LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG . vi
DANH MỤC HÌNH . viii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG . 27
1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh
cá thể. 27
1.1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể . 27
1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức . 28
1.1.3. Tiếp cận tín dụng . 32
1.2. Tác động của tiếp cận tín dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể. 35
1.2.1. Các tác động tích cực . 35
1.2.2. Các tác động tiêu cực . 37
1.3. Lý thuyết nền tảng và mô hình dự kiến . 40
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng . 40
1.3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến . 44
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 46
2.1. Phương pháp nghiên cứu . 46
2.1.1. Quy trình nghiên cứu . 46
2.1.2. Nghiên cứu định tính . 47
2.1.3. Nghiên cứu định lượng . 51
2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 55
2.2.1. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức . 55
2.2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức . 64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 74
3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng
của hộ kinh doanh cá thể. 74
3.1.1. Tình hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam. 74
3.1.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam . 76
3.2. Khái quát về mẫu nghiên cứu . 77
219 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi gián tiếp được lập trên
google form và gửi cho các chủ hộ qua đường email (hoặc thông qua các trang mạng xã
hội như facebook, zalo, viber). Các bảng hỏi được lập chung cho cả tiếp cận tín dụng
chính thức và phi chính thức. Tổng số phiếu của nghiên cứu phát đi 1.000 phiếu số phiếu
thu về là 882 phiếu. Sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu không hợp lệ (do đánh cùng 1
đáp án), số phiếu còn lại là 722 phiếu.
Trong số 722 phiếu trong bảng hỏi thu được, thì có đến 550 phiếu trả lời là nam
giới (chiếm 76,18%). Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam khi có đa phần người
đứng đầu các hộ kinh doanh là chủ hộ. Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam khi đa
phần các hộ kinh doanh có người đứng đầu là nam giới, do việc quyết định chi tiêu chính
và kiếm tiền chính trong nhà là nam (Duong và Izumida, 2002, Tanaka và cộng sự,
2010). Tuy nhiên, khi đối chiếu với các nghiên cứu trước đây, có thể nói rằng, phụ nữ
ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc kinh doanh của hộ gia đình, do tỷ lệ nữ
giới làm chủ hộ đã tăng lên đáng kể (23,82% theo kết quả khảo sát - so sánh với 15%
trong các nghiên cứu trước đây).
78
Bảng 3.2. Kết quả nhân khẩu học từ mẫu nghiên cứu
Tần suất Tỷ lệ
Giới tính chủ hộ
Nam 550 76,18%
Nữ 172 23,82%
Thu nhập bình quân của hộ (bình quân
tháng, đơn vị tính: triệu đồng)
Dưới 10 232 32,13%
Từ 10 - dưới 20 267 36,98%
Từ 20 - dưới 30 182 25,21%
Từ 30 trở lên 41 5,68%
Khu vực hoạt động Thành thị 354 49,03%
Nông thôn 368 50,97%
Số năm hoạt động bình quân của hộ Dưới 1 năm 28 3,88%
Từ 1 đến dưới 5 năm 267 36,98%
Trên 5 năm 427 59,14%
Số lao động bình quân của hộ Dưới 3 162 22,44%
Từ 3 đến dưới 10 498 68,98%
Từ 10 trở lên 62 8,59%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong số các quan sát thì có sự tương đồng khá lớn về khu vực hoạt động: thành
thị chiếm 49,03%, số còn lại là nông thôn. Khu vực nông thôn, do sự phát triển nhanh
chóng về kinh tế nên hoạt động sản xuất nông nghiệp được đầu tư khá nhiều dựa trên sự
khuyến khích của nhà nước cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất. Bên cạnh đó, nhờ chương trình nông thôn mới nên các hộ ở các khu vực này có
thể vừa sản xuất lại vừa kinh doanh, và cung cấp một chuỗi hoạt động liên quan đến khu
vực khác (Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019).
Cũng chính vì các hoạt động thúc đẩy kinh tế nên thu nhập bình quân 1 tháng của hộ
cũng gia tăng khá cao: tỷ trọng lớn nhất thuộc về các hộ có thu nhập bình quân từ 10 -
20 triệu đồng.
Nghiên cứu được tiến hành cả vùng nông thôn lẫn thành thị nên số hộ có thu nhập
bình quân dưới 10 triệu/tháng cũng chiếm tỷ trọng lớn (232 hộ, chiếm 32,13%). Đây là
các hộ tại vùng nông thôn, tham gia buôn bán nhỏ nằm trong chuỗi cung ứng, ví dụ như
sản xuất nông nghiệp và bán lại các sản phẩm cho các nhà máy sản xuất. Đây là các hộ
thuộc vùng sâu, vùng xa, được khuyến khích phát triển (OXFAM, 2015, Finn, 2018).
