Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH . v

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu . 1

1.2. Mục tiêu, phạm vi, câu hỏi nghiên cứu . 3

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 3

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.3. Khung nghiên cứu . 3

1.4. Kết cấu của luận án . 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH

HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP . 7

2.1. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp . 7

2.1.1. Vai trò của đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp . 7

2.1.2. Các loại thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp . 9

2.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động

trong doanh nghiệp . 12

2.1.4. Các mô hình đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp . 13

2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các

thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp . 15

2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt

động . 16

2.2.2. Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các

thước đo hiệu quả hoạt động . 24

2.2.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu . 33

2.3. Các lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng

thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp .33

2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên . 34

2.3.2. Lý thuyết về sự phát tán đổi mới . 35

2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan . 36

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục được phân tích bằng phần mềm SmartPLS3 để xác định mối quan hệ ảnh hưởng giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc bằng mô hình cấu trúc phương trình bình phương nhỏ nhất riêng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling - PLS-SEM) sử dụng phần mềm SmartPLS 3. 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu của luận án, chương này đã trình bày các vấn đề liên quan đến xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu, diễn giải quá trình thiết kế nghiên cứu, bao gồm phương pháp chọn mẫu, công thức tính cỡ mẫu, quy trình lựa chọn các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, quy trình và cách thức thiết kế bảng hỏi và thang đo phục vụ cho việc thu thập dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án. Các thang đo và câu hỏi trong bảng khảo sát được kế thừa có điều chỉnh từ các công trình nghiên cứu trước đó nên bảo đảm sự tin cậy cần thiết cho việc đo lường và phân tích phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án. 59 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Số phiếu phát ra và gửi qua bưu điện, email (link và bản mềm phiếu khảo sát), thông qua các điều tra viên đến doanh nghiệp gặp kế toán trưởng, trưởng phòng hoặc nhân viên kế toán để phỏng vấn và điền vào phiếu khảo sát là gần 450 phiếu. Số phiếu thu về là 171 phiếu, số phiếu sử dụng được sau khi làm sạch là 153 phiếu. Tỷ lệ hồi đáp đạt gần 38,0%. Tỷ lệ phiếu sử dụng được trên tổng số phiếu thu về là 89,4%. Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 4.1. Nơi đóng trụ sở của các doanh nghiệp trả lời khảo sát Tru so Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ha Noi 99 64.7 64.7 64.7 Nam Dinh 5 3.3 3.3 68.0 Bac Ninh 5 3.3 3.3 71.2 Bac Giang 4 2.6 2.6 73.9 Hung Yen 4 2.6 2.6 76.5 Hai Duong 4 2.6 2.6 79.1 Vinh Phuc 6 3.9 3.9 83.0 Ninh Binh 5 3.3 3.3 86.3 Thanh Hoa 3 2.0 2.0 88.2 Nghe An 3 2.0 2.0 90.2 Quang Ninh 3 2.0 2.0 92.2 Khac 12 7.8 7.8 100.0 Total 153 100.0 100.0 Nguồn: Khảo sát của tác giả 60 Các công ty trả lời khảo sát (Bảng 4.1) có trụ sở tập trung chủ yếu ở Hà Nội (99 công ty, chiếm 64,7%. Các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh mỗi tỉnh có từ 3-5 công ty trả lời khảo sát, chiếm từ 