Vụ án hình sự số 11: Một người phụ nữ tố cáo Phạm Văn H. (SN 1988, ở
phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), lái xe GrabBike, đã có hành vi quấy rối con
gái 9 tuổi của mình, tại trụ sở Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), bằng lời nói, khi đang
đi trên đường chở bé gái này đi học. Cụ thể: ngày 16/5, trên đường chở cháu bé 9 tuổi
đi học, Phạm Văn H. liên tục có những câu hỏi có nội dung thô thiển với bé gái.
Cụ thể: “Con thích màu gì, mẹ con thích màu gì? Con mặc quần ở trong màu gì? Có
bao giờ con nhìn thấy ngực mẹ chưa? Có biết mẹ mặc quần ở trong màu gì không?
Cho chú chạm vào quần trong của con được không?”.214 Sau khi Công an quận Tây Hồ
vào cuộc, vụ việc được xác định là chưa đến mức xem xét xử lý hình sự. Bởi lý do, luật
hình sự chưa xác định quấy rối tình dục bằng ngôn từ là hành vi phạm tội dâm ô nên
Phạm Văn H. chỉ bị xử lý hành chính theo Điều 5, NĐ 167/2013/NĐ-CP, quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những cử chỉ, lời nói thô
bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác215
227 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra sự đồng
thuận do tác động của tự nhiên, do bị xui khiến hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác”. Trích dẫn này cũng áp dụng
chính xác với các yếu tố cấu thành trong các Điều luật khác, nguồn: Trích dẫn 59, trong Kai Ambos , “Sexual
offences in international criminal law, with a special focus on the Rome statute of the internatinal Criminal
Court”, FICHL publication Series No.2 (2012).
103
nội dung quy định thể hiện rõ các dạng hành vi xâm hại tình dục bị coi là nguy hiểm và
hình phạt áp dụng khá nghiêm khắc, đồng thời có sự phân hóa rõ mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội trong từng trường hợp phạm tội khác nhau.
Ngoài trường hợp đặc biệt là hẹp phạm vi đối tượng được bảo vệ ở BLHS Trung
Quốc, thì trong bộ luật hình sự ở các quốc gia đã nêu trên khá thống nhất trong vấn đề
ưu tiên bảo vệ thêm với một số đối tượng đặc biệt gắn với quyền con người đặc thù -
quyền tình dục. Theo ghi nhận của các quốc gia, quyền tình dục mặc dù cũng giống
như các quyền con người khác, đó là quyền dành cho mọi thành viên của nhân loại,
nhưng cần lưu ý rằng: quyền này thường được gắn với một số nhóm xã hội nhất định,
bao gồm những nhóm có xu hướng, lựa chọn tình dục khác biệt với số đông (những
người có quan hệ tình dục đồng tính (gay, lesbian), song tính (bisexual) và người
chuyển giới (transgender), mà được gọi chung là nhóm LGBT) và những nhóm bị
thiệt thòi, lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử trong việc biểu lộ và hưởng thụ tình dục,
cụ thể như những người khuyết tật, phụ nữ, người sống chung với HIV, người chưa
thành niên và trong một chừng mực nhất định là cả người lao động tình dục (hành
nghề mại dâm)96. Đây là vấn đề quan trọng cần xác định để có cơ sở bảo vệ các đối
tượng này trước các hành vi xâm hại tình dục. Việc thừa nhận quyền này cho các đối
tượng đặc biệt yếu thế có tác dụng là tạo cơ chế pháp lý để bảo vệ hiệu quả quyền con
người.
