có quyền lực. Không hẳn những người giàu sang, tặng quà nhiều và đắt tiền mới là những người được đồng Thầy yêu quí. Họ có thể chỉ là những người tinh tế, thấu hiểu tâm tư, sở thích của đồng Thầy và lâu dần trở thành người gần gũi gắn bó với đồng Thầy như trong bản hội Phúc Minh từ là em Hưng. Người ta luôn luôn thấy sự song hành của Hưng trong những công việc cũng như trong các chuyến đi lễ xa, trong các cuộc giao lưu giữa các bản hội, các cuộc tọa đàm khoa học về nghi lễ chầu văn mà đồng Thầy Xuyên tham gia. Luôn sát cánh cùng đồng Thầy, xách túi, cầm Ipad, kiêm luôn cả việc chụp ảnh, đăng ảnh lên facebook để “check in” hình ảnh đồng Thầy mọi 102 nơi mọi lúcHoặc cũng có thể họ chỉ là người biết làm đẹp, biết làm thỏa mãn tâm lí thích làm đẹp, thích được khen đẹp của những đồng Thầy “đồng bóng” như Tâm hầu dâng một người ái nam ái nữ mà tôi đã nhắc ở trên. Có thể nói, chính tình yêu mến và sự gần gũi với đồng Thầy đã trao cho những người như em Hưng hay em Tâm một thứ quyền lực, những người khác trong bản hội cũng phải kính nể, thậm chí tìm cách lấy lòng họ để được gần gũi hơn với đồng Thầy. 4.2.2 Không gian thờ phụng, hoạt động nghi lễ của bản hội với việc trao quyền lực và thể hiện quyền lực ảo. Không gian thờ phụng của bản hội với việc trao và thể hiện quyền lực của giới nữ Có thể nói, không gian này được thể hiện từ kiến trúc điện cho đến trang trí trong điện thờ. Mỗi một bản hội bao giờ cũng có chốn tổ của nó, chốn tổ ấy chính là điện thờ tư gia hoặc đền, phủ.. Xét về kiến trúc bên ngoài, đền, phủ Đạo Mẫu bao giờ cũng được xây dựng cạnh nguồn nước như dòng sông, con suối, cái hồ, cửa biển33 để tạo yếu tố âm cho điện thờ. Cửa của các điện thờ Mẫu thường hướng ra nguồn nước những mong tụ thủy tụ phúc. Song nếu không có nguồn nước tự nhiên thì khi xây dựng điện thờ Mẫu người ta phải nhân tạo theo đúng thuật phong thủy của người xưa, cụ thể người ta sẽ đào ao, hồ trước điện Mẫu hoặc đơn giản hơn người ta tạo hòn non bộ với những hòn đá lô xô trong nước Việc trang trí bên trong điện thờ cũng cho thấy đây rõ ràng là không gian dành cho phụ nữ với rất nhiều nón, nhất là nón quai thao bên cạnh hài, thuyền, đèn lồng với các màu sắc rất sặc sỡ, phù hợp với tâm lý làm duyên làm dáng của nữ giới. Sự sắp xếp không gian bên trong của điện thờ cũng là sự thể hiện ý tưởng quyền lực nữ giới với ba tầng: tầng trên không (đôi rắn thần được gọi tên thanh xà và bạch xà- tính nữ); tầng ngang là một dãy nhiều ban bệ cao dần lên là nơi ngự của các Thánh Mẫu và các chư vị thần linh (trong đó thường vị trí chính điện là Mẫu Đệ Nhất mặc áo đỏ, Mẫu Đệ Nhị mặc áo xanh, Mẫu Đệ Tam mặc áo trắng); tầng hạ ban bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh (tức Thánh Ngũ hổ tướng quân, biểu tượng đất, núi). Vũ Thị Tú Anh đã phát hiện ra ý nghĩa đặc biệt của kiến trúc điện thờ này: Nhìn lại ba tầng của điện Mẫu mang tính nữ (âm) với sự bài trí đó, phải chăng đã hàm ý, chủ ý bắt những người đang hiện diện trước điện