2,0 đến 3,3%. Tổng số các doanh nghiệp trả lời thuộc các tỉnh này chiếm 27,5%. Các công ty còn lại thuộc các tỉnh Hà Nam, Bắc Cạn, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai mỗi tỉnh có từ 1-2 công ty. Quy mô của các DN trả lời khảo sát: Quy mô các DN trả lời khảo sát được phân loại dựa trên các tiêu chí số lượng lao động (Bảng 4.2). Các DN trả lời khảo sát có số lượng lao động dưới 50 người đông nhất với 71 DN (45,4%), tiếp theo là các DN có số lao động từ 51 đến 100 người (40 DN) chiếm 26,1%. Số DN có số lượng lao động từ 101 đến 300 người là 25 DN, chiếm 16,3%. 6 DN trả lời khảo sát có số lao động từ 301 đến 500 người, chiếm 3,9%. Số doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động trả lời khảo sát là 11 DN, chiếm 7,2%, trong đó có các doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 đến 3.000 lao động như các công ty sau: Bảng 4.2. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát Số lao động Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 50 lao động 71 46.4 46.4 46.4 Từ 51 đến 100 lao động 40 26.1 26.1 72.5 Từ 101 đến 300 lao động 25 16.3 16.3 88.9 Từ 301 đến 500 lao động 6 3.9 3.9 92.8 Trên 500 lao động 11 7.2 7.2 100.0 Total 153 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả 61 - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam-chi nhánh tuyển Tằng Lỏong (lào Cai) sử dụng trên 3.000 lao động. - Công ty cổ phần May Minh Anh (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) sử dụng khoảng 2.500 lao động, - Công ty cổ phần LIHATRA (Hà Nội) hoạt động trong lĩnh vực dệt, may sử dụng hơn 1.200 lao động, - Công ty cổ phần xây dựng HHP (Hải Phòng) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất cấu kiện vật liệu xây dựng và đóng tàu sử dụng khoảng 1500 lao động. - Công ty TH True Milk hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất và chế biến sữa sử dụng khoảng 1.000 lao động - Công ty tuyển than Cửa Ông (Quảng Ninh) hoạt động trong lĩnh vực sàng tuyển than sử dụng gần 4.000 lao động - Công ty TNHH Sanico Việt Nam (Ninh Bình) là công ty 100% vốn Hàn Quốc sản xuất, gia công linh kiện điện tử sử dụng khoảng 3.000 lao động. Về số người trả lời khảo sát: Số người trả lời khảo sát chủ yếu là nhân viên kế toán với 117 người, chiếm 76,5%. Số lượng kế toán trưởng trả lời khảo sát là 10 người, chiếm 6,5%. Số người trả lời ít nhất là giám đốc (Tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc), 3 người, chiếm tỷ lệ 2,0%. Những người trả lời khác bao gồm trưởng/phó phòng ban chuyên môn không thuộc phòng kế toán là 20 người, chiếm 13% số người trả lời. Bảng 4.3. Người trả lời khảo sát Frequency Percent Valid Cumulative Valid (Tổng) giám đốc 3 2,0 2,0 2,0 Phó (tổng) giám đốc 3 2,0 2,0 4,0 Kế toán trưởng 10 6,5 6,5 10,5 Trưởng/phó phòng 20 13,0 13,0 23,5 Nhân viên kế toán 117 76,5 76,5 100,0 Tổng cộng 153 100,0% Nguồn: Khảo sát của tác giả 62 4.2. Kết quả khảo sát tình hình và mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Sử dụng chức năng phân tích tần suất của phần mềm SPSS20 để thực hiện thống kê mô tả thực trạng áp dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN, đề tài thu được các kết quả phân tích thống kê như sau: Bảng 4.4. Tình trạng sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động TT Thước đo Không sử dụng Có sử dụng SL % SL % 1 Năng suất lao động 18,0 11,8 135 88,2 2 Thời gian sản xuất 18,0 11,8 135 88,2 3 Tỷ lệ tăng doanh thu 21,0 13,7 132 86,3 4 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 22,0 14,4 131 85,6 5 Tỷ lệ hài lòng của khách hàng 25,0 16,3 128 83,7 6 Thời gian giao hàng đúng hạn 26,0 17,0 127 83,0 7 Dòng tiền 29,0 19,0 124 81,0 8 Số lượng khách hàng mới 29,0 19,0 124 81,0 9 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán 30,0 19,6 123 80,4 10 Chi