Thứ hai, về độ tuổi của đối tượng được bảo vệ. Các quốc gia mặc dù có quy
định khác nhau về mức độ tuổi được bảo vệ đối với các tội phạm liên quan đến lạm
dụng tình dục trẻ em, nhưng độ tuổi phổ biến chung là dưới 16 tuổi. Ví dụ: tại Điều 4,
BLHS Thụy Điển quy định “người nào có hành vi giao cấu hoặc có các hành vi khác
tương ứng với hành vi giao cấu với trẻ em 15 tuổithì bị phạt tù về tội hiếp dâm trẻ
em”. Một điểm đáng chú ý trong kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia là, nhiều
quốc gia quy định về độ tuổi nhất định chỉ với mục đích là để làm căn cứ công nhận
việc chưa đủ tuổi để đồng ý với các hành vi quan hệ tình dục. Còn đối với các trường
96 Xem Sexuality and Human Rights, 2009. International Council on Human Rights Policy, tại
truy cập ngày 25/12/2012.
104
hợp bị tấn công tình dục hoặc quấy rối tình dục do không nằm trong nhóm hành vi tội
phạm có thực hiện hành vi quan hệ tình dục, nên dù nạn nhân là trên 15 hoặc 16 tuổi,
thậm chí trên 18 tuổi, thì nếu bị thực hiện các hành vi quấy rối tình dục, tấn công tình
dục vẫn được các quốc gia tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ. Ví dụ tại đoạn 2, Điều 10
BLHS Thụy Điển quy định: “quy định này cũng áp dụng đối với người phô bày cơ
thể của minh theo cách có thể làm cho người khác phản cảm hoặc người quấy rối
người khác bằng lời nói hay hành động theo cách có thể xâm phạm tự do tình dục
của người đó”. Khoản 1, Điều 183 BLHS cộng hòa Liên Bang Đức cũng có quy định
tương tự “một người đàn ông mà quấy rối một người khác qua một hành vi phô bày
tình dục thì bị xử phạt”.
2.2.3. Quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục
Việc quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trong bộ luật hình sự
thể hiện ở hai khía cạnh: một là, quy định các loại và mức hình phạt phù hợp, tương
xứng; hai là, quy định các khung hình phạt thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự
và quy định các tình tiết định khung tăng nặng phản ánh tính chất và mức độ nguy
hiểm khác nhau của tội phạm từ đó bảo đảm việc trừng phạt hiệu quả tội phạm này và
bảo vệ được quyền con người cho nạn nhân. Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về
hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, sự đánh giá về mức độ nguy hiểm khác
nhau của từng hành vi xâm hại, các nhà làm luật quốc gia quy định mức chế tài áp
dụng là khác nhau. Điều này được thể hiện trong bộ luật hình sự của một số nước
được phân tích dưới đây.
Trong BLHS Liên Bang Nga, về tội hiếp dâm được quy định tại Điều 131,
khung hình phạt được thiết kế dành cho hành vi phạm tội trong trường hợp chỉ thỏa
mãn các dấu hiệu định tội được quy định tại Khoản 1 như sau: “thực hiện hành vi
giao cấu có sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với người bị hại hay đối
với những người khác hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống đỡ của người bị hại
thì bị phạt tù từ 3 năm đến 6 năm”97. Còn các dấu hiệu định khung tăng nặng được
quy định từ Khoản 2 đến Khoản 4 của Điều luật. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất
97 Trường ĐHLHN, Bộ Luật Hình Sự Liên Bang Nga, Nxb Công an nhân dân năm 2011, tr.202
105
quy định tại Khoản 2 có mức phạt tù từ 4 năm đến 10 năm áp dụng cho những trường
hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau: Hiếp dâm tập thể hoặc do một nhóm mà
đã có sự bàn bạc từ trước hay do nhóm người có tổ chức tiến hành; hiếp dâm có kèm
theo đe dọa giết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, cũng như thực
hiện hành vi một cách tàn bạo đối với người bị hại hoặc những người khác; làm lây
truyền bệnh truyền nhiễm cho người bị hại. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy
định tại Khoản 3 có mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm áp dụng cho những trường hợp
phạm tội có một trong các tình tiết sau: với người chưa thành niên; kèm theo do vô ý
gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị hại, làm lây truyền HIV hay
những hậu quả rất nghiêm trọng khác. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba quy định tại
Khoản 4 có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm áp dụng cho những trường hợp phạm
tội có một trong các tình tiết sau: do vô ý làm chết người bị hại; đối với người bị hại
chưa tròn 14 tuổi.