Số còn lại, có trên 30 triệu đồng/tháng có tỷ trọng nhỏ (5,68%), đa phần hoạt động ở
79
vùng thành thị (thành phố, thị xã, thị trấn), và tham gia hoạt động dịch vụ, sản xuất công
nghiệp nhỏ1.
Các hộ kinh doanh cá thể có đa phần thời gian hoạt động trên 5 năm (59,14%) -
bởi các hộ này có nền tảng kinh doanh từ trước2 (với các ngành nghề truyền thống - như
sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ). Đa phần các hộ này sử dụng từ 5
- 9 lao động theo thời vụ (đặc biệt đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp theo thời vụ). Đây cũng là các hộ sử dụng trên 10 lao động thường xuyên. Số hộ
có thời gian hình thành dưới 1 năm cũng rất thấp, đa phần kinh doanh dịch vụ hoặc các
sản phẩm mới trên thị trường, chưa từng kinh doanh trước đây. Các hộ này thường không
sử dụng lao động bên ngoài mà dùng chính người trong gia đình của mình (bản thân
vợ/chồng hoặc con cái sẽ tham gia lao động).
Bảng 3.3. Kết quả học vấn và tiếp cận nguồn thông tin của hộ
Tần suất Tỷ lệ
Học vấn cao nhất của chủ hộ Từ tiểu học trở xuống 46 6,37%
THCS và THPT 188 26,04%
Trung cấp 249 34,49%
Cao đẳng và đại học 196 27,15%
Sau đại học 43 5,96%
Có sử dụng điện thoại thông minh
hay không
Có 102 14,13%
Không 620 85,87%
Có sử dụng internet hay không Có 127 17,59%
Không 595 82,41%
Có sử dụng các phần mềm kế toán
hay không
Có 449 62,19%
Không 273 37,81%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong số các hộ kinh doanh cá thể được khảo sát thì số chủ hộ có tỉ lệ từ tiểu học
trở xuống rất thấp, chỉ 46 hộ, chiếm khoảng 6,37%. Điều này cho thấy, trình độ học
vấn của các hộ đã nâng lên đáng kể để tự cải thiện dân trí của mình. Đa số các hộ
này và các hộ có trình độ THCS - THPT đều nằm trong khu vực nông thôn, vốn ít có
1
Các hộ có doanh thu cao hơn đã chuyển thành các doanh nghiệp siêu vi mô hoặc doanh nghiệp nhỏ, không để
kinh doanh theo hộ.
2
Một số hộ tính thời gian kinh doanh của mình từ trước khi đăng kí thành lập.
80
điều kiện phát triển kinh tế cũng như học hành (ADR, 2014). Số hộ có trình độ trung
cấp chiếm tỷ trọng cao nhất - bởi đa phần các chủ hộ cho rằng mình chỉ cần đào tạo
nghề là có thể kinh doanh được, do vậy, đối với nhóm hộ hoạt động liên quan đến kỹ
thuật (như sửa chữa các loại máy móc, kinh doanh các loại máy móc) thì việc này
phù hợp. Một số hộ kinh doanh liên quan đến nông nghiệp được đào tạo các ngành
nghề cơ bản từ trung cấp như cây trồng, vật nuôi, phân bón. Đa phần các hộ còn lại
có trình độ cao hơn (cao đẳng - đại học - sau đại học) tập trung ở vùng thành thị, kinh
doanh các mặt hàng công nghệ cao (như điện, điện tử, các dịch vụ công cộng).
Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam khi các hộ khu vực này có điều kiện (về kinh
tế, về địa lý) để học tập.
Tất cả các hộ kinh doanh đều sử dụng điện thoại, trong số đó có đến hơn 85%
số hộ sử dụng điện thoại thông minh. Số hộ sử dụng internet tuy có thấp hơn nhưng cho
thấy rằng: thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phổ biến dần internet và điện thoại thông
minh để hỗ trợ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với số liệu trong việc các hộ
có sử dụng phần mềm kế toán hay không thì lại khác: đa phần các hộ đều sử dụng ghi
chép trên sổ sách giấy (không phải dạng sổ kế toán). Một số hộ có sử dụng phần mềm,
nhưng chỉ liên quan đến “quẹt” giá của sản phẩm mà không liên quan đến kế toán. Điều
này gây ra tình trạng thất thu thuế khá nhiều cho nhà nước. Kết quả khảo sát trực tiếp
các hộ cho thấy, mặc dù các tỉnh thành đều hỗ trợ tải phần mềm kế toán miễn phí nhưng
các hộ không biết việc này, và cũng cho rằng không cần thiết phải biết, bởi công việc
kinh doanh khá đơn giản.
