MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .7
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .7
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.15
1.3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .19
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
HÀNH CHÍNH .21
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của biện pháp ngăn chặn hành chính .21
2.2. Phân loại biện pháp ngăn chặn hành chính .40
2.3. Sự điều chỉnh của pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính .44
2.4. Các bảo đảm thực hiện biện pháp ngăn chặn hành chính.55
Chương 3: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM .63
3.1. Thực trạng pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính .63
3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam .92
3.3. Đánh giá chung về pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn
hành chính ở Việt Nam hiện nay.106
Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .114
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn
hành chính.114
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn
chặn hành chính .118
4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn
chặn hành chính .122
KẾT LUẬN. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG
BỐ CỦA TÁC GIẢ .151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
168 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khả năng bị tra tấn trong
khoảng thời gian rất ngắn nhưng không được pháp luật quy định cụ thể sẽ rất khó
xác định được cơ chế chịu trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền.
- Liên quan đến quy định về thời hạn tạm giữ đối với người vi phạm quy chế
biên giới hoặc VPHC ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ
có thể kéo dài nhưng không quá 48 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Tuy nhiên, có thể thấy quy định này khó thực hiện trên thực tế bởi các đơn vị Bộ đội
biên phòng thường đóng quân vùng biển đảo, việc đi lại khó khăn nên việc áp giải,
thông báo về việc tạm giữ người thường khó khăn, đồng thời thời hạn 48 giờ cũng
chưa đủ để tiến hành xác minh, kết luận đối với những vụ việc phức tạp xảy ra.
- Liên quan đến quy định về nơi tạm giữ người VPHC. Mặc dù pháp luật đã
có các quy định nhằm đảm bảo nơi tạm giữ cho người vi phạm, tuy nhiên bên cạnh
đó cũng có thể thấy pháp luật hiện hành đang đặt ra nhiều quy phạm mang tính tùy
nghi ở nội dung này. Cụ thể: khi tạm giữ người trên tàu bay, tàu biển, chỉ huy tàu
bay, thuyền trưởng quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm
giữ, như vậy, thời gian tạm giữ có thể dài (đến khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập
cảng) và nơi tạm giữ mang tính tương đối bí mật nên khả năng người vi phạm bị đối
xử tàn bạo là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ngoài ra, Luật XLVPHC 2012 và Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 còn quy định: “Trong trường hợp không
có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ tại
phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy
định chung”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản, quy định hướng dẫn, giải thích
rõ: phòng khác là phòng gì? đó có phải là phòng vệ sinh, nhà kho hay không? Vì
74
pháp luật chỉ nghiêm cấm tạm giữ người vi phạm trong các phòng tạm giữ hình sự,
phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người
bị tạm giữ. Bên cạnh đó, tiêu chí “ phải đảm bảo các quy định chung” cũng chưa rõ
ràng, liệu có phải là các tiêu chuẩn được quy định ở Khoản 1 Điều 19 Nghị định số
112/2013/NĐ-CP như có khóa cửa, đảm bảo ánh sáng, thoáng mát? Theo quy định
hiện hành, các tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với nhà tạm giữ hành chính hoặc
buồng tạm giữ hành chính mà không có hướng dẫn cụ thể áp dụng đối với “phòng
khác”. Như vậy, có thể thấy những quy định tùy nghi như trên sẽ dẫn đến cách hiểu
và áp dụng khó thống nhất, đồng thời làm tăng nguy cơ xâm hại đến quyền con
người, quyền công dân của người vi phạm.
- Điều luật quy định một số chức danh được giao quyền cho cấp phó có thẩm
quyền tạm giữ người của mình nhưng phải với điều kiện là chỉ khi vắng mặt, tuy
nhiên Luật XLVPHC 2012 và các Nghị định của Chính phủ vẫn chưa quy định rõ
khi nào được coi là vắng mặt và thời gian vắng mặt là bao lâu để được quyền giao
cho cấp phó. Chỉ cần không có mặt tại trụ sở cơ quan ở thời điểm phát hiện ra hành
vi vi phạm cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người hay phải không có mặt trong
suốt khoảng thời gian cần ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người?