phí sửa chữa, bảo hành 34,0 22,2 119 77,8 11 Chi phí chất lượng 35,0 22,9 118 77,1 12 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) 37,0 24,2 116 75,8 13 Tỷ lệ doanh thu từ khách hàng mới 39,0 25,5 114 74,5 14 Sự hài lòng của nhân viên 39,0 25,5 114 74,5 15 Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới 44,0 28,8 109 71,2 63 TT Thước đo Không sử dụng Có sử dụng SL % SL % 16 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) 45,0 29,4 108 70,6 17 Số sản phẩm mới được giới thiệu 46,0 30,1 107 69,9 18 Thời gian sản phẩm mới ra thị trường 50,0 32,7 103 67,3 19 Chi phí đào tạo nhân viên 51,0 33,3 102 66,7 20 Tỷ lệ phế liệu 55,0 35,9 98 64,1 21 Lợi tức đầu tư (ROI) 56,0 36,6 97 63,4 22 Số lượng khiếu nại của khách hàng 64,0 41,8 89 58,2 23 Thời gian ngừng việc 69,0 45,1 84 54,9 24 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 70,0 45,8 83 54,2 25 Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại 71,0 46,4 82 53,6 26 Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn 72,0 47,1 81 52,9 27 Số giờ/số lần hỏng máy 72,0 47,1 81 52,9 28 Tỷ lệ nhân viên bỏ việc 82,0 53,6 71 46,4 29 Số vụ tai nạn 89,0 58,2 64 41,8 Nguồn: Khảo sát của tác giả Hệ thống đánh giá kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả khảo sát và sắp xếp tỷ lệ sử dụng các thước đo HQHĐ theo thứ tự giảm dần cho thấy 3 thước đo có tỷ lệ sử dụng cao trên 85% là: Năng suất lao động (88,2%), Thời gian sản xuất (88,2%), Tỷ lệ tăng doanh thu (86,3%), Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (85,6%). Nhóm có tỷ lệ sử dụng trên 80% là các thước đo: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng (83,7%), Thời gian giao hàng đúng hạn (83,0%), Dòng tiền (81,0%), Số lượng khách hàng mới (81,0%), Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán (80,4%). 64 Như vậy có thể thấy, ngoài quan tâm đến các thước đo tài chính như sự tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận, các DNSX Việt Nam cũng chú ý nhiều đến các thước đo phi tài chính như năng suất lao động, thời gian sản xuất, sự hài lòng của khách hàng, thời gian giao hàng và mở rộng thị phần qua thước đo số lượng khách hàng mới. Một số thước đo phi tài chính khác cũng được các doanh nghiệp sử dụng tuy nhiên tỷ lệ còn thấp. Các thước đo có tỷ lệ sử dụng thấp là: Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại (53,6%), Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn (52,9%), Số giờ/số lần hỏng máy (52,9%), Tỷ lệ nhân viên bỏ việc (46,4%), Số vụ tai nạn (41,8%). Như vậy, các thước đo có tỷ lệ sử dụng thấp đều là các thước đo phi tài chính và liên quan đến quy trình nội bộ của doanh nghiệp. So với kết quả nghiên cứu của Thái Anh Tuấn (2019) tỷ lệ sử dụng các thước đo tài chính và phi tài chính trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều. Ngoài tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được sử dụng trên 50%, các thước đo tài chính trong nghiên cứu của Thái Anh Tuấn chỉ đạt trên 40% và dưới 50%. Cụ thể tỷ lệ sử dụng một số thước đo tài chính trong nghiên cứu của Thái Anh Tuấn (2019): Lợi tức đầu tư (43,5%), Tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán (41,9%), Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (52,4%), Dòng tiền (43,9%). Tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính: Tỷ lệ khách hàng khiếu nại (20,4%), Tỷ lệ khách hàng hài lòng (26,8%), Thời gian giao hàng đúng hạn (29,5%), Thời gian sản xuất/ thi công (28,6%), Tỷ lệ sản phẩm hỏng (22,0) (Thái Anh Tuấn, 2019). Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính đạt tỷ lệ cao tương đương với tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) là 92%. Tỷ lệ sử dụng các thước đo phi tài chính trong các doanh nghiệp Ấn Độ là 53% (Joshi, 2001) và trong các doanh nghiệp Malaysia từ 22 đến 80% trong nghiên cứu của Ahmad (2012). Trong nghiên cứu này, thước đo thời gian giao hàng đúng hạn có tỷ lệ sử dụng cao nhất (gần 80%), tiếp sau là tỷ lệ sử dụng chỉ tiêu khách hàng khiếu nại là 61% (Ahmad, 2012). Tại Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng ROI trong các doanh nghiệp liên doanh là 83% và trong doanh nghiệp nhà nước là 68% (Wu, 2003). Thông kê mô tả các biến phản ánh tình hình sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát, thu được kết quả trong bảng 4.5 như sau: 65 Bảng 4.5. Thống kê mô tả mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam Descriptive Statistics Mã Thước đo N Minimum Maximum Mean Std. Deviation PM1 Tỷ lệ tăng doanh thu 153 1,00 5,00 4,0980 ,80102 PM2 Dòng tiền 153 1,00 5,00 3,8758 ,91278 PM3 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 153 1,00 5,00 4,1569 ,79569 PM4 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế/dự toán 153 1,00 5,00 4,0000 ,83509 PM5 Lợi tức đầu tư (ROI) 153 1,00 5,00 3,6863 ,98989 PM6 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) 153 1,00 5,00 3,7843 ,95931 PM7 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) 153 1,00 5,00 3,8693 ,90824 PM8 Tỷ lệ hài lòng của khách hàng 153 1,00 5,00 4,0458 ,87614 PM9 Số lượng khiếu nại của khách hàng 153 1,00 5,00 3,4248 1,15675 PM10 Thời gian giao hàng đúng hạn 153 1,00 5,00 4,0261 ,95247 PM11 Số lượng khách hàng mới 153 1,00 5,00 3,9935 ,81513 PM12 Tỷ lệ doanh thu từ khách hàng mới 153 1,00 5,00 3,8562 ,94185 PM13 Tỷ lệ nhân viên bỏ việc 153 1,00 5,00 3,3137 1,09707 PM14 Chi phí đào tạo nhân viên 153 1,00 5,00 3,7124 ,88610 PM15 Sự hài lòng của nhân viên 153 1,00 5,00 3,8627 ,86647 PM16 Số vụ tai nạn 153 1,00 5,00 3,1438 1,18886 PM17 Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn 153 1,00 5,00 3,4379 1,06888 PM18 Tỷ lệ phế liệu/phế phẩm 153 1,00 5,00 3,6601 1,02060 66 Descriptive Statistics Mã Thước đo N Minimum Maximum Mean Std. Deviation PM19 Năng suất lao động 153 1,00 5,00 4,1699 ,75036 PM20 Thời gian sản xuất 153 1,00 5,00 4,1634 ,73858 PM21 Thời gian ngừng việc 153 1,00 5,00 3,4641 1,07622 PM22 Số giờ/số lần hỏng máy 153 1,00 5,00 3,4379 1,11113 PM23 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 153 1,00 5,00 3,4967 1,04582 PM24 Chi phí chất lượng 152 1,00 5,00 4,1908 ,74348 PM25 Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại 153 1,00 5,00 3,4837 1,05820 PM26 Chi phí sửa chữa, bảo hành 153 1,00 5,00 3,9804 ,79032 PM27 Số lượng sản phẩm mới được giới thiệu 153 1,00 5,00 3,7320 ,96659 PM28 Thời gian sản phẩm mới ra thị trường 153 1,00 5,00 3,7124 ,97787 PM29 Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm 153 1,00 5,00 3,8105 ,91588 Nguồn: phân tích từ kết quả khảo sát của tác giả Kết quả thống kê mô tả cho thấy một số thước đo được người trả lời đồng ý với mức độ sử dụng thường xuyên khá cao (mean > 4,0) như các thước đo tỷ lệ tăng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ giao hàng đúng hạn, năng suất lao động, thời gian sản xuất. Các thước đo có mức độ sử dụng thấp hơn (mean < 3,5) gồm: Số vụ tai nạn, tỷ lệ nhân viên bỏ việc, số lượng khách hàng khiếu nại, số giờ/số lần hỏng máy, số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn, thời gian ngừng việc, tỷ lệ sản phẩm bị trả lại và tỷ lệ sản phẩm hỏng. Các thước đo còn lại có giá trị trung bình nằm giữa hai nhóm trên (3,5 < mean < 4,0). Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động, thời gian sản xuất, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng nhưng lại ít chú ý đến số lượng sản phẩm bị trả lại, số lần hỏng 67 máy, tỷ lệ nhân viên bỏ việc và các thông tin liên quan đến tai nạn lao động. 