LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ix
TÓM TẮT x
ABSTRACT xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 8
1.1.1 Các nghiên cứu về KTQTCL 8
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL 23
1.1.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của thực hiện KTQTCL đến thành quả. 28
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 30
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung KTQTCL 30
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực KTQTCL 32
1.2.3 Nghiên cứu tác động của thực hiện KTQTCL đến thành quả hoạt động 34
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định lỗ hổng nghiên cứu 35
1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước 35
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 40
2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị chiến lược 40
2.1.1 Định nghiã quản trị chiến lược 40
2.1.2 Khái niệm KTQTCL 41
2.1.3 Vai trò KTQTCL 47
292 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Nhiều đơn vị trong lĩnh vực sản xuất của chúng tôi đầu tư mạnh vào quảng bá hàng hóa
2
Sự gia nhập của đối thủ kinh doanh mới vào lĩnh vực của chúng tôi diễn ra hàng ngày
3
Môi trường kinh doanh hiện tại đe dọa sự tồn tại cuả đơn vị chúng tôi
4
Đơn vị có cường độ cạnh tranh cao về giá cả
5
Chất lượng hoặc sự cải tiến về hàng hóa của đối thủ đe dọa sự tồn tại và phát triển của đơn vị
6
Khả năng dự đoán về nhu cầu của người mua
7
Nhu cầu về hàng hóa từ người mua tiền năng
8
Thỉnh thoảng một số người mua của chúng tôi rất nhạy cảm về giá
9
Nhu cầu hàng hóa của người mua mới khác với nhu cầu của người mua hiện có
10
Khuynh hướng của người mua luôn tìm hàng hóa mới
Nguồn: NCS tổng hợp
+ Thang đo 2: Cơ cấu phân cấp quản lý
“Phân cấp quản lý là việc ủy quyền cho lãnh đạo cấp dưới ra quyết định trong một phạm vi đã được xác định” (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012, tr 10).
Thang đo phân cấp được ký hiệu OSTR. Nhân tố này là nhân tố nội tại bên trong tổ chức cũng là nhân tố quan trọng trong đề tài trên cơ sở khung ngẫu nhiên khi khám phá về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL. Nhân tố gốc của thang đo phân cấp này được phát triển từ nghiên cứu Hwang (2005) gồm 3 thang đo cho phân cấp quản lý.
Bảng 33 Nhân tố cơ cấu tổ chức
Thang đo 2: OSTR ( Nguồn Hwang, 2005)
1
Những vấn đề nhỏ trong tổ chức phải đưa lên lãnh đạo cấp trung cho quyết định cuối cùng
2
Bất cứ quyết định quan trọng nào của nhân viên thực hiện phải được sự chấp thuận từ lãnh đạo cấp cao
3
Nhân viên không thể tự đưa ra quyết định nếu không được phân quyền
Nguồn: NCS tổng hợp
Thang đo 3: Chiến lược tấn công
Thang đo chiến lược tấn công của đơn vị được ký hiệu là OS. Trong DNSX chiến lược tấn công thâm nhập và mở rộng thị trường trong và ngoài nước được nhiều nghiên cứu cụ thể hóa là: chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng, cũng như có mẫu thiết kế độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời mở rộng hệ thống mạng lưới phân phân phối hàng hóa trong nước và ngoài nước, cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, và cuối cùng chú trọng khâu hậu mãi sau bán hàng, từng bước tạo dựng thương hiệu đối với thị trường trong nước và thế giới. Chiến lược tấn công linh hoạt được phát triển bởi 5 quan sát gốc của Tuan Mat (2010):
Bảng 34 Chiến lược công ty
Thang đo 3: OS (Nghiên cứu gốc Tuan Mat,2010)
1
Thường xuyên thay đổi thiết kế và quảng bá hàng hóa ra thị trường nhanh
2
Có hệ thống phân phối hàng hóa rộng rãi
3
Cung cấp hàng hóa với chất lượng cao
4
Có dịch vụ chăm sóc người mua sau khi mua
5
Sản xuất theo yêu cầu đặc biệt của người mua
Nguồn: NCS tổng hợp
Thang đo 4: Văn hóa công ty
Luận án được thực hiện trên cơ sở văn hóa DNSX là văn hóa hỗ trợ, tức là một DNSX có văn hóa hỗ trợ càng cao thì việc các thành viên nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo càng cao, việc thành viên trong đơn vị đồng lòng hướng về mục tiêu chung càng cao, và các phòng ban có sự chia sẻ cao trong quá trình hoạt động. Thang đo văn hóa được ký hiệu là CULT. Thang đo này được phát triển từ nghiên cứu gốc của Alper Erserim (2012); Trần Ngọc Hùng (2016) gồm 3 biến quan sát:
Bảng 35 Nhân tố văn hóa công ty
Thang đo 4: CULT
Alper Erserim (2012); Trần Ngọc Hùng (2016)
1
Nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo trong DNSX
2
Các phòng ban trong DNSX có sự hỗ trợ hoạt động lẫn nhau.