Ngoài ra, Luật XLVPHC quy định cấp phó được giao quyền phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Tuy nhiên Luật
không quy định trách nhiệm của người giao quyền (cấp trưởng) khi người được giao
quyền (cấp phó) vi phạm pháp luật. Hiện có ba quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, người được giao quyền vi phạm pháp luật thì người
giao quyền không phải chịu trách nhiệm gì. Vì người giao quyền không làm gì sai
nên không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; Quan điểm thứ hai cho rằng, người
giao quyền phải chịu trách nhiệm khi người được giao quyền vi phạm pháp luật. Quan
điểm thứ ba cho rằng, trường hợp người được giao quyền vi phạm pháp luật hành
chính thì người giao quyền phải chịu trách nhiệm hành chính nhưng không chịu trách
nhiệm hành chính trực tiếp, mà chỉ chịu trách nhiệm hành chính liên đới dưới góc độ
của người quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Vì nếu không phải chịu trách
nhiệm gì thì người giao quyền “chả dại gì” mà không giao quyền.
75
3.1.2.3. Áp giải người vi phạm
Thuật ngữ “áp giải” được hiểu là biện pháp áp dụng để buộc đối tượng đi đến
một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong
trường hợp khác do pháp luật quy định. Áp giải thường được áp dụng đối với người
có lệnh gọi của nhà chức trách nhưng họ không tự nguyện đến hoặc có cơ sở để
nghi ngờ họ sẽ trốn chạy. Như vậy, cơ sở để thực hiện áp giải là khi đối tượng
không tự nguyện đến theo lệnh gọi hoặc có thông tin cho rằng đối tượng sẽ bỏ trốn.
Áp giải người vi phạm bằng vũ trang trong trường hợp người bị áp giải chống đối
bằng vũ lực thì người áp giải có quyền trấn áp.
Biện pháp áp giải người vi phạm được quy định tại Điều 124 Luật XLVPHC
2012, Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, Nghị định số 17/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị định số 112/2003/NĐ-CP và văn bản hợp nhất số:
02/VBHN-BCA. So với Pháp lệnh XLVPHC 2002 thì đây là BPNC hoàn toàn mới
được Luật quy định nhằm mục đích cưỡng chế người vi phạm đến trụ sở cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong các trường hợp
lập biên bản, đưa đối tượng bỏ trốn trở lại cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở
chữa bệnh và tiến hành thủ tục áp dụng BPNC tạm giữ người.
Đối tượng và căn cứ để áp dụng biện pháp áp giải người là: người bị áp dụng
biện pháp tạm giữ người, người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người
có thẩm quyền và người bị trục xuất không tự giác chấp hành Quyết định xử phạt
trục xuất hoặc có hành vi chống đối, bỏ trốn. Như vậy, về nội dung, biện pháp này
được áp dụng cho cả đối tượng bị xử phạt hành chính và đối tượng bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đặc biệt. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án,
tác giả chỉ đề cập đến việc áp dụng biện pháp áp giải với đối tượng bị xử phạt
VPHC. Như vậy, có thể thấy: so với Điều 124 Luật XLVPHC 2012 thì Điều 30
Nghị định số:112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi,bổ sung bởi Nghị định số
17/2016/NĐ-CP) đã bổ sung thêm trường hợp áp giải người vi phạm là: “người bị
trục xuất không tự giác chấp hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc có hành vi
chống đối, bỏ trốn”. Sự bổ sung này là hợp lý xuất phát từ thực tế nhiều người nước
76
ngoài bị trục xuất nhưng không tự giác chấp hành quyết định xử phạt trục xuất và
có hành vi chống trả quyết liệt người có thẩm quyền thực thi công vụ hoặc bỏ trốn.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp áp giải người vi phạm được quy định một
cách chung chung tại Khoản 2 của điều luật, và được cụ thể hóa tại Điều 25 Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013, bao gồm các chủ thể có thẩm quyền
đang thi hành công vụ sau: Chiến sĩ Công an nhân dân, Chiến sĩ Bộ đội biên phòng,
Cảnh sát viên Cảnh sát biển, Công chức Hải quan, Kiểm lâm viên, Công chức Thuế,
Kiểm soát viên thị trường, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành, Chấp hành viên thi hành án dân sự. Có thể thấy, việc quy
định bổ sung BPNC này là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với thực tế là nhiều đối tượng
vi phạm có hành vi chống đối quyết liệt người có thẩm quyền thực thi công vụ hoặc
bỏ trốn khỏi địa phương để tránh việc áp dụng các hình thức xử lý hành chính. Việc
quy định biện pháp cưỡng chế áp giải người vi phạm là để ghi nhận công khai thẩm
quyền của người được giao áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, tạo điều kiện
cho họ xử lý các trường hợp trên thực tế một cách hợp pháp.