Mẫu, bất cứ là ai, ở cương vị xã hội như thế nào- cũng phải ngẩng mặt lên để nhớ về dòng sông Mẹ (biểu 33 Ví như Phủ Tây Hồ (cạnh hồ Tây), đền Cờn ở Nghệ An (hướng ra cửa biển), điện Hòn Chén ở Huế (cạnh Sông Hương), đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn (cạnh con suối) 103 tượng rắn), cúi mặt nhìn Đất Mẹ (biểu tượng hổ- thổ, đất) với nước về tưới mát sẽ sinh sôi nảy nở muôn loài, vạn vật. Và phía trước là các Mẹ/Mẫu oai linh tôn nghiêm mà nhân từ sáng thế, bao dung nhuần thấm tất cả, gợi nhắc tất cả, đang hiện hữu giữa đời thường, trong đục, tối sáng. Đó là một sự lan tỏa, thẩm thấu chan hòa vào lương tâm vốn thánh thiện của con người để thanh lọc tự nhiên- một quyền lực ảo nhưng đem lại những giá trị thật, có quyền năng vô lượng trong việc điều tiết xã hội [6; tr695] Trung tâm của điện thần là Thánh Mẫu Liễu Hạnh- vị Thánh toàn năng và quyền lực nhất trong các vị thần Đạo Mẫu. Phải đặt điện thần thờ Mẫu này và sự hiện diện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào thế kỉ XVI- XVII-XVIII ở Việt Nam chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa của không gian thiêng, thần linh thiêng này trong việc trao quyền lực và thể hiện quyền lực của người phụ nữ- những kẻ yếu thế, những kẻ bị loại trừ trong xã hội phong kiến Nho giáo. Không phải ngẫu nhiên nhân dân ta lại sáng tạo ra hình ảnh Mẫu Liễu, một vị Thánh hòa trộn trong mình những yếu tố của cả Nho- Phật- Đạo. Không phải ngẫu nhiên nhân dân ta lại cho Mẫu Liễu giỏi văn thơ chữ Hán, có thể đàm đạo với các danh sĩ; cũng không phải tự nhiên họ lại tạo ra một Liễu Hạnh thoắt ẩn thoắt hiện, lúc biến thành con khỉ, lúc lại con rắn khiến hoàng tử hay chọc ghẹo phụ nữ mê man bất tỉnh; lại càng không phải ngẫu nhiên nhân dân ta cho Liễu Hạnh lúc biến thành bà già chữa bệnh cho dân, lúc biến thành vị Thánh tài ba trừ bạo ngược bất bằng cứu dân. Tôi cho rằng sự xuất hiện của Liễu Hạnh là sự biểu tượng hóa những mong đợi khát khao của người dân đặc biệt là người phụ nữ ở những thế kỉ mà chế độ phong kiến ngày càng bộc lộ những mặt trái của nó. Liễu Hạnh trở thành một biểu tượng đa nghĩa. Ở chương ba, tôi đã đề cập đến Liễu Hạnh ở khía cạnh kinh tế như một vị linh thần phù hộ cho hoạt động thương nghiệp đang phát triển. Ở đây, tôi đề cập đến khía cạnh chính trị- xã hội của biểu tượng này. Rõ ràng, việc người ta cho Liễu Hạnh có tài văn thơ và đàm đạo với các danh nho, ấy chính là tiếng nói đòi quyền bình đẳng nam nữ, là sự đề cao tài năng của người phụ nữ vốn đang bị vùi lấp trong xã hội “trọng nam khinh nữ”. Việc người ta cho Liễu Hạnh biến hóa khiến hoàng tử chết khiếp, ấy là tiếng nói tố cáo đanh thép và trừng trị đích đáng cái xã hội thối nát đang chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Hay việc người ta cho Mẫu Liễu Hạnh trở thành vị Thánh tài ba trừ bạo ngược, ấy chính là niềm khát khao về công lý của con người trong một xã hội phong kiến “mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì” (thơ Nguyễn Du). Liễu Hạnh trở thành một biểu tượng của văn- nhân- trí-nghĩa-dũng trong lòng người, là niềm 104 tin, là sự chờ trông, là ánh sáng cho những hy vọng của con người. Bởi thế, những người dân nhiều khổ đau, đặc biệt là người phụ nữ đến với điện thờ Mẫu, với Mẹ Liễu Hạnh với một cảm giác của những đứa con trở về bên Mẹ để được chở che, vuốt ve, an ủi, rồi lại được khích lệ, được tiếp thêm sức mạnh và năng lượng sốngHình tượng Liễu Hạnh là hình tượng có tính chất nêu gương: những người phụ nữ đang yếu thế hãy ý thức được quyền lực của chính mình, sức mạnh và tài năng của mình. Về phương diện chính trị, điện thờ Mẫu với vị thần chủ cao nhất là Liễu Hạnh như là sự vùng dậy của người phụ nữ và tuyên chiến với gông cùm của chế độ phong kiến phụ quyền. Trải qua năm tháng, điện thần thờ Mẫu đã được bồi đắp thêm những lớp mới với những ý nghĩa mới, song tôi cho rằng, sự hiện diện của Liễu Hạnh và ý nghĩa của biểu tượng này vẫn không mất đi. Chế độ phong kiến không còn nữa, song những tàn dư của chế độ phong kiến về “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa tiêu biến hẳn kèm theo đó là những áp lực quá lớn từ xã hội công nghiệp hiện đại khiến nhiều người phụ nữ vẫn cần đến sự chữa trị về tinh thần. Tôi đã bắt gặp nhiều phụ nữ đến bản điện Phúc Minh từ với những cảnh đời trái ngược: người thì cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nhưng lại ốm đau bệnh tật; người thì giàu có nhưng lại không hạnh phúcnói chung là rất nhiều người trong số họ là những người bị thất bại hoặc yếu thế trong một lĩnh vực nào đóvà Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã cho họ thêm niềm tin, truyền thêm sức mạnh cho họ để họ có thể thực hiện được quyền lực của mình trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Hoạt động nghi lễ của bản hội với việc trao và thể hiện quyền lực của những kẻ bị loại trừ Trong số nhiều hoạt động nghi lễ, lên đồng hầu bóng là hoạt động nghi lễ quan trọng nhất. Nguyễn Ngọc Mai (2010) [78] qua quan sát tham dự cùng với phỏng vấn 5 đồng Thầy, 15 đồng lính và 4 cụ từ đền của ba đền Cố Trạch, Thiên Trường, Bảo Lộc cho thấy lên đồng hầu bóng hiện nay có ba hình thức chủ yếu là: hầu trình trầu34, hầu vui35 và hầu chứng đàn36. Dù là loại hình nào đi chăng nữa thì hầu đồng cũng là một hình thức nhập hồn nhiều lần của các vị Thánh Tứ phủ vào 34 Hầu trình trầu hay còn gọi là hầu trình. Đạo Mẫu có quy định, trong ba năm đầu sau khi trình đồng mở phủ, các thanh đồng phải đi trình trầu lần lượt ở tất cả các cửa Thánh, do đó họ cùng đồng Thầy luân phiên trong năm đi trình trầu ở tất cả các di tích có thờ Thánh Cha và Thánh Mẫu. 35 Hầu vui còn được gọi nhiều tên khác nhau tùy theo thời điểm được chọn để lên đồng hầu bóng: hầu khai đàn (đầu năm), hầu tạ (cuối năm), hầu mừng đồng (khi đã ra hầu Thánh lâu năm thường là từ 10-12 năm). 