3
Các thành viên đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển chung của DNSX
Nguồn: NCS tổng hợp
+ Thang đo 5 Trình độ của nhân viên KTQT
Trình độ nhân viên KTQT cao được hiểu trong luận án này là trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và các chứng chỉ kế toán trong nước và quốc tế mà nhân viên KTQT có thể đạt được. Thang đo trình độ nhân viên được ký hiệu là QUAL, thang đo này được đề xuất bởi Ismail và King (2007); McChlery và cộng sự (2004) gồm 4 biến quan sát:
Bảng 36 Nhân tố trình độ nhân viên KTQT
Thang đo 5: QUAL
Nguồn bởi Ismail và King (2007); McChlery và cộng sự (2004)
1
Trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề
2
Trình độ từ cử nhân kế toа́n trở lên
3
Có chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp trong nước
4
Có chứng chỉ kế toán quốc tế như (ACCA, CMA)
Nguồn: NCS tổng hợp
+ Thang đo 6 – Công nghệ
Công nghệ được hiểu trong nghiên cứu này là việc áp dụng công nghệ xử lý thông tin trong hoạt động quản trị của DNSX. Thang đo công nghệ DNSX được ký hiệu là OT, được phát triển dựa trên nghiên cứu Ojra (2014). Thang đo OT gồm 4 biến quan sát
Bảng 37 Nhân tố công nghệ của doanh nghiệp sản xuất
Thang đo 6: OT
1
Hệ điều hành được quyết định bởi yếu tố công nghệ
2
Kế toán được sự trợ giúp của phần mềm do DNSX trang bị
3
Công nghệ là nền tảng cho các kỹ thuật của DNSX
4
Vi tính hóa hệ thống KTQTCL
Nguồn: NCS tổng hợp
+ Thang đo 7 Thực hiện kỹ thuật KTQTCL
Thực hiện KTQTCL là việc thực hiện các kỹ thuật KTQTCL trong DNSX để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định cho DNSX. Thang đo thực hiện kỹ thuật KTQTCL trong DNSX được ký hiệu là KTQTCL đã được phát triển bởi đề tài Cazde et al (2008); Cinquini et al (2010); Ojra, (2014). Gồm các công cụ kỹ thuật đặc trưng của KTQTCL như kỹ thuật chi phí, kỹ thuật lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu qủa, nhóm kỹ thuật chiến lược, nhóm kỹ thuật kế toán người mua, kế toán đối thủ. gồm 16 biến quan sát:
Bảng 38 Thang đo thực hiện SMA trong doanh nghiệp SX Việt Nam
Thang đo 7- SMA
Cazde và Guilding (2008); Ojra, (2014)
1
Chi phí thuộc tính
2
Chi phí mục tiêu
3
Chiến lược giá
4
Giám sát vị trí đối thủ
5
Chi phí theo chuỗi giá trị
6
Đo điểm chuẩn (Benchmarking)
7
Chi phí chất lượng
8
Đánh giá chi phí của đối thủ
9
Chi phí vòng đời hàng hóa
10
Thẻ cân bằng điểm (BSC)
11
Quản trị chi phí chiến lược
12
Định giá thương hiệu
13
Đánh giá người mua như tài sản
14