3.2.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam dựa trên kết
quả khảo sát
Trong số các hộ được khảo sát, có đến 532 hộ sử dụng tín dụng chính thức - được
vay từ các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân cở sở, tổ
chức tài chính vi mô và ngân hàng chính sách xã hội. Như thế, có thể thấy rằng: có đến
74% tổng số hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức - cao
hơn rất nhiều so với kết quả khảo sát về tiếp cận tín dụng của cá nhân vùng nông thôn
Việt Nam của các nghiên cứu trước, chỉ dao động khoảng 20 - 40% tùy từng vùng (ADR,
2014, Finn, 2018). Điều này cho thấy rằng: các hộ cũng đang cố gắng để nâng cao khả
năng của chính mình trong việc tiếp cận các dịch vụ chính thức.
81
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát các hộ tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức
Tiêu chí Số hộ
Sử dụng tín dụng chính thức 532
Sử dụng tín dụng phi chính thức 563
Sử dụng cả hai hình thức 373
Tổng 722
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là số hộ sử dụng tín dụng phi chính thức còn cao
hơn rất nhiều: 563 hộ - chiếm gần 78%. Các hộ này đa phần lấy vốn ở (1) người thân;
(2) tham gia vào các tổ chức tự nguyên để chơi họ/hụi/phường/biêu; (3) vay lãi ngày của
các tổ chức cung ứng dịch vụ tín dụng đen. Trong số các hộ được hỏi thì việc đi vay lãi
ngày rất phổ biến. Một số hộ cho rằng: kể cả chơi họ cũng là một hình thức của việc vay
tín dụng đen (như bốc bát họ, cho vay bát họ) nhưng cần vốn trong ngắn hạn (vài
ngày) nên khó có thể vay vốn chính thức được. Một tỷ lệ rất nhỏ khác (chỉ có 8 hộ) trả
lời rằng: họ có thể vay qua công nghệ trên các ứng dụng trên điện thoại di động thông
qua việc vay tiền trực tiếp (peer to peer lending). Số hộ sử dụng cả 2 dịch vụ này cũng
khá lý thú: khoảng 1 nửa số hộ đã thực hiện hoạt động vay cả 2 loại hình là chính thức
và phi chính thức.
Bảng 3.5. Thời gian vay vốn bình quân của các hộ
Tiêu chí Số hộ
Dưới 7 ngày 72
Từ 7 đến 15 ngày 144
Từ 15 ngày đến dưới 1 tháng 115
Từ 1 đến 6 tháng 66
Từ 6 tháng đến 1 năm 183
Trên 1 năm 142
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong số các hộ, thì có đến 72 hộ cho rằng họ cần vốn rất ngắn, chỉ khoảng vài
ngày là có thể chi trả. Đa phần các hộ này kinh doanh liên quan đến thực phẩm (rau
sạch, thịt gia súc gia cầm) nên vốn lưu động rất nhanh - nếu không có sự thay đổi bất
thường của thiên tai hay thị trường. Số hộ vay tầm từ 7 đến 15 ngày cũng rất cao, lên
82
đến 144 hộ, số hộ vay dưới 1 tháng là 115 hộ. Như vậy, có thể thấy rằng: 40% số hộ
kinh doanh cần vốn trong thời gian rất ngắn. Số hộ cần vốn bình quân trong 1 năm cũng
không cao, chỉ có 142 hộ, đa phần đều thực hiện kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc các
hàng hóa có chu kỳ dài. Điều này cho thấy: nếu với thời gian vay vốn như thế, thì bản
thân các hộ cũng khó có thể tiếp cận được tín dụng chính thức một cách phù hợp: gần
như không một ngân hàng nào có thể cho vay với thời gian dưới 7 ngày, do vậy, tín dụng
phi chính thức lại trở nên phù hợp.
Về số vốn vay bình quân trong một lần cũng có những sự khác biệt nhất định: 45
hộ chỉ cần vay số tiền dưới 30 triệu (tức là số tiền không lớn - rất khó để các ngân hàng
thương mại cho vay. Mà khoản tiền này cũng không nhỏ khi so sánh với các quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở và ngân hàng chính sách xã hội). Số tiền này lại cần vay trong
khoảng thời gian ngắn (dưới 7 ngày) nên người được khảo sát trả lời rằng: họ chấp nhận
lãi suất cao hơn để có thể vay được - con hơn là chờ đợi từ phía ngân hàng hay các tổ
chức khác.
