Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH VẼ. viii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.1 Lý do lựa chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 5

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6

1.4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu . 7

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu . 7

1.4.2 Quy trình nghiên cứu . 9

1.5 Những đóng góp mới của Luận án . 9

1.6 Kết cấu của luận án . 9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 12

2.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo . 12

2.2. Đổi mới sáng tạo quy trình . 15

2.3 Các thước đo đổi mới sáng tạo quy trình . 16

2.4 Đặc điểm của ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam . 18

2.4.1 Nguyên lý vận hành nhà máy phát điện . 18

2.4.2 Đặc điểm ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện. 22

2.5 Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo quy trình . 26

2.6 Khoảng trống nghiên cứu . 36

2.7 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu . 40

2.7.1 Lý thuyết lãnh đạo cấp cao . 40

2.7.2 Lý thuyết tri thức tổ chức . 43

2.7.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức . 46

2.8 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu . 48

2.8.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất . 48

2.8.2 Các giả thuyết nghiên cứu . 49

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 59

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 60

3.1 Quy trình nghiên cứu . 60

3.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi và các thang đo .62

pdf239 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hồ do Bộ công thương phê duyệt, trong quá trình vận hành hồ chứa còn phải tuân theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp phát điện cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến vấn đề phát thải do quá trình sản xuất gây ra. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp hiện chưa coi trọng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu. Lý do là các chuyên gia đến từ các trường, viện nghiên cứu hiện nay vẫn giảng dạy với giáo trình, máy móc thiết bị và công nghệ cũ, đôi khi chưa theo kịp thực tiễn sản xuất và còn nặng tính lý thuyết. - Tất cả (100%) những người được phỏng vấn đồng ý năng lực hấp thụ ảnh hưởng tích cực đến ĐMST quy trình Những người tham gia phỏng vấn cho rằng với đặc thù doanh nghiệp phát điện là hệ thống dây chuyền sản xuất với nhiều thiết bị, công nghệ phức tạp, đa dạng khác nhau, được nhập khẩu từ nước ngoài, nên họ đều đánh giá cao việc tiếp thu kiến thức từ bên ngoài, coi đây là nguồn quan trọng giúp nâng cao năng lực, từ đó tác động đến ĐMST. Việc được thường xuyên tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành, những chuyên gia đầu ngành đến từ các doanh nghiệp phát điện khác giúp cho nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Để có thể thu nhận, chuyển đổi và áp dụng tri thức mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực hấp thụ. Việc chuyển đổi và áp dụng những kiến thức này trong doanh nghiệp giúp cho nhân viên tích lũy kiến thức, nâng cao được trình độ, từ đó tác động tới ĐMST quy trình. 80 - Về mô hình nghiên cứu: 100% chuyên gia trong lĩnh vực phát điện nhất trí với đề xuất các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu dự kiến có mối quan hệ với ĐMST quy trình. Như vậy, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu dự kiến đều được giữ lại. Không có sự thay đổi về mô hình nghiên cứu. -Về kết cấu và điều chỉnh văn phong của Phiếu khảo sát: Qua các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã điều chỉnh một số từ ngữ, làm rõ nghĩa một số phát biểu trong phiếu hỏi. Chi tiết sự điều chỉnh này được trình bày ở phụ lục 2 - Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu: Loại thang đo được sử dụng cho đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm. Đây là loại thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu hành vi xã hội học. Mặc dù về nguyên tắc cách chọn thang đo nhiều mức độ đánh giá hơn (như thang đo Likert 7) sẽ làm các đo lường càng chính xác. Tuy nhiên một số ngôn ngữ như tiếng Việt, việc sử dụng thang đo quá nhiều mức độ đánh giá thường gây nhầm lẫn cho người trả lời (ví dụ đối với thang đo Likert 7 điểm hai mục 3- Không đồng ý một phần và 5 – Đồng ý một phần rất dễ nhầm lẫn cho người trả lời). Do đó trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 điểm. Thang đo Likert 5 điểm với lựa chọn từ số 1 là “ Rất không đồng ý” với phát biểu đến lựa chọn số 5 là “Rất đồng ý” với các phát biểu. Đối với các biến phân loại khác như: công suất, loại hình doanh nghiệp, số năm hoạt động, lĩnh vực hoạt động, vị trí công tác được đo lường bằng các thang đo thứ bậc. 3.4.