Như vậy, trong BLHS Liên Bang Nga, hiếp dâm trẻ em không được quy định
thành một tội danh độc lập mà được xem như một tình tiết tăng nặng của tội hiếp
dâm. Khác với quy định của BLHS Liên Bang Nga, hành vi hiếp dâm trẻ em trong
BLHS Thụy Điển không được coi là một tình tiết định khung tăng nặng, mà cấu
thành tội độc lập. Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 1 Chương 6 chỉ với hai khung
hình phạt, nếu là hiếp dâm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì phạt tù đến 4 năm,
nếu thuộc trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù từ 4 năm đến 10 năm. Tội hiếp dâm trẻ
em, quy định tại Điều 4, chương 6 BLHS Thụy Điển, về khung hình phạt áp dụng
không khác so với trường hợp hiếp dâm được quy định tại Điều 1. Tuy nhiên, phạm
vi hành vi bị coi là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được xác định rộng hơn, đó là
“giao cấu hoặc có các hành vi tình dục khác tương ứng với hành vi giao cấu với trẻ
em dưới 15 tuổi” thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì phạt tù từ 2 năm đến 6 năm và
“đối với trẻ em từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc với người mà người phạm tội có
trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng hoặc có quan hệ thân thiết, hoặc người mà người
phạm tội chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc giám sát theo quyết định của nhà chức
trách” nếu thuộc trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù từ 4 năm đến 10 năm. Đặc biệt,
106
Điều luật quy định rõ “khi xem xét tính chất nghiêm trọng của tội phạm cần đặc biệt
cân nhắc đến việc người phạm tội có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa phạm tội không, có
nhiều người tham gia vào việc phạm tội hay không cũng như phương thức, thủ đoạn
phạm tội, độ tuổi của nạn nhân hoặc người phạm tội có biểu hiện đặc biệt độc ác hay
tàn bạo hay không”98. Như vậy theo quy định của BLHS Thụy Điển thì việc sử dụng
vũ lực hoặc các biểu hiện tàn độc, và độ tuổi khác nhau của trẻ em dưới 15 tuổi sẽ là
căn cứ để đánh giá tính chất nghiêm trọng của tội hiếp dâm trẻ em. Các tình tiết định
khung tặng nặng này được các nhà làm luật quốc gia Thụy Điển quy định áp dụng đối
với mọi tội phạm tình dục liên quan đến trẻ em. Chính vì thế, tại Điều 6 BLHS Thụy
Điển quy định về tội lạm dụng tình dục trẻ em cũng ghi nhận lại các “phương thức, thủ
đoạn phạm tội, độ tuổi của nạn nhân, biểu hiện của hành vi có đặc biệt độc ác hoặc
tàn bạo hay không”99 là căn cứ để xem xét tính chất nghiêm trọng. Đối với thủ đoạn,
phương thức độc ác hay tàn bạo, cũng được BLHS Đức ghi nhận qua một số tội phạm
cụ thể, theo đó các tình tiết “mang theo mình một vũ khí hoặc một công cụ nguy hiểm,
mang theo mình một công cụ hoặc phương tiện khác nhằm ngăn cản hoặc chế ngự
bằng bạo lực hoặc đe dọa với bạo lực sự phản kháng của một người khác hoặc qua
hành vi đưa nạn nhân đến nguy cơ tổn hại sức khỏe, sử dụng vũ khí hoặc một công cụ
nguy hiểm khác, hoăc qua hành vi đưa nạn nhân đến nguy cơ chết người”100.