Bảng 3.6. Số vốn bình quân một lần của các hộ
Tiêu chí Số hộ
Dưới 30 triệu 45
Từ 30 đến dưới 50 triệu 88
Từ 50 đến dưới 100 triệu 179
Từ 100 đến dưới 500 triệu 228
Từ 500 đến dưới 1 tỷ 95
Trên 1 tỷ 87
Nguồn: Tính toán của tác giả
Phổ biến nhất trong các khoản vay là các khoản từ 100 đến dưới 500 triệu (228
phiếu), và sau đó là các khoản từ 50 - 100 triệu (179 phiếu). Đa phần các hộ có thu nhập
bình quân 1 tháng không quá 30 triệu nên số tiền này phù hợp để đầu tư vào cơ sở vật
chất, mua nguyên vật liệu dự trữ để phát triển sản xuất. Mục đích của các khoản vay này
là đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn (nhập nguyên vật liệu, mua cây giống, mua phân
bón, trả cho người bán hàng) nên thời gian cũng không cần dài. Vì thế, ngoài các
NHTM thì các hộ có thể tiếp cận theo chương trình vốn vay của ngân hàng chính sách
xã hội (cho vay với các hộ ở vùng kinh tế khó khăn, nhưng không quá 120 triệu
83
đồng/khoản vay), vay quỹ tín dụng nhân dân (nhưng phải là người gửi tiền hoặc cổ
đông), và nhanh hơn cả là vay tín dụng phi chính thức.
Đối với tín dụng chính thức, một trong những trở ngại lớn nhất mà các hộ khi
được khảo sát cho rằng: không phải lãi suất vay vốn là cản trở, mà lại là thời gian thẩm
định. Việc các hộ không đáp ứng được các yêu cầu về hồ sơ vay vốn, việc trả qua thẻ
hay vấn đề về tài sản đảm bảo (đa phần các hộ ở vùng nông thôn không có sổ đỏ để đáp
ứng nhu cầu vay vốn hoặc các hộ vùng thành thị thì khó chứng minh thu nhập nếu vay
theo hướng tiêu dùng) đã làm các hộ sử dụng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín
dụng đen. Các tổ chức cung cấp tín dụng đen thì giải ngân rất nhanh: trung bình 1 khoản
vay chỉ tốn khoảng 30 phút, và chấp nhận vay số tiền nhỏ trong thời gian ngắn. Đây
cũng là việc cần cân nhắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới.
3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng của các hộ
kinh doanh cá thể tại Việt Nam
3.3.1. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức
3.3.1.1. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua
hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước
khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo
ra các yếu tố giả (Hair và cộng sự, 2016).
Yếu tố khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình sau khi được đánh
giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một
cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.703 (> 0.6 mức chấp
nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình đạt được độ tin cậy.
Yếu tố tài sản đảm bảo sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện
kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời
với hệ số Cronbach’s alpha = 0.714 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương
quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về tài sản đảm bảo đạt được độ tin cậy.
Yếu tố thu nhập sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết
quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả
lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.685 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số
tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về thu nhập đạt được độ tin cậy.
84
Yếu tố kinh nghiệm của chủ hộ sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s
alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập
trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.646 (> 0.6 mức chấp nhận phổ
biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về kinh nghiệm của
chủ hộ đạt được độ tin cậy.
Yếu tố khoảng cách sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện
kết quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số
Cronbach’s alpha = 0.738 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến
- tổng đều > 0.3 nên thang đo về khoảng cách đạt được độ tin cậy.
Yếu tố lãi suất sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết
quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số
Cronbach’s alpha = 0.764 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến
- tổng đều > 0.3 nên thang đo về lãi suất đạt được độ tin cậy.
Yếu tố thủ tục vay vốn sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể
hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý
kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.662 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và
các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về thủ tục vay vốn đạt được
độ tin cậy.
Yếu tố kinh nghiệm của TCTD sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s
alpha thể hiện kết quả sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các
ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.659 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các
hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về kinh nghiệm của TCTD đạt được
độ tin cậy.
Yếu tố dịch vụ ngân hàng điện tử sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s
alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung
các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.683 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến)
và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về dịch vụ ngân hàng điện
tử đạt được độ tin cậy.