Phân tích lợi nhuận của người mua
15
Đánh giá kết quả của đối thủ
16
Đánh giá giá trị lâu dài của người mua
Nguồn: NCS tổng hợp
+ Thang đo 8 thành quả hoạt động
Thành quả hoạt động là mức độ đạt được mục tiêu của DNSX. Thang đo thành quả của DNSX được ký hiệu OP, đây là nhân tố cuối cùng trong mô hình gồm thành quả hoạt động tài chính và phi tài chính. Thang đo này được phát triển bởi nghiên cứu Hwang (2005); Cadez và Guilding (2008); Aykan và Aksoylu, 2013; Ojra (2014); Kalkharan và Nedae, (2017). Căn cứ vào thang đo gốc của Ojra (2014), gồm 7 biến quan sát sau:
Bảng 39 Thang đo thành quả
Thang đo 8: OP
Thang đo gốc Cadez và Guilding (2008); Ojra (2014)
1
Phát triển hàng hóa mới
2
Doanh thu biên
3
Thị phần
4
Sự hài lòng của người mua
5
Chất lượng hàng hóa
6
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)
7
Công suất sử dụng
Nguồn: NCS tổng hợp
Thiết kế nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo
PPNC định tính dùng với hai ý định chính là: (i) nhận diện nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, và sự tác động đến hiệu quả; (ii) Hoàn thiện thang đo lường thực hiện KTQTCL, thành quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng.
Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của PPNC định tính nhằm sàn lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ban đầu, từ đó điều chỉnh bổ sung các biến và gợi ý các hướng điều chỉnh khung lý thuyết nghiên cứu sao cho đáp ứng với mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, có sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, các thang đo được điều chỉnh văn phong cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
PPNC định tính được sử dụng là vấn đáp chuyên gia trong lĩnh vực KTQT, lãnh đạo trong DNSX. Trước khi tiến hành phỏng vấn, NCS tiến hành liên hệ với chuyên gia để giới thiệu các vấn đề của đề tài và mời chuyên gia tham gia cuộc phỏng vấn. Sau khi nhận được sự đồng ý tham gia của các chuyên gia, danh sách phỏng vấn được thiết lập và dùng cho PPNC định tính thu thập dữ liệu cho đề tài.
Chọn mẫu nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 121) “số mẫu được xác định là đủ cho PPNC định tính là số lượng mẫu đạt đến điểm bão hòa, tức là dữ liệu thu thập cho đến khi không có gì mới so với đối tượng đã phỏng vấn trước đó. Để khẳng định đây là điểm bão hòa, tiếp tục thu thập thêm một đối tượng nữa, nếu không phát hiện thêm gì mới thì dừng lại xác định số lượng mẫu cho đề tài.”