Đối với hành vi giao cấu và thực hiện các hoạt động tình dục khác với người
chưa đủ mười sáu tuổi, trong BLHS Liên Bang Nga quy định tại Điều 134 BLHS như
sau nếu thực hiện hành vi “giao cấu, đồng tính nam hoặc đồng tính nữ do người đủ
18 tuổi thực hiện với người khác đã biết là chưa đủ 16 tuổi”101 thì phạt tù đến 4 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 có mức phạt tù từ 3 năm
đến 7 năm áp dụng trong trường hợp thực hiện các hành vi xâm hại tình dục nêu trên
đối với người rõ ràng chưa đủ 14 tuổi. Nếu thực hiện các hành vi xâm hại tình dục
này đối với người rõ ràng là chưa đủ 12 tuổi thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm theo
quy định tại khoản 3. Khung hình phạt tại khoản 4 Điều 134 BLHS Liên Bang Nga,
98 Trường Đại học luật Hà Nội, Bộ Luật hình sự Thụy Điển, Sđd Tr48
99 Trường Đại học luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Thụy Điển, Sđd Tr50
100 Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Liên Bang Đức, Sđd, Tr304.
101 Trường ĐHLHN, Bộ Luật Hình Sự Liên Bang Nga, Sđd tr.208.
107
có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm áp dụng trong trường hợp: các hành vi tình dục
này do một nhóm người có bàn bạc hoặc bàn bạc từ trước hoặc nhóm có tổ chức thực
hiện. Cũng là ghi nhận về tình tiết thực hiện hành vi tình dục do nhiều người thực
hiện làm căn cứ định khung tặng nặng, nhưng BLHS Trung Quốc lại quy định khác
so với cách quy định của BLHS Liên Bang Nga, theo đó tại khoản 3, Điều 236 BLHS
Trung Quốc quy định “hai người trở lên luân phiên nhau giao cấu”102 thì bị phạt tù
từ 10 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài tình tiết này tại Điều 236 BLHS
Trung Quốc cũng quy định nếu cưỡng hiếp phụ nữ mà thuộc trường hợp “hiếp dâm
nhiều phụ nữ, giao cấu với nhiều trẻ em gái” hoặc “hiếp dâm phụ nữ ở nơi công cộng
trước đông người” hay “gây thương tích nặng, làm chết nạn nhân hoặc gây ra những
hậu quả nghiêm trọng khác”103 thì cũng bị áp dụng khung hình phạt tương tự như tình
tiết “hai người trở lên luân phiên nhau giao cấu”.
Đối với hành vi cưỡng dâm, theo quy định của BLHS Nga tại Điều 132 được
quy định 4 khoản. Trong đó, khung hình phạt tăng nặng quy định tại khoản 2 có mức
phạt tù từ 4 năm đến 10 năm áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong
các tình tiết sau: Do một nhóm người hoặc do một nhóm đã bàn bạc từ trước hay do
nhóm có tổ chức tiến hành; có kèm theo đe dọa giết người hoặc gây tổn hại nghiêm
trọng về sức khỏe, cũng như thực hiện hành vi một cách tàn bạo đối với người bị hại
(kể cả nam và nữ) hoặc những người khác; làm lây truyền bệnh truyền nhiễm cho
người bị hại (kể cả nam và nữ). Khung hình phạt tăng nặng quy định tại khoản 3 có
mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một
trong các tình tiết sau: Đối với người chưa thành niên (kể cả nam và nữ); kèm theo do
vô ý gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị hại (kể cả nam và nữ), làm
lây truyền HIV cho người bị hại (kể cả nam và nữ) hay những hậu quả rất nghiêm
trọng khác.