36 Hầu chứng đàn là một loại hình hầu giá đồng để Thánh hiển linh về chứng đàn lễ cho người có căn số. Hầu chứng đàn gồm có hai loại: hầu tiễn căn và hầu mở phủ. 105 thân xác các ông bà đồng. Trong dân gian thường nhắc tới 36 giá đồng. Có thể nói, 36 giá đồng diễn ra giống như những thước phim tái hiện sự tích công trạng, tài năng của các vị Thánh qua diễn xướng múa kiếm múa cờ múa quạtnói chung đó là “một rừng biểu tượng” về văn hóa dân tộc được hiện lên sống động. Nghi lễ hầu đồng nói như Frank Proschan là “bảo tàng sống về văn hóa dân tộc” bởi nó lưu giữ cái hồn đất nước được truyền đời. Song điều đáng quan tâm ở đây là, 36 giá đồng là 36 lần các Thánh thể hiện quyền lực, chính xác hơn là 36 lần Thánh trao quyền lực cho các ông bà đồng và cho phép họ thể hiện cái quyền lực ấy trước người phàm trần. Mỗi một lần Thánh giáng là mỗi lần Thánh trao quyền cho người hầu đồng và sắc diện của người hầu đồng thay đổi để thể hiện các sắc thái quyền lực khác nhau. Lúc thì họ tươi vui mãn nguyện trong cái cảm giác được ban phát tiền, lộc cho các con nhang đệ tử, lúc thì họ lại trang nghiêm, đĩnh đạc để thể hiện cái quyền uy sang trọng của ông Hoàng bà ChúaThông qua nghi lễ nhập hồn, những người thực hành nghi lễ hầu đồng trong bản hội xuyên qua giới của mình để thể hiện quyền lực của giới khác: những người đàn ông thể hiện quyền năng của người đàn bà, của Thánh Mẫu, của Chầu bà, của các Cô ngược lại những người đàn bà lại thể hiện quyền lực của người đàn ông, của các Quan, các ông Hoàng, các Cậu Có thể nói, mỗi lần Thánh nhập đồng là những phút giây đẹp đẽ, tươi sáng đầy vinh quang trong cuộc đời của các ông bà đồng. Việc được Thánh trao quyền lực và sống trong những phút giây quyền lực huy hoàng ấy thực sự đã đưa họ vào một thế giới khác, một thế giới mà trong cuộc sống ngoài đời họ luôn khao khát, chờ trông. Từ những người phụ nữ hèn kém, đau khổ trong sự chà đạp của người chồng, từ những người phụ nữ gánh vác gia đình nhưng lại không nhận được sự tôn trọng và bình đẳng, từ những người phụ nữ ốm đau yếu đuối, họ trở nên mạnh mẽ khi được Thánh trao quyền lực. Theo Ngô Đức Thịnh (2014) [112], trong một số trường hợp, có những người phụ nữ bị chồng bạo hành trong gia đình, khi đến trước cửa Mẫu, họ được Mẹ/Mẫu trao quyền lực và “hành” lại người đàn ông kia. Điều này cũng tương tự như câu chuyện mà em Trinh trong bản hội Phúc Minh từ đã kể lại với tôi. Em nói rằng, chồng em là kẻ nghiện ngập, không những thế còn gái gú rồi về nhà đánh đập em: “nó đi với con này con kia, nó không thừa nhận. Một lần hầu đồng, em chỉ thẳng vào mặt nó em bảo mày đi nhà nghỉ này ở phố này ngày này ngày này đúng không. Thế là chồng em nó sợ em luôn, nó sợ em luôn chị ạ”. Rõ ràng, trong trường hợp này em Trinh đã được thần thánh trao quyền (hoặc cũng có thể ý thức được việc mượn quyền lực của Mẫu) để “vạch mặt” người chồng gian dối 106 và điều đó ít nhiều đã có hiệu lực. Từ những người đàn ông yếu thế, đánh mất vai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_hoi_trong_dao_mau_tao_lap_von_xa_hoi_trong_boi_canh_chuyen_doi_9331_1933903.pdf
Tài liệu liên quan