Trong đề tài này, NCS phỏng vấn đến chuyên gia thứ 7 không phát hiện được thêm thông tin mới, NCS phỏng vấn thêm 1 chuyên gia nữa, kết quả không có thêm thông tin mới. Vì vậy mẫu cho đề tài này là 7 chuyên gia (Danh sách chuyên gia trong phụ lục 2)
Tiêu chí lựa chọn chuyên gia
Về kinh nghiệm:
Chuyên gia làm việc tại DNSX: Từ 10 năm trở lên công tác KTQT hoặc có ít nhất 5 năm ở vị trí kế toán trưởng, giám đốc tài chính hoặc tư vấn thiết kế KTQTCL trong DNSX
Chuyên gia giảng dạy: có thâm niên trên 10 năm
Về trình độ
Chuyên gia làm việc tại DNSX: Từ cử nhân trở lên
Chuyên gia giảng dạy: Từ tiến sĩ trở lên
Căn cứ để NCS lựa chọn tiêu chí đối với chuyên gia làm việc ở DNSX là chuyên gia phải có am hiểu kiến thức về kỹ thuật KTQT trình độ đạt được trình độ từ đại học trở lên, về mặt kinh nghiệm chuyên gia đã vận dụng kỹ thuật KTQT nói chung hoặc là lãnh đạo đã dùng thông tin KTQT cho việc ra quyết định những chuyên gia này phải có ít nhất 10 năm mới có thể hiểu được thực hiện kỹ thuật KTQTCL và lợi ích của KTQTCL và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả, còn chuyên gia trực tiếp thực hiện kỹ thuật KTQTCL trên cương vị kế toán trưởng, ban giám đốc hoặc tư vấn thực hiện KTQTCL trong DNSX kinh nghiệm tích lũy từ 5 năm trở lên vì những chuyên gia này có kiến thức, sự am hiểu sâu sắc về KTQTCL trong thực tế do việc dùng kỹ thuật này thường xuyên.
Đối với chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy có trình độ từ tiến sĩ trở lên vì các chuyên gia này này phải có năng lực nghiên cứu tốt và vốn kiến thức chuyên sâu về KTQT, và đặc biệt là kỹ thuật KTQTCL đang được các học giả đề cập đến trong thời điểm này. Đồng thời kinh nghiệm nghiên cứu giảng dạy nhiều về KTQT ít nhất là 10 năm mới có đủ kiến thức chuyên môn để đưa ra nhận định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của DNSX Việt Nam.
Quy trình thực hiện
Giai đoạn trước thời gian phỏng vấn
Xác định câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được nhận định dựa trên mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và sự tác động đến hiệu quả tại DNSX Việt Nam
Thiết kế dàn bài thảo luận
Đề cương vấn đáp với chuyên gia được NCS dựa vào mô hình đề xuất. Dàn bài thảo luận tay đôi được tạo dựng gồm các vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và thực hiện KTQTCL ảnh hưởng đến hiệu quả của DNSX. (nội dung phụ lục 3.1 dàn bài thảo luận chuyên gia)
Thảo luận chuyên gia
(i) Liên hệ trước thảo luận
Tác giả tiến hành liên hệ trước với các chuyên gia vào tháng 3/2018, phương thức liên hệ bằng điện thoại. Liên lạc tiền thảo luận hỗ trợ NCS biết sự quan tâm đến chủ đề, cũng như khả năng có thể tham gia và thời gian có thể tiến hành vấn đáp.
Thông qua giai đoạn này, tác giả xác định chuyên gia dự kiến phỏng vấn có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và sẵn lòng tham gia. Từ đó, NCS thiết lập được lịch trình thảo luận cụ thể với từng chuyên gia.
(ii) Thảo luận chính thức
Thời gian tiến hành thảo luận chính thức bắt đầu vào tháng 4/2018. Trước thảo luận khoảng một tuần, NCS liên hệ lại với chuyên gia xác nhận lịch hẹn. NCS lựa chọn thảo luận tay đôi với các chuyên gia, vì các chuyên gia làm việc ở đơn vị khác nhau, thời gian và địa điểm có thể thảo luận khác nhau. Vì thế, NCS không thể tập hợp được các chuyên gia trong một buổi hội thảo chung. Thời gian tiến hành các cuộc thảo luận tiến hành trong một tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018.
Tổng hợp dữ liệu
Khi tiến hành xong các cuộc phỏng vấn chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến chuyên gia (phụ lục 3.2)
Tạo lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ
NCS thiết kế câu hỏi điều tra với việc phát triển câu hỏi dễ hiểu và phù hợp với văn phong của Việt Nam. Các thuật ngữ và thang đo được dịch cẩn thận từ đó giúp ngăn ngừa những hiểu lầm do khác biệt về ngôn ngữ.