Tuy nhiên, điều luật về BPNC hành chính này vẫn còn một số hạn chế như:
Thứ nhất, Pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về biện pháp áp giải
người vi phạm. Cụ thể: Luật XLVPHC 2012 chưa có điều khoản giải thích thuật ngữ
áp giải là gì mà chỉ có quy định về căn cứ, thẩm quyền áp dụng. Việc giải thích thuật
ngữ áp giải là cần thiết nhằm phân biệt với áp giải trong ngăn chặn hình sự, đồng thời
tránh sự nhầm lẫn giữa hoạt động áp giải và hoạt động dẫn giải trên thực tế. Áp giải
người vi phạm ở một góc độ nào đó có sự tương đồng với dẫn giải người vi phạm ở
mục đích và cách thức tiến hành. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Luật hành chính, áp
giải người vi phạm là biện pháp cưỡng chế hành chính, được thực hiện thông qua hoạt
động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (Quyết định áp giải người vi phạm
theo thủ tục hành chính và các loại biên bản), còn dẫn giải người vi phạm xét về bản
chất cũng là biện pháp cưỡng chế hành chính, mặc dù chưa được thừa nhận chung
nhưng có thể phân loại và sắp xếp vào nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính
(phòng ngừa hành vi chống người thi hành công vụ, bỏ trốn, trốn tránh việc xử lý). Bên
cạnh đó, “dẫn giải người vi phạm" được hiểu là hoạt động do bất kỳ cá nhân, tổ chức
77
nào tiến hành để đưa người vi phạm đến giao cho người có thẩm quyền tạm giữ người
theo thủ tục hành chính, trong khi đó, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính
đòi hỏi phải tuân thủ quy định pháp luật về nguyên tắc, thẩm quyền, trường hợp áp
dụng, thủ tục phải thực hiện một cách chặt chẽ.
Thứ hai, về thẩm quyền áp giải người vi phạm, mặc dù được liệt kê khá cụ
thể, rõ ràng tại Điều 25 Nghị định: 112/2013/NĐ-CP nhưng sự liệt kê này chưa thực
sự đầy đủ vì tại Điểm k Khoản 1 Điều 123 Luật XLVPHC 2012 quy định về thẩm
quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người bao gồm người chỉ huy tàu bay, thuyền
trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa rời sân bay, bến cảng, nhà ga. Vậy
khi các chủ thể này ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người mà người bị áp
dụng không tự nguyện chấp hành thì ai sẽ là chủ thể được quyền áp giải? Vấn đề
này hiện chưa được quy định cụ thể.
Thứ ba, Về thủ tục, pháp luật quy định về thủ tục áp giải người vi phạm chưa
cụ thể, rõ ràng. Điều 26 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP chưa thể hiện được toàn bộ
thủ tục thực hiện việc áp giải như tên gọi của điều luật này. Có ý kiến cho rằng, thủ
tục áp giải bắt đầu bằng việc người có thẩm quyền ra quyết định về việc áp giải
người vi phạm theo thủ tục hành chính bằng văn bản theo Khoản 3 Điều 3 Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP. Khi tiến hành áp giải, người có thẩm quyền đang thi hành
công vụ thực hiện việc áp giải phải tiến hành các hoạt động được quy định từ Điều
26 đến Điều 29 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, một số ý kiến khác
lại cho rằng, thủ tục thực hiện việc áp giải chỉ gồm các quy định từ Điều 26 đến
Điều 29 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, trong đó, người có thẩm quyền đang thi
hành công vụ thực hiện việc áp giải chỉ cần lập biên bản áp giải có cả nội dung giao
nhận như quy định tại Điều 28 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP hoặc chỉ cần lập biên
bản giao, nhận người bị áp giải. Việc pháp luật quy định về ra quyết định áp giải
người vi phạm; giao nhận người bị áp giải (kèm theo biên bản giao, nhận); lập biên
bản áp giải; lập biên bản về việc người vi phạm bỏ trốn được thể hiện ở các
chương, mục khác nhau, dẫn đến nảy sinh cách hiểu không thống nhất trong quá
trình áp dụng pháp luật. Ngoài ra, pháp luật hành chính cũng chưa quy định rõ việc
cơ quan có thẩm quyền có được quyền áp giải vào ban đêm hay không? và trong
78
trường hợp đối tượng VPHC là người già yếu, người bị bệnh nặng hoặc là người
chưa thành niên thì việc áp giải sẽ thực hiện thủ tục như thế nào?