Trong BLHS Đức ghi nhận việc trừng phạt rất cao đối với các trường hợp lạm
dụng tình dục trẻ em với hậu quả chết người hoặc cưỡng dâm và hiếp dâm gây hậu
102 Đinh Bích Hà, Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Nxb Tư Pháp, năm 2007, Tr157
103 Đinh Bích Hà, Sđd Tr157, 158
108
quả chết người, theo đó, tại Điều 176b và Điều 178 BLHS Đức quy định gây ra cái
chết của trẻ em hoặc của nạn nhân “ít nhất là do khinh suất thì bị phạt với hình phạt
tự do suốt đời hoặc với hình phạt tự do không dưới 10 năm”104. Việc xem thương tích
của nạn nhân hoặc hậu quả chết người là một tình tiết thể hiện mức độ nghiêm trọng
và cần bị trừng phạt cao cũng là một quan điểm lập pháp được ghi nhận trong BLHS
Nhật Bản. Điều 181 tội cưỡng dâm BLHS Nhật Bản, quy định với 3 khung hình phạt
khác nhau105: trên 3 năm tù, trên 5 năm tù và trên 6 năm tù nếu “gây ra thương tích
hoặc gây ra cái chết” khi phạm các tội cưỡng dâm (Điều 176), hiếp dâm (Điều 177)
hoặc lạm dụng tình dục khác (Điều 178) ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tương tự như
vậy, theo quy định tại khoản 4 Điều 132 BLHS Liên Bang Nga, áp dụng mức phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm cho trường hợp phạm tội khi vô ý làm chết người bị hại106.
Như vậy, để phân biệt tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội
xâm phạm tình dục trong từng trường hợp khác nhau nhằm cân nhắc chế tài khi áp
dụng, các nhà lập pháp các quốc gia trên đã sử dụng một số tình tiết sau làm tình tiết
định khung để tăng nặng mức chịu trách nhiệm hình sự nhằm bảo đảm chế tài tương
xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân. Đó là các tình tiết như: mức độ tổn
hại đến nạn nhân như làm lây truyền bệnh truyền nhiễm cho người bị hại, làm lây
truyền HIV hay những hậu quả rất nghiêm trọng khác; gây tổn hại nghiêm trọng đến
sức khỏe của người bị hại; hiếp dâm tập thể hoặc do một nhóm hay hai người trở lên
luân phiên nhau giao cấu; độ tuổi của nạn nhân - với các mức độ khác nhau: đối với
người chưa thành niên, đối với người bị hại dưới 12 tuổi hoặc người bị hại chưa tròn
14 tuổi; phương thức, thủ đoạn phạm tội, hoặc người phạm tội có biểu hiện đặc biệt
độc ác hay tàn bạo hoặc sử dụng vũ khí hoặc một công cụ nguy hiểm, hoặc qua hành
vi đưa nạn nhân đến nguy cơ tổn hại sức khỏe, hay nguy cơ chết người; tình trạng tàn
phế/mất năng lực; tấn công tình dục dẫn đến tử vong, và người phạm tội là thành viên
trong gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu rà soát kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia
khác thì còn một số tình tiết ít phổ biến hơn mà các quốc gia khác thường quy định để
104 Trường Đại học Luật HN, Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức, Sđd Tr.302 và 304
105 Trần Thị Hiển (dịch giả), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách Khoa, Tr.143 – 146.
106 Trường Đại học luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, Sđd Tr. 204
109
làm tăng mức hình phạt như: hạ nhục; mức độ tàn bạo; nạn nhân thuộc vào nhóm dễ
bị tổn thương; nạn nhân thuộc diện phải chăm sóc/bị giam; hiếp dâm dẫn đến mang
thai; tái phạm; sử dụng thuốc gây vô hiệu.