Tất cả các câu hỏi khảo sát được tạo lập là dạng đóng (trừ các câu hỏi về thông tin doanh nghiệp) với 5 sự lựa chọn có sẵn, để người trả lời dễ dàng trả lời.
Cuối cùng bảng câu hỏi được thảo luận với một số chuyên gia nhằm kiểm tra cách hành văn, ý nghĩa các biến, và điều chỉnh văn phong cho hợp với bối cảnh các DNSX Việt Nam.
Thiết kế nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Mẫu nghiên cứu
PPNC định lượng sơ bộ được thực hiện để đảm bảo các thang đo đạt độ tin cậy, và điều chỉnh lỗi câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức. Ngoài ra theo Green và cộng sự (1988) được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cũng như xác định cỡ mẫu của PPNC định lượng chính thức. Vì vậy, PPNC định lượng sơ bộ được xem là một bước không thể bỏ qua được khi triển khai công cụ khảo sát. Theo nghiên cứu Hair và cộng sự (2010, tr 55) “cho biết trong mô hình SEM bước PPNC định lượng sơ bộ có vai trò rất quan trọng, và không thể thiếu được trong trường hợp thang đo phát triển từ các nguồn khác và tại một bối cảnh nghiên cứu nhất định”. Một số thang đo trong đề tài này được lấy ở nước phát triển và một số nước đang phát triển. Do đó, việc sử dụng PPNC định lượng sơ bộ là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu.
Đặc điểm mẫu trong PPNC định lượng sơ bộ là mẫu khảo sát là có độ tương đồng cao, về thành phần với mẫu chính càng nhiều càng tốt (Green et al, 1988 ). “Trong PPNC định lượng sơ bộ lấy mẫu thuận tiện thường được sử dụng” (Calder và cộng tsự, 1981)
Số lượng mẫu trong PPNC định lượng sơ bộ có nhiều ý kiến khác nhau, như Hunt t và tcộng tsự (1982) cho rằng mẫu nghiên cứu định lượng khoảng tttừ t12 tđến t30; theo Bolton t(1993) đề xuất số lượng mẫu dao động từ t25 tđến t 100. Còn Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 231) “số lượng mẫu tối thiểu từ 50 và tốt hơn nếu đạt 100 khi thực hiện tphân ttích nhân tố khám phá tEFA”
Để đáp ứng điều kiện phân tích EFA, 136 phiếu điều tra được phát ra theo phương pháp thuận tiện, thu về 128 phiếu điều tra. Trong quá trình xử lý phát hiện có 4 phiếu khảo sát bị lỗi. Những lỗi chủ yếu là chọn cùng một đáp án cho phiếu trả lời hoặc trả lời không hết. Còn lại 124 phiếu hợp lệ đủ điều kiện phân tích PPNC định lượng sơ bộ.
Phân tích định lượng sơ bộ
Các khái niệm đã đưa vào luận án đã được chứng minh trong đề tài ở các nước phát triển và đang phát triển khác. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tại Việt Nam một nước đang phát triển với sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, cần thiết phải đảm bảo độ tin cậy của các thang đo. Do dó, áp dụng kỹ thuật phân tích phù hợp trước khi đưa những thang đo này vào PPNC định lượng chính thức.
Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 303) “Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng hai kỹ thuật phân tích là phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA”. Đề tài này sử dụng công cụ IBM SPSS Satistic 22 để phân tích.
Phân tích độ tin cậy cronbach’Alpha
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr364) “Hệ số Cronbach alpha này giúp kiểm định tính đồng nhất của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Chỉ số này được tính toán trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA, với mục đích loại các biến không phù hợp. Do đó, nâng cao độ tin cậy cho khái niệm nghiên cứu cần đo.”