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể trường hợp được sử
dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong quá trình áp giải người vi phạm. Khoản 1 Điều 29
Nghị định: 112/2013/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người bị áp giải có hành vi
chống đối thì cán bộ áp giải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp
hành quyết định; trường hợp cần thiết cán bộ áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói,
khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để
khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải”, như vậy, việc sử
dụng vũ lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ có thời điểm bắt đầu là khi người có thẩm quyền
xác định đâu là “trường hợp cần thiết” và có thời điểm kết thúc là khi đã khống chế
vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ: việc
xác định “trường hợp cần thiết” thực sự không phải là dễ khi không có quy định cụ
thể của pháp luật để đo lường. Do đó, nếu việc sử dụng vũ lực được tiến hành
không đúng thời điểm, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
chống đối thì lại có thể chứa đựng dấu hiệu của hành vi tra tấn, trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo đối với người bị áp giải, bởi trên thực tế, người bị áp giải bị đánh, đấm,
đá dẫn đến thương tích là điều có thể xảy ra.
3.1.2.4. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề
BPNC này được quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật XLVPHC 2012, theo đó,
căn cứ để áp dụng biện pháp này gồm: (1) khi nhằm để xác minh tình tiết mà nếu
không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; (2) để ngăn chặn ngay hành
vi VPHC mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; (3) để
đảm bảo thi hành quyết định xử phạt tiền. Như vậy, so với Pháp lệnh XLVPHC 2002,
Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp tạm giữ không chỉ đối với tang vật,
phương tiện mà còn đối với cả giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Việc mở rộng phạm vi này giúp người có thẩm quyền thuận lợi hơn trong việc áp dụng
BPNC nhằm xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn cuộc sống.
79
Chủ thể có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để
VPHC đồng thời là chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang
vật, phương tiện VPHC. Ngoài ra, Luật cũng quy định người ra quyết định tạm giữ
tang vật, phương tiện VPHC có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó, và
phải chịu trách nhiệm bồi thường hay bị xử lý theo quy định trong trường hợp tang
vật, phương tiện bị mất, bán, hư hỏng.
Thông qua nội dung của điều luật có thể thấy, nhà nước đã có những điều
chỉnh chi tiết, cụ thể hơn, tiến bộ hơn so với Pháp lệnh trước đây. Ví dụ: Khoản 10
Điều 125 đã “để mở” khả năng cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm nếu có địa chỉ rõ
ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền
bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân tự
bảo quản tài sản của mình, đồng thời có khả năng phòng ngừa, giáo dục cao bên
cạnh tính răn đe, trừng phạt. Ngoài ra, điều luật còn giải quyết được bất cập về vấn
đề thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện so với Pháp lệnh XLVPHC 2002 bằng
cách quy định không giới hạn thời hạn tạm giữ trong trường hợp nhằm đảm bảo cho
việc thi hành quyết định xử phạt tiền.
Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
(Điều 126) được Luật quy định cụ thể, chi tiết, dễ hiểu và tiến bộ hơn trước, cụ thể:
Luật đã quy định rõ hơn tình huống tang vật, phương tiện bị tam giữ thuộc sở hữu
hợp pháp của bên thứ ba ngay tình. Theo đó, nếu bên thứ ba có lỗi cố ý trong việc
để tang vật, phương tiện sử dụng vào VPHC sẽ bị tịch thu vào ngân sách. Trường
hợp tang vật, phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của bên thứ ba và họ không có lỗi,
hoặc chỉ có lỗi vô ý trong việc để tang vật, phương tiện bị sử dụng vào VPHC thì sẽ
không bị tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, đồng thời, cá nhân, tổ
chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương với giá trị tang vật, phương tiện
vi phạm vào ngân sách nhà nước. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo trách
nhiệm cá nhân, tổ chức đối với hành vi vi phạm và đối với quyết định xử phạt. Ngoài
ra, điều luật cũng bổ sung thêm các quy định về chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản
tang vật, phương tiện bị tạm giữ sẽ do người có tang vật, phương tiện bị tạm giữ chi
80
trả. Đây cũng là quy định hợp lí, là giải pháp tăng cường trách nhiệm do lỗi của cá
nhân, tổ chức vi phạm gây ra, tạo tính răn đe, giáo dục đối với hành vi vi phạm.