Đối với hành vi quấy rối tình dục, mặc dù ở Việt Nam chưa quy định là tội
phạm, nhưng trong luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, hành vi này đã được quy
định là tội phạm và phải chịu chế tài rất nghiêm khắc. Cụ thể như sau: ở Mỹ, tùy
thuộc vào mỗi bang mà quy định chế tài xử lý khác nhau, nhưng điểm chung là hầu
hết đều có mức án tù giam kèm tiền bồi thường cho nạn nhân bị quấy rối. Chẳng hạn,
ở bang California hành vi quấy rối, tấn công tình dục người khác sẽ phải chịu mức án
24 đến 48 tháng tù giam kèm theo khoản phạt 10.000 USD (khoảng hơn 200 triệu
đồng VN). Còn theo Luật liên bang, tội danh quấy rối tình dục có thể bị phạt tù lên
đến 20 năm tù nếu nghiêm trọng, kèm theo là tiền phạt, tiền bồi thường cho nạn nhân
quấy rối107.
Theo luật hình sự Philipin, người có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị phạt tù từ 1
đến 6 tháng, hoặc bị phạt 200-400 USD hoặc cả hai. Còn theo pháp luật quốc gia
Malaysia thì bất kỳ ai xúc phạm phẩm giá phụ nữ bằng lời lẽ, cử chỉ hay phơi bày
thân thể của mình với ý định để người phụ nữ đó nghe và thấy sẽ bị phạt tù mức cao
nhất là 5 năm hoặc bị phạt tiền hoặc trường hợp nghiêm trọng thì bị áp dụng cùng
một lúc cả phạt tù và phạt tiền108.
Chế tài phạt tù đến 5 năm đối với hành vi quấy rối tình dục phụ nữ được quy
định Điều 237 BLHS Trung Quốc109. Trường hợp phạm tội tại nơi đông người hoặc
nơi công cộng thì có thể phạt tù trên 5 năm tù.
Theo Điều 354, 509 BLHS Malaysia110, người nào dùng vũ lực với ý định xâm
hại phẩm giá của người khác, hoặc biết hành động của mình có khả năng xâm hại
phẩm giá của người khác sẽ bị phạt tù tối đa 10 năm, đi kèm chế tài phạt tù là phạt
tiền và phạt roi. Trường hợp có hành vi dùng lời lẽ, cử chỉ hoặc phô bày đồ vật với ý
107 Dẫn theo Phạm Minh Tuyên (Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh), Tlđd; tr8.
108 Nguyễn Thị Ngọc Linh, Cần bổ sung tội quấy rối tình dục vào Bộ luật Hình sự, https://tapchitoaan.vn/bai-
viet/phap-luat/can-bo-sung-toi-quay-roi-tinh-duc-vao-bo-luat-hinh-su, truy cập ngày 25/8/2019
109 Định Bích Hà, BLHS Trung Quốc, Sđd, Tr158
110 Quốc Đạt, Cách một số nước châu Á xử phạt quấy rối tình dục, nguồn https://vnexpress.net/phap-luat/cach-
mot-so-nuoc-chau-a-xu-phat-quay-roi-tinh-duc-phu-nu-3897492.html, truy cập ngày 25/8/2019.
110
định xúc phạm nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền và phạt tù tối đa 5 năm.
Theo Điều 354A BLHS Ấn Độ xác định việc thực hiện các hành vi tán tỉnh, đụng
chạm cơ thể, yêu cầu hoặc đòi hỏi tình dục, cưỡng ép đối phương xem nội dung khiêu
dâm, đưa ra lời nhận xét có sắc thái tình dục, hoặc các hành vi không mong muốn
khác có bản chất tình dục, dù dưới dạng hành động, ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ thì
sẽ bị phạt tiền và phạt tù tối đa 3 năm.