Các học giả đồng ý rằng khi “Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên thì thang đo là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là dùng được” ( Hair và cộng sự, 2010, tr 35). Cũng có một số học giả cho rằng Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên dùng được khi khái niệm thang đo lường mới hoặc bối cảnh mới đối với người được khảo sát (Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, để biến quan sát đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng phải ≥ 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994). Những biến có chỉ số tương quan biến tổng < 0,3 sẽ được coi là biến rác và cần được loại ra mô hình.
Phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis)
“Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá sơ bộ giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt” (Nguyễn Đình Thọ, 2013 tr364 ). Kết quả này sau đó dùng để phân tích nhân tố CFA và phân tích mô hình đa cấu trúc SEM, do đó phương pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax được áp dụng (Kline, 2005). Căn cứ để thực hiện được phân tích EFA được nhiều học giả đồng ý bao gồm:
Thứ nhất, là “chỉ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) nhằm xét sự phù hợp của phân tích nhân tố dao động trong khoảng0 .5 ≤ KMO ≤ 1” (Hair và cộng sự, 2010, tr 65);
Thứ hai, “Kiểm định Bartlett thỏa điều kiện Sig ≤0.05. Nếu kiểm định này thỏa điều kiện (Sig ≤ 0.05), thì các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau” theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008 tr 136).
Thứ ba, Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >0.5. Theo Hair và cộng sự (2010, tr 89), “Factor loading là chỉ số đảm bảo ý nghĩa thực tiễn của EFA. Factor loading > 0.3 có nghĩa là đạt mức tối thiểu (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 350). Factor loading > 0.4 có nghĩa là quan trọng. Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tế (được khuyên dùng nếu cỡ mẫu ít nhất là 100)”
Thứ tư, Thang đo chấp nhận được với điều kiện tổng phương sai trích ≥ 50%, và hệ số rút trích Eigenvalue >=1 sẽ được giữ lại, còn < 1 sẽ không đại diện được thông tin tốt hơn biến gốc.
Trong nghiên cứu luận án này, với những điều kiện trên thang đo có chỉ số Cronbach alpha của các biến phải > 0.6 và tương quan biến > 0.3 sẽ được chọn, hệ số KMO thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤1; Kiểm định Bartlett có sig ≤ 0.05 sự khác biệt giữa các hệ số Factor Loading nhỏ hơn 0.3, hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0.5, và từ kết kết quả xoay nhân tố, NCS tiến hành thiết kế lại mô hình chính thức và bảng câu hỏi.
Nghiên cứu định lượng chính thức
PPNC định lượng chính thức được tiến hành nhằm do lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chức thực hiện KTQTCL và sự tác động đến hiệu quả của DNSX Việt Nam .
Đơn vị khảo sát
Vì giới hạn về nguồn lực nên đối tượng chọn khảo sát là các DNSX ở phía Nam như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An , Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh và An Giang. Hơn nữa, lý do tác giả chọn các tỉnh thành đại diện khu vực phía nam vì các tỉnh thành này đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Theo thống kê của cục thống kê năm 2017, các tỉnh phía Nam bộ trong đó đóng góp 45% GDP, hơn 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đối tượng khảo sát
Cá nhân công tác trong đơn vị sản xuất có quy mô vừa và lớn (căn cứ phân loại đơn vị vừa và lớn theo NĐ39/2018/NĐ-CP), là những người phụ trách công việc KTQT trong đơn vị. Do đó, đối tượng được nhận diện cho PPNC định tính chính thức gồm: kế toán quản trị, Kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính.
Kích thước mẫu
Phân tích SEM yêu cầu phải có cỡ mẫu lớn để đảm bảo có độ tin cậy (RayKov và Widaman, 1995). Nhưng hiện tại, chưa có một đề tài nào khẳng định mẫu như thế nào là lớn. Theo kinh nghiệm của Hair và cộng sự (2010) số mẫu nghiên cứu gấp 5 lần số biến quan sát.