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo so với thang đo gốc cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Thang đo được mã hóa như sau: Bảng 3.10 Bảng mã hóa thang đo Các thang đo Mã hóa Lãnh đạo nghiệp chủ (LD) (Đánh giá về Ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp gồm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc) Sẵn sàng chấp nhận rủi ro LD1 Thường có các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề gặp phải của doanh nghiệp LD2 81 Các thang đo Mã hóa Luôn bộc lộ niềm đam mê đối với công việc LD3 Lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn để phát triển doanh nghiệp LD4 Thách thức và thúc đẩy nhân viên làm việc theo cách thức sáng tạo LD5 Yêu cầu và khuyến khích nhân viên cải tiến cách làm việc để mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc LD6 Vốn nhân lực (NL) Nhân viên công ty có tay nghề cao. NL1 Nhân viên công ty được thừa nhận là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. NL2 Nhân viên công ty là những người sáng tạo và thông minh. NL3 Nhân viên công ty là chuyên gia trong lĩnh vực của họ NL4 Nhân viên công ty có khả năng phát triển các ý tưởng mới và kiến thức mới NL5 Vốn Quan hệ (QH) Nhân viên công ty có kỹ năng hợp tác với nhau để chuẩn đoán và giải quyết vấn đề. QH1 Nhân viên công ty thường xuyên chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau QH2 Nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau trong công ty thường xuyên tương tác và trao đổi ý tưởng QH3 Nhân viên công ty thường xuyên hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, v.v., để phát triển các giải pháp. QH4 Nhân viên công ty có khả năng áp dụng kiến thức từ lĩnh vực này cho các vấn đề và cơ hội nảy sinh trong lĩnh vực khác QH5 Năng lực hấp thụ 82 Các thang đo Mã hóa Quá trình thu nhận tri thức (TN) Gặp gỡ định kỳ các chuyên gia của ngành bên ngoài công ty để thu nhận các thông tin liên quan TN1 Quản lý công ty tôi nhấn mạnh trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các công ty khác trong cùng ngành TN2 Tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động là công việc hàng ngày trong công ty TN3 Quản lý công ty mong đợi nhân viên xử lý cả các thông tin ngoài ngành TN4 Quản lý công ty khuyến khích nhân viên sử dụng các nguồn thông tin trong ngành TN5 Quá trình Nội hóa tri thức (NH) Trong công ty, các ý tưởng và đề xuất được thông tin đến tất cả các bộ phận NH1 Quản lý công ty nhấn mạnh sự hỗ trợ liên bộ phận để giải quyết vấn đề NH2 Trong công ty, thông tin được truyền đạt rất nhanh, ví dụ một bộ phận tiếp nhận thông tin quan trọng, ngay lập tức bộ phận đó sẽ truyền đạt thông tin đến tất cả các bộ phận/phòng ban khác NH3 Quản lý công ty yêu cầu tổ chức các cuộc họp định kỳ liên bộ phận để trao đổi về các phát triển mới, các vấn đề và các thành tựu đạt được NH4 Quá trình chuyển đổi tri thức (CD) Nhân viên công ty có khả năng cấu trúc và sử dụng tri thức thu nhận được CD1 Nhân viên công ty có khả năng hấp thụ tri thức mới cũng như để chuẩn bị cho các mục đích tiếp theo và đảm bảo tri thức luôn sẵn có cho mọi người CD2 83 Các thang đo Mã hóa Nhân viên công ty có khả năng áp dụng tri thức mới vào trong công việc của mình CD3 Nhân viên công ty chuyển đổi tài tình thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài thành tri thức có giá trị cho công ty CD4 Quá trình Áp dụng tri thức (AD) Quản lý công ty hỗ trợ cho việc phát triển các tri thức mới AD1 Công ty thường xuyên xem xét lại công nghệ và điều chỉnh chúng cho phù hợp với tri thức mới AD2 Công ty có khả năng làm việc hiệu quả hơn thông qua áp dụng tri thức mới AD3 Công ty nỗ lực chuyển đổi các ý tưởng đổi mới sáng tạo