3.3.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
● Biến độc lập
Sau khi chạy kiểm định EFA, tác giả nhận thấy có sự tương quan rất mạnh giữa
85
các biến về tài sản đảm bảo, thu nhập và kinh nghiệm của chủ hộ gia đình. Sau khi phỏng
vấn sâu các chuyên gia về lý thuyết, tác giả quyết định gộp hai nhân tố Tài sản đảm bảo
và Thu nhập thành một nhân tố đại diện là Đặc điểm của chủ hộ. Nếu kết quả kiểm định
cho ra tác động thuận chiều của biến đại diện với biến phụ thuộc thì hai giả thiết H1 và
H2 đều được đảm bảo.
Kết quả EFA về Đặc điểm của chủ hộ cho thấy cho thấy 5 tiêu chí đo lường
DDCH1, DDCH2, DDCH3, DDCH4, DDCH5 được tải vào một nhân với các hệ số
tải lần lượt từ 59,0% đến 78,6 % chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với
nhân tố.
Kết quả EFA về Khoảng cách cho thấy 2 tiêu chí đo lường KC1, KC3 được tải
vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 68,4% đến 88,4% chứng tỏ các tuyên bố gốc
có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
Kết quả EFA về Lãi suất cho thấy 3 tiêu chí đo lường LS1, LS2, LS3 được tải
vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 73,2% đến 81,0% chứng tỏ các tuyên bố gốc
có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .741
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 176.848
df 6
Sig. 0.000
Nguồn: Tác giả phân tích
Kết quả EFA về Kinh nghiệm của chủ hộ cho thấy 3 tiêu chí đo lường KN1, KN2,
KN3 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 68,8% đến 81,6% chứng tỏ các
tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
Kết quả EFA về Thủ tục vay vốn cho thấy 2 tiêu chí đo lường TTV1, TTV2 được
tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 71,7% đến 77,3% chứng tỏ các tuyên bố
gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
Kết quả EFA về Kinh nghiệm của ngân hàng cho thấy 2 tiêu chí đo lường
KNNH1, KNNH2 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 69,2% đến 80,9%
chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
86
Kết quả EFA về Dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy 4 tiêu chí đo lường NHĐT1,
NHĐT2, NHĐT3, NHĐT4 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 66.9%
đến 73.5% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát các hộ gia
đình cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.741; Sig = 0.00, đều cho thấy rằng kết
quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của
nhân số thứ và giá trị hệ hội tụ eigenvalues của nhân tố này có giá trị là cho thấy các
biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 7 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được sự biến
thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ
liệu khảo sát ban đầu.
● Biến phụ thuộc
Bảng 3.8: Phân tích EFA của biến Khả năng tiếp cận tín dụng
Chỉ báo Hệ số nhân tải
Y1 0.613
Y2 0.732
Y3 0.668
Y4 0.792
Tổng phương sai trích: 83.163%
*Kiểm định Bartlett <0.05
KMO = 0.723
Nguồn: Tác giả phân tích
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của Khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức của hộ gia đình cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.723,
Sig=0.00, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao.
Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố này là 83.163% >50%, từ đó cho thấy, nhân tố
này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, nhân tố này đảm bảo được
khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.
● Tổng hợp kết quả
Thang đo về biến độc lập gồm 7 thành phần: đặc điểm của chủ hộ, kinh nghiệm
87
của chủ hộ, khoảng cách, lãi suất, thủ tục vay vốn, kinh nghiệm của ngân hàng, dịch vụ
ngân hàng điện tử với 21 thang đo và các thang đo này đều có trong số nhân tố đạt yêu
cầu, có khả năng hội tụ, biểu diễn tốt của các biến quan sát. Thang đo biến phụ thuộc
Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình (4 biến quan sát), đều đã hội tụ
và biểu diễn tốt của các thang đo. Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho
thấy các biến độc lập, phụ thuộc đều có tính hội tụ và biểu diễn tốt các biến quan sát
trong thang đo và được đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích CFA.
Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan các biến số thể hiện mối liên hệ giữa
các biến được đưa vào phân tích có mối liên hệ với nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Mức ý nghĩa quan sát của các yếu tố: Lãi suất, thủ tục, kinh nghiệm, kinh nghiệm ngân
hàng, đặc điểm chủ hộ trong ma trận tương quan hầu hết < 0.01 điều đó thể hiện các mối
tác động này có ý nghĩa tương đối cao. Đồng thời hệ số tương quan r chạy từ 0,3 < r <
0,7 chứng tỏ các biến số có tác động với nhau và có ý nghĩa thực tế.