Do đó, mô hình của luận án có 6 biến độc lập, 2 biến phụ thuộc và 38 biến quan sát. Cỡ mẫu tối thiểu theo Tabachnick và Fidell (2007) khi phân tích SEM là 300. Theo Hair và cộng sự (2010) số mẫu cần khảo sát là 190. Căn cứ vào lập luận trên PPNC định lượng của luận án khảo sát với số lượng là 301 DNSX là phù hợp.
Cách thức lấy mẫu của NCS trong đề tài này được thực hiện theo phương pháp phi xác xuất thuận tiện vì lý do sau: Thứ nhất, Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 240), “nghiên cứu định lượng đòi hỏi số lượng mẫu nhiều, việc lựa chọn theo phương pháp phi xác xuất cũng được sử dụng phổ biến, nếu trong quá trình kiểm định dữ liệu nghiên cứu vẫn thoả điều kiện thì kiểm định vẫn đóng góp vào đánh giá lý thuyết đó”. Thứ hai, NCS có thể tiếp cận và điều tra đối tượng phụ trách công tác KTQT tại DNSX thông qua mối quan hệ công việc và người quen, việc thực hiện công tác KTQT thường là vấn đề bảo mật của doanh nghiệp, nên đối tượng khảo sát rất khó tiếp cận nếu không có mối quan hệ quen biết giới thiệu. Với cách tiếp cận này, NCS nhờ các đối tượng khảo sát có thể giới thiệu thêm đồng nghiệp tại các đơn vị sản xuất khác qua đó giúp tác giả tăng mẫu trong nghiên cứu thỏa điều kiện về số lượng mẫu, đồng thời cũng tìm được đúng đối tượng khảo sát cho đề tài.
Phương pháp khảo sát
Có nhiều phương pháp khảo sát khi tiến hành nghiên cứu như phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc bằng thư, mỗi lựa chọn của từng phương pháp phỏng vấn đều có ưu nhược điểm riêng. Với mục đích kiểm định sự tác động của các nhân tố tác động đến thực hiện KTQTCL tác động đến thành quả. Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, cũng như tăng sự phản hồi từ đáp viên, NCS chọn phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi gửi trực tiếp cho đáp viên với tư cách cá nhân. Hơn nữa, thông tin cá nhân người trả lời được bảo mật, điều này có thể dẫn đến người trả lời có những phản hồi trung thực hơn.
Quá trình khảo sát
+ Chuẩn bị khảo sát
Trong giai đoạn tiền điều tra chính thức, bằng mối quan hệ của mình NCS đã tiến hành liên hệ với đồng nghiệp đang giảng dạy tại khoa kế toán, khoa dệt May, khoa hóa thực phẩm, khoa da giày, khoa cơ khí, trung tâm hỗ trợ trợ quan hệ doanh nghiệp trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM; chi cục thuế một số địa phương; Đồng nghiệp tại các trường khác đang giảng dạy các lớp kế toán trưởng, giám đốc tài chính; Các bạn cựu sinh viên hiện đang công tác tại DNSX. Sau khi liên hệ tác giả đã nhận được sự giúp đỡ để tiến hành khảo sát. Sự hỗ trợ này đã cung cấp cho tác giả một danh sách tên và liên lạc người phỏng vấn tiềm năng. Thời gian chuẩn bị khảo sát được tác giả tiến hành từ giữa tháng 06/2018
+ Khảo sát chính thức
Được sự giúp đỡ của giảng viên giảng dạy các khoa trong trường và trung tâm quan hệ hỗ trợ doanh nghiệp trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM, cán bộ quản lý thuế một số địa phương ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và các bạn cựu sinh viên các trường Cao Đẳng Công Thương, Đại học Tài Chính Marketing, Đại học Ngân Hàng, Đại học Công Nghệ, Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, đang làm công tác KTQT tại DNSX với số phiếu phát ra trực tiếp là 380 phiếu, số phiếu thu về sau khảo sát là 345 phiếu, khi gạn lọc một số phiếu không hợp lệ. Số phiếu tác giả thu được là 301 phiếu hợp lệ để thực hiện PPNC định lượng chính thức. Sau đó các phiếu trả lời này được mã hóa và đưa vào đánh giá dữ liệu ở các bước tiếp theo.