thành các bằng sáng chế AD4 Đổi mới sáng tạo Quy trình (DM) Chúng tôi không ngừng cải thiện quy trình quản lý sản xuất DM1 Suất sự cố trong sản xuất liên tục được cắt giảm DM2 Công ty cải tiến sản xuất nhanh hơn so với các công ty trong ngành DM3 Công ty thường xuyên rà soát nhằm tối ưu hoá trong vận hành nhằm loại bỏ những hoạt động không cần thiết và cắt giảm chi phí DM4 Công ty liên tục cải tiến nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, nguồn lực đầu vào trên một đơn vị sản xuất DM5 Công ty liên tục cải tiến nhằm giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản xuất DM6 Kết quả kinh doanh (KQ) Doanh thu của công ty tăng trưởng nhanh hơn KQ1 84 Các thang đo Mã hóa Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty cao hơn KQ2 Công ty cắt giảm chi phí trên một đơn vị sản xuất tốt hơn KQ3 Công ty đáp ứng sự thay đổi nhu cầu cung cấp điện cho EVN tốt hơn. KQ4 Nhân viên làm việc trong công ty có năng lực tốt hơn KQ5 Nhân viên làm việc trong công ty hài lòng hơn KQ6 Nhân viên làm việc trong công ty có tinh thần sáng tạo và đổi mới hơn KQ7 3.5 Nghiên cứu định lượng 3.5.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.5.1.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ - Mục tiêu nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá thử độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp. - Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ Điều tra 100 doanh nghiệp phát điện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng thích hợp để trả lời các câu hỏi được xác định là thành viên Ban giám đốc các công ty, trưởng/phó phòng kĩ thuật, quản đốc/phó quản đốc phân xưởng sản xuất. Đây là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động ĐMST quy trình của doanh nghiệp, nên các câu trả lời của họ là đáng tin cậy. Phiếu điều tra sơ bộ được gửi trực tiếp và bằng đường email tới giám đốc hoặc phó giám đốc các công ty. Bảng câu hỏi có thể được trả lời bởi một thành viên trong công ty (giám đốc/phó giám đốc) người có đủ thông tin để trả lời tất cả các phần của bảng hỏi hoặc mỗi một phần của bảng hỏi được trả lời bởi trưởng/phó bộ phận phụ trách trong doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp khi nhận phiếu điều tra có thể chuyển đến các bộ phận liên quan để trả lời từng phần của bảng hỏi. Phiếu điều tra sơ bộ được phát đi từ tháng 10 năm 2017. Một tuần sau khi gửi, tác giả tiếp tục liên lạc trực tiếp qua điện thoại với những cá nhân nhận phiếu điều tra để nhắc họ trả lời trong trường hợp họ quên chưa trả lời. Kết quả sau 02 tháng, từ 100 phiếu điều tra gửi đi tác giả thu về được 73 phiếu hợp lệ có thể sử dụng cho phân tích sơ bộ. Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ được làm dữ liệu để đánh giá thử độ tin cậy của các thang 85 đo và phân tích nhân tố khám phá EFA đã được điều chỉnh, sửa chữa trong bước nghiên cứu định tính. Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn. Trong đó, độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên được coi là chấp nhận được. Các thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Các thang đo có độ tin cậy từ 0.8 đến gần 1 là thang đo lường tốt. Hệ số tương quan biến tổng cho biết quan hệ của biến quan sát với trung bình các biến trong thang đo. Hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì biến được coi là biến rác và cần loại khỏi thang đo (Hair và cộng sự, 1998). Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá thang đo hay rút gọn một tập biến, tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu. Phân tích nhân tố EFA trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax. Các tiêu chuẩn lựa thích hợp đối với phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO (Kaiser –Meyer-Olkin) tối thiểu 0.5, phương sai giải thích tối thiểu 50%, factor loading nhỏ nhất 0.5. Trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả quan tâm đến các thang đo của các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc mà không xem xét các biến kiểm soát vì biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc là quan tâm chính trong nghiên cứu này, ngoài ra biến kiểm soát là các biến liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp không dùng thang đo như các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả đưa các biến kiểm soát vào chạy mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cùng các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc để giúp cho mô hình chặt chẽ hơn. 3.5.