Luận án Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 6

1.2. Cơ sở lý thuyết . 29

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP

CẬN NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN . 32

2.1. Quyền con người và quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn . 32

2.2. Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn. 51

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH

Ở NÔNG THÔN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. 68

3.1. Đặc điểm chung các tỉnh đồng bằng Sông Hồng . 68

3.2. Phương thức bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại các

tỉnh đồng bằng Sông Hồng. 71

3.3. Kết quả thực hiện bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại

các tỉnh đồng bằng Sông Hồng . 91

3.4. Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch

nông thôn . 99

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢO ĐẢM

QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN

CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . 106

4.1. Nhu cầu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn

các tỉnh đồng bằng Sông Hồng . 106

4.2. Quan điểm bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn. 111

4.3. Các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn . 118

KẾT LUẬN. 142

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 145

pdf174 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp đầy đủ thông tin về nguồn nước. - Về chất lượng: Bảo đảm chất lượng nguồn nước cấp, không có hành vi gây suy thoái nguồn nước. - Tính bền vững: Bảo đảm nguồn nước được khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; cả bên cung cấp và bên sử dụng có quyền khởi kiện, khiếu nại theo quy định của pháp luật. (ii) Các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia Để cụ thể hóa, triển khai một số vấn đề ưu tiên quốc gia, Chính phủ đã ban hành các Chiến lược, CTMTQG, trong đó có những chương trình bao hàm cả nội dung về bảo đảm tiếp cận nước sạch ở khu vực nông thôn. Cụ thể: CTMTQG về xây dựng nông thôn mới [60] là một chương trình tổng thể về phát triển KTXH, chính trị và an ninh quốc phòng với 11 nội dung thành phần; trong đó, nội dung số 9 của nội dung thành phần số 2 – Phát triển hạ tầng KTXH quy định: Hoàn chỉnh các công trình bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước HVS, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Bộ NNPTNT[5] đã thể chế 75 hóa nội dung này tại Khoản 1, Điều 5- Hoàn chỉnh các công trình bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân theo đúng tiêu chí về tính bền vững của công trình và thực hiện nội dung tiêu chí số 17.1 (tỷ lệ hộ được sử dụng nước HVS và nước sạch) theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. CTMTQG về giảm nghèo [61] với các mục tiêu giảm nghèo bền vững, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; trong đó có tiếp cận nước sinh hoạt với chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2020 là 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt HVS. Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn [53] với mục tiêu tổng quát: Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước không gây hại sức khỏe con người. Huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, HVS đạt 95-100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%. Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và VSMT nông thôn [54] với phương châm: Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác. Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước. Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày theo nguyên tắc cơ bản là PTBV, phù hợp với điều kiện tự nhiên KTXH từng vùng bảo đảm hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. 76 Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. Chính phủ đã ban hành các CTMTQG phù hợp với bối cảnh từng giai đoạn; trở thành công cụ chủ yếu thực hiện Chiến lược. Cụ thể: (i) CTMTQG giai đoạn 2001-2005 góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 62% dân cư nông thôn; (ii) CTMTQG giai đoạn 2006- 2010 với kết quả 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước HVS; trong đó, 40% dân cư sử dụng nước sạch đạt QCVN về chất lượng nước sinh hoạt với số lượng 60 lít nước/người/ngày. Mặc dù, không đạt được mục tiêu của chương trình (tỷ lệ dân số tiếp cận nước HVS thấp hơn 5% và đạt QCVN thấp hơn 10%.) nhưng kết quả chương trình đã góp phần tăng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước HVS tăng gấp hai lần so với năm 1990, đạt mức 80% so với mức 30% năm 1990 và góp phần thực hiện MDGs thứ 7, bảo đảm sự bền vững của môi trường [14]; (iii) CTMTQG giai đoạn 2012-2015 với kết quả thực hiện: Số dân nông thôn được sử dụng nước HVS đạt khoảng 86%, trong đó 45% đạt QCVN [15]; (iv) Chương trình cấp NSVSMT nông thôn trong những giai đoạn 2016-2020 được lồng ghép trong CTMTQG xây dựng nông thôn mới để tiếp tục thực hiện (Nội dung 9); tại Khoản 2, Điều 5 – Phát triển hạ tầng KTXH, Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT, ngày 01/3/2017 tiếp tục khẳng định: Hoàn chỉnh các công trình bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nhằm đạt được nội dung tiêu chí số 17.1 của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với ≥ 95% số hộ được sử dụng nước HVS và ≥60% số hộ được sử dụng nước sạch [62]. Năm 2017, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 43,5%; số công trình hoạt động bền vững đạt 33,5% (Bảng 1; Bảng 2, Phụ lục). Từ những phân tích trên, cho thấy: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe thông qua triển khai các chiến lược, CTMTQG đang triển khai trên địa bàn nông thôn. Kết quả triển khai là cơ sở quan trọng trong thực hiện các cam kết quốc tế về QCN trong lĩnh vực bảo đảm QTCNS của người dân và góp phần PTBV đất nước. Theo đó, đã cụ thể hóa việc bảo đảm các nội dung về quyền, như: - Về khả năng tiếp cận: Tiếp cận dễ dàng; giá cả phù hợp với những đối tượng yếu thế có chính sách hỗ trợ, trợ cấp; 77 - Chất lượng: Nước sử dụng phải bảo đảm các tiêu chuẩn của Bộ Y tế; - Số lượng: Tối thiểu 60 lít/người/ngày; - Tính bền vững: Các công trình cấp nước phải bảo đảm cung cấp liên tục, đủ lượng nước theo các hình thức đầu tư đa dạng, đối với vùng đồng bằng ưu tiên các hình thức xã hội hóa, đối tác công tư; đối với các đối tượng yếu thế có kế hoạch đầu tư công trình hợp lý. Áp dụng mô hình cấp nước phù hợp với khả năng cung cấp, hỗ trợ tài chính. Trên cơ sở, CTMTQG các địa phương vùng ĐBSH đã phê duyệt quy hoạch, kế hoạch thực thi cấp nước sạch phù hợp với điều kiện cụ thể nhưng phải bảo đảm các yêu cầu chung liên quan đến nội dung bảo đảm QTCNS nông thôn. 3.2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch thông qua lợi ích kinh tế Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thông qua các biện pháp kinh tế nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trong sử dụng nguồn nước, hướng đến mục tiêu sử dụng hợp lý, hiệu quả và hài hòa với môi trường; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa nhà cung cấp và người sử dụng; đồng thời bảo đảm nguồn tài chính ổn định trong duy trì, cải thiện, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận trên cơ sở xác định giá, phí, thuế phù hợp; qua đó, bảo đảm thực thi hiệu quả các nội dung của quyền tiếp cận nước sạch. Một số văn bản đang có hiệu lực thi hành: Nghị định số 117/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/7/2007 về “Sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch”; Nghị định 124/2011/NĐ-CP, ngày 28/11/2011 đã tạo ra khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc, trong đó có khu vực nông thôn. - Thuế tài nguyên nước được quy định tại Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/05/2017 của Bộ Tài chính và Thông tư số 05/2020/TT-BTC, ngày 20/01/2020 với khung giá tính thuế khác nhau, phụ thuộc vào nguồn nước cấp. Cụ thể: đối với nước mặt trong khung giá 2.000-6000đ/m3; nước dưới đất trong khung giá 3.000-9.000đ/m3 (Bảng 3, Phụ lục). Căn cứ Khung giá này, UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương bảo đảm một số nguyên tắc về mã tài nguyên; giá tính thuế tài nguyên phải lớn hơn hoặc bằng 78 mức giá tối thiểu của nhóm, loại tài nguyên tương ứng; Chẳng hạn: các địa phương ĐBSH đã ban hành khung tính thuế với các mức giá khác nhau nhưng đều bảo đảm nguyên tắc chung; trong đó: Địa phương tính thuế với mức giá cao nhất là Quảng Ninh, Hà Nội; tiếp đến là Vĩnh Phúc và Hà Nam với đơn giá đều cao hơn mức giá quy định tối thiểu từ 1,5 đến 5 lần đối với nước mặt và từ 1,7 đến 3,4 lần đối với nước dưới đất; đặc biệt tỉnh Quảng Ninh mức giá khai thác tài nguyên nước có sự điều chỉnh đáng kể (năm 2017: quy định 2.000đ/m3 đối với nước mặt và 3.000đ/m3 đối với nước ngầm; năm 2019 tăng lên 10.300đ/m3 cho cả hai loại nước); các địa phương khác chủ yếu tính mức giá tối thiểu theo quy định. Giá tính thuế tài nguyên sẽ được các công ty cấp nước tính trong giá bán nước cung cấp tới từng hộ gia đình (Bảng 4, Phụ lục). - Giá nước sinh hoạt nông thôn được qui định tại Thông tư số 75/2012/TTLT- BTC-BXD-BNNPTNT, ngày 15/5/2012 về Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch với nguyên tắc [7]: Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí theo chuỗi giá trị sản phẩm để các đơn vị cấp nước duy