Về loại hình phạt và mức áp dụng đối với người phạm tội, nghiên cứu quy định
về hệ thống hình phạt trong bộ luật hình sự các nước, cho thấy hầu hết các nước đều
áp dụng hình phạt tù đối với các tội xâm phạm tình dục. Trong đó, BLHS Liên bang
Nga quy định hình phạt đối với nhóm tội xâm phạm tình dục này có khung hình phạt
thấp nhất là phạt tiền, cao nhất là phạt tù 10 năm hoặc chung thân hay thậm chí tử
hình. BLHS Đức quy định hình phạt đối với loại tội này có khung hình phạt thấp nhất
là phạt tù 06 tháng, cao nhất là phạt tù 10 năm. BLHS Thụy Điển quy định về hình
phạt áp dụng đối với người phạm tội, hình phạt đối với loại tội này có khung hình
phạt thấp nhất là phạt tiền, cao nhất là phạt tù 10 năm. Tuy nhiên, bên cạnh hình phạt
phổ biến là hình phạt tù, xu hướng các nước trên thế giới hiện nay còn quy định thêm
một loại hình phạt mới. Điều này được lý giải là bởi vì, xuất phát từ việc áp dụng các
loại hình phạt hiện tại chỉ có tác dụng trừng trị và phòng ngừa tội phạm trong quá
trình chấp hành hình phạt của người phạm tội. Bởi vậy mà, quá trình bảo vệ khỏi sự
xâm hại tình dục chỉ ở mức hạn chế, nhất là nguy cơ trẻ em bị xâm hại luôn tiềm ẩn
trong những người phạm tội vốn dĩ mang trong mình ham muốn về tình dục đối với
trẻ em. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã đề nghị nên quy định thêm chế tài
mạnh hơn để đạt được mục đích phòng ngừa tội phạm cao, không chỉ đang trong quá
trình chấp hành án mà còn cả thời gian sau đó. Nhiều nước châu Âu, các nước Đức,
Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Moldova đều đã dùng biện pháp “thiến
hóa học” để xử lý tội phạm tình dục xâm hại trẻ em. Ở trong khu vực châu Á hiện có
Indonesia và Hàn Quốc đã áp dụng đạo luật “thiến hóa học” để cân bằng dục tính
trong người phạm tội. Ngoài ra, tại các nước như: Argentina, Úc, Israel, New
Zealand... cũng áp dụng hình phạt tương tự đối với loại tội phạm này. Tại Mỹ, theo
111
thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, năm 1996,
California đã trở thành bang đầu tiên ở Mỹ tuyên bố cho phép sử dụng hóa chất để
áp dụng đối với tội phạm hiếp dâm nhằm vào trẻ em dưới 13 tuổi hoặc phạm tội
nhiều lần. Sau đó, nhiều Bang của Hoa Kỳ đã thực hiện tương tự. Có hai hình thức
áp dụng hình phạt mà các Bang của Hoa Kỳ đã áp thực hiện, đó là bằng hình thức
phẫu thuật (Luật của bang Texas), còn các Bang California, Georgia, Montana,
Florida và Louisiana thì cho dùng hóa chất để gây rụng tinh hoàn111. Theo giới đánh
giá của giới chuyên môn, thì hình phạt này còn được gọi là “thiến hóa học” là biện
pháp tiêm hormone vào người của người phạm tội một loại hormone kháng hormone
sinh dục nam - testosterone, khiến nồng độ testosteron trong cơ thể giảm xuống mức
thấp, từ đó làm giảm những ham muốn về tình dục tới mức thấp nhất, do đó giảm bớt
những nguy hiểm về sự xâm hại tình dục đối với trẻ em.
2.3. Thực tiễn bảo vệ quyền con người bằng quy định về tội phạm và hình phạt
đối với các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự năm 2015
2.3.1. Quy định về tội phạm đối với các tội xâm phạm tình dục
2.3.1.1. Phạm vi các tội phạm xâm phạm tình dục
Để bảo vệ quyền con người, BLHS năm 2015 đã quy định các hành vi tình dục
nguy hiểm sau đây là tội phạm với các hình phạt nghiêm khắc, đó là: hiếp dâm (Điều
141), hiếp dâm trẻ em (Điều 142), cưỡng dâm (Điều 143), cưỡng dâm trẻ em (Điều
144); giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi
(Điều 145); dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146); sử dụng người dưới 16 tuổi vào
mục đích khiêu dâm (Điều 147) và hành vi cưỡng bức mại dâm quy định trong tội chứa
mại dâm (Điều 327); mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329).