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Từ thang đo đã được điều chỉnh qua nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện điều tra sơ bộ trên mẫu 100 doanh nghiệp để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố. Kết quả đánh giá thang đo cụ thể được trình bày cụ thể ở phụ lục 4. Kết quả tóm tắt như sau: * Đánh giá sơ bộ thang đo các biến độc lập đơn hướng: - Thang đo “Lãnh đạo nghiệp chủ” bao gồm 6 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.922, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “lãnh đạo nghiệp chủ” đạt tính nhất quán nội tại (phụ lục 4). 86 - Thang đo “Vốn nhân lực” ban đầu có 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.793, tuy nhiên có một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và nếu loại biến này thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên đáng kể. Sau khi loại biến quan sát này, thang đo “Vốn nhân lực” còn 4 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.840, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “Vốn nhân lực” đạt tính nhất quán nội tại (phụ lục 4). -Thang đo “Vốn quan hệ”, ban đầu có 05 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.730, tuy nhiên qua kiểm định thang đo, có 02 biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 và nếu loại biến này thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên. Sau khi loại 02 biến quan sát này, thang đo “Vốn quan hệ” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.830, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “Vốn quan hệ” đạt tính nhất quán nội tại (phụ lục 4). - Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích các biến quan sát thuộc bộ thang đo cho thấy chỉ số KMO = 0.872 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 (Kaiser, 1974), sig = 0.000 < 5%, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố EFA, 13 biến quan sát được trích thành 3 nhân tố tại Eigenvalues = 1.043, tổng phương sai trích đạt 73.782% , đồng thời các biến đều được rút trích vào 3 nhân tố (phụ lục 4). Như vậy, các thang đo đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các nhân tố trích và hệ số tải của các biến quan sát được trình bày tóm tắt trong bảng 3.11 Bảng 3.11 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến độc lập đơn hướng (n=73) Nhân tố và biến quan sát Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Lãnh đạo nghiệp chủ (Alpha = .922) Yêu cầu và khuyến khích nhân viên cải tiến cách làm việc để mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc .885 Lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn để phát triển doanh nghiệp .883 Sẵn sàng chấp nhận rủi ro .730 87 Thường có các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề gặp phải của doanh nghiệp .681 Luôn bộc lộ niềm đam mê đối với công việc .631 Thách thức và thúc đẩy nhân viên làm việc theo cách thức sáng tạo .564 Vốn quan hệ (Alpha = .830) Nhân viên công ty thường xuyên chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau .836 Nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau trong công ty thường xuyên tương tác và trao đổi ý tưởng .824 Nhân viên công ty thường xuyên hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, v.v., để phát triển các giải pháp. .746 Vốn nhân lực (Alpha =.840) Nhân viên công ty có tay nghề cao. .831 Nhân viên công ty có khả năng phát triển các ý tưởng mới và kiến thức mới .781 Nhân viên công ty là những người sáng tạo và thông minh. .744 Nhân viên công ty là chuyên gia trong lĩnh vực của họ .660 Phép trích: Principal Component Analysis. Phép xoay: Varimax with Kaiser Normalization. * Đánh giá sơ bộ thang đo biến độc lập đa hướng: Thang đo nhân tố “Năng lực hấp thụ” trong nghiên cứu này được xây dựng là một thang đo đa hướng gồm bốn thành phần “Thu nhận tri thức”, “nội hóa tri thức”, “chuyển đổi tri thức” và “Áp dụng tri thức”. Kết quả đánh giá cho từng nhân tố trong thang đo cho thấy sau khi loại đi 02 biến quan sát (NH4, AD4), cả bốn nhân tố đều đạt tính nhất quan nội tại, hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.6 (.874; .839; .878; .830), 88 các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong một nhân tố lớn hơn 0.3 (phụ lục 4). Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích các biến quan sát thuộc bộ thang đo cho thấy chỉ số KMO = 0.835 thỏa mãn điều kiện KMO > 0.5 (Kaiser, 1974), sig = 0.000 < 5%, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố EFA, 15 biến quan sát được trích thành 4 nhân tố tại Eigenvalues = 1,016, tổng phương sai trích đạt 74,136%, đồng thời các biến đều được rút trích vào 4 nhân tố (phụ lục 4) Như vậy, các thang đo đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các nhân tố trích và hệ số tải của các biến quan sát được trình bày tóm tắt trong bảng 3.12 Bảng 3.12 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến độc lập đa hướng (n=73) Nhân tố và biến quan sát Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Thu nhận tri thức (Alpha = .874) Gặp gỡ định kỳ các chuyên gia của ngành bên ngoài công ty để thu nhận các thông tin liên quan .780 Quản lý công ty tôi nhấn mạnh trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các công ty khác trong cùng ngành .724 Tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động là công việc hàng ngày trong công ty .710 Quản lý công ty mong đợi nhân viên xử lý cả các thông tin ngoài ngành .696 Quản lý công ty khuyến khích nhân viên sử dụng các nguồn thông tin trong ngành .677 Nội hóa tri thức (Alpha =.839) Quản lý công ty nhấn mạnh sự hỗ trợ liên bộ phận để giải quyết vấn đề .860 Quản lý công ty yêu cầu tổ chức các cuộc họp định kỳ liên bộ phận để trao đổi về các phát triển mới, các vấn đề và các thành tựu đạt được .790 89 Trong công ty, thông tin được truyền đạt rất nhanh, ví dụ một bộ phận tiếp nhận thông tin quan trọng, ngay lập tức bộ phận đó sẽ truyền đạt thông tin đến tất cả các bộ phận/phòng ban khác .688 Chuyển đổi tri thức (Alpha = .878) Nhân viên công ty có khả năng cấu trúc và sử dụng tri thức thu nhận được .783 Nhân viên công ty có khả năng hấp thụ tri thức mới cũng như để chuẩn bị cho các mục đích tiếp theo và đảm bảo tri thức luôn sẵn có cho mọi người .777 Nhân viên công ty có khả năng áp dụng tri thức mới vào trong công việc của mình .740 Nhân viên công ty chuyển đổi tài tình thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài thành tri thức có giá trị cho công ty .732 Áp dụng tri thức (Alpha = .830) Quản lý công ty hỗ trợ cho việc phát triển các tri thức mới .818 Công ty thường xuyên xem xét lại công nghệ và điều chỉnh chúng cho phù hợp với tri thức mới .815 Công ty có khả năng làm việc hiệu quả hơn thông qua áp dụng tri thức mới .602 Phép trích: Principal Component Analysis. Phép xoay: Varimax with Kaiser Normalization. * Đánh giá sơ bộ thang đo biến trung gian: - Thang đo “ĐMST quy trình” có 6 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.918, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “ĐMST quy trình” đạt tính nhất quán nội tại (phụ lục 4) 90 Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích các biến quan sát thuộc bộ thang đo cho thấy chỉ số KMO = 0.870 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 (Kaiser, 1974), sig = 0.000 < 5%, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố EFA, 6 biến quan sát được trích thành 1 nhân tố tại Eigenvalues = 4,258, tổng phương sai trích đạt 70,959% , đồng thời các biến đều được rút trích vào 1 nhân tố (phụ lục 4) Các nhân tố trích và hệ số tải của các biến quan sát được trình bày tóm tắt trong bảng 3.13 Bảng 3.13 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến trung gian (n=73) Nhân tố và biến quan sát Nhân tố 1 ĐMST quy trình (Alpha = .918) Chúng tôi không ngừng cải thiện quy trình quản lý sản xuất .874 Suất sự cố trong sản xuất liên tục được cắt giảm .848 Công ty liên tục cải tiến nhằm giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản xuất .846 Công ty thường xuyên rà soát nhằm tối ưu hoá trong vận hành nhằm loại bỏ những hoạt động không cần thiết và cắt giảm chi phí .838 Công ty liên tục cải tiến nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, nguồn lực đầu vào trên một đơn vị sản xuất .827 Công ty cải tiến sản xuất nhanh hơn so với các công ty trong ngành .820 Phép trích: Principal Component Analysis. Phép xoay: Principal Component Analysis. * Đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc: - Thang đo “Kết quả kinh doanh” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.913 các biến thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “Kết quả kinh doanh” đạt tính nhất quán nội tại (phụ lục 4). Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích các biến quan sát thuộc bộ thang đo cho thấy chỉ số KMO = 0.813 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 (Kaiser, 1974), sig = 91 0.000 < 5%, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố EFA, 7 biến quan sát được trích thành 1 nhân tố tại Eigenvalues = 4,620, tổng phương sai trích đạt 66,003% , đồng thời các biến đều được rút trích vào 1 nhân tố (phụ lục 4) Các nhân tố trích và hệ số tải của các biến quan sát được trình bày tóm tắt trong bảng 3.14 Bảng 3.14 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc (n=73) Nhân tố và biến quan sát Nhân tố 1 Kết quả kinh doanh (Alpha = .913) Nhân viên làm việc trong công ty có tinh thần sáng tạo và đổi mới hơn .880 Nhân viên làm việc trong công ty hài lòng hơn .863 Công ty đáp ứng sự thay đổi nhu cầu cung cấp điện cho EVN tốt hơn. .826 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty cao hơn .796 Công ty cắt giảm chi phí trên một đơn vị sản xuất tốt hơn .782 Doanh thu của công ty tăng trưởng nhanh hơn .774 Nhân viên làm việc trong công ty có năng lực tốt hơn .758 Phép trích: Principal Component Analysis. Phép xoay: Principal Component Analysis. 3.5.2. Nghiên cứu định lượng chính thức 3.5.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính thức Từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả đã tiến hành điều chỉnh phiếu hỏi nhằm hoàn thiện phiếu hỏi để nghiên cứu định lượng chính thức. Mục đích của nghiên cứu định lượng chính thức: - Đánh giá lại độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha. - Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm chứng sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu trong môi trường nghiên cứu cụ thể, xem xét tính tương thích của mô hình với dữ liệu khảo sát thực tế. Trong kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền 92 thống như phương pháp phân tích hệ số tương quan, phân tích nhân tố khám phá EFA,... (Bagozzi và Foxall, 1996). Phân tích CFA giúp kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp và Van Trijp, 1991). Phương pháp phân tích CFA giúp kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện lần lượt với các mô hình đo lường cho từng nhân tố và mô hình tới hạn để xem xét quan hệ giữa tất cả các nhân tố với nhau. - Phân tích tương quan được sử dụng để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc, biến trung gian và các biến độc lập. - Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập, biến kiểm soát tới ĐMST quy trình. 3.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu chính thức Sau khi thu thập được bảng câu hỏi trả lời, tác giả tiến hành lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 và AMOS 20. Tiếp theo, dữ liệu đã được làm sạch và nhập vào phần mềm sẽ được phân tích theo các bước sau: (1) Thống kê mô tả dữ liệu thu thập bằng cách so sánh tần suất giữa các nhóm khác nhau theo biến kiểm soát. (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item – total correclation). (3) Phân tích nhân tố khẳng định Đối với các nghiên cứu có các nhân tố (thang đo) được thiết lập từ các nghiên cứu trước, tác giả đã có hiểu biết nhất định về cấu trúc quan hệ của mô hình thì sử dụng phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) là phù hợp (Hair, 2006). Phân tích nhân tố kiểm chứng sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu trong môi trường nghiên cứu cụ thể, xem xét tính tương thích của mô hình với dữ liệu thực tế. Trong nghiên cứu này phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện lần lượt với các mô hình đo lường cho từng nhân tố và mô hình tới hạn để xem xét quan hệ giữa tất cả các nhân tố với nhau. Đầu tiên, tác giả tiến hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_doi_moi_sang_tao_quy_trinh.pdf
Tài liệu liên quan