Thời gian khảo sát chính thức từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 10/2018 hoàn thành.
Phân tích dữ liệu định lượng chính thức
Nguyễn đình Thọ (2013, tr 285) “Phân tích PPNC định lượng chính thức bước đầu tiên là đánh giá sơ bộ thang đo thông qua chỉ số độ tin cậy và phân tích EFA. Bước hai, phân tích CFA nhằm đánh giá độ tin cậy tổng hợp, giá trị phân biệt, hội tụ và mức độ thích hợp của thang đo so với dữ liệu. Cuối cùng, phân tích mô hình SEM được vận dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết”.
Thống kê mô tả
Luận án sử dụng công cụ thống kê trong phần mềm hỗ trợ để đánh giá đặc điểm của đối tượng điều tra như: độ tuổi, giới tính, học vấn, vị trí, kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động khu vực.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo tương tự như mục 3.3.1.2 PPNC định lượng sơ bộ. Nghĩa là chỉ số Cronbach alpha ≥ 0.6, và tương quan biến của tổng thể < 0.3 sẽ bị loại.
Phân tích EFA
Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, đề tài tiến hành phân tích EFA để xác định giá trị phân biệt và hội tụ của thang đo, trong giai đoạn này sử dụng Principle Axis factoring với phép quay promax. Điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp Principle Axis factoring và phép quay promax được áp dụng tương tự mục 3.3.1.2. Với yêu cầu chỉ số KMO nằm trong khoảng 0.5≤ KMO ≤1; Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê sig<0.05; Hệ số Factor loading của mỗi nhân tố ≥0.5, chỉ số factor loading ≥0.3; Tổng phương sai trích ≥ 50%.
Phân tích CFA
Phân tích CFA là bước tiếp theo khi thực hiện phân tích EFA. Trong kiểm định thang đo, Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 296) “phân tích CFA trong phân tích mô hình SEM có nhiều ưu điểm hơn so với kỹ thuật truyền thống khác, vì phân tích CFA cho phép khi phân tích cấu trúc lý thuyết của các thang đo khái niệm nghiên cứu cũng như mối quan hệ với thang đo khác mà không bị lệch bởi sai số đo lường.”
Điều kiện để đo lường mức độ phù hợp của mô hình và dữ liệu trong phân tích CFA sử dụng các chỉ số như: Chi bình phương CMIN (Chi-square); Chỉ số CMIN/df; Hệ số TLI (Tucker và Lewis Index); Hệ số CFI; Chỉ số RMSEA; Hệ số AGFI (Chỉ số độ thích ứng phù hợp điều chỉnh); Và hệ số GFI (độ thích ứng phù hợp - Goodness of fit index).
Mô hình được coi là phù hợp khi chỉ số Chi bình phương có giá trị P- value > 5% (Nguyễn Đình Thọ, 2013, tr 296). “Hệ số chi-square có một nhược điểm là phụ thuộc vào số lượng mẫu nghiên cứu. Nếu cỡ mẫu lớn sẽ làm cho hệ số chi - Square lớn và ảnh hưởng đến kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Mô hình được coi là phù hợp với dữ liệu thị trường khi có các chỉ số: CMIN/df ≤ 2; TLI; CFI ≥0.9; AGFI>0.8; và RMSE ≤ 0.05.” Hair và cộng sự (2010) chỉ số GFI có thể chấp nhận được khi GFI<0.9; Chỉ số RMSEA ≤ 0.08; trong trường hợp RMSEA≤0.05 được coi là rất tốt. Chỉ số RMSEA là một c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_thuc_hien_ke_toan_quan_tri.docx