trì và phát triển theo quy định của pháp luật; phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của người dân; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên. Giá tiêu thụ nước sạch không phân biệt đối tượng sử dụng nhưng được xác định cho từng mục đích sử dụng nước khác nhau như: nước dùng cho sinh hoạt của dân cư (có xét đến chính sách hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế); cho sản xuất, Giá nước được tính theo mức giá lũy kế khác nhau, sử dụng càng nhiều giá thành càng cao với phương pháp xác định giá nước dùng cho sinh hoạt của dân cư được chia thành các mức giá (Điều 7) với hệ số tối đa so với bình quân từ 0,8 (mức từ 1m3-10m3 đầu tiên/hộ/tháng) đến 2,5 (mức trên 30m3/hộ/tháng); mức giá sinh hoạt trong khung từ 2.000đ/m3 – 11.000đ/m3 (Bảng 5, Phụ lục). Căn cứ các quy định tại Thông tư, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước trình và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt cụ thể trên địa bàn của tỉnh phù hợp với khung giá do Bộ Tài chính ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, khả năng chi trả của người dân và phải nằm trong khung giá hoặc giới hạn giá do Nhà nước quy định (Bảng 6, Phụ lục). Cụ thể: 79 (i) Một số địa phương tính giá tiêu thụ nước theo lũy kế, như: Hải Dương và Hà Nội; đặc biệt, nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng sẽ tính giá cao hơn mức trần quy định của Bộ Tài chính (Hải Dương cao hơn 1.500đ/m3, Hà Nội cao hơn gần 4.000đ/m3). (ii) 01 địa phương (Hải Phòng) tính giá nước dựa vào nguồn nước khai thác, theo đó nguồn nước thô từ hệ thống công trình thủy lợi cao hơn các nguồn khác 900đ/m3. (iii) Các địa phương khác quy định cụ thể 01 mức giá dưới mức trần tối đa theo quy định của Bộ Tài chính. - Trợ cấp, hỗ trợ: + Trợ cấp giá nước sinh hoạt: Các hộ nghèo và đối tượng chính sách được trợ giá bán nước, cụ thể: Trợ giá cho khối lượng ≤ 5m3 với mức giá 5.000đ/m3, nếu sử dụng lớn hơn 5m3 tính như giá sinh hoạt hộ dân cư [7]. Tại Hà Nội, đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khi bắt đầu sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung được hỗ trợ 60% giá nước sạch trong năm đầu tiên và 30% giá nước sạch trong năm thứ hai, số lượng nước sạch được hỗ trợ bù giá tối đa không quá 4m3/người/tháng [71]. + Trợ cấp, xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng cấp nước: Tổng kinh phí huy động thực hiện CTMTQG trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 36.760 tỷ đồng, đạt 127% tổng kinh phí được phê duyệt của Chương trình (Chính phủ, 2015) [20]. Chương trình đã bước đầu xây dựng hành lang pháp lý để khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi; đặc biệt, trong giai đoạn 2011 – 2015 đã ban hành Thông tư liên tịch số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 nhằm đánh giá, xác định giá trị tài sản được đầu tư, giao trách nhiệm quản lý góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững các công trình đã được đầu tư; nhất là, Thông tư liên tịch số 37/2014/ TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT làm cơ sở để các tỉnh thúc đẩy xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung với sự tham gia các thành phần kinh tế xã hội nhằm đẩy nhanh thực hiện mục tiêu về nước sạch với các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, huy động vốn, giá tiêu thụ nước sạch (Điều 3). Chuyển sang giai đoạn 2016-2020, công tác đầu tư nhằm bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn tiếp tục được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT, ngày 01/3/2017 quy định về việc hoàn chỉnh đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo tinh thần phù hợp với 80 quy hoạch cấp nước nông thôn; đối với vùng đồng bằng, khu vực tập trung đông dân cư có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi ưu tiên đầu tư các công trình cấp nước theo hình thức xã hội hóa và đối tác công tư (Thông tư số 14/2017/TT- BNNPTNT, ngày 05/7/2017). Ngoài ra, nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016; để cụ thể hóa Chỉ thị, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 76/2017/TT-BTC, ngày 26/7/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Các địa phương vùng ĐBSH được đánh giá là vận dụng linh hoạt, có tính đột phá phù hợp với điều kiện của từng địa phương trong triển khai các chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa hiệu quả trong đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch tại các khu vực nông thôn; qua đó, nhiều địa phương đã hoàn thành các mục tiêu cấp nước sạch cho người dân trước thời hạn. Một điểm sáng phải kể đến đó là tỉnh Thái Bình - đã thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn trong giai đoạn 4 năm 2012-2016 theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh; ngày 2/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 – 2020. Kết quả, tỉnh Thái Bình đã hoàn thành cơ sở hạ tầng cấp nước theo tiếp cận mô hình quản lý hài hòa giữa nhà cung cấp và người sử dụng trên cơ sở phù hợp với các công cụ quản lý của Nhà nước đã góp phần quan trọng bảo đảm thực thi quyền tiếp cận nước tới mọi người dân, nhất là dân cư nông thôn. Với những kết quả đã đạt được, mô hình nước sạch nông thôn của tỉnh thể hiện sự kết hợp hiệu quả giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân thông qua các chủ trương, chính sách đúng đắn và kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Để các kết quả này tiếp tục được duy trì, phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND, ngày 12/7/2018 về việc tiếp tục thực hiện các văn bản quy phạm về cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn. Đây được xem là một mô hình thành công và có thể nhân rộng ở các địa phương khác thông qua hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn. 81 Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch thông qua các biện pháp kinh tế đã góp phần: - Bảo đảm khả năng tiếp cận nước an toàn; tạo nguồn tài chính để hỗ trợ và duy trì các chương trình tiếp cận nước sạch. - Bảo đảm tính công bằng: Tất cả người dân, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương như dân cư nông thôn, người nghèo, người được hưởng chính sách, đều có khả năng tiếp cận nước sạch thông qua các chính sách trợ giá mức cấp nước tối thiểu; đồng thời, những người sử dụng càng nhiều, trả phí càng cao; qua đó, sẽ bảo đảm được tính công bằng về tiếp cận tài nguyên theo nền kinh tế thị trường. - Bảo đảm tính bền vững trong cấp nước: Khuyến khích các biện pháp khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí và gây ô nhiễm hướng đến mục tiêu PTBV cả về mặt tài nguyên, môi trường, sản xuất và tiêu thụ của các tổ chức, cá nhân thông qua thay đổi thói quen, hành vi sử dụng; kích thích sự phát triển của công nghệ và áp dụng các mô hình quản lý tiếp cận nước sạch hiệu quả, kiểm soát thất thoát, ô nhiễm nguồn nước; tạo nguồn tài chính để hỗ trợ và duy trì các chương trình tiếp cận nước sạch. 3.2.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật thực hiện bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch thông qua quy định về kiểm soát và giám sát Các biện pháp kỹ thuật quản lý nước sạch thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất lượng và thành phần môi trường nước cấp, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường nước - Công cụ quan trọng trong giám sát bảo đảm QTCNS. - Giám sát chất lượng dịch vụ: Về lưu lượng nước được xác định qua đồng hồ đo nước, chất lượng nước thông qua các xét nghiệm lý hóa. Đánh giá môi trường nước, khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Thông tư của Bộ TN&MT, 2016, quy định việc xác định và công bố bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; Cụ thể: Đối với các công trình khai thác nước mặt, phạm vi hành lang bảo vệ không nhỏ hơn 1.000m về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; phạm vi tương ứng đối với khu vực đồng bằng, trung du là 800m và 82 200m; đối với hồ chứa không nhỏ hơn 1.500m. Đối với công trình khai thác nước dưới đất, phạm vi hành lang bảo vệ không nhỏ hơn 20m tính từ miệng giếng [8]. - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua số hóa, biên tập, lưu trữ và tra cứu dữ liệu tài nguyên nước; hiển thị vị trí đối tượng quản lý trên bản đồ số, quản lý duy tu, bảo dưỡng, khắc phục sự cố, lập biểu đồ thống kê theo thời gian thực; quản lý hệ thống khách hàng, - Xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước: Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, qua đó, phát hiện kịp thời các hạn chế, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để khắc phục; Phát triển hệ thống xử lý nước thải phù hợp. + Quyết định số 284/QĐ-TCTL-NN xác định nguyên tắc thẩm tra đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch: Rà soát hồ sơ về chỉ tiêu 17.1 của xã, kiểm tra thực địa ngẫu nhiên các hộ tại các xã theo phương pháp: Số hộ chọn tại xã = 3-5% x số hộ được sử dụng nước sạch của xã + Điều 7, Thông tư 50/2015/TT-BYT, ngày 11/12/2015 [12] quy định kiểm tra định kỳ: (i) Kiểm tra hàng ngày vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh hệ thống sản xuất nước theo Phiếu nội kiểm vệ sinh; (ii) Tần suất xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm theo công suất và mức độ: Mức độ A từ 1 lần/ 3 tháng cho công trình công suất < 1.000m3/ngày đêm đến 1 lần/tuần cho công suất ≥ 1.000m3/ngày đêm (Bảng 7, Phụ lục). + Thông tư số 41/2018/TT-BYT, ngày 14/12/2018, hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2019 quy định tần suất thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch (Khoản 2, Điều 3). Cụ thể: Mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/01 năm; Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước; khi xảy ra sự cố. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT gồm 99 thông số chất lượng khác nhau, chia thành 02 nhóm: Nhóm A (8 thông số chất lượng) và nhóm B (91 thông số chất lượng) nhiều hơn 85 thông số chất lượng so với QCVN 02:2009/BYT. Đồng thời, QCVN quy định chi tiết về số lượng lấy mẫu thử nghiệm, theo đó: Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch; Đơn vị cấp nước cho từ 100.000 dân trở lên: lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu. 83 - Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch: Bộ Xây dựng, 2014 đã ban hành quy trình công nghệ sản xuất nước từ các nguồn nước cấp khác nhau (nguồn nước mặt, nước dưới đất) với cách thức xử lý, định mức, vận hành, bảo dưỡng, phân tích mẫu, quản lý phù hợp [11] (Hình 1, Phụ lục). Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến định mức, quy trình, công tác kiểm tra, giám sát được xem là công cụ hành động quan trọng giúp các cơ quan chức năng, người sử dụng có thể có những thông tin đầy đủ, chính xác về chất lượng nguồn nước cấp, đồng thời các biện pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường nước. Gần đây nhất, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 4826/QĐ-BNN-TCTL, ngày 07/12/2018 về Bộ chỉ số Theo dõi – Đánh giá nước sạch nông thôn thay thế Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL, ngày 22/10/2012, gồm 05 chỉ số: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch theo QCVN; tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch theo QCVN; Tỷ lệ các công trình hoạt động hiệu quả, bền vững (Bảng 8, Phụ lục). Như vậy, hệ thống giám sát nguồn nước sinh hoạt nông thôn, kết hợp với các qui định về công nghệ cấp nước đã góp phần thực hiện bảo đảm QTCNS với số liệu định lượng chi tiết, hợp lý; qua đó, bảo đảm được các nội dung tiếp cận quyền. Cụ thể: - Bảo đảm kiểm tra, giám sát về tính liên tục, tính an toàn của nước cấp; - Bảo đảm về tính bền vững cả về nguồn nước, công nghệ và tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện từng địa phương. Cộng đồng được tham gia vào việc quản lý, giám sát các hoạt động cấp nước. Việc thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật về chất lượng nước, công nghệ được ưu tiên sử dụng trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chất lượng nước sinh hoạt phù hợp với tình hình hiện nay. 3.2.1.4. Hệ thống quy phạm pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch thông qua các quy định về xử phạt vi phạm Góp phần đảm bảo tính hiệu lực của các công cụ bảo đảm quyền; nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Cụ thể: 84 (i) Xử phạt vi phạm hành chính - Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Nghị định số 33/2017/NĐ-CP, ngày 03/4/2017. Nghị định có phạm vi điều chỉnh vi phạm hành chính, gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước. Chẳng hạn: Điều 6 – Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có mức phạt từ 5.000.000đ- 70.000.000đ theo mức độ vi phạm. Điều 25 – Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước bị phạt từ 20.000.000đ – 180.000.000đ. - Xử lý vi phạm liên quan đến cấp nước sạch được quy định tại Điều 63 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch như sau: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước; Tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước được quy định tại Điều 10 của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp nước gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước nếu không theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020 với 2 mức xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền mức tối đa 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức. (ii) Xử phạt hình sự: Bộ Luật hình sự,2017. Chương XIX qui định về các tội phạm về môi trường; trong đó: Điều 235 qui định tội gây ô nhiễm môi trường, quy định các mức hình phạt tiền và phạt tù cho các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong đó có môi trường nước. 85 Từ phân tích tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến bảo đảm quyền tiếp cận nguồn nước sạch, có thể khẳng định rằng tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_quyen_tiep_can_nuoc_sach_o_nong_thon_tu_thuc.pdf
Tài liệu liên quan