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 4.3.1. Thống kê mô tả biến độc lập Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN, luận án sử dụng các biến độc lập sau: Quy mô doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh; phân quyền, cấu trúc doanh nghiệp, sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ, sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ. Ngoài biến quy mô doanh nghiệp đã được mô tả trong mục 4.1, kết quả khảo sát thu được dữ liệu về các biến độc lập còn lại như sau: Áp lực cạnh tranh: Người trả lời được hỏi về sự đồng ý với mức độ cạnh tranh trên thị trường của DN trên các khía cạnh bán sản phẩm, dịch vụ; mua vật liệu và tuyển dụng lao động có tay nghề cao. Câu trả lời được đo lường bằng thang đo Likert 5 theo mức độ (1: rất không đồng ý; 5: rất đồng ý). Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.6. Số liệu trong bảng này cho thấy có 4 DN không đồng ý về mức độ cạnh tranh cao khi bán sản phẩm (chiếm 2,6%); số lượng doanh nghiệp không đồng ý về mức độ cạnh tranh cao trong mua vật liệu và về mức độ cạnh tranh cao trong tuyển dụng lao động có tay nghề cao đều là 8, chiếm 5,2%. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho rằng họ phải đối mặt với cạnh tranh cao khi bán sản phẩm, mua vật liệu và tuyển dụng lao động có tay nghề cao lần lượt là 55,5%; 59,5 và 78,5%. Bảng 4.6. Kết quả khảo sát biến áp lực cạnh tranh Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng COM1 SL 4 11 18 85 35 153 % 2,6 7,2 11,8 55,6 22,9 100,0 COM2 SL 8 23 31 67 24 153 % 5,2 15,0 20,3 43,8 15,7 100,0 COM3 SL 8 20 34 69 22 153 % 5,2 13,1 22,2 45,1 14,4 100,0 Nguồn: Khảo sát của tác giả Sự phân quyền: Sự phân quyền được đo lường bằng thang đo của Lee & Yang (2011) với sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa Việt Nam. Người trả lời được hỏi về mức độ đồng ý với sự phân chia thành nhiều cấp quản lý trong công ty; 68 quyền ra quyết định ở mỗi cấp; quyền khắc phục sự cố; quyền kiểm soát công việc ở mỗi cấp. Câu trả lời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1- rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý. Kết quả khảo sát thu được tỷ lệ người trả lời đồng ý và rất đồng ý khá cao. Điều này thể hiện đã có sự phân quyền trong các các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng 4.7. Kết quả khảo sát biến phân quyền Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng DEC1 SL 1 6 15 98 33 153 % 0,7 3,9 9,8 64,1 21,6 100 DEC2 SL 2 10 24 88 29 153 % 1,3 6,5 15,7 57,5 19,0 100 DEC3 SL 5 12 33 84 19 153 % 3,3 7,8 21,6 54,9 12,4 100 DEC4 SL 2 9 15 98 29 153 % 1,3 5,9 9,8 64,1 19,0 100 (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Cấu trúc doanh nghiệp: Người trả lời được hỏi các câu hỏi để đánh giá doanh nghiệp thuộc loại cấu trúc chặt chẽ hay linh hoạt. Dựa trên thang đo của Grover (1993) được điều chỉnh, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cao các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt. Bảng 4.8. Kết quả khảo sát biến cấu trúc doanh nghiệp Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng ORG1 SL 20 46 34 41 11 152 % 13,1 30,1 22,2 26,8 7,2 99,3 ORG2 SL 11 24 44 56 18 153 % 7,2 15,7 28,8 36,6 11,8 100,0 ORG3 SL 13 27 42 54 17 153 % 8,5 17,6 27,5 35,3 11,1 100,0 ORG4 SL 3 9 29 92 20 153 69 Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng % 2,0 5,9 19,0 60,1 13,1 100,0 ORG5 SL 1 1 11 95 45 153 % 0,7 0,7 7,2 62,1 29,4 100,0 ORG6 SL 4 3 26 87 33 153 % 2,6 2,0 17,0 56,9 21,6 100,0 ORG7 SL 2 5 16 96 34 153 % 1,3 3,3 10,5 62,7 22,2 100,0 ORG8 SL 2 6 10 102 33 153 % 1,3 3,9 6,5 66,7 21,6 100,0 Nguồn: Khảo sát của tác giả Sự ủng hộ của NQTCN: Người trả lời được hỏi về sự đồng ý đối với các câu hỏi phản ánh các khía cạnh nhận thức về tầm quan trọng của đo lường HQHĐ của NQTCN, sự quan tâm của NQTCN đến việc triển khai áp dụng trong doanh nghiệp và việc