Đồng thời khi xét riêng mối quan hệ giữa các biến độc lập KC, LS, TTV, KNCH,
KNNH, NHĐT, DDCH với biến phụ thuộc Y thể hiện các biến KC, TTV, LS và KNNH
có hệ số tương quan r < 0, tức là mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Còn tất
cả các biến độc lập còn lại đều có hệ số tương quan 0,3 < r < 0,7. Qua phân tích chúng
ta có thể thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thể hiện sự
tương quan khá chặt chẽ với nhau. Từ đó chúng ta có thể đưa các biến vào mô hình CFA
để phân tích.
3.3.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Sau khi móc nối các sai số để cải thiện mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả
thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA có hệ số Chi-square/df = 1.889 (< 3); GFI
= 0.885; TLI = 0.926 (> 0.9); CFI=0.94 (> 0.9); RMSEA=0.058 (< 0.08).
88
Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA
Nguồn: Tổng hợp, phân tích của tác giả
Việc móc nối các sai số dùng sửa chữa sự khác nhau giữa mô hình đề xuất và mô
hình ước lượng. Khi móc nối các sai số sẽ cải thiện mô hình để có thể cải thiện Chi-
square. Chi-square dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình
nghiên cứu với thực tế. Trong mô hình có Chi-square càng nhỏ càng tốt một số tác giả
đề nghị 1 < χ2/df < 3 (Hair và cộng sự, 2016). Nếu móc nối giữa các sai số với nhau
thì hiệp phương sai giữa chúng giảm xuống và làm cho Chi-square sẽ giảm một lượng
tương ứng so với Chi- square của mô hình ban đầu. Khi đó GFI, TLI, CFI... cũng sẽ
được cải thiện.
89
Tác giả tiếp tục lược bớt từng yếu tố không phù hợp với mô hình bằng việc
xem xét hệ số Beta chuẩn hóa của các chỉ báo trong mô hình. Hệ số Beta nào < 0,5
sẽ bị loại bỏ.
Tất cả các hệ số Beta chuẩn hóa của các biến số đều > 0.5 do vậy ta có thể tạm
thời chấp nhận mô hình CFA này.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân
tích nhân tố khẳng định CFA với các tiêu chí đo lường các giả thuyết vẫn được giữ
nguyên từ lúc đầu nghiên cứu như sau:
H1: có mối quan hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản đảm bảo tới khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
H2: có mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập tới khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của hộ gia đình.
H3: có mối quan hệ thuận chiều giữa số năm kinh nghiệm kinh doanh tới khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
H4: có mối quan hệ ngược chiều giữa khoảng cách địa lý tới khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức của hộ gia đình.
H5: có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất vay vốn tới khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ gia đình.
H6: có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ phức tạp của thủ tục vay vốn tới
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
H7: có mối quan hệ thuận chiều giữa kinh nghiệm của ngân hàng tới khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
H8: có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tới
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
3.3.1.4. Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM
Các hệ số trong mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả thực hiện có hệ số
Chi-square/df = 1.742 ( 0.9); CFI=0.950 (> 0.9);
RMSEA=0.053 (< 0.08). Mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố tác động đến khả
năng tiếp cận tín dụng của ngân hàng thương mại gồm 8 nhân tố đã được tác giả đề
cập trước đó.
90
Kết quả phân tích cấu trúc SEM đã chứng minh các yếu tố: đặc điểm chủ hộ (gồm
tài sản đảm bảo và thu nhập), kinh nghiệm của chủ hộ, khoảng cách, thủ tục vay vốn, lãi
suất, kinh nghiệm của ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử có tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ gia đình. Các hệ số Beta đều thỏa mãn mối quan hệ
giả thuyết ban đầu ngoại trừ yếu tố kinh nghiệm của ngân hàng. Kết quả thu được từ
thực tế ngược lại so với giả định ban đầu. Kinh nghiệm ngân hàng càng nhiều thì khả
năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình càng giảm.
Hình 3.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM
(Nguồn: Tổng hợp, phân tích của tác giả)
Kết quả trên đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về chiều hướng tác động của các
nhân tố. Kết quả khẳng định các biến độc lập có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của hộ gia đình. Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì kinh nghiệm của ngân
hàng có tác động ngược chiều so với giả thuyết ban đầu.
91
3.3.2. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_tiep_can_tin_dung_cua_ho_k.pdf