Bên cạnh những điểm tiến bộ, điều luật vẫn còn tồn tại một số bất cập như:
- Một số nội dung chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Cụ thể:
Khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC quy định việc tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC
và việc trả lại phương tiện vi phạm cho chủ sở hữu hợp pháp trong trường hợp
người vi phạm sử dụng trái phép. Tuy nhiên, không có điều khoản, văn bản nào quy
định cụ thể thời hạn trả lại là bao lâu, cũng như trình tự, thủ tục trả lại như thế nào.
Hoặc tại Khoản 3 Điều 125 chỉ quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ
tang vật, phương tiện mà không nhắc đến thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ
giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề xử lý tang vật,
phương tiện VPHC, điều luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định trách nhiệm nộp phạt
tương đương với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phương
tiện, vi phạm đó thuộc sở hữu của bên thứ ba ngay tình, mà chưa có quy định cụ thể
hơn về hậu quả phát sinh từ tình huống này. Bởi thực tế có thể xảy ra trường hợp cá
nhân, tổ chức vi phạm không nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương
tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước. Điều này làm cho người có thẩm quyền và
người thứ ba có thể rơi vào tình thế khó xử bởi người có thẩm quyền thường không
chấp nhận việc trả lại tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu mà chờ đợi cá nhân, tổ
chức vi phạm nộp khoản tiền tương ứng, trong khi đó bên thứ ba trở thành bên bị
xâm hại quyền sở hữu và có thể dẫn đến các con đường khiếu nại, khiếu kiện.
Khoản 4 Điều 126 Luật XLVPHC năm 2012 và Điều 17 Nghị định số
115/2013/NĐ - CP quy định về thủ tục đến nhận tang vật, phương tiện VPHC mà
quá thời hạn tạm giữ chưa cụ thể, rõ ràng. Cụ thể: 1) Chưa có quy định rõ ai là
người có trách nhiệm bảo quản phương tiện trong thời gian thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng và niêm yến công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm
quyền tạm giữ, liệu rằng người ra quyết định tạm giữ vẫn phải có trách nhiệm bảo
quản tang vật, phương tiện đó trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin
đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm
81
giữ hay phải chuyển cho người khác? 2) Trong trường hợp giá trị phương tiện vượt
quá thẩm quyền tịch thu của người ra quyết định tạm giữ thì ai sẽ là người có thẩm
quyền ra quyết định tịch thu phương tiện để bổ sung công quỹ nhà nước vẫn chưa
có quy định cụ thể (người ra quyết định tạm giữ vẫn tiếp tục bảo quản tang vật,
phương tiện đó và phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC để xử lý
theo quy định tài Điều 82 Luật XLVPHC 2012, Nghị định số 115/2013/NĐ-CP và
Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 hay phải chuyển cho người có
thẩm quyền?) 3) Người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên
phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang
vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền
tạm giữ tang vật, phương tiện nhưng pháp luật chưa quy định cụ thể về khoảng thời
gian giữa 02 lần thông báo là bao lâu.
- Các quy định còn chưa phù hợp với thực tế, cụ thể:
Điều luật không cho phép tạm giữ giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh để đảm bảo xử phạt VPHC, nhưng trên thực tế nhiều tổ
chức, cá nhân chỉ có các loại giấy tờ này mà không có giấy phép, chứng chỉ hành
nghề. Vậy để đảm bảo xử lý vi phạm, trong trường hợp này chủ thể có thẩm quyền
khá lúng túng khi giải quyết.
Pháp luật quy định biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề phải có chữ kí của người ra quyết định tạm giữ, tuy nhiên do tính
chất của biên bản tạm giữ là phải lập ngay trong cuộc kiểm tra và phải giao ngay
cho đối tượng có tang vật, phương tiện bị tạm giữ trong khi việc trực tiếp tham gia
cùng đoàn kiểm tra thường không có mặt của người có thẩm quyền ra quyết định.
Khoản 3 Điều 125 Luật XLVPHC 2012 quy định người có thẩm quyền áp
dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC thì có thẩm quyền tạm
giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp
cần thiết phải tạm giữ nhưng lại chưa xác minh được giá trị tang vật, mức tiền áp
dụng nên chưa thể xác định được người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền tịch
thu, do vậy, không thể xác định được người có thẩm quyền tạm giữ tang vật,
phương tiện VPHC.