tạo điều kiện cần thiết để đo lường HQHĐ được triển khai tại doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ của các NQTCN đối với việc áp dụng thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp khá cao. Cả 3 câu hỏi đều có tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý đạt trên 80%. Cụ thể, tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý cho 3 câu hỏi lần lượt là 88,2%; 84,3% và 86,3%. Bảng 4.9. Sự ủng hộ của NQTCN Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng SUP1 SL 2 6 10 102 33 153 % 1,3 3,9 6,5 66,7 21,6 100,0 SUP2 SL 2 2 20 98 31 153 % 1,3 1,3 13,1 64,1 20,3 100,0 SUP3 SL 2 1 18 95 37 153 % 1,3 0,7 11,8 62,1 24,2 100,0 Nguồn: Khảo sát của tác giả 70 Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ: Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ được đánh giá thông qua 3 biến quan sát liên quan đến sự hiểu biết của NVKT về vai trò của đo lường HQHĐ trong hoạt động của doanh nghiệp; hiểu biết về ảnh hưởng của mỗi thước đo HQHĐ đến hành vi của người được đánh giá và biết cách thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ đánh giá. Thang đo biến sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ được điều chỉnh dựa theo thang đo đã được Ismail and King (2007) và Baird (2007, 2011) sử dụng. Bảng 4.10. Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ Biến quan sát Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Cộng KNO1 SL 2 1 20 101 29 153 % 1,3 0,7 13,1 66,0 19,0 100,0 KNO2 SL 3 1 21 100 28 153 % 2,0 0,7 13,7 65,4 18,3 100,0 KNO3 SL 3 0 13 107 30 153 % 2,0 0,0 8,5 69,9 19,6 100,0 Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát thu được trong bảng cho thấy tỷ lệ đồng ý với các câu hỏi về đánh giá sự hiểu biết của các nhân viên kế toán về hệ thống đo lường HQHĐ đều đạt trên 80%. Tỷ lệ đồng ý cho 3 câu hỏi quan sát lần lượt là 85,0%; 83,7% và 89,5%. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha thu được kết quả như trong bảng 4.11 dưới đây. 71 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha thang đo các biến độc lập Mã quan sát Số biến quan sát còn lại Cronbach's Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất - lớn nhất Số biến bị loại COM1 - COM3 3 0,786 0,562 - 0,672 0 DEC1 - DEC4 4 0,736 0,422 - 0,663 0 ORG1 - ORG4 4 0,791 0,513 - 0,699 0 ORG5 - ORG8 4 0,844 0,593 - 0,761 0 SUP1 - SUP3 3 0,790 0,469 - 0,734 0 KNO1 - KNO3 3 0,812 0,581 - 0,722 0 PM1 - PM29 29 0,943 0,458 - 0,701 0 Các biến đều có hệ số Cronbach's Alpha > 0,6; hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,3 nên không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo. Các thang đo đủ tin cậy cho các phân tích tiếp theo. Để đánh giá giá trị hội tụ của các biến độc lập, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phép trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax, thu được kết quả như sau: Bảng hệ số KMO and Bartlett's Test cho giátrị KMO = 0,879> 0,5 nên dữ liệu phù hợp cho phân tích khám phá. Hệ số kiểm định Bartlett’s cho giá trị Sig. = 0.000 < 0,05 nên phân tích có ý nghĩa. Bảng 4.12. Bảng hệ số KMO phân tích nhân tố biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .879 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2805.988 df 210 Sig. .000 72 Kết quả phân tích nhân tố khám phá từ 21 biến quan sát hội tụ lại thành 6 nhân tố với giá trị tổng phương sai trích là 65,08 % có nghĩa là các nhân tố được trích đạt yêu cầu và có thể giải thích được 65,08 % sự biến đổi của dữ liệu. Như vậy, các nhân tố này giải thích tốt ảnh hưởng của các biến độc lập đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ. Các biến trong thang đo được trích đều có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1, các biến có hệ số này nhỏ hơn 1 sẽ bị loại bỏ. Bảng 4.13. Bảng giải thích