Có thể nhận thấy việc quy định các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 2015 được phân loại dựa trên đặc điểm tương đồng về tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm như sau:
Dạng thứ nhất: các hành vi sử dụng bạo lực vật chất hay thể chất hoặc bạo lực
tinh thần thông qua sự ép buộc, đe dọa hay sử dụng các thủ đoạn khác để thực hiện
111 Luật sư đề nghị “thiến” hóa học tội phạm tình dục trẻ em, Nguồn
thien-hoa-hoc-toi-pham-tinh-duc-tre-em/c/21763629.epi, truy cập ngày 19/3/2017
112
hành vi tình dục có sự tác động lên cơ thể, bao gồm: tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi. Các dạng hành vi
xâm hại tình dục này thuộc nhóm tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao
nhất. Bởi vì, việc sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn khác của người phạm tội đã làm mất
(hoàn toàn hoặc một phần) sự tự do về ý chí của nạn nhân, từ đó xâm phạm đến sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe và sự tự do tình dục của con người. Đối với hành vi giao
cấu với người dưới 16 tuổi thì mặc dù việc thực hiện hành vi quan hệ tình dục có thể
có sự đồng ý của nạn nhân, nhưng hành vi đó là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển về thể chất, tinh thần của người dưới 16 tuổi, nên hành vi tình dục này
cũng được xếp vào nhóm thứ nhất – nhóm tội xâm phạm tình dục nguy hiểm nhất. Ở
độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, nhiều trẻ em đã có nhận thức, mức độ phát triển
tâm sinh lý gần hoàn thiện như người thành niên và có thể đã có nhu cầu quan hệ tình
dục. Tuy nhiên, nhận thức này của các em là chưa hoàn toàn đầy đủ và việc quan hệ
tình dục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành, sức khỏe và nhân cách của các
em sau này. Do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự là điều cần thiết. Mặc dù vậy,
do tính chất nguy hiểm của hành vi này chưa cao như hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm
nên nhà làm luật quy định một tội danh độc lập với khung hình phạt ít nghiêm khắc
hơn đó là tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em Điều
145. Đối với trường hợp trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mặc dù có thể hiện được ý chí
đồng ý, nhưng không thỏa mãn điều kiện về tính tự do ý chí. Bởi vì độ tuổi đó nhận
thức xã hội rất hạn chế, dễ bị người lớn lợi dụng, chi phối, điều khiển. Hơn nữa, đó là
độ tuổi mà cơ thể chưa phát triển hoàn thiện và về cơ bản chưa có nhu cầu tình dục,
việc quan hệ tình dục ở tuổi này cũng để lại nhiều hậu quả nguy hại về sức khỏe, nhất
là sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy, nhà làm luật xác định tính chất và mức độ nguy
hiểm mọi trường hợp giao cấu với người chưa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Dạng thứ hai: Hành vi tình dục tuy có hoặc không có sự tiếp xúc thân thể,
không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác nhưng
113
gây ảnh hưởng lệch lạc đến nhận thức về tình dục của nạn nhân là người dưới 16 tuổi,
xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý của trẻ em, đó là tội dâm
ô với người dưới 16 tuổi. Khái niệm “dâm ô” trước đây trong Bộ luật hình sự năm
1999, được hiểu khá rộng, còn bao gồm cả một số hành vi quan hệ tình dục khác. Tuy
nhiên, cách hiểu về hành vi dâm ô hiện nay đã được thay đổi và giới hạn lại phạm vi
theo Nghị quyết số 06/2019 của HĐTP TANDTC.
Dạng thứ ba: các hành vi cản trở, ngăn cấm quyền tự do tình dục xuất phát từ
nhu cầu tự nhiên của con người, ngoài ra cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành
mạnh về thể chất và tinh thần c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bao_ve_quyen_con_nguoi_bang_quy_dinh_ve_cac_toi_xam.pdf