82
Khoản 5 Điều 125 Luật XLVPHC 2012 quy định về trách nhiệm bảo quản
tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ
phải được niêm phong thì phải tiến hành ngày trước mặt người vi phạm, nếu người
vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại
diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Nội dung này khó thực
hiện khi phương tiện, tang vật bị tạm giữ là xe ô tô, xe gắn máy hoặc các phương
tiện tương tự.
Tại Khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC 2012 còn quy định “Đối với tang vật,
phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để VPHC thuộc
trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng
hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền
tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước” Quy
định này khó thực hiện trên thực tế do hiện nay các phương tiện vận tải hầu hết có
giá trị lớn, người lái xe đa số làm thuê, thu nhập thấp nên không có khoản tiền
tương đương để nộp.
Quy định liên quan đến vấn đề nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Quy định này chỉ áp dụng được trong trường hợp người vi phạm cũng là chủ sở hữu
hợp pháp, người quản lý, sử dụng hợp pháp đối với các tang vật, phương tiện
VPHC. Trong trường hợp người vi phạm không phải là người chủ sở hữu hợp pháp
hay người quản lý, sử dụng hợp pháp đối với các tang vật, phương tiện VPHC mà
họ “không đến nhận mà không có lý do chính đáng” hoặc trường hợp không xác
định được thì không có cơ sở xử lý theo nội dung quy định này.
3.1.2.5. Khám người
Biện pháp khám người được quy định tại Điều 127 Luật XLVPHC 2012,
theo đó, căn cứ để tiến hành BPNC này là: khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu
trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để VPHC. Căn cứ này có
được có thể là do đã điều tra, theo dõi mà phát hiện ra hoặc nhận được tin tố giác
của người dân. Thực hiện biện pháp khám người để thu thập thông tin, chứng cứ
nhằm xác minh VPHC, từ đó kịp thời ngăn chặn vi phạm, không để vi phạm tiếp tục
được thực hiện và bảo đảm xử lý vi phạm có hiệu quả.
83
Ở đây cần có sự phân biệt nhất định giữa biện pháp khám người với tư cách
là BPNC hành chính và khám người trong tố tụng hình sự. Do tính chất gây nguy
hiểm cho xã hội khác nhau nên đối tượng trong khám người theo thủ tục hành chính
là người thực hiện VPHC, còn đối tượng khám xét người trong tố tụng hình sự là
người có dấu hiệu tội phạm. Về mặt thủ tục, việc khám người đều được thực hiện
bằng văn bản nhưng đối với khám người theo thủ tục hành chính được thể hiện
bằng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, còn khám người trong tố tụng hình sự
được thể hiện bằng Lệnh. Ngoài ra, căn cứ để thực hiện việc khám ngay chưa cần
văn bản cũng khác nhau, một bên là khi cho rằng nếu không tiến hành khám ngay
thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để VPHC bị tẩu tán, tiêu hủy. Còn
một bên là khi bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi
khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, đồ vật, tài liệu liên quan đến
vụ án (Điều 194- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Thẩm quyền khám người thuộc về những người có quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ người (Khoản 1 Điều 123 Luật XLVPHC). Ngoài những chủ thể này, pháp
luật còn cho phép mở rộng chủ thể được quyền áp dụng biện pháp khám người khi
cần thiết, cụ thể là cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, đồng thời tránh trường hợp
người vi phạm lợi dụng thời gian ra quyết định của cấp có thẩm quyền để tẩu tán
tang vật thì các chủ thể trực tiếp thi hành nhiệm vụ cũng được quyền áp dụng biện
pháp này như: chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ
đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang
thi hành công vụ. Có thể nói sự mở rộng bổ sung này là hợp lí nhằm khắc phục hạn
chế trong quy định ở Pháp lệnh XLVPHC 2002, đáp ứng tính chất kịp thời của hoạt
động ngăn chặn hành chính.
Về mặt thủ tục, việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trước khi
tiến hành khám, người khám phải thông báo bằng quyết định cho người bị khám
biết. Việc khám người đều phải lập biên bản, khi khám người, nam khám nam, nữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bien_phap_ngan_chan_hanh_chinh_theo_phap_luat_viet_n.pdf