phương sai tổng biến Kết quả phân tích EFA thu được 6 nhân tố mới đảm bảo yêu cầu hội tụ và phân biệt. Nhân tố 1 gồm các biến quan sát liên quan đến sự ủng hộ của NQT cao cấp đối với đo lường HQHĐ và hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ với hệ số tải nhỏ nhất là 0,627> 0,3 cho thấy các biến quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố. Nhân tố này được đặt tên là “Sự hiểu biết và ủng hộ đối với đo lường HQHĐ”. Nhân tố 2 gồm các biến quan sát liên quan đến thang đo Cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt với hệ số tải nhỏ nhất là 0,649 cho thấy các biến quan sát có quan hệ có ý nghĩa với nhân tố 2 nên được giữ nguyên tên cũ là “Cấu trúc linh hoạt”. Nhân tố thứ 3 gồm các biến quan sát liên quan chặt chẽ đến thang đo Phân quyền với hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là 0,598 cho thấy các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ và có ý nghĩa với nhân tố 3 nên được giữ nguyên tên cũ là "Phân quyền”. 73 Nhân tố 4 gồm các biến quan sát liên quan đến thang đo cấu trúc chặt chẽ với hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là 0,620 (biến quan sát ORG4có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5) thể hiện quan hệ khá chặt chẽ và có ý nghĩa với nhân tố 4 nên được giữ nguyên tên là “Cấu trúc chặt chẽ”. Nhân tố thứ 5 gồm các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với thang đo Cạnh tranh với hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là 0,580 thể hiện quan hệ chặt chẽ và có ý nghĩa với nhân tố 5 nên giữ nguyên tên cũ là “Cạnh tranh”. Bảng 4.14. Ma trận xoay các nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 SUP2 .827 SUP1 .794 SUP3 .781 KNO1 .714 KNO3 .636 KNO2 .627 ORG6 .838 ORG7 .831 ORG8 .746 ORG5 .649 DEC3 .807 DEC4 .666 DEC1 .658 DEC2 .598 ORG1 .861 ORG2 .757 ORG3 .620 ORG4 COM3 .833 COM1 .728 COM2 .580 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations. 74 4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLS-SEM) là phương pháp phân tích thống kê thế hệ thứ 2 được phát triển từ khoảng năm 1990 thay cho phân tích nhân tố và phân tích hồi quy được áp dụng phổ biến vào khoảng 1980 (Hair et al., 2017, p.16). SEM là kỹ thuật đa biến kết hợp các khía cạnh của phân tích nhân tố và hồi quy cho phép nhà nghiên cứu kiểm tra đồng thời mối quan hệ giữa các biến đo lường và biến tiềm ẩn cũng như giữa các biến tiềm ẩn (Hair et al., 2017, p.xi). Có hai loại SEM là SEM dựa trên hiệp phương sai (Covariance-Based SEM, viết tắt là CB-SEM) và SEM dựa trên bình phương nhỏ nhấtriêng phần (Partial Least Squares SEM, viết tắt là PLS-SEM); còn được gọi là mô hình đường dẫn PLS). CB-SEM được sử dụng khi cấu trúc có quan hệ vòng tròngiữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair et al., 2017, p. 23). Do vậy, trong luận án này tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLS-SEM) vì phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là dự đoán và xác định cấu trúc tác nhân. Ưu điểm của PLS-SEM là phù hợp với mô hình phức tạp với nhiều biến, có nhiều chỉ số và cỡ mẫu nhỏ. PLS-SEM cũng không đòi hỏi khắt khe về dữ liệu như không đòi hỏi dữ liệu phải phân phối chuẩn và phù hợp với cả dữ liệu tham số và phi tham số (Hair, 2017). Hair (2017) cũng lưu ý rằng PLS-SEM tương tự nhưng không tương đương với hồi quy PLS. Hồi quy PLS là cách tiếp cận dựa trên hồi quy, khám phá mối quan hệ tuyến tính giữa nhiều biến độc lập và một hoặc nhiều biến phụ thuộc. Hồi quy PLS khác với hồi quy thông thường vì khi phát triển mô hình hồi quy, nó tạo ra các nhân tố tổng hợp từ cả hai biến độc lập và biến phụ thuộc bằng giá trị trung bình từ phân tích thành phần chính. PLS-S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_su_dung_cac_thuoc_do